BẢNG 1.1 Kim ngạch xuất khẩu dứa sang thị trường NgaBẢNG 1.3 Kim ngạch xuất khẩu dứa sang Nga của Thái BẢNG 2.1 Kim ngạch xuất khẩu dứa sang Nga của một số BẢNG 2.2 Kim ngạch xuất khẩu
Trang 1MỤC LỤC
Trang 2TT CHỮ VIẾT
TẮT
NGHĨA ĐẦY ĐỦ
1 ASEAN The Association of
Southeast Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia ĐôngNam Á
2 CIF Cost, Insurance and Freight Tiền hàng, bảo hiểm
và cước phí
5 GDP Gross domestic product Tổng sản phẩm
Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn
8 ISO International Organization
For Standaraization
Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hóa
9 Vegetexco
Vietnam National Vegetable Fruit and Agricultural Product Corporation
Tồng công ty rau quả, nông sản Việt Nam
10 WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế
giới
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU ĐỒ
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang 3BẢNG 1.1 Kim ngạch xuất khẩu dứa sang thị trường Nga
BẢNG 1.3 Kim ngạch xuất khẩu dứa sang Nga của Thái
BẢNG 2.1 Kim ngạch xuất khẩu dứa sang Nga của một số
BẢNG 2.2 Kim ngạch xuất khẩu dứa sang Nga giai đoạn
BẢNG 2.3 Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng dứa của
Vegetexco sang Nga giai đoạn 2006-2010 37
BẢNG 2.4 Kim ngạch xuất khẩu dứa đóng hộp sang Nga
BẢNG 2.5 Bảng giá trung bình các quốc gia xuất khẩu
BẢNG 2.6 Doanh thu xuất khẩu dứa sang Nga năm 2008
BẢNG 2.7 Tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu dứa sang Nga của
BẢNG 2.8 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong xuất khẩu
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
BIỂU ĐỒ 2.1 Sản lượng dứa xuất khẩu của Vegetexco giai đoạn
Trang 4BIỂU ĐỒ 2.2 Sản lượng dứa cô đặc xuất khẩu của Vegetexco giai
BIỂU ĐỒ 2.3 Kim ngạch dứa đông lạnh xuất khẩu giai đoạn 2006
BIỂU ĐỒ 2.4 Giá xuất khẩu dứa hộp và dứa đông lạnh của
BIỂU ĐỒ 2.7 Dự báo tình hình xuất khẩu dứa Việt Nam sang Nga
Trang 5DANH MỤC SƠ ĐỒ
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính tất yếu của việc chọn đề tài
Việt Nam là một nước nông nghiệp có nhiều lợi thế và tiềm năng về vịtrí địa lý, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, nhân lực để phát triển sản xuất nhiềuloại rau quả xuất khẩu có giá trị kinh tế lớn Từ lâu nông nghiệp đã trở thànhngành kinh tế quan trọng của Việt Nam Trong những năm gần đây, kimngạch xuất khẩu nông sản đạt trên dưới 5 tỷ USD/năm, nâng tỷ trọng kimngạch xuất khẩu của nông sản lên chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuấtkhẩu của cả nước, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của mặt hàng rau quả.Quý I năm 2011, giá trị sản lượng của nông nghiệp tăng 3,5% so với cùng kỳnăm 2010
Đóng góp của nông nghiệp vào lĩnh vực tạo việc làm còn lớn hơn cảđóng góp của ngành này vào GDP Ở Việt Nam, quá trình công nghiệp hóa,hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế được tiến hành trong điều kiện nôngnghiệp vẫn đang chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP Sản xuất nôngnghiệp trong nhiều năm qua đạt được những thành tựu to lớn, đóng góp tíchcực trong thời kỳ đầu thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa Sản phẩmnông nghiệp không chỉ phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước, màcòn dành một phần đáng kể cho xuất khẩu
Cộng hoà Liên bang Nga là quốc gia có diện tích lãnh thổ tự nhiên lớnnhất thế giới với trên 17 triệu km2, qui mô dân số lớn Đây là một thị trườngtiềm năng cho các nhà xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam mong muốn xuấtkhẩu sang thị trường này nhất là mặt hàng dứa, một mặt hàng rất được ưachuộng ở Nga
Tình hình xuất khẩu mặt hàng dứa của Việt Nam sang Nga có nhiềuthay đổi qua các giai đoạn Nếu như từ thập kỉ 90 đến cuối thế kỉ 20 xuất
Trang 7khẩu dứa Việt Nam sang Nga giảm sút mạnh thì trong nhưng năm đầu củathế kỉ 21 này xuất khẩu dứa sang Nga đang dần phục hồi và có những bướctăng trưởng.
Tuy nhiên để góp phần duy trì và thúc đẩy xuất khẩu dứa Việt Namsang Nga trong thế kỉ 21 với xu hướng hội nhập kinh tế thế giới ngày càngsâu rộng, cần có những nghiên cứu thiết thực phục vụ cho việc thúc đẩy hoạtđộng xuất khẩu dứa sang thị trường Nga Điều kiện sản xuất kinh doanh ởViệt Nam hiện nay, thực tế cho thấy: các sản phẩm rau, quả và mặt hàng nôngsản nói chung và mặt hàng dứa nói riêng bị cạnh tranh nhiều bởi các nước,chủ yếu là Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia Trước thực tế đó, để mặt hàngdứa Việt Nam không ngừng phát triển và khẳng định thương hiệu trên thịtrường thế giới cần cố gắng hơn trong sản xuất kinh doanh, nâng cao chấtlượng sản phẩm, xây dựng chính sách quản lý phù hợp cũng như chiến lượcquảng bá thương hiệu Do vậy, đề tài “Xuất khẩu dứa Việt Nam sang Nga đếnnăm 2015 tại Vegetexco” được chọn để nghiên cứu
2 Mục đích nghiên cứu
Từ việc phân tích những đặc điểm của thị trường dứa tại Nga và tìnhhình xuất khẩu dứa của Việt Nam, chuyên đề chỉ ra những thành công đạtđược cũng như hạn chế trong xuất khẩu dứa của Việt Nam nhằm đề xuất giảipháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng này đến năm 2015
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu hoạt động xuất khẩu dứa của Vegetexco.3.2 Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động xuất khẩu dứa của Vegetexco giai đoạn2001-2010 và tầm nhìn đến năm 2015
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu là: phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu đểgiải quyết vấn đề đặt ra
Trang 8Nguồn số liệu sử dụng trong chuyên đề được lấy từ Tồng cục thống kê,Tổng cục hải quan, Vegetexco.
Trang 9QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
VEGETEXCO VIỆT NAM VÀ KINH NGHIỆM CỦA
MỘT SỐ CÔNG TY
1.1 Sự ra đời và phát triển
Thông tin chung về Tồng công ty
Tên giao dịch : Tồng công ty rau quả, nông sản Việt Nam
Tên giao dịch quốc tế : Vietnam National Vegetable, Fruit andAgricultuaral Product Coporation
Tên viết tắt : VEGETEXCO VIETNAM
Địa chỉ trụ sở chính : Số 2 Phạm Ngọc Thạch, Quận Đống Đa, Thành phố
Quá trình hình thành và phát triển của Tồng công ty
Trên cơ sở sát nhập 2 tổng công ty lớn là Tổng công ty Rau quả Việt Nam
và Tổng công ty Xuất, Nhập khẩu nông sản và thực phẩm chế biến, Tổngcông ty Rau quả, Nông sản được thành lập theo quyết định số 66/QĐ-BNN-TCCB vào ngày 11 tháng 06 năm 2003 Tổng công ty Rau quả, Nông sản ViệtNam bắt đầu đi vào hoạt động vào ngày 01 tháng 07 năm 2003 với tên viết tắt
là Vegetexco Việt Nam
Vào ngày 09 tháng 09 năm 2005, theo quyết định số 2352 ĐMDN, Tổng công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công
Trang 10QĐ-BNN-ty con và bắt đầu quá trình cổ phần hóa.
Là một doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, kinh doanh tronglĩnh vực rau quả, sản xuất và chế bến nông nghiệp, Tồng công ty khôngngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới các trang thiết bị nhằm xâydựng và phát triển thương hiệu VEGETEXCO VIETNAM, không chỉ với thịtrường trong nước mà còn tạo uy tín đối với thị trường quốc tế Tính đến thờiđiểm hiện tại, Tổng công ty có rất nhiều bạn hàng quen thuộc trên thế giớinhư Nga, Mỹ, Trung Quốc, EU với đa dạng sản phẩm và chủng loại như dứa
cô đặc, dứa hộp, dứa đông lạnh, điều, chuối, các loại rau quả, gia vị
Quá trình hình thành và phát triển của Tồng công ty trải qua 3 giai đoạn sau:
•Giai đoạn 1 (1988-1995)
Khởi nguồn từ Tồng công ty rau quả Việt Nam thành lập vào ngày 11tháng 02 năm 1988, trong cơ chế bao cấp, Tồng công ty có nhiệm vụ là đầumối sản xuất rau quả hợp tác với Liên Xô theo chương trình hợp tác rau quảViệt – Xô giai đoạn 1986-1990 Vào thời điểm đó, Liên Xô là bạn hàng lớnnhất của Tổng công ty, đồng thời là thị trường tiêu thụ chính
Khi chuyển đổi sang cơ chế thị trường, đối mặt với độc quyền bị xóa
bỏ, các đối thủ cạnh tranh ra đời, thêm vào đó là sự tan vỡ của thị trườngchính Liên Xô, Tổng công ty đối mặt với rất nhiều khó khăn, buộc phải tiếnhành cắt giảm biên chế, nâng cao hiệu quả hoạt động Mặc dù chương trìnhhợp tác Việt Xô không còn nữa nhưng Tổng công ty vẫn cố gắng duy trì sảnxuất để tiếp tục phát triển Nhưng do ảnh hưởng của tình hình chung nên tổngsản lượng của Tổng công ty giảm Tuy vậy cũng phải thừa nhận rằng nhờ có sựthay đổi trong phương hướng hoạt động làm cho Tổng công ty đã nhập về nhữngvật tư thiết bị cần thiết chứ không nhập khẩu nhiều chủng loại như trước kia
•Giai đoạn 2 (1996-2002)
Vượt qua khó khăn trong quá trình tinh giảm bộ máy quản lý và nhân
Trang 11sự, với sự nỗ lực và cố gắng , trong giai đoạn này Tổng công ty đã mở rộngquy mô hoạt động và tìm ra hướng đi hoàn thiện hơn, khai thác thêm nhiều thịtrường tiêu thụ mới và đa dạng hóa sản phẩm
Không ngừng đổi mới phương thức hoạt động và nâng cao bộ máy quản
lý, hiện đại hóa các máy móc thiết bị, Tổng công ty đã đạt những kết quả đángmừng, hoàn thành chỉ tiêu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
•Giai đoạn 3 (2003 – nay)
Tồng công ty Rau quả, nông sản Việt Nam ra đời, đánh dấu một bướcchuyển mới trong quá trình hoạt động của Tổng công ty với mục tiêu pháttriển bền vững, nâng cao thương hiệu Vegetexco
Năm 2010, Tổng công ty bắt đầu thực hiện theo mô hình công ty mẹ công ty con Đây là giai đoạn một số đơn vị chưa ổn định về tổ chức do đangtrong quá trình chuyển đổi Về sản xuất, kinh doanh Tổng công ty gặp nhiềukhó khăn trở ngại do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh
-tế toàn cầu
1.2 Chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động
1.2.1 Chức năng
1.2.1.1 Chức năng sản xuất nông nghiệp
Là chức năng cơ bản và cũng là chức năng đầu tiên đảm bảo nguyênliệu chính cho quá trình sản xuất chế biến của Tổng công ty Nhằm đa dạnghóa và nâng cao chất lượng cho nguồn nguyên liệu cung cấp, Tổng công tykhông ngừng áp dụng những giống mới, tiến bộ khoa học kĩ thuật, đổi mớitrang thiết bị sản xuất
1.2.1.2 Chức năng chế biến
Với nguồn nguyên liệu sẵn có, Tổng công ty tiến hành chế biến thành
đa dạng các sản phẩm như sấy khô, đóng hộp, cô đặc thành các mặt hàng có
Trang 12giá trị xuất khẩu ra nước ngoài Đây là một chức năng quan trọng, đòi hỏi sựđổi mới liên tục trong phương thức chế biến, đảm bảo chất lượng và chủngloại phong phú để đáp ứng được các thị trường xuất khẩu trên thế giới.
1.2.1.3 Chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu
Chức năng chính quan trọng nhất của Tồng công ty, phản ánh trực tiếpkết quả hoạt động kinh doanh của Tồng công ty
1.2.2 Nhiệm vụ
Xây dựng một hệ thống sản xuất rau quả nông sản, phục vụ cung cấpcho thị trường trong nước, tiến hành chuyên canh, thâm canh sản xuất nguyênliệu cho khâu chế biến xuất khẩu, từng bước đổi mới và nâng cao chất lượngsản phẩm
Tiếp thu các tiến bộ khoa học kĩ thuật, nghiên cứu công nghệ sinh học,
áp dụng vào sản xuất chế biến, tăng năng suất
Mở rộng tìm kiếm thị trường phân phối sản phẩm, liên doanh liên kếtvới các đơn vị trong và ngoài nước nhằm tạo nên một thị trường kinh doanhsản xuất rau quả nông sản có chất lượng cao, đảm bảo yếu tố an toàn thựcphẩm, công nghệ tiên tiến
Xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân kỹ thuật có trình độ cao làm việcchuyên sâu, bộ máy quản lý hiệu quả, bộ phận nghiên cứu khoa học và côngnghệ nhằm đáp ứng đủ mọi yêu cầu cần thiết cho sự phát triển của ngành rauquả, nông sản Việt Nam
1.2.3 Các lĩnh vực hoạt động chủ yếu
• Sản xuất chế biến sản phẩm rau quả, nông sản
• Bán buôn, bán lẻ, phân phối đến các đại lý giống, rau quả, các mặt hàng nôngsản, các sản phẩm chế biến như thức ăn, đồ uống cung cấp máy móc, thiết bịchuyên dụng, hóa chất, bao bì, vật tư phục vụ nhu cầu sản xuất chế biến củanông dân
Trang 13• Xây dựng, quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất rau quả nông sản trongphạm vi toàn quốc, đảm bảo cung ứng nguyên liệu chất lượng cao.
Xuất nhập khẩu các loại rau quả, nông lâm, thủy hải sản, cây cảnh, giống rauquả.Kinh doanh vận tải, kho hàng, giao nhận
• Kinh doanh tài chính, tham gia thị trường chứng khoán, bất động sản
• Nghiên cứu chuyển giao công nghệ, phổ biến phương thức sản xuất mới, lắpđặt và nâng cấp các dây chuyền thiết bị
• Đào tạo nguồn nhân lực, chuyên gia, công nhân kỹ thuật có kiến thức sâurộng về sản xuất, chế biến rau quả, nông lâm sản
• Liên doanh, liên kết với các công ty, tổ chức kinh tế trong và ngoài nướcnhằm tiếp nhận các dự án đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh doanh
• Dịch vụ tư vấn, đầu tư phát triển sản xuất, chế biến, bảo quản rau quả
1.3 Cơ cấu tổ chức
Năm 2010, Tổng công ty bắt đầu triển khai hoạt động theo mô hìnhcông ty mẹ - công ty con Dưới đây là cơ cấu tổ chức của Tổng công ty :
Trang 14Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức của Vegetexco
CÔNG TY MẸ
Hội đồng thành viên Kiểm soát viên Tổng giám đốc Các phó tổng giám đốc
1, 2, 3
Phòng
TCHC
Phòng TCKT
Phòng KHTH
Phòng TVĐT-TM
Trung tâm KCS
Các phòng
KD XNK Các đơn vị hạch toán phụ thuộc
Công ty
Giống RQTW
Công ty chế biển điều và Vegetexco
BP
Công ty Chipsgood Vegetexco
Công ty Vegetexco
Hà Nội
Công ty Vegetexco
15, Công ty CP XNK Rau quả
16, Công ty CP Cảng Rau quả
17, Công ty CP TPXK Tân Bình
18, Công ty CP SXDV XNK RQ Sài Gòn
19, Công ty CP In và Bao bì Mỹ Châu
20, Công ty CP XNK Hạt Điều và hàng NSTP TP HCM
21, Công ty CP Rau quả Tiền Giang
22, Công ty CP Thực phẩm và NGK Dona Newtower
23, Công ty CP chế biến TPXK Kiên Giang
CÔNG TY LIÊN DOANH
Nguồn : Vegetexco Việt Nam
Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận :
• Hội đồng thành viên : thực hiện chức năng quản lý hoạt động của Tổng công
Trang 15ty, chịu trách nhiệm về sự phát triển của Tổng công ty theo sự phân côngnhiệm vụ của Nhà nước
• Kiểm soát viên : Do hội đồng thành viên bổ nhiệm, có chức năng giám sát bộmáy quản lý, kiểm soát các hoạt động kinh doanh, ghi chép sổ sách, chứng từhợp lệ và đúng luật pháp, kiểm tra các báo cáo tài chính thường niên, việcchấp hành các quy định pháp luật, đảm bảo việc thực thi đúng kế hoạch Bankiểm soát chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên
• Tổng giám đốc : là người đại diện pháp nhân của Tổng công ty, nắm quyềnhành cao nhất trong Tổng công ty, có nhiệm vụ điều hành hoạt động của Tổngcông ty theo mục tiêu, kế hoạch, nhiệm vụ đề ra ; phù hợp với các nghị quyếtcủa Hội đồng thành viên, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên, trướcNhà nước và cơ quan pháp luật về việc thực hiện quyền nghĩa vụ được giao
• Phó tổng giám đốc : là người giúp đỡ Tồng giám đốc, phụ trách một hoặc một
số lĩnh vực theo sự phân công của Tổng giám đốc, chịu trách nhiệm trướcTồng giám đốc về nhiệm vụ được giao
Có 3 Phó Tổng giám đốc : Phó TGĐ phụ trách kinh doanh
Phó TGĐ phụ trách tổ chức nội bộ
Phó TGĐ phụ trách đơn vị thành viên
• Các phòng quản lý :
Phòng tổ chức hành chính : có chức năng giúp đỡ, tham mưu cho Tổng
Giám đốc thực hiện công tác tổ chức nhân sự, công tác thi đua, khen thưởng,
kỷ luật , phụ trách công tác đời sống của cán bộ Tổng công ty, quan hệ đốingoại, quản lư chế độ tiền lương, tiền thưởng, an toàn lao động và chế độ bảohiểm xã hội theo chế độ, chính sách của Nhà nước, quản lý chặt chẽ số lượng,chất lượng cán bộ công nhân viên, hồ sơ lý lịch cán bộ, công nhân viên, bố trísắp xếp các vị trí công tác phù hợp với trình độ năng lực của người lao động
Phòng tài chính kế toán : ghi chép, phản ánh nghiệp vụ kinh tế, quản lý
Trang 16các nguồn vốn, hoạch toán thu chi tài chính, thực hiện tính giá thành sảnphẩm, tham mưu cho Tổng Giám đốc sử dụng các loại nguồn vốn để pháttriển sản xuất kinh doanh, đồng thời kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sảnxuất kinh doanh, tính toán lương, thưởng cho nhân viên.
Phòng kế hoạch tổng hợp : xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện
nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của Tổng công ty
Phòng tư vấn đầu tư xúc tiến thương mại : chức năng tư vấn cho các đơn
vị trực thuộc, liên doanh liên kết về các dự án sản xuất chế biến, kinh doanh
Trung tâm KCS : kiểm tra chất lượng sản phẩm, bao bì, mẫu mã, thẩm
định chất lượng
Các phòng kinh doanh xuất nhập khẩu : gồm 8 phòng thuộc Văn phòng,
1 phòng thuộc Công ty Giống Rau quả Các phòng kinh doanh trước đâythuộc công ty Vegetexco đến năm 2008 do mô hình tổ chức không phù hợpnên giải thể) Hoạt động chính của các phòng kinh doanh xuất nhập khẩu làdịch vụ kinh doanh, xuất nhập khẩu, bám sát chức năng và thực hiện chỉ đạocủa Tổng công ty, tiêu thụ sản phẩm cho đơn vị, tìm kiếm khách hàng, xâydựng và phát triển thị trường, quảng bá sản phẩm, thương hiệu Vegetexco
•Các đơn vị hạch toán phụ thuộc
Công ty Giống rau quả TW
Là đơn vị hạch toán phụ thuộc, ngoài nhiệm vụ kinh doanh giống rau,giống nông sản và hoa tại thị trường trong nước, công ty còn tham gia hoạtđộng xuất nhập khẩu, bước đầu có hiệu quả nhất định Bên cạnh nhiệm vụkinh doanh, Công ty còn được giao nhiệm vụ cung ứng giống rau và nông sảnphục vụ công ích (cứu trợ các địa phương bị lũ lụt), hỗ trợ các địa phươngnghèo khó phát triển sản xuất
Công ty chế biến điều và Vegetexco Bình Phước
Là đơn vị hạch toán phụ thuộc, nhiệm vụ chính là sản xuất, chế biến và
Trang 17xuất nhập khẩu điều
Công ty Vegetexco Hà Nội
Đây là đơn vị 100% vốn nhà nước, hạch toán độc lập, trực thuộc công ty
mẹ - Tổng công ty
Công ty Chipsgood Vegetexco
Đơn vị này trước thuộc Công ty cổ phần Vận tải và Thương mại, mớiđược Tổng công ty mua từ đầu năm (chiếm 90% vốn) nhằm bổ sung cơ sởchế biến, cung cấp sản phẩm chiên sấy cho nội tiêu và xuất khẩu Hiện Tổngcông ty đang xây dựng phương án tổ chức lại sản xuất và chuyển đổi côngnăng để khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất của đơn vị
Các văn phòng đại diện: VP đại diện Tổng công ty ở phía Nam, VP đại
diện Tổng công ty tại Matxcơva ( Liên Bang Nga ), VP đại diện Tổng công tytại Mỹ
•Các công ty cổ phần
Khối công ty cổ phần hiện tại gồm 25 đơn vị có vốn góp của Tổng côngty: 2 công ty con và 23 công ty liên kết Tổng vốn điều lệ trên 818 tỷ đồng.Hiện tại có 2 đơn vị tham gia giao dịch trên thị trường chứng khoán: Công ty
cổ phần in bao bì Mỹ Châu và công ty cổ phần Cảng rau quả
Trong 25 đơn vị, có 4 đơn vụ có vốn trên 100 tỷ đồng, 3 đơn vị có vốn từ
40 tỷ đến trên 80 tỷ đồng, 13 đơn vị có vốn từ 10 đến trên 20 tỷ đồng; 5 đơn
vị có vốn dưới 10 tỷ đồng
Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của phần lớn các công ty cổ phần đều
có hiệu quả và duy trì mức tăng trưởng ổn định về lợi nhuận
• Các đơn vị liên doanh: Thực hiện liên doanh liên kết với các đơn vị tổ chứckhác để tiến hành các công việc sản xuất kinh doanh nhất định Lợi nhuậnđược tính vào tổng lợi nhuận của Tổng công ty Từ trước năm 2006 đến cuốinăm 2007, Tổng công ty có 4 công ty liên doanh:
Trang 18Công ty hộp sắt TOVECAN và Công ty liên doanh TNHH Crown HàNội : liên doanh sản xuất bao bì kim loại phục vụ công nghiệp chế biến.
Công ty liên doanh chế biến gia vị Vinahariss: thu mua và gia côngnguyên liệu cung ứng cho xuất khẩu
Công ty liên doanh LUVECO: tổ chức sản xuất, kinh doanh loại sản phẩmhộp sắt và nắp lọ thủy tinh phục vụ các đơn vị chế biến rau quả ở phía Bắc.Các chi nhánh: Các chi nhánh trực thuộc cơ quan văn phòng Tổng côngty: Chi nhánh Lạng Sơn và XN Bình Phương
Các đơn vị thành viên: Thực hiện liên doanh liên kết với các đơn vị tổchức khác để tiến hành các công việc sản xuất kinh doanh nhất định Lợinhuận được tính vào lợi nhuận của Tổng công ty Các đơn vị này độc lập tiếnhành các hoạt động sản xuất, chế biến và xuất nhập khẩu, đồng thời có thể kếthợp với văn phòng Tổng công ty trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm một cách
có lợi nhất cho toàn Tổng công ty
1.4 Kinh nghiệm xuất khẩu dứa sang Nga của một số công ty trong và ngoài nước
1.4.1 Kinh nghiệm của một số công ty trong và ngoài nước
1.4.1.1 Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu rau quả I
Xuất phát từ công ty con của Tổng công ty Rau quả, Nông sản, sau quátrình cổ phần hóa, công ty đã đứng độc lập trong công việc của mình, chủđộng trong việc xây dựng thương hiệu, chiếm lĩnh thị trường
Trong thời gian vừa qua, sản lượng xuất khẩu mặt hàng dứa sang Ngacủa công ty đã tăng cả về sản lượng và giá trị Kim ngạch xuất khẩu từ năm
2000 đến 2010 bình quân tăng trên 20%/ năm Riêng năm 2010, số lượng dứaxuất khẩu sang thị trường Nga là 40 tấn
Bảng 1.1 Kim ngạch xuất khẩu dứa sang thị trường Nga (2007-2010)
Trang 19Kim ngạch xuất khẩu
2010/2009
Nguồn : Phòng Kế hoạch thị trường Công ty XNK Rau quả I
Nhìn vào bảng số liệu, ta dễ dàng thấy được kim ngạch xuất khẩu dứacủa công ty tăng theo các năm nhưng tốc độ thì giảm dần Điều này có thể lýgiải do ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế thế giới năm 2008
Cơ cấu mặt hàng dứa xuất khẩu sang Nga của công ty rất đa dạng và có
sự gia tăng qua các năm Nếu như trước đây mặt hàng truyền thống là dứađông lạnh thì nay danh mục mặt hàng đã phong phú lên rất nhiều : dứa cô đặc,dứa đóng hộp
Để có được những thành công trong xuất khẩu nông sản nói chung,xuất khẩu dứa sang Nga nói riêng, công ty đã có những biện pháp như nângcao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa mặt hàng, quảng bá thương hiệu Công
ty đã đầu tư xây dựng dây chuyền chế biến mặt hàng đóng hộp theo quychuẩn quốc tế, các thiết bị được nhập khẩu từ các nước tiên tiến trên thế giớinhư Nga, Trung Quốc, Mỹ
Công ty đã chú trọng đến việc kiểm tra và đánh giá chất lượng sảnphẩm, nhằm nâng cao uy tín Từ việc kiểm soát kỹ từ khâu chuẩn bị, sản xuấtnguyên liệu đến việc chế biến, đóng gói, bao bì, tất cả đều phải được đảm bảođúng quy chuẩn kỹ thuật và an toàn vệ sinh thực phẩm
Vấn đề quảng bá thương hiệu, nghiên cứu thị trường được thực hiệnmột cách bài bản, trong thời gian qua công ty đã thâm nhập thị trường Nga và
Trang 20có chỗ đứng vững chắc trên thị trường này Ngoài ra công ty còn thườngxuyên tham gia những hội chợ, triển lãm quốc tế về thực phẩm nhằm quảng
bá thương hiệu và tìm kiếm thị trường xây dựng website quảng bá thươnghiệu, đề ra chiến lược cụ thể để tạo dựng uy tín
Hoạt động xúc tiến thương mại là yếu tố quan trọng đóng góp vào sựthành công của công ty hiện nay, bên cạnh những nỗ lực từ phía công ty, còn
có sự đóng góp không nhỏ của các phòng chức năng, sự hỗ trợ của chínhquyền địa phương
1.4.1.2 Công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang
Công ty XNK Nông Sản Thực Phẩm An Giang (tiền thân là Công ty XNKNông Thủy Sản An Giang) là DNNN được thành lập theo quyết định số71/QĐ_UBTC ngày 10/02/1990 của UBND tỉnh An Giang từ sự sáp nhập của
3 công ty: Công ty chăn nuôi; Công ty XNK Thủy Sản và Xí Nghiệp KhaiThác Chế Biến Thủy Sản Đến năm 1992, căn cứ quy chế thành lập giải thểDNNN ban hành theo Nghị định 156/HĐBT ngày 07/05/1992 của Hội đồng
Bộ trưởng, UBND tỉnh An Giang đã ra quyết định số 528/QĐ.UB ngày02/11/1992 thành lập lại Công ty, đồng thời tiếp tục sáp nhập một bộ phậncủa Công ty Lâm Sản vào Công ty XNK Nông Thủy Sản An Giang Nhằmđẩy mạnh quá trình phát triển và tạo điều kiện thuận lợi phù hợp với tình hìnhthực tế cũng như khả năng quản lý hoạt động theo chức năng chuyên ngànhcủa Công ty, UBND tỉnh An Giang đã tách Công ty thành 2 công ty hoạt độngđộc lập đó là Công ty XNK Thủy Sản An Giang (nay là Công ty cổ phầnXNK Thủy Sản An Giang) và Công ty XNK Nông Sản Thực Phẩm An Giang.Theo đó Công ty XNK Nông Sản Thực Phẩm An Giang được đổi tên và thànhlập theo quyết định của số 69/QĐUB ngày 29/01/1996 do UBND tỉnh AnGiang cấp
Công ty hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực như : mua bán lương thực,
Trang 21xuất nhập khẩu rau quả, nông sản, mua bán thực phẩm, sản xuất nông sản,kinh doanh bao bì trong đó có xuất khẩu dứa sang Nga
Bảng 1.2 : Tỷ lệ nhóm hàng rau quả xuất khẩu.
Nguồn : Công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang
B Tổng khối lượng xuất
khẩu (tấn)
Nguồn : Công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang
Nhìn vào bảng số liệu, ta có thể thấy được khối lượng dứa xuất khẩutại công ty không ngừng tăng lên theo các năm, đồng thời với kim ngạchxuất khẩu
Tính đến năm 2010, tổng khối lượng dứa xuất khẩu đạt 70 tấn, tăngkhoảng 6 lần so với năm 2000
Để đạt được những thành công như trên, Công ty xuất nhập khẩu nôngsản thực phẩm An Giang đã có áp dụng những biện pháp sau :
• Quy trình chế biến và sản xuất sản phẩm được quản lý chặt chẽ, nhằm đảmbảo các quy định và vệ sinh an toàn thực phẩm
• Không ngừng đổi mới và áp dụng những trang thiết bị tiên tiến, công nghệmới nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm Cụ thể là gần đây, công ty đã chonhập một dây chuyền thiết bị đóng hộp, chuyên cho các sản phẩm đóng hộpcủa công ty
• Công ty đã có một bước tiến đáng kể trong khâu phân phối và xác lập các
Trang 22hệ thống đại lý bán hàng Mở rộng các kênh phân phối, tìm đại lý, thiết lậpcác mạng lưới bán hàng, tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận sản phẩmmột cách dễ dàng nhất, đồng thời bảo đảm tăng doanh số và uy tín củacông ty.
• Công tác đào tạo nguồn nhân lực cũng được chú trọng, bên cạnh những chínhsách khuyến khích nâng cao trình độ cho nguồn nhân lực, công ty còn thườngxuyên cử cán bộ đi thâm nhập, tìm hiểu, học tập ở những nước có trình độcao, thường xuyên mời những chuyên gia về nói chuyện, nâng cao chất lượngnguồn nhân lực
1.4.1.3 Công ty cổ phần thực phẩm và nước giải khát Dona Newtower
Công ty Thực Phẩm và Nước Giải Khát Dona Newtower được thànhlập vào năm 1994, nay được chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Thực phẩm
và Nước giải khát Dona Newtower vào năm 2008 Với số vốn đầu tư ban đầu
là 7,55 triệu USD, diện tích 25 ngàn m2, công ty đã đầu tư thêm 8 triệu USD
để xây dựng thêm một nhà máy mới Với công suất mỗi năm sản xuất 15.000tấn các loại puree trái cây nhiệt đới thiên nhiên; 35 ngàn tấn các loại nước giảikhát nguyên chất đóng lon nắp dễ mở và 50.000 tấn các loại nước giải khát
đóng chai nhựa PET mang nhãn hiệu “NATURE”.
Các loại sản phẩm có nhãn hiệu “Nature” đã đạt được nhiều giảithưởng chất lượng và huy chương trong và ngoài nước như: “Huân chươnglao động hạng ba”, “Thương hiệu uy tín”, đồng thời cũng đạt hệ thống quản lýchất lượng theo tiêu chuẩn ISO-9001:2000
Công ty Dona Newtower đã cho ra đời sản phẩm "NƯỚC DỨA" mang
nhãn hiệu "NATURE" để phục vụ người tiêu dùng làm giàu sinh tố cho cơ thể,
bổ dưỡng cho sức khỏe Đây là một trong những mặt hàng bán chạy nhất củacông ty trên các thị trường trong đó có thị trường Nga Uy tín và thương hiệucủa công ty cũng đã được khẳng định
Trang 23Công ty có một số điểm mạnh sau:
• Dây chuyền thiết bị được thiết kế tổng thể theo tiêu chuẩn tiên tiến quốc tế,mời một số chuyên gia nước ngoài trực tiếp tham dự quãn lý sản xuất và kỹthuật; đồng thời chấp hành tiêu chuẩn tối cao về vệ sinh an toàn thực phẩmcùng loại trên thế giới Công ty có 5 dây chuyền sản xuất được điều khiểnbằng máy tính trung tâm, hoàn toàn tự động hóa Dây chuyền puree, dâychuyền nước giải khát, dây chuyền vỏ lon và dây chuyền nước tinh khiết
• Nguồn nguyên liệu sản xuất chế biến được chọn lọc kỹ càng, lựa chọn các tráicây tươi, đảm bảo chất lượng nước giải khát được ngon và tinh khiết
• Công ty còn có phòng thí nghiệm dành cho nhóm nhân viên chuyên môn đầykiến thức tiến hành khai thác và nghiên cứu sản phẩm mới
• Về mẫu mã bao bì, vỏ lon được thiết kế in màu rõ đẹp, chất lượng cao, hìnhảnh chân thực sống động, bắt mắt, tạo sức hấp dẫn đối với người tiêu dùng
• Luôn lấy mục tiêu phục vụ người tiêu dùng làm trọng điểm, luôn tận tâm, tậnlực, cố gắng tối đa để đưa các loại thực phẩm và nước giải khát đến với ngườitiêu dung Không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm theo yêu cầu của kháchhàng Thường xuyên lắng nghe ý kiến, đóng góp của khách hàng, với phươngchâm thực hiện “Khách hàng là thượng đế”
1.4.1.4 Kinh nghiệm của doanh nghiệp Thái Lan
Thái Lan vốn là một nước nông nghiệp truyền thống với khoảng 60%dân số hoạt động trong lĩnh vực này, Thái Lan còn là một đất nước có tiềmnăng sản xuất rau củ quả cao, với khí hậu và địa hình thuận lợi Kim ngạchxuất khẩu rau quả, mà cụ thể là kim ngạch xuất khẩu dứa của Thái Lan luôn ởmức cao, vượt trội hơn Việt Nam Dưới đây là bảng số liệu về kim ngạch xuấtkhẩu dứa của Thái Lan sang Nga:
Bảng 1.3: Kim ngạch xuất khẩu dứa sang Nga của Thái Lan giai đoạn
Trang 24Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp - Vegetexco
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, kim ngạch xuất khẩu dứa của TháiLan sang Nga tăng mạnh từ năm 2004 sang 2005 (gần gấp 3 lần) Do ảnhhưởng của cuộc khủng hoảng kinh thể thế giới năm 2008 nên xuất khẩu dứasang Nga cũng bị giảm xuống mức sản lượng hơn 2607 tấn Tuy nhiên sangđến năm 2009, 2010 con số này đã có dấu hiệu hồi phục và tăng lên đáng kể
Để có được những thành công như vậy, các doanh nghiệp xuất khẩudứa của Thái Lan có những kinh nghiệm như sau:
Thứ nhất, vấn đề nguồn nguyên liệu cho sản xuất xuất khẩu, mà cụ thể
ở đây là mặt hàng dứa Các doanh nghiệp Thái Lan tuân thủ rất nghiêm ngặtcác kỹ thuật từ chọn giống, phương pháp trồng, chăm sóc, và thu hoạch đảmbảo nguyên liệu thu được phải đồng đều, có chất lượng cao, đáp ứng đượcđầy đủ các tiêu chuẩn của nhà máy chế biến cũng như vệ sinh an toàn thựcphẩm Ví dụ như kinh nghiệm trồng và bảo quản dứa của công ty Reinein,khâu chọn giống và phân bón là những khâu quan trọng để đảm bảo chấtlượng cũng như sự phát triển của trái dứa Ngoài ra để có một nguồn cung cấpdứa chất lượng, phải kể đến sự hỗ trợ lớn của công nghệ kỹ thuật, chế biến,bảo quản đảm bảo tất cả được đồng bộ
Trang 25Thứ hai, vấn đề giá Theo thống kê và thực tế xuất khẩu, mặt hàng dứa
xuất khẩu của Thái Lan luôn có giá cạnh tranh hơn mặt hàng dứa của ViệtNam Điều này là một lợi thế rất lớn trong việc xây dựng và chiếm lĩnh thịtrường Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến một mức giá cạnh tranh như hiệnnay, phải kể đến lợi thế vùng nguyên liệu Theo thống kê cho thấy, nhờ vàođặc điểm sinh thái và khí hậu nội địa, ở Thái Lan đã hình thành khá nhiều cơ
sở chuyên canh sản xuất, cho những quả dứa có chất lượng cao, hình thứcđẹp Nhà máy chế biến được thiết kế nằm ngay sát vùng nguyên liệu, khiếngiảm được giá thành vận chuyển và chi phí lưu kho bảo quản, cũng như đảmbảo được độ tươi ngon của sản phẩm Ngoài ra, các công ty của Thái Lan rấtchú trọng đến việc cập nhật những dây chuyền sản xuất thiết bị mới, kỹ thuậtđóng gói tiên tiến, đặc biệt thỏa mãn các yêu cầu khó tính của thị trường Nga.Một ví dụ tiêu biểu là gần đây, doanh nghiệp xuất khẩu dứa Cayenne của TháiLan đã nhập khẩu một dây chuyền sản xuất khép kín, đạt tiêu chuẩn quốc tế
Thứ ba, công tác quảng bá thương hiệu Thái Lan là một đất nước có
ngành trái cây phát triển mạnh, dựa vào lợi thế đó, các doanh nghiệp Thái Lanrất tích cực trong việc chiếm lĩnh thị trường và phát triển thương hiệu Thamgia các hội chợ, triểm lãm hàng nông sản ở khu vực và quốc tế, thường xuyên
có những gian hàng trưng bày và giới thiệu sản phẩm, dần dần thương hiệudứa Thái Lan đã trở nên khá quen thuộc với không chỉ bạn hàng Nga mà cònmột số thị trường khác trên thế giới như EU, Mỹ, Trung Quốc
1.4.2 Bài học đối với Vegetexco
Từ những thực tế và kinh nghiệm của các doanh nghiệp có những kếtquả kinh doanh cao, những bài học mà Tồng công ty có thể tham khảo:
Thứ nhất, kinh nghiệm trong khâu sản xuất và chọn lọc nguyên liệu
đầu vào, tham khảo kinh nghiệm từ các doanh nghiệp Thái Lan, ta có thể thấyđược một quy trình nghiêm ngặt từ chọn giống, chăm sóc, thu hoạch và chế
Trang 26biến Quản lý và giám sát chặt chẽ từ khâu chọn lọc nguyên liệu, khâu sảnxuất, chế biến nhằm đảm bảo tất cả đều thực hiện đúng quy định, an toàn vệsinh thực phẩm Liên tục cập nhật, không ngừng đổi mới các trang thiết bị,dây chuyền chế biến, những công nghệ mới nhằm nâng cao chất lượng sảnphẩm, phong phú chủng loại và tăng năng suất.
Thứ hai, chú trọng phát triển hệ thống phân phối sản phẩm, mở rông
quy mô hoạt động, tạo những kênh bán hàng thân thiết, quảng cáo thươnghiệu Chú ý đến công tác nghiên cứu thị trường, giới thiệu sản phẩm và pháttriển thương hiệu nhiều hơn, hệ thống phân phối: từ bán lẻ, đại lý, siêu thị, vànhững phương thức bán hàng có hiệu quả khác
Thứ ba, nghiên cứu và áp dụng công nghệ sản xuất chế biến mới, giảm
mọi chi phí trung gian, xây dựng vùng nguyên liệu đi kèm với nhà máy sảnxuất nhằm mục đích giảm giá thành, tạo ra một mức giá cạnh tranh trong khuvực cũng như trong các thi trường xuất khẩu
Thứ tư, chú trọng đào tạo bộ máy quản lý, nguồn nhân lực có trình
độ cao, tổ chức bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, thường xuyên mời các chuyêngia, cử cán bộ đi thực tế và học tập kinh nghiệm ở các nước phát triển
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU DỨA CỦA VIỆT NAM
SANG NGA
2.1 Đặc điểm tổng quan của thị trường Nga đối với dứa nhập khẩu
2.1.1 Tổng quan thị trường rau quả của Nga
Nga là quốc gia rộng lớn nằm phía bắc lục địa Á-Âu với dân số đứng thứ
9 trên thế giới (142 triệu dân) đồng thời cũng là thị trường nhập khẩu lớn Nằm
Trang 27trong khu vực khắc nghiệt về khí hậu thời tiết, mùa đông thường kéo dài từ 4 tới
6 tháng trong khi ngành sản xuất rau quả trong nhà kính còn non kém nên hàngnăm Nga phải nhập khẩu hàng tỷ USD rau quả từ các nước trên thế giới để đápứng nhu cầu sử dụng của người dân trong nước Các loại rau quả nhập khẩu chủyếu là rau quả tươi hoặc rau quả chế biến Theo dự đoán của các chuyên gia, rauquả đông lạnh đang ngày càng được tiêu thụ nhiều hơn ở thị trường này
Trong thời gian qua các doanh nghiệp kinh doanh và chế biến rau quảcủa Việt Nam rất lưu tâm tới thị trường Nga và coi đây là thị trường trọngđiểm Những năm gần đây mặc dù bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tàichính toàn cầu năm 2008 nhưng tình hình xuất khẩu rau quả sang Nga vẫn rất
ổn định Nếu như năm 2006, dung lượng thị trường rau quả đông lạnh tại Ngachỉ là 156,7 ngàn tấn thì đến năm 2010 là 246,7 ngàn tấn, tăng 1,6 lần vềlượng và 2,1 lần về trị giá Thị phần rau củ, quả và nấm chiếm 10% của toàn
bộ sản phẩm đông lạnh Tỷ lệ giữa rau và quả đông lạnh là 86% và 14% Mặc
dù dung lượng thị trường lớn nhưng khả năng sản xuất của Nga về rau củ quảthấp: Năm 2010, khối lượng sản xuất rau quả của Nga chỉ đạt 78,1 ngàn tấn,tức là đáp ứng được 26% tổng nhu cầu của người dân, còn hơn 70% còn lạivẫn phải nhập khẩu từ các nước trên thế giới Thị trường rau và hoa quả đónghộp trong nước chủ yếu do các công ty nước ngoài chiếm lĩnh - khoảng 90%thị phần; 10% còn lại thuộc về các nhà sản xuất của Nga Thị trường đồ uốngđóng hộp hoàn toàn do các nhà sản xuất của Nga chiếm lĩnh với 95% các loại
đồ uống và nước ép được sản xuất trong nước
Hiện nay, trên thị trường, các sản phẩm đông lạnh của Nga đang phảicạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của các công ty nước ngoài.Do điềukiện không thuận lợi về thổ nhưỡng và nhất là yếu tố khắc nghiệt của thời tiết,trong khi nhu cầu hàng năm về sản phẩm đông lạnh ngày càng gia tăng(khoảng 30%), hơn nữa khả năng “tự lực cánh sinh” của các nhà nông Ngacòn rất hạn chế, thì nhu cầu nhập khẩu và nhập khẩu với khối lượng lớn ngày
Trang 28càng trở nên bức thiết Trong khi đó, các sản phẩm quả đóng hộp hay cô đặccũng rất được thị trường này tiêu thụ mạnh
Việt Nam cũng là một trong những đối tác quan trọng xuất khẩu rau củquả vào thị trường Nga trong thời gian qua nhưng mặt hàng Việt Nam xuấtkhẩu thu được giá trị cao, ổn định hơn cả là mặt hàng dứa các loại
2.1.2 Đặc điểm của thị trường dứa của Nga
2.1.2.1 Đặc điểm về thị trường và phân phối dứa của Nga
Với số dân 142 triệu người, thu nhập quốc dân bình quân đạt6879USD/người/năm Theo thống kê mới nhất của Tổ chức lương thực thếgiới FAO, mỗi năm Nga chỉ sản xuất được 20000 tấn dứa các loại so với nhucầu hơn 170.000 tấn/năm thì Nga phải nhập tới hơn 150000 tấn dứa từ cácquốc gia trên thế giới
Các quốc gia xuất khẩu dứa chủ yếu vào Nga bao gồm Thái Lan, BaLan, Philipin Trong đó Ba Lan là nước có kim ngạch xuất khẩu dứa vào Ngalớn nhất, đứng thứ hai là Thái Lan, tiếp theo sau là Việt Nam, Philipin
Bảng 2.1 : Kim ngạch xuất khẩu dứa sang Nga của một số quốc gia
2.1.2.2 Đặc điểm về nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng
Trang 29Người Nga đặc biệt ưa thích các loại rau quả trong đó có trái dứa Từnăm 2000 cho tới nay nhu cầu tiêu thụ dứa của người dân Nga đã tăng khôngngừng Nếu trước đây, nhu cầu của người dân chỉ có 0.98kg/người/năm năm
2000 lên 1,2kg/người /năm năm 2008
Trong tất cả các loại dứa, dứa cô đặc 30% và dứa đông lạnh có nhu cầucao nhất Điều này xuất phát từ khẩu vị ăn uống của người Nga Trong bữa ănhàng ngày người Nga chủ yếu sử dụng bánh mỳ kèm sốt hoa quả trong đó sốtdứa được ưa chuộng hơn cả Dứa đông lạnh có thể bảo quản trong thời giandài mà không sợ bị mất đi hương vị ban đầu của dứa Mặt hàng dứa hộp cácloại và nước dứa tự nhiên có sự thay đổi lớn về nhu cầu của thị trường Nga.Nếu quy ra dứa tươi, những năm cuối thập niên 90, người Nga có nhu cầutrung bình khoảng 1,8kg/người/năm nhưng sang năm 2007, con số này chỉcòn có 0,8kg/người/năm Nước dứa tự nhiên ban đầu có nhu cầu1,4kg/người/năm sau giảm xuống còn 0,6kg/người/năm Như vậy ta có thểthấy, thị hiếu về dứa của người tiêu dùng đã dần thay đổi Theo các chuyêngia dự đoán, những năm tới nhu cầu về dứa hộp và dứa đông lạnh có xuhướng giảm, thay vào đó, nhu cầu dứa tươi sẽ tăng mạnh đột biến
Không chỉ quan tâm tới chất lượng, hương vị của sản phẩm, người dânNga cũng khá khó tính khi cân nhắc, lựa chọn những mặt hàng có mẫu mã,bao bì thay đổi thường xuyên Nếu chất lượng không thay đổi nhưng bao bì
có sự cải tiến sẽ thu hút được người tiêu dùng hơn
Như vậy có thể kết luận được rằng thị trường Nga không hề khó xâmnhập nhưng các doanh nghiệp cần có chiến lược cụ thể từ việc nghiên cứu thịtrường cho tới việc tìm hiểu thị hiếu người dân để có bước đi đúng đắn nhất,nâng cao hiệu quả xuất khẩu của công ty mình
2.1.3 Các quy định của thị trường Nga đối với dứa nhập khẩu
Nga là thị trường xuất khẩu rau quả truyền thống của Việt Nam trong
Trang 30những năm qua Khi mặt hàng dứa được xuất khẩu sang thị trường này phảichấp nhận một số rào cản thuế quan và phi thuế quan của Nga.
• Hàng rào thuế quan: mỗi một loại sản phẩm dứa khác nhau được áp dụng mộtloại thuế khác nhau nhưng chủ yếu có hai loại thuế chính là thuế nhập khẩu vàthuế VAT
Nước dứa tự nhiên: Thuế nhập khẩu nước dứa là 15%, nhưng không
dưới 0,07 Euro/lit Thuế nhập khẩu theo chế độ tối huệ quốc là 15%, nhưngkhông dưới 0,07 Euro/lít Tuy nhiên vì Việt Nam được hưởng quy chế GSPcủa Nga nên mức thuế nhập khẩu áp dụng đối với mặt hàng nước dứa tựnhiên là 0%, thuế VAT là 20%
Dứa tươi: Thuế nhập khẩu theo chế độ tối huệ quốc là 5% nhưng
không ít hơn 0,02Euro/kg Thuế VAT là 20%
Dứa hộp các loại: Thuế nhập khẩu dứa hộp các loại theo chế độ tối huệ
quốc là 20% không ít hơn 0,1 Euro/kg nhưng Việt Nam được hưởng ưu đãi,chỉ phải nộp 75% tổng mức thuế nhập khẩu đó Thuế VAT là 10%
• Hàng rào phi thuế quan: Tất cả mặt hàng dứa xuất khẩu theo bất cứ dạng nàođều phải đáp ứng các tiêu chuẩn về vệ sinh phòng dịch San Pin và phải cógiấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm GOST của Nga
2.2 Tình hình xuất khẩu dứa Việt Nam sang Nga trong thời gian qua
2.2.1 Kim ngạch xuất khẩu dứa của công ty trong giai đoạn 2005-2010
Trong những năm qua, công ty đã không ngừng phát triển, thúcđẩy chuyển đổi cơ cấu mặt hàng dứa, mở rộng thị trường, tìm kiếmnguồn cung dồi dào, thay đổi mẫu mã, chất lượng đáp ứng nhu cầu củangười tiêu dùng Do vậy kim ngạch xuất khẩu dứa của tổng công ty rauquả Việt Nam tăng mạnh
2.2.1.1 Giai đoạn trước năm 2000
Trang 31Đây là thời kỳ có khá nhiều biến động về kinh tế, chính trị của Ngacũng như của Việt Nam đã tác động mạnh mẽ lên kim ngạch xuất khẩu dứacủa Tổng công ty.
Vào thời kỳ 1987 – 1990 là thời kỳ kinh tế nông nghiệp nông thônđược chú trọng phát triển Tuy nhiên hầu hết các cây nông nghiệp lâu năm đã
đi vào giai đoạn cuối của chu kỳ sống cùng với cơ chế quản lý tập trung quanliêu bao cấp, mang nặng bệnh thành tích, xem nhẹ tính hiệu quả khiến ngườinông dân không còn gắn bó với đồng ruộng, công nhân tại các đồn điền, trangtrại cũng bỏ mặc cây cối Đây là nguyên nhân khiến nguồn cung mặt hàngdứa cho công ty giảm xuống, xuất khẩu dứa khó khăn Tới năm 1991, đánhdấu sự tan rã của Liên bang Xô viết cũ, thị trường Nga – thị trường xuất khẩudứa lớn nhất của công ty lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế chính trị Thịtrường xuất khẩu bị thu hẹp, ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình sản xuất củacông ty Nếu trong thời kỳ trước, dứa được trồng ở hầu hết các nông trường,trang trại thì năm dứa sản xuất ra không có khả năng tiêu thụ bị dư thưà, ứđọng buộc các nông trường, trang trại phải giảm diện tích trồng trọt và sảnlượng Những vùng cung cấp dứa cho công ty rơi vào hoàn cảnh lao đao.Trước tình hình đó, Chính phủ triển khai chương trình phủ xanh đất trống đồinúi trọc, giao đất cho người dân Người dân sau khi có đất đã bỏ cây dứa,chuyển sang trồng mía, sắn khiến nguồn cung dứa đã thấp nay còn thấp hơn.Chính vì vậy, sản lượng xuất khẩu dứa của công ty ngày càng giảm Hơn nữagiai đoạn này Việt Nam đang bị cấm vận, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoágần như bị hạn chế với các nước bên ngoài kể cả với Nga Nguyên nhân thứ
ba là Việt Nam đang phải giải quyết vấn đề an ninh lương thực của quốc gia
và đẩy mạnh xuất khẩu gạo, chưa có điều kiện phát triển xuất khẩu rau quả
Từ năm 1995 tới trước năm 2000, trên cả nước thí điểm thêm nhiều loạidứa mới cho năng suất cao, có những cải tiến hơn trong công tác sản xuất và
Trang 32mở rộng thị trường xuất khẩu Cùng lúc đó, công ty đã bắt đầu đa dạng hoánguồn cung dứa xuất khẩu Do vậy bắt đầu từ đây, số lượng dứa và trị giá dứaxuất khẩu của công ty ngày càng tăng ở các thị trường trên thế giới đặc biệt làthị trường Nga.
2.2.1.2 Giai đoạn từ năm 2000 trở lại đây
Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu dứa sang Nga giai đoạn 2000 – 2010
Nguồn: Nguồn : Vegetexco Việt Nam
Năm 2000, lần đầu tiên sản lượng dứa xuất khẩu của công ty đạt trên
1000 tấn, với trị giá 551.096,65 USD tức là giá trung bình là 502,6USD/ tấn
Từ năm 2001 trở đi sản lượng dứa xuất khẩu không ngừng tăng cho tới năm
2005 Năm 2001, kim ngạch dứa xuất khẩu của Tổng công ty rau quả ViệtNam cao hớn so với năm 2000 là 430,55 tấn tương đương với 110.446,88USD Sang tới năm 2002, sản lượng dứa xuất khẩu đã gấp 3 lần năm 2000 vàgấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm trước khi đạt con số 3405 tấn chiếm36,11% tổng sản lượng dứa xuất khẩu của công ty năm đó Tuy nhiên sang
Trang 33năm 2003, sản lượng dứa sụt giảm một chút so với năm 2002 nhưng vẫn caohơn cách đó 2 năm Những năm này kim ngạch của công ty không cao vìngười dân chủ yếu trồng các giống dứa cho năng suất thấp như giống dứaQueen và giống Victory khiến nguồn cung bị hạn chế, đẩy giá xuất khẩu lênquá cao.
Năm 2004 đã đánh dấu là năm Tổng công ty xuất khẩu dứa nhiều nhất
từ trước cho tới nay khi kim ngạch xuất khẩu đạt giá trị 3,66 triệu USD bằngmột nửa tổng giá trị xuất khẩu dứa cùng năm Có một số nguyên nhân lý giảivấn đề này Thứ nhất do năm 2004 dứa trong nước được mùa, giá nguyên liệuđầu vào giảm, nguồn cung xuất khẩu tăng Thứ hai là do nền kinh tế Nga từkhi Tổng thống Putin lên nắm quyền có nhiều khởi sắc, nhu cầu tiêu thụ hànghoá của người dân tăng cao đặc biệt là nhu cầu về rau quả
Tuy nhiên, giai đoạn từ 2005 tới 2010, số lượng và kim ngạch dứa xuấtkhẩu của công ty đã giảm mạnh
Trang 34Biểu đồ 2.1: Sản lượng dứa xuất khẩu của tổng công ty rau quả Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010 (tấn)
Nguồn : Vegetexco Việt Nam
Nhìn vào đồ thị trên có thể thấy sản lượng dứa xuất khẩu của công tydao động thất thường, cao nhất năm 2005 với sản lượng xuất khẩu là 2463tấn, thu về 1,4 triệu USD Năm 2006 khối lượng và giá trị xuất khẩu đều giảmnhưng năm 2007, tăng gần gấp đôi năm 2006 bởi lẽ năm này, Việt Nam chínhthức gia nhập tổ chức WTO, mở rộng mối quan hệ thương mại hợp tác vớinhiều nước trên thế giới, nhiều mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng trong
đó có sản phẩm dứa Năm 2009 là năm có giá trị xuất khẩu thấp nhất với 367tấn đạt 320 nghìn USD Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 diễn ra tạiHoa Kỳ đã lan rộng ra nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Nga Cuộckhủng hoảng làm nền kinh tế Nga rơi vào khủng hoảng, tuy không quá trầmtrọng nhưng cũng khiến thu nhập của người dân giảm sút, nhu cầu tiêu dùng,nhập khẩu hàng hoá từ bên ngoài cũng hạ thấp so với những năm trước đó.Thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, công ty còn phải đối mặt với nhiều đối thủcạnh tranh trong nước và nước ngoài như các doanh nghiệp của Ba Lan, củaThái Lan Mặc dù vậy, năm 2010 khi nền kinh tế các nước có dấu hiệu phụchồi, sản lượng và trị giá dứa xuất khẩu của công ty cũng có những khởi sắckhi trị giá đạt 745712USD/năm
Có được thành tích như vậy là nhờ sự hỗ trợ của nhà nước về nguyên
Trang 35liệu đầu vào, hỗ trợ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng cho công ty cùng với sự hợp táccủa chính quyền địa phương các tỉnh trồng dứa và nỗ lực của Tổng công ty.
2.2.2 Về chủng loại xuất khẩu
Để đáp ứng với nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nướcnói riêng và người tiêu dùng tại các nước khác trên thế giới nói riêng trong đó
có Nga, trong những năm vừa qua Tổng công ty rau quả Việt Nam đã khôngngừng cải tiến kỹ thuật, đa dạng hoá các mặt hàng Chỉ tính riêng với mặthàng dứa xuất khẩu, hiện nay Tổng công ty đã có 4 loại mặt hàng chính là dứa
cô đặc, dứa đóng hộp, dứa đông lạnh và nước dứa ép đóng lon Trong tươnglai, Tổng công ty kỳ vọng có thể xuất khẩu mặt hàng dứa tươi, dứa sấy khô để
mở rộng thị trường và tăng giá trị xuất khẩu cho công ty
2.2.2.1 Tình hình chung xuất khẩu các mặt hàng dứa sang Nga
Trang 36Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng dứa của Vegetexco sang Nga giai đoạn 2006-2010
Mặt hàng
Lượng (tấn)
GT
Dứa hộp 1,200 614,633 1,358.6 1,130,082 616.5 604,526.4 270.9 212,224.7 822.7 663,167.6Dứa đông
Trang 37Theo số liệu thống kê, Tổng công ty rau quả Việt Nam trong giai đoạn
2006 – 2010 chỉ xuất khẩu hai mặt hàng dứa chủ yếu là dứa hộp các loại vàdứa đông lạnh Công ty đã xuất khẩu hơn 2 tấn nước dứa đóng lon sang Ngavào năm 2000 có tổng giá trị đạt 856USD nhưng sau đó, mặt hàng này khôngđược thị trường Nga ưa chuộng vì giá thành sản phẩm (428USD/tấn) quá cao
so với sản phẩm cùng loại của Thái Lan chỉ có 350USD/tấn Hơn nữa thờigian này, Tổng công ty đang gặp khó khăn về tài chính, không thể đầu tưnhiều vốn vào cải tiến công nghệ, thay đổi mẫu mã hấp dẫn khách hàng Điềunày cũng xảy ra tương tự với dứa cô đặc chỉ xuất khẩu sang Nga năm 2002,
2003, những năm sau đó, công ty không xuất khẩu mặt hàng này nữa Tuynhiên khác với nước dứa tự nhiên, dứa cô đặc xuất khẩu được ít là vì chủ yếungười tiêu dùng có nhu cầu cao với loại dứa có mức độ khô 40,50% trong khisản phẩm của công ty mới chỉ có mức độ khô 30% Điều này làm giảm thịphần xuất khẩu dứa cô đặc của công ty tại Nga
Dứa hộp và dứa đông lạnh dao động qua các năm với biên độ lớn Ví
dụ, mặt hàng dứa đông lạnh,nếu năm 2006, xuất khẩu được 96,8 tấn, tổng giátrị là 90,8 nghìn USD thì năm sau đã tăng lên 296,2 tấn tương đương 276,1nghìn USD Năm 2008 tuy có giảm đi 44 tấn nhưng kim ngạch xuất khẩu tăng
71 nghìn USD Vậy mà sang năm 2009, khối lượng xuất khẩu đã giảm từ252,5 tấn xuống còn 95,85 tấn – chỉ bằng 2,5 lần so với cùng kỳ năm trước.Dứa hộp là mặt hàng đem lại cho Tổng công ty giá trị lớn nhất khi xuất khẩusang Nga 5 năm gần đây, chỉ có năm 2009, giá trị xuất khẩu dứa hộp thấphơn mức 500 nghìn USD, 4 năm còn lại công ty đều đạt trên 600 nghìn USDtrong đó cao nhất là năm 2007, 1,1 triệu USD
Để làm rõ mức độ đóng góp của các mặt hàng trong cơ cấu xuấtkhẩu dứa của công ty, chúng ta có thể xem xét một số sản phẩm chínhngay sau đây
Trang 382.2.2.2 Một số sản phẩm chính
•Dứa cô đặc
Dứa cô đặc là một trong những sản phẩm chính của công nghệ đồ hộprau quả, được coi là bán thành phẩm vì nó được dùng để chế biến các loại đồhộp khác như đồ hộp xốt các loại, nước xốt của đồ thịt hộp hay làm nguyênliệu nấu nướng Dứa cô đặc được chế biến bằng cách lấy dứa tươi, gọt vỏ, bỏmắt, nghiền nhỏ và cô đặc theo những tỷ lệ khác nhau
Có nhiều sản phẩm dứa cô đặc khác nhau nhưng các loại này đượcphân chia theo mức độ khô của sản phẩm như:
_ Pure dứa có độ khô 12, 15, 20%
_ Dứa cô đặc loại độ khô 30, 35, 40%
_ Dứa cô đặc loại có độ khô 50 – 70%
Trong đó loại dứa cô đặc có độ khô 30% được Tổng công ty rau quảViệt Nam chế biến nhiều nhất và đây cũng là một trong những sản phẩm chủlực của công ty khi xuất khẩu vào thị trường Nga
Trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của công ty, dứa cô đặc đứng thứ haisau dứa đóng hộp Sản phẩm dứa cô đặc mới được đưa vào sản xuất trongcông ty, giá thành khá cao, người tiêu dùng khá khó tính trong lựa chọn mặthàng này nhưng có một thực tế tại Tổng công ty rau quả Việt Na, loại sảnphẩm này có được khá nhiều đơn đặt hàng từ nhiều quốc gia trên thế giới
Trang 39Biểu đồ 2.2: Sản lượng dứa cô đặc xuất khẩu của Vegetexco giai đoạn 2005-2010 (tấn)
Nguồn : Vegetexco Việt Nam
Sản lượng dứa cô đặc xuất khẩu lớn nhất của công ty năm 2005 lớnnhất trong tất cả các năm đạt 3545 tấn thu về 3727007,13 USD, chiếm 39,5%tổng sản lượng dứa và 51% tổng giá trị dứa xuất khẩu Có sự chênh lệch lớngiữa sản lượng và giá trị trong cơ cấu xất khẩu của công ty là do dứa cô đặcđược sản xuất phức tạp hơn so với những sản phẩm dứa khẩu khác nên giáthành cao, trung bình giá xuất khẩu trên 1000USD/tấn Năm 2006, 2007 dứa
cô đặc có kim ngạch 1,68 và 1,95 triệu USD Năm 2009 mặc dù sản lượngxuất khẩu chỉ có 2217 tấn trong khi giá thành lên gần 1500USD/tấn nên giá trịxuất khẩu tương đương với năm 2005 Năm 2010 là năm dứa cô đặc xuấtkhẩu thấp nhất 1276 tấn nhưng đây cũng là năm giá thành cao nhất nên kimngạch xuất khẩu cong cao hơn cả năm 2006,2007, 2008
Thị trường chủ yếu của mặt hàng này là các nước Châu Âu và Hoa Kỳtrong đó lớn nhất là bạn hàng Thuỵ Sĩ, thứ hai là Hà Lan, thứ ba là Hoa Kỳ -đây đều là những quốc gia có thị hiếu tiêu dùng của người dân ưa thích dùngcác sản phẩm cô đặc và có đời sống khá cao nên nhu cầu mặt hàng này cũngrất cao
Trong những năm qua Nga có nền kinh tế tương đối ổn định, đời sốngngười dân được nâng cao rõ rệt Bữa ăn hàng ngày của người Nga rất thích
Trang 40dùng bánh mỳ cùng các loại nước sốt làm từ hoa quả như sốt cà chua, sốt dứanhưng do kênh phân phối tại Nga chưa phát triển cũng như hoạt động quảngcáo cho sản phẩm này của công ty chưa được chú trọng nên trong những nămqua dứa cô đặc chưa thể xuất khẩu và tiêu thụ tại thị trường này Với sảnphẩm có giá trị cao như vậy, trong thời gian tới công ty cần tìm biện phápthúc đẩy xuất khẩu nhiều hơn nữa mặt hàng này.
•Dứa đông lạnh
Tổng công ty rau quả Việt Nam sản xuất dứa đông lạnh bao gồm 4 loạichính là dứa cắt khúc, dứa rẻ quạt, dứa khoanh, dứa quân cờ trong đó dứa cắtkhúc được tiêu thụ nhiều nhất tại các quốc gia nhập khẩu dứa và cũng chiếm36% sản lượng dứa đông lạnh xuất khẩu của Tổng công ty
Những thị trường chính nhập khẩu dứa đông lạnh của công ty có BaLan, Bỉ, Hà Lan, Nga, Đức… trong đó chiếm thị phần lớn nhất là Bỉ với 20%tổng giá trị xuất khẩu dứa đông lạnh của công ty giai đoạn 2006 – 2009, Balan chiếm 17,3% đứng thứ hai và Nga chiếm 15,2% đứng thứ ba
Biểu đồ 2.3: Kim ngạch xuất khẩu dứa đông lạnh
giai đoạn 2006 - 2010
(Đơn vị: USD)
Nguồn : Vegetexco Việt Nam
Trong thời kỳ này, giá trị xuất khẩu dứa đông lạnh sang Nga không chỉchiếm 15,2% tổng lượng dứa xuất khẩu của công ty mà còn bằng 2,7% tổnggiá trị dứa xuất khẩu