0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Trách nhiệm hình sự.

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ VIỆC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO Ô NHIỄM DẦU TRONG TƯƠNG QUAN SO SÁNH VỚI PHÁP LUẬT AUSTRALIA (Trang 89 -89 )

- Nguồn từ Thông luật (common law) bao gồm hệ thống án lệ Tuy nhiên cácquy định của thông luật chỉ được áp dụng khi không có các quy định trong Luật thực

133 SDR (236 AUD)/ tấn trọng

3.1.12 Trách nhiệm hình sự.

Khi việc xả dầu xảy ra bên ngoài biên giới lãnh hải Australia và không thuộc các nguyên nhân sau đây:

(1): Vì mục đích bảo vệ an toàn cho tầu hoặc cứu tàu

(2): Do hậu quả của việc tàu bị hư hại (hư hại không có chủ ý) và tất cae những đề phòng hợp lý được thực hiện với mục đích ngăn chặn hoặc giảm thiểu thiệt hại.

(3): Mục đích là để đối phó với những sự cố ô nhiểm rõ ràng, đặc biệt nhằm làm giảm thiểu thiệt hại.

Cả thuyền trưởng và chủ tầu đều bị kết án phạm tội và phải chịu tiền phạt theo quy định. Khoản tiền phạt tăng lên theo Đạo luật Giao thông vận tải 1991 đã sửa đổi ban hành bởi Liên bang Australia cho cá nhân là 200 nghìn USD và một triệu USD đối với các tổ chức, công ty (hình phạt này cũng được quy định trong Đạo Luật Hình sự 1914 của Liên bang).

Điều 5A Chương I Đạo luật (số 41) 1993 sửa đổi năm 2005: Bảo vệ biển (Quy định về vấn đề bồi thường thiệt hại do ôi nhiểm dầu) cũng dẫn chiếu đến việc áp dụng toàn bộ chương 2 Đạo luật Hình sự đối với những tôi phạm quy định tại Đạo luật.

Điều 6A Chương I Đạo luật (số 3) 1981 sửa đổi năm 2009: Bảo vệ biển (Quy định về vần đề trách nhiệm dân sự) dẫn chiếu tới việc áp dụng chương 2 (trừ mục 2.5) của Đạo luật Hình sự đối với những tôi phạm quy định tại Đạo luật.

Những khiếu nại hàng hải đối với chủ tàu theo Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự chủ tầu đối với thiệt hại do ôi nhiễm dầu là những khiếu nại hàng hải chung được quy định trong Đạo luật Hải quân 1988 tại phần 4 (3)(b). Đạo luật này cho phép Hải quân tiền hành các thủ tục an ninh bằng cách bắt giữ tàu và bắt giữ tàu cùng chủ. Thủ tục bắt giữ tàu được tiến hành nếu như chủ tàu không chịu hợp tác cung cấp thông tin an ninh.

Tại phần IV, điều 22 (3) đạo luật số (31) 1981 sửa đổi năm 2009: Bảo vệ biển (quy định về trách nhiệm dân sự) quy định về cầm giữ tàu :

Trong trường hợp một con tàu đã bị giam giữ theo quy định của khoản này đi ra biển trước khi nó được phóng thích, thì thuyền trưởng và chủ tàu mỗi người đều phạm tội bởi hành vi chồng lại quy định phạt, bị kết án:

a) Đối với thuyền trưởng phải chịu khoản tiền phạt không vượt quá 50 đơn vị

hình phạt hoặc bị cầm tù không quá 2 năm hoặc cả hai quy định trên.

b) Đối với chủ tàu, nếu chủ tàu không thuộc một tổ chức công ty phải chịu khoản

tiền phạt không vượt quá 50 đơn vị hình phạt hoặc bị cầm tù không quá 2 năm hoặc cả hai quy định trên.

c) Đối với chủ tàu, nếu chủ tàu thuộc một tổ chức công ty phải chịu khoản tiền

phạt không vượt quá 100 đơn vị hình phạt.

Nhìn chung Hệ thống pháp luật của Australia về vấn đề ô nhiểm dầu trên biển bao gồm cả ngoại diện và nội hàm những quy định của nhiều Công ước quốc tế. Mặt khác Australia đang tiến tới việc ra nhập Công ước quốc tề vế trách nhiệm dân sự và bồi thường thiệt hại liên quan đến vận chuyển các chất nguy hiểm và độc hại bằng đường biển (HNS 1996) của Tổ chức Hàng Hải quốc tế (IMO). Theo đó công ước chỉ ra thiệt hại do ô nhiểm dầu bao gồm cả dầu từ tàu của những tàu không chở dầu. Cho đến thời điểm hiện nay, pháp luật áp dụng cho các sự cố gây ô nhiễm dầu như vậy chỉ được quy định trong Bộ luật Giới hạn trách nhiệm khiếu nại Hàng hải năm 1989, và những khía cạnh giới hạn trách nhiệm được áp dụng giống như đối với khiếu nại trong Thông luật.

Pháp luật liên quan đến việc bồi thường thiệt hại theo các Công ước tập trung vào việc bồi thường cho các cơ quan chính phủ tham gia vào hoạt động dọn sạch ô nhiểm từ những sự cố nghiêm trọng do dầu thoát ra từ một tầu chở dầu, chứ không phải dầu gây ô nhiêm từ một loại tàu khác.

Có một điểm thú vị là cả hai Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự chủ tầu đối với thiệt hai do ô nhiểm dầu và Công ước quốc tế về thiết lập Quỹ quốc tế bồi thường thiệt hại do ô nhiểm dầu chỉ áp dụng đối với tàu biển hoặc tàu lưu thông trên biển bất kỳ loại nào mà chở dàu với số lượng lớn như vận chuyển hàng hoá. Trong khi tầu không phải là tầu chở dầu và dầu không được vận chuyển như nhiên liệu và sự cố ô nhiểm dầu xẩy ra không áp dụng những quy định luật pháp này.

Tóm lại, trong các điều khoản về tràn dầu từ các tàu chở dầu, pháp luật Australia quy định đầy đủ và thoả đáng về chế độ bồi thường theo quy định của pháp luật quốc tế. Đối với sự cố tràn dầu từ các loại tầu khác, pháp luật quy định về việc chi phí phục hồi từ chủ tầu. Vần đề là với tàu khác không phải là tàu chở dầu có thể không có bảo hiểm đầy đủ hoặc các hãng bảo hiểm có thể không chấp nhận trả tiền cho một số nguyên nhân gây sự cố thì Australia phải tìm cách giải quyết vấn đề theo luật pháp quốc tế.

3. 2 Bài học kinh nghiệm và khuyến nghị, đề xuất cho Việt Nam trong việc hoàn thiện các quy định của pháp luật hiện hành về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ VIỆC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO Ô NHIỄM DẦU TRONG TƯƠNG QUAN SO SÁNH VỚI PHÁP LUẬT AUSTRALIA (Trang 89 -89 )

×