Các chính sách, quy định của pháp luật về giáo dục pháp luật cho phụ nữ

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật cho phụ nữ ở nước ta hiện nay (Trang 42)

1.4.1. Các chính sách, quy định của pháp luật về giáo dục pháp luật cho phụ nữ luật cho phụ nữ

Chiếm hơn nửa dân số của cả nước phụ nữ ngày càng tham gia nhiều vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Vai trò và vị trí quan trọng của người phụ nữ đã được Bác Hồ nhận định: "Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ" [44, tr. 432] và Người cũng chỉ ra rằng: "Một số người chưa thấy rõ vai trò của phụ nữ hiện nay cũng như sau này nên còn tư tưởng xem thường phụ nữ" [43, tr. 35]. Trong quá trình đổi mới, nhận thấy rõ tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, Đảng và Nhà nước ta đề ra nhiều biện pháp nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân. Ngày 17/01/2003, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2003- 2007. Để tiếp tục đưa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật lên một tầm cao mới, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, ngày 09 tháng 12 năm 2003, Ban Bí thư Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đã ban hành Chỉ thị số 32/CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân. Chỉ thị đã tạo một bước phát triển mới về nhận thức và lãnh đạo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, thể hiện quyết tâm của Đảng và Nhà nước, toàn dân ta trong việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân. Để triển khai thực hiện Chỉ thị này, Chính phủ ban hành Quyết định số 212/2004/QĐ-TTg ngày 16 tháng 12 năm 2004 phê duyệt Chương trình hành động quốc gia phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2010; Nghị quyết số 61/2007/NQ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2007 của chính phủ về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban

Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân. Tiếp đó ngày 12/3/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến năm 2012 và Quyết định số 270/QĐ-TTg ngày 27/02/2009 phê duyệt Đề án: "củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển của đất nước". Đây là những văn bản pháp luật có ý nghĩa quan trọng, khẳng định quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta trong việc đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, làm chuyển biến nhận thức, từng bước nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, quản lý xã hội bằng pháp luật trong thời kỳ đổi mới. Đây cũng là Chương trình hành động của Chính phủ nhằm thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới và nghị Quyết số 48/NQ-TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. Quyết định số 554/QĐ- TTg ngày 4/5/2009 về Phê duyệt Đề án "Tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số từ năm 2009 đến năm 2012" gồm 4 tiểu đề án (trong đó có 01 đề án về tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho phụ nữ nông dân và phụ nữ dân tộc thiểu số do Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam chủ trì thực hiện).

Để cụ thể hóa việc thực hiện các chủ trương, văn bản pháp luật trên, Các bộ, ban, ngành, đoàn thể đã chủ động, tích cực phối hợp xây dựng các văn bản liên tịch nhằm đẩy mạnh triển khai công tác PBGDPL:

- Thông tư số 63/2005/TT-BTC ngày 5/8/2005 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác PBGDPL.

- Thông tư số 02/2006/TTLT-BTP-BCA-BQP-BGDĐT-BLĐTBXH- TLĐLĐVN ngày 07/6/2006 của Bộ Tư pháp, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ

Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học;

- Thông tư liên tịch số 02/2008/TTLT-BTP-TWHCCBVN ngày 09/6/2008 của Bộ Tư pháp và Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam hướng dẫn phối hợp xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý đối với cựu chiến binh.

- Thông tư số 73/2009/TTLT-BTC-BTP ngày 14/5/2010 hướng dẫn việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp xây dựng các Chương trình phối hợp với Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam...

Trước yêu cầu đổi mới và phát triển của đất nước, để thực hiện tốt hơn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật, Quốc hội khóa XII (2007- 2011) đã đưa Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật vào Chương trình xây dựng pháp luật. Dự thảo Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật đã được lấy kiến đóng góp của các chuyên gia, các nhà khoa học, người dân và sẽ được ban hành trong thời gian tới. Đây sẽ là cơ sở pháp lý toàn diện, đầy đủ cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật được triển khai ngang tầm với nhiệm vụ được giao trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật cho phụ nữ ở nước ta hiện nay (Trang 42)