- Nguồn từ Thông luật (common law) bao gồm hệ thống án lệ Tuy nhiên cácquy định của thông luật chỉ được áp dụng khi không có các quy định trong Luật thực
133 SDR (236 AUD)/ tấn trọng
3.2.2 Hoàn thiện cácquy định về Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố tràn dầu độc lập và Quỹ quốc gia đối phó với nạn ô nhiểm dầu trên biển.
a, Thành lập UBQG ứng phó sự số tràn dầu độc lập.
Hiện nay tình trạng thiếu rõ ràng trong việc phân công trách nhiệm của các ban ngành, các cơ quan quản lý gây ra sự chồng chéo và đùn đẩy trách nhiệm giải quyết sự cố. Chúng ta có Uỷ ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn song việc phân chia trách nhiệm và sự phối hợp giữa Uỷ ban này với Bộ tài nguyên môi trường chưa thống nhất. Khi một sự cố xẩy ra ví dụ như tai nạn hàng hải dẫn đến tràn dầu trên biển thì không có quy định cụ thể cơ quan nào đứng ra giải quyết, Cảnh sát biển, Uỷ ban tìm kiếm cứu nạn hay Sở tài nguyên môi trường nơi địa phương xẩy ra tai nạn hay tất cả cùng giải quyết?
Trong khi đó việc ứng cứu đòi hỏi phải tiến hành khẩn cấp, điều này chỉ có thể đáp ứng được khi có một cơ quan chuyên môn độc lập, cơ động, sẵn sàng tương tác với nhiệm vụ ứng cứu và giải quyết sự cố tràn dầu trên biển.
Nên chăng chúng ta cần thành lập một Uỷ ban quốc gia ứng phó sự cố tràn dầu như một cơ quan chuyên môn trực tiếp trực thuộc Chính phủ.
Trong Quyết định số 129/2001/QĐ-TTG của TTCP về việc phê duyệt kế hoạch Quốc gia ứng phó sự cố tràn dầu giai đoạn 2001 – 2010 chúng ta đã đề cập đến việc phân loại mức độ sự cố tràn dầu theo 3 mức. Mức độ ứng phó SCTD được phân theo mức 3 mức từ mức độ I đến mức độ III dựa trên cơ sở khối lượng dầu tràn ra môi trường.
Mức I : Dưới 100 tấn.
Mức III: Từ 100 tấn đến 2.000 tấn.
Mức III: Trên 2.000 tấn.
Tương ứng là việc ứng phó SCTD được tiến hành ở 3 cấp: cấp cơ sở, cấp khu vực và cấp Quốc gia.
Tuy nhiên cần nhìn nhận thắn thắn rằng trường hợp sự cố tràn dầu xảy ra vượt quá khả năng ứng phó của một Trung tâm khu vực nên Uỷ ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn phải điều động lực lượng của các Trung tâm khu vực khác, của các bộ, ngành, các địa phương và của các tổ chức, cá nhân phố hợp ứng phó sự cố tràn dầu. Dù vậy việc Uỷ ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn điều động lực lượng và triển khai phương án ứng phó cũng sẽ bị chậm so với một uỷ ban độc lập chuyên ứng phó sự cố tràn dầu. Với tư cách là một cơ quan chuyên môn, Uỷ ban quốc gia ứng phó sự cố tràn dầu độc lập sẽ được đầu tư thoả đáng để thực hiện chức năng của mình. Uỷ ban này cũng liên hiệp với lực lượng ứng phó độc lập của nước ngoài trong mối quan hệ tương trợ khi xẩy ra những sự cố trên biển. Là một Uỷ ban độc lập, bộ máy chỉ đạo, điều hành và chịu trách nhiệm trước việc ứng phó sẽ cơ động, nhanh chóng hơn. Ngay như theo Công ước quốc tế sẵn sàng, ứng phó và hợp tác đối với xử lý ô nhiểm dầu (OPRC) cũng như MARPOL, OPRC yêu cầu các quốc gia thành viên phải thiết lập một hệ thống quy mô quốc gia để ứng phó một cách hiệu quả và kịp thời khi có tai nạn ô nhiểm xẩy ra. Trong đó phải quy định cơ quan chịu trách nhiệm và truyền những thông báo về ô nhiểm dầu, quy định cơ quan có quyền thay mặt nhà nước yêu cầu giúp đỡ hoặc quyết định việc giúp đỡ khi có yêu cầu, xây dựng một kế hoạch ứng cứu khẩn cấp ở mức quốc gia, phối hợp với các cơ quan hữu quan khác trong việc cung cấp, sử dụng trang thiết bị, tổ chức diễn tập huấn luyện ứng phó ô nhiễm dầu.