Sự cần thiết của việc kiểmsoá tô nhiễm dầu trên biển bằng Luật.

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về việc bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu trong tương quan so sánh với pháp luật Australia (Trang 92)

- Nguồn từ Thông luật (common law) bao gồm hệ thống án lệ Tuy nhiên cácquy định của thông luật chỉ được áp dụng khi không có các quy định trong Luật thực

3.2.1Sự cần thiết của việc kiểmsoá tô nhiễm dầu trên biển bằng Luật.

133 SDR (236 AUD)/ tấn trọng

3.2.1Sự cần thiết của việc kiểmsoá tô nhiễm dầu trên biển bằng Luật.

a, Trước tiên cần ban hành ngay một văn bản(Nghị định) chuyên biệt để hướng dấn

một cách thống nhất và kịp thời việc BTTH do ô nhiễm dầu trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Nghị định này không chỉ quy định về trách nhiệm BTTH do ô nhiễm dầu mà còn tham gia điều chỉnh việc phòng chống ô nhiễm dầu và khắc phục các sự cố tràn dầu ở Việt Nam.

Trên thực tế, mặc dù chúng ta có thể bắt gặp khá nhiều những quy định trong hệ thống pháp luật Việt Nam điều chỉnh vấn đề phòng chống và BTTH do ô nhiểm dầu, tuy nhiên đó mới chỉ tồn tại ở dạng những văn bản quy phạm mang tính đơn lẻ, không thống nhất. Gần đây liên tục xẩy ra những sự cố tràn dầu trên khiến công tác ứng cứu của chúng ta bộc lộ nhiều điểm yếu. Đó là hệ quả của những quy định về việc phòng chống, ứng cứu sự cố tràn dầu không thống nhất, nằm rải rác trong một số điều luật về phòng chống ô nhiểm môi trường. Chúng ta cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc xác định nguyên nhân gây tràn dầu và đánh giá thiệt hại do ô nhiễm . Những điều đó có thể được gán cho nguyên do là trình độ và các phương tiện kỹ thuật của chúng ta chưa đủ và hiện đại để kiểm soát và ứng cứu kịp thời mỗi khi xảy ra sự cố.

Tuy nhiên, dưới góc nhìn pháp luật, hiện nay chúng ta còn rất nhiều vướng mắc và lúng túng trước những quy định đòi bồi thường theo luật quốc tế đối với vần đề tràn dầu trên biển. Kể cả với những khiếu nại hàng hải liên quan đến ô nhiểm dầu. Bằng chứng là có rất nhiều vụ việc xảy ra nhưng chúng ta vẫn chưa giả quyết dứt điểm và quan trọng là hầu như không nhận được sự bồi thường thoả đáng. Điều đó nói lên sự yếu kém của pháp luật điều chỉnh vấn đề này.

Về kỹ thuật pháp lý, chúng ta nhìn thấy hầu như những hướng dẫn chung chung, thiếu rõ ràng trong những quy định về bồi thường thiệt hại, về trách nhiệm, nghĩa vụ của các chủ thể trong pháp luật về môi trường. Hiện tại chúng ta mới chỉ áp dụng BLDS 2005 và Luật BVMT 2005 cho quy định về bồi thường thiệt hại đối với những vấn đề liên quan đến dầu mà tuyệt nhiên không có một văn bản pháp luật chuyện biệt nào điều chỉnh vần đế này.

Trách nhiệm pháp lý trong sự cố tràn dầu, khiếu nại yêu cầu bồi thường thiệt hại và những biện pháp đảm bảo tài chính cho việc bồi thường, giải quyết hậu quả do ô nhiểm dầu không quy định ràng và không được đề cập tới. Thực tế là những biện pháp cưỡng chế thi hành sau khi xẩy ra sự cố đối với những chủ thể có liên quan hầu hết còn thiên về mệnh lệnh hành chính, tiền phạt không đủ răn đe và không chú trọng đến vấn đề đền bù.

Đã đến lúc chúng ta cần một văn bản pháp luật chuyên biệt điều chỉnh vấn đề này. Qua những phân tích về văn bản pháp luật phòng chống ô nhiễm dầu trên biển và BTTH do ô nhiễm dầu của Australia bên trên, Học viên muốn đưa ra một số khuyến nghị về việc cần thiết phải ban hành chí ít là một nghị định điều chỉnh riêng vấn đề ô nhiểm dâù trên biển, mà trước tiên cần cụ thể hoá những quy định này bằng một văn bản chuyên biệt như Nghị định của Chính phủ. Trong đó cần tập trung và làm rõ ràng những quy định pháp lý sau:

- Thứ nhất, trách nhiệm dân sự đối với những chủ thể gây ô nhiểm.

- Thứ hai, quy định về Khiếu nại đòi bồi thường cho những thiệt hại do ô

nhiểm hay nói cách khác là quy định một trình tự thủ tục biệt riêng biệt cho việc giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình yêu cầu BTTH do ô nhiễm dầu. Bên

cạnh việc kế thừa các quy định của BLTTDS 2005 thì Nghị định về ô nhiễm dầu cần có những quy định cho phù hợp với các yêu cầu đòi BTTH, đặc biệt lưu ý đến các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong việc giải quyết yêu cầu BTTH do ô nhiễm dầu tại Việt Nam. Cụ thể trong các trường hợp cần thiết thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền bắt giứ tàu thuyền gây ra sự cố tràn dầu hoặc bắt giữ các chủ tàu thuyền, người quản lý của các giàn khoan gây nên sự cố theo quy định của Pháp lệnh về thủ tục bắt giữ tàu biển và Luật dầu khí. Hay cần phải quy định rõ hơn về trình tự thủ tục giải quyết các tranh chấp về BTTH do ô nhiễm dầu tại Tòa án và tại Trọng Tài.

- Thứ ba, đưa ra khung cụ thể cho việc yêu cầu bồi thường thiệt hại và khắc

phục thiệt hại tức là cần phải lượng hóa (bằng các số liệu) về mặt kinh tế đối với các thiệt hại do ô nhiễm dầu để làm căn cứ cho việc yêu cầu BTTH. Nói rộng ra là các nội dung về đánh giá và chi trả thiệt hại, cụ thể là các trả cho việc bồi thường và khắc phục, ngăn chặn các thiệt hại trong lĩnh vực môi trường, lĩnh vực thủy sản và lĩnh vực khác( làm muối, du lịch...). Tuy nhiên cũng tùy vào đặc điểm của từng nghành kinh tế mà áp dụng các cách tính toán thiệt hại cho phù hợp. Vì vậy trong đơn yêu cầu BTTH cần phải thể hiện rõ tổng số tiền yêu cầu BTTH và khắc phục thiệt hại do sự cố gây ô nhiễm dầu là bao nhiêu? Và thời hạn giải quyết các khiếu kiện là đến bao giờ ?( thời hạn khiếu kiện).

- Thứ tư, những biện pháp đảm bảo tài chính đối với các bên liên quan để đáp

ứng nghĩa vụ đền bù thiệt hại, mà cụ thể là việc thành lập một Quỹ quốc gia về bồi

thường thiệt hại do ô nhiễm dầu, với nguồn thu là từ việc đóng bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc với các Chủ tầu có nguy cơ gây ô nhiễm dầu.

- Thứ năm, quy định cụ thể hơn về trình tự thủ tục tố tụng và xét xử tại Tòa án

( hoặc trọng tài) đối với các yêu cầu đòi BTTH do ô nhiễm dầu. Có thể bổ sung phần thủ tục tố tụng khiếu nại và khởi kiện đòi BTTH do ô nhiễm dầu thành một chương riêng trong BLTTDS hoặc nằm ngay trong nội dung của Văn bản chuyên biệt điều chỉnh về BTTH và phòng chống ô nhiễm dầu của Chính Phủ này.

- Thứ sáu, quy định cụ thể về cấu, tổ chức, quyền hạn, nghĩa vụ của từng cơ

quan, ban nghành có liên quan trong việc chỉ đạo, tổ chức ứng cứu và ngăn các sự cố tràn dầu. Trong việc thanh tra, kiểm tra, xử phạt , xử lý ô nhiễm môi trường và

yêu cầu đòi BTTH khi có các sự cố ô nhiễm dầu xảy ra. Tránh tình trạng chống chéo giữa các cơ quan như hiện nay.

- Thứ bảy, sự cấn thiết phải quy định các chế tài cụ thể áp dụng đối với tội

phạm xâm hại môi trường biển mà ở đây là tội gây ô nhiểm dầu trên biển ngay trong văn bản này.

b, Tiến hành sửa đổi bổ sung và khắc phục những hạn chế, bất cập của Hệ thống

pháp luật hiện hành về chế định trách nhiệm BTTH do ô nhiễm dầu(các Bộ luật, Luật có liên quan) .

- Sửa đổi, bổ sung BLDS 2005: Theo quy định tại điều 624 BLDS, trong mọi trường hợp bất cứ ai có hành vi gây ô nhiễm dầu đều phải BTTH theo quy định của Bộ luật này. Nhưng nên bổ sung thêm quy định đối với trường hợp nếu dầu tràn ra môi trường là dầu nặng khó phân hủy thì cần áp dụng các quy định của CLC 92, còn nếu trường hợp hành vi gây ô nhiễm là do tàu khác chứ không phải tàu dầu và dầu tràn là loại dầu khác chứ không phải dầu nặng khó phân hủy và thực tế có gây ra thiệt hại thì sẽ áp dụng BLDS. Đồng thời nên đưa quy định về BTTH do ô nhiễm dầu thành một điều luật riêng quy định tại Mục 3 chương XXI BLDS 2005.

- Sửa đổi, bổ sung Luật BVMT 2005: Với tư cách là một công cụ pháp lý để bảo vệ môi trường, xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực môi trường, Luật BVMT 2005 cần thiết phải được bổ sung thêm các quy định về ô nhiễm dầu và việc BTTH do ô nhiễm dầu. Mặc dù Luật BVMT 2005 đã có các quy định về BTTH do ô nhiễm, suy thoái môi trường nhưng các quy định này thực sự chưa phù hợp và khó áp dụng. Do đó Luật BVMT cần ban hành các quy định để làm rõ các khái niệm cơ bản về ô nhiễm dầu một cách cụ thể: ô nhiễm môi trường biển là gì? ô nhiễm dầu là gì? BTTH do ô nhiễm dầu là gì? Căn cứ đánh giá thiệt hại do ô nhiễm dầu? các phương pháp lượng hóa ô nhiễm dầu? Các biện pháp để phòng ngừa, xử lý và khắc phục các sự cố tràn dầu? quyền và nghĩa vụ cụ thể của các cá nhân, cơ quan có thẩm trong việc ngăn ngừa, xử lý , khắc phục các sự cố gây ô nhiễm dầu và thẩm quyền giải quyết yêu cầu BTTH do ô nhiễm dầu tại Việt Nam....Đặc biệt Luật BVMT 2005 cũng cần bổ sung các trường hợp viễn dẫn đến các công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên như công ước CLC 92 (áp dụng cho các sự cố tràn tầu dầu và dầu tràn ra

môi trường là dầu khó tan), công ước MARPOL 73/78, công ước BUNKER 2001. Tham khảo các quy định tiến bộ của các công ước quốc tế khác. Do đó để việc BTTH do ô nhiễm dầu được thuận lợi thì việc sửa đổi bổ sung Luật BVMT 2005 trong thời gian tới với một số nội dung như trên là tất yếu.

- Sửa đổi, bổ sung BLHH 2005: BLHH 2005 ra đời cũng đã có một số quy đinh có liên quan đến việc BTTH do ô nhiễm dầu. Theo điều 28, BLHH 2005 có quy định các tàu biển dùng để chuyên chở dầu mỏ và các loại chế phẩm từ dầu mỏ phải có nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu về ô nhiễm môi trường (đây là nghĩa vụ bắt buộc). Điều 29 quy định các khiếu nại về thiệt hại về ô nhiễm dầu do tàu biển gây ra cho môi trường, tiền bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu và các chi phí cho việc áp dụng các biện pháp hợp lý để khôi phục lại môi trường .. sẽ là những khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền bắt giữu tàu biển.... Mặc dù vậy thì trên thực tế chỉ dựa vào một vài điều khoản còn khiêm tốn của BLHH 2005 thì thực sự chưa thể đáp ứng được yêu cầu của quá trình giải quyết các tranh chấp phát sinh từ các hành vi gây ô nhiễm dầu ở nước ta hiện nay. Bởi lẽ thực trạng ô nhiễm dầu ngày càng trở nên nguy hiểm và gây ra những thiệt hại lớn. Hơn nữa, bên cạnh việc cụ thể hóa các quy định của các CUQT mà Việt Nam đã tham gia như: CLC92, MARPOL 73/78, BUNKER 2001... Pháp luật hàng hải về ô nhiễm dầu của Việt Nam cần thiết phải tham khảo các Công ước quốc tế khác về phòng chống ô nhiễm dầu như công ước FUND (Công ước thành lập Quỹ quốc tế bồi thường thiệt hại từ ô nhiễm dầu), Công ước OPRC 1990 (Công ước quốc tế về phòng bị, ứng phó và hợp tác giải quyết ô nhiễm dầu), Công ước Quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại từ ô nhiễm dầu do tàu chở dầu gây ra 2001... để có những bổ sung thích hợp.

Theo công ước FUND người sử dụng dầu, hay nói mội cách khác người nhập khẩu dầu phải cùng chịu trách nhiệm đối với thiệt hại ô nhiễm biển do dầu. Nếu như chủ tàu được giới hạn trách nhiệm dân sự đối với các thiệt hại do ô nhiễm dầu mà thiệt hại vượt quá giới hạn của chủ tàu, thì người nhập khẩu dầu thông qua Quỹ bồi thường quốc tế được thiết lập theo công ước FUND sẽ bồi thường phần vượt trội đó. Từ việc tham khảo các quy định trên cho thấy BLHH 2005 cần bổ sung các quy định về căn cứ đánh giá mức độ ô nhiễm, tính toán thiệt hại, trình tự thủ tục.. đối với (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

các tàu thuyền có hành vi gây ô nhiễm dầu. Quy định cụ thể hơn về trách nhiệm BTTH của chủ tàu đối với các thiệt hại do ô nhiễm dầu, phù hợp nội dung của các công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và BLDS 2005. Đặc biệt cần bổ sung các quy định về trách nhiệm BTTH do ô nhiễm dầu trường hợp tàu gây ô nhiễm dầu không thuộc phạm vi điều chỉnh của công ước CLC 92 (sự cố tràn dầu là dầu khó tan, chủ tàu chỉ chịu trách nhiệm BTTH do ô nhiễm dầu từ tàu theo giới hạn của trọng tải).

Quy định chi tiết hơn nữa về các quy định về bảo hiểm dân sự đối với các sự cố tràn dầu, gây ô nhiễm dầu. Từ đó góp phần hạn chế, ngăn ngừa các hành vi gây ô nhiễm dầu của chủ tàu thuyền cũng như hành vi né tránh trách nhiệm BTTH của các chủ tàu thuyền mà đặc biệt là tàu thuyền nước ngoài trên lãnh thổ việt nam.

- Đối với Luật Dầu khí 2008 và Luật Thủy sản 2003 cần phải sửa đổi bổ sung theo hướng giành riêng một chương thích đáng để quy định về vấn đề bảo vệ môi trường biển nói chung và bảo vệ môi trường biển bởi các hành vi làm ô dầu nói riêng trong cả Luật Dầu khí và Luật Thủy Sản. Cụ thể:

Đối với Luật dầu khí: Bên cạnh nghĩa vụ bảo vệ môi trường biển của các tổ chức. cá nhận có hoạt động dầu khí, mua bảo hiểm môi trường cho các phương tiện, công trình phục vụ hoạt động dầu khí thì trong chương bảo vệ môi trường biển cần quy định một cách chi tiết và rõ ràng hơn về việc bảo vệ môi trường biển trước nguy cơ ô nhiễm dầu ngày càng nghiệm trọng. Theo đó cần khẳng định chủ các phương tiện, công trình phục vụ cho hoạt động dầu khí có có hành vi làm ô nhiễm dầu bên cạnh việc bị xử phạt theo quy định của Nghị định 48/2000/NĐ-CP còn phải BTTH, khắc phục ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật về BTTH do ô nhiễm dầu của Việt Nam (theo BLDS 2005 và các văn bản pháp luật khác). Trong trường hợp cần thiết để phục vụ cho công việc BTTH các phương tiện như tàu thuyền có hoạt động cung ứng dầu có thể bị bắt giữ...

Đối với Luật Thủy Sản: Luật thủy sản quy định các tổ chức, cá nhân hoạt động trong nghành thủy sản có nghĩa vụ bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản và tuân thủ các quy định của pháp luật bảo vệ môi trường và pháp luật về tài nguyên nước. Điều đó cho thấy cần phải bổ sung trong Luật Thủy sản các điều

khoản cụ thể về nghĩa vụ của các chủ thể hoạt động trong nghành thuỷ sản trong việc phòng chống ô nhiễm dầu từ các hoạt động của tàu cá. Đặc biệt cần có quy định về việc kiểm soát và nghiêm cấm việc xả dầu, xả nước có lẫn dầu từ các tàu thuyền hoạt động trong nghành thủy sản ra sông, ra biển làm ô nhiễm môi trường. Quy định các biện pháp chế tài áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi gây ô nhiễm dầu, đặc biệt là phải có trách nhiệm BTTH nếu có hành vi thải dầu, nước có lẫn dầu từ tàu thuyền ra sông, biển.

- Sửa đổi bổ sung BLHS: BLHS 1999 vừa được sửa đổi, bổ sung tuy nhiên rất tiếc lại không có bất cứ điều khoản nào quy định về hành vi làm ô nhiễm môi trường do dầu. Tại điều 183 BLHS có quy định người nào thải vào nguồn nước dầu mỡ, hóa chất độc hại... thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Theo học viên trong thời gian tới cần phải bổ sung các tội về gây ô nhiễm môi trường do dầu, đặc biệt phải truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi xả thải dầu trái phép làm ô nhiễm môi trường , gây hậu quả nghiêm trọng.

- Sửa đổi bổ sung BLTTDS 2005 và Pháp lệnh về thủ tục bắt giữ tàu biển, Luật thi hành án dân sự theo hướng ban hành một trình tự, thủ tục riêng biệt và chi

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về việc bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu trong tương quan so sánh với pháp luật Australia (Trang 92)