- Nguồn từ Thông luật (common law) bao gồm hệ thống án lệ Tuy nhiên cácquy định của thông luật chỉ được áp dụng khi không có các quy định trong Luật thực
b, Lập Quỹ quốc gia đối phó với nạ nô nhiểm dầu trên biển.
3.2.5 Tích cực tham gia các công ước quốc tế về ô nhiễm dầu.
Qua việc phân tích hệ thống luật pháp của Australia, chúng ta nhận thấy rằng hầu hết những quy định trong pháp luật về phòng chống ô nhiểm dầu trên biển của nước này đều được nội luật hoá từ những công ước quốc tế hoặc dẫn chiếu tới công ước quốc tế bởi một đạo luật có hiệu lực. Điều đó nói lên pháp luật về phòng chống ô nhiểm dầu trên biển noí chung và pháp luật về BTTH do ô nhiễm dầu nói riêng đang ngày được các quốc gia quan tâm và từ lâu đã có sự kiểm soát quốc tế.
Với sự nỗ lực cố gắng của các tổ chức quốc tế , hàng loạt các điều ước quốc tế
liên quan đến bảo vệ môi trường từ hoạt động vận tải biển đã được ban hành , cung
cấp khung ph áp lý quốc tế cho các hoạt động bảo vệ môi trường biển trên toàn cầu như UNLOCS 1982, CLC 1992, MARPOL73/78, FUND 1992, OPRC 1990, HNS….. Đây là nguồn luật vô cùng quan trọng và thiết thực cho các quốc gia như Việt Nam trong việc xây dựng những quy định pháp lý cho việc phòng chống và yêu cầu đòi BTTH doô nhiễm dầu trên biển .
Tuy nhiên hiện nay, Việt Nam mới chỉ tham gia một số công ước như công ước của LHQ về luật biển 1982, CLC 92, MARPOL 73/78 và Công ước BUNKER 2001. Việc chậm chễ trong việc gia nhập các công ước quốc tế về ô nhiễm dầu
không chỉ làm giảm mức độ cạnh tranh của việc đăng ký tàu mang cờ Việt Nam mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới an toàn hàng hải và môi trường biển Việt Nam.
Do đó, để nâng cao hiệu quả thực hiện các điều ước quốc tế về ô nhiễm dầu Việt Nam đã ký kết và gia nhập, cũng như để đảm bảo quyền và lợi ích quốc gia trong việc ký kết các điều ước quốc tế về an toàn hàng hải, bảo vệ môi trường biển, phòng chống và ứng phó đối với các sự cố tràn dầu, Việt Nam cần tiến hành đồng bộ các giải pháp, bao gồm giải pháp xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu, theo những lộ trình cụ thể phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của Việt Nam, tương thích với các quy định và thực tiễn quốc tế. Với sự quyết tâm của hệ thống chính trị và nỗ lực của các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan, hi vọng trong một tương lai không xa, Việt Nam sẽ không còn đứng ngoài nhiều công ước quốc tế về bảo vệ môi trường biển, về ngăn ngừa ô nhiễm dầu; xây dựng được một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, khoa học và hiện đại về bảo vệ môi trường nói chung và phòng chống, xử phạt, đòi bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu.
Chúng ta đang đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế , việc tham gia các Công ước cũng là cách để hoàn thiện hành lang pháp lý cho những vấn đề chung được thế giới quan tâm.
KẾT LUẬN
Cùng với chiến lược vươn ra biển , tìm kiếm và khai thác nguồn tài nguyên dầu mỏ dưới lòng biển của nhiều quốc gia trong nhiều thập niên lại đây đã gây ra vấn nạn ô nhiễm biển do dầu mỗi ngày một trầm trọng . Thực tế đã chứng minh ô nhiễm
do dầu trên biển gây thiệt hại nặng nề , thảm khốc và ảnh hưởng rất lâu dài . Nhận
thức được điều đó, việc phòng chống , xử lý và bồi thường thiệt hại do sự cố ô nhiễm dầu trên biển được các quốc gia rất quan tâm . Chính vì vậy , nhiều quy pham pháp lý quốc tế về phòng, chống và bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu đã l ần lượt được ban hành.
Nhìn sang các quốc gia có biển mà nhất là Australia, cho thấy hệ thống pháp luật về phòng chống ô nhiễm dầu nói chung và BTTH do ô nhiễm dầu nói riêng khá toàn diện và phù hợp . Trong khi Việt Nam là một quốc gia biển đang trong quá trình tự hoàn thiện chính sách , pháp luật về Biển nhưng riêng về chế định BTTH do ô
nhiễm dầu đang có những lỗ hổng rất lớn . Do vậy , việc nghiên cứu pháp luật về
phòng chống và bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu trên biển là hết sức cấp thiết. Trên cơ sở nghiên cứu hệ thống pháp luật Australia về cùng vấn đề này sẽ là tài liệu quý cho việc sửa đổi , bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật của nước ta . Từ đó
rút ra những bài học kinh nghiệm hỗ trợ quá trình xây dựng chính sách , pháp luật
Việt Nam trong lĩnh vực đặc biệt quan trọng này. Bởi xét cho đến cùng pháp luật nói chung và pháp luật về ô nhiễm dầu nói riêng là một công cụ để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Do đó khi pháp luật về ô nhiễm dầu không còn phù hợp với các quan hệ xã hội hay nói cách khác là không còn phù hợp với thực trạng ô nhiễm dầu tại nước ta thì đòi hỏi phải có sự sửa đổi bổ sung và kế thừa những tinh hoa, tiến bộ của nước bạn để thực hiện tốt vai trò của mình.
Có thể nói, Pháp luật về BTTH do ô nhiễm dầu là một chuyên đề rất rộng. Tuy nhiên với những nhận thức còn hạn chế và trong khuôn khổ của một luận văn tốt
nghiệp thạc sỹ với chủ để “Pháp luật Việt Nam về việc bồi thường thiệt hại do Ô
nhiễm dầu trong tương quan so sánh với pháp luật Australia”, học viên chỉ tập
chi tiết tất cả các khía cạnh của vấn đề. Hơn nữa luận văn đã được hoàn thiện từ khá
lâu nên một số tài liệu được sử dụng chưa được cập nhật và sửa đổi, do vậy học viên
rất mong muốn nhận được những sự góp ý và thông cảm từ phía các thầy giáo, cô giáo và các bạn quan tâm để luận văn được hoàn thiện hơn.
Từ các kết quả nghiên cứu của luận văn, Học viên hi vọng trong thời gian tới các nhà quản lý của Việt Nam sẽ nỗ lực hơn nữa trong việc hoàn thiện cơ sở pháp lý điều chỉnh và khắc phục tình trạng ô nhiễm dầu ngày càng nghiêm trọng ở nước ta bằng việc thông qua các các văn bản pháp luật chuyên biệt về ô nhiễm dầu và BTTH do ô nhiễm dầu. Cũng như tiến hành các hoạt động nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường nói chung và môi trường biển của cộng đồng xã hội.