Quy định về Quyền tài phán theo pháp luật Australia khi giải quyết các vấn đề liên quan đến ô nhiễm dầu:

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về việc bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu trong tương quan so sánh với pháp luật Australia (Trang 76)

- Nguồn từ Thông luật (common law) bao gồm hệ thống án lệ Tuy nhiên cácquy định của thông luật chỉ được áp dụng khi không có các quy định trong Luật thực

3.1.5 Quy định về Quyền tài phán theo pháp luật Australia khi giải quyết các vấn đề liên quan đến ô nhiễm dầu:

Những vùng biển khác nh au của Australia được phân chia theo Đạo luật Biển và các vùng đất dưới mặt biển 1973 do Liên bang ban hành . Từ năm 1973 cho đến

1982 đạo luật này thường dẫn chiếu tới Công ước của LHQ về Luật biển 1982 để

giải quyết những sự cố ô nhiễ m biển qua thương lượng . Có 2 vùng biển là nội thủy và lãnh hải thuộc đặc quyền tài phán của Australia :

- Vùng nước nằm trong khu vực 3 hải lý từ bờ thuộc trách nhiệm của các Bang có đường bờ biển và vùng lãnh thổ phía Bắc.

Vùng lãnh hải tính từ đường ngấn nước thấp dọc theo bờ biển được đánh dấu trên hải đồ, đường ngấn nước này là đường cơ sở .Đường cơ sở có nơi được vẽ ngang qua các cửa sông và cửa vịnh , hoặc vẽ theo nhiều cách khác nhau phụ thuộc vào địa hình bờ biển.

Vùng nước bên trong đường cơ sở là nội thủy , bao gồm cả cảng , bến neo đậu, sông, hồ và kênh rạch.

Việc trước tiên là cần xác định nơi xảy ra sự cố gây thiệt hại do ô nhiễm để xác định hệ thống pháp luật nào được áp dụng để giải quyết .Theo đó:

- Luật của tiểu bang được áp dụng đối với những sự cố xảy ra trong vùng nước từ 3 hải lý tính từ đường cơ sở.

- Luật của Liên bang theo công ước MARPOL 73/78 được áp dụng cho toàn bộ các vùng biển từ 3 đến 12 hải lý, vùng bên ngoài biên giới lãnh hải 12 hải lý cho tới vùng biển cả, bao gồm cả vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa.

Khi việc xả dầu hoặc ô nhiễm dầu xảy ra trong vùng nước 3 hải lý tính từ bờ

biển thì luật của Tiểu bang và của Vùng lãnh thổ phía Bắc được áp dụng . Luật của

Liên bang dược áp dụng đối với vùng biên giới lãnh hải từ 3 đến 12 hải lý . Thông thường luật của các tiểu bang đều mô phỏng luật của Liên bang theo Đạo luật Bảo vệ biển 1983 (ngăn chặn ô nhiễm từ tàu biển ) và ba nguyên nhân loại trừ trách nhiệm được áp dụng đối với thuyền trưởng và chủ tàu .

Quyền tài phán những khiếu nại của Liên bang theo đạo luật Bảo vệ biển năm 1981 (quyền can thiệp ) theo Công ước liên quan đến sự can thiệp trên vùng biển cả trong trường hợp x ảy ra tổn thất về ô nhiễm dầu . Công ước về sự can thiệp cho phép

Australia áp dụng các biện pháp cần thiết trên vùng biển khơi như ngăn chặn , làm

giảm nhẹ hoặc loại bỏ mối nguy hại nghiêm trọng sắp xảy ra đối với vùng biể n của

Australia hoặc liên quan đến những lợi ích hoặc đe dọa gây ô nhiễm biển . Như vậy

trong tất cả các vùng biển từ vùng đặc quyền kinh tế , vùng tiếp giáp lãnh hải , lãnh hải và nội thủy , đều cho phép nước này được thực hiện các hành động sau :

(1): Rời tàu hoặc một phần tàu tới một nơi khác (2): Rỡ bỏ hàng hóa khỏi tàu

(3): Thu hồi tàu , một phần của tàu hoặc bất kỳ hàng hóa nào trên tàu (4): Đánh chìm hoặc phá hủy tàu hoặc một phần tàu

(5): Đánh chìm, phá hủy hoặc ném xuống biển bất kỳ hàng hóa nào của tàu (6): Có quyền kiểm soát toàn bộ tàu hoặc một phần tàu

Có một chú ý quan trọng là những quy định này bị giới hạn đối với những tàu chở dầu. Quy định này không được áp dụng trong trường hợp nơi xảy ra ô nhiễm dầu

là kết quả của sự cố liên quan đến một tàu chở dầu nhiên liệu.

Việc xác minh nơi xảy ra sự cố gây ra những tổn hại do ô nhiễm dầu là điều kiện để xem xét đòi bồi thường thiệt hại thông qua những chế tài pháp lý .

3.1.6 Các quy định về thẩm quyền xét xử và tố tụng .

Thẩm qu yền xét xử được quy định trong cả Thông luật Australia lẫn các đạo luật riêng đều trao cho Tòa án Liên bang Australia hoặc Tòa án tối cao của tiểu bang hay khu vực lãnh thổ .

Công ước quốc tế về thiết lập Quỹ quốc tế bồi th ường thiệt hại do ô nhiễm

dầu( FUND) 1971, 1992 thiết lập một quan hệ pháp lý mà theo đó trách nhiệm thụ lý vụ việc thuộc về Tòa án Liên bang Australia hoặc Tòa án tối cao tiểu bang hay vùng lãnh thổ và là cơ quan xử phạt .

Có những lợi thế đặc trưng trong việc khởi đầu một quy trình tố tụng ở

Tòa án Liên bang , nơi vụ việc có thể được đem ra xét xử . Quy trình tố tụng có

thể được khởi đầu tại cơ quan đăng ký ủy nhiệm có thẩm quyền tư phá p mở

***Đạo luật (số 41) 1993 sửa đổi năm 2009 về Bảo vệ biển (Quy định về vấn đề bội thường thiệt hai do ô nhiễm dầu ), dựa theo Công ước quốc tế về thiết lập Quỹ quốc tế bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu năm 1971, Nghị định thư bổ sung 1971 và 1992. Chương 3 Phần 3.5, điều 32 quy định:

1) Những khiếu nại đòi bồi thường được Tòa án Liên bang Australia hoặc Tòa án

tối cao tiểu bang hay vùng lãnh thổ thụ lý .

2) Tòa án có thể chuyển vụ khiế u kiện đến một tòa án khác có thẩm quyền

3) Việc chuyển này có thể thực hiện ở bất cứ giai đoạn nào của vụ kiện

4) Tòa án có thể chuyển vụ khiếu kiện theo yêu cầu hoặc chủ động chuyển

5) Nếu vụ kiện được chuyển sang một t òa án khác phải đảm bảo : Tất cả hồ sơ tài

liệu, tiền và biện pháp đảm bảo tài chính liên quan đến vụ kiện phải được phòng đăng ký hoặc nhân viên đăng ký của Tòa án nơi chuyển cho phòng đăng ký hoặc nhân viên đăng ký của Tòa án nơi được chuyển một cách đúng quy định.

**** Đạo luật Bảo vệ biển 1981 (Quy định trách nhiệm công dân ) sửa đổi năm 2009

Phần 2 điều 9 chỉ ra rằng: Tòa án tối cao của Tiểu bang được trao cho thẩm quyền tài

phán liên b ang và thẩm quyền này trong chừng mực mà Hiến pháp cho phép , được

trao vào Tòa án tối cao của các vùng lãnh thổ , để thụ lý và xác định yêu cầu bồi

thường theo quy định của Công ước được áp dụng đối với những sự cố sau : a, Gây ra thiệt hại do ô nhiễm tại nơi mà Công ước được áp dụng

b, Liên quan đến những biện pháp phòng ngừa đã được thực hiện để ngăn chặn hoặc giảm thiểu thiệt hại ô nhiễm ở một nơi mà Công ước được áp dụng

Như vậy cho đến Đạo luật này quy định Tòa án tối cao của tiểu bang và vùng lãnh thổ có thẩm quyền tài phán Liên bang.

Tòa án ở Australia chấp nhận một phương án giải quyết quốc tế đối với các khiếu nại kể từ khi những kháng cáo được gửi tới Hội đồng cơ mật Anh quốc bị bãi bỏ năm 1986. Tòa dân sự tối cao Australia đồng thời là tòa thượng thẩm và cho phép các tòa án nước này áp dụng các quyết định của những tòa án khác có liên quan tới cùng một Công ước quốc tế .

Sự hài hòa trong việc tiếp cận giải quyết quốc tế này phù với thực tế và làm mất đi tính địa phương nhưng thể hiện những tiến bộ sau :

- Sự công nhận thân thiện giữa các quốc gia . - Sự nhất quán trong việc áp dụng luật quốc tế . - Đảm bảo sự chắc chắn trong cộng đồng quốc tế .

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về việc bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu trong tương quan so sánh với pháp luật Australia (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)