Các văn bản pháp luật chung.

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về việc bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu trong tương quan so sánh với pháp luật Australia (Trang 32)

Trước hết cần phải khẳng định rằng vấn đề BTTH trong lĩnh vực môi trường

nói chung và BTTH do ô nhiễm dầu nói riêng theo pháp luật Việt Nam hiện hành còn nhiều vướng mắc và thiếu sót. Nhìn chung các quy định về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu còn rất sơ sài, bất cập không phù hợp thực tiễn và chưa có hệ thống nên các quy định về trách nhiệm bồi thường của người gây thiệt hại còn rất khó xác định. Biểu hiện là các quy phạm pháp luật về BTTH do ô nhiễm dầu hiện nằm rải rác ở rất nhiều

các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành bởi các cơ quan khác nhau và giữa chúng dường như không có nhiều mối liên hệ. Hậu quả là nhiều trường hợp bị thiệt hại do sự cố tràn dầu ở Việt Nam chưa được bồi thường hoặc có được bồi thường nhưng không thỏa đáng. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm cho thấy, nếu có các sự cố tràn dầu xảy ra các nhà quản lý vẫn có thể sử dụng các quy phạm pháp luật được ghi nhận trong các văn bản pháp luật chung là BLDS 2005, Luật BVMT 2005, BLHH 2005... để làm căn cứ cho việc khởi kiện. Do đó, việc yêu cầu BTTH từ các sự cố làm ô nhiễm dầu chỉ có tính thuyết phục và được chấp nhận khi các yêu cầu khởi kiện của người bị thiệt hại có căn cứ pháp lý và được luật pháp ghi nhận. Vì vậy học viên cho rằng cần thiết phải nghiên cứu một cách tổng quát các văn bản luật điều chỉnh về vấn đề này một cách đầy đủ.

Tuy nhiên, trong khuôn khổ của đề tài này tác giả chỉ tập trung vào những bộ luật, luật và các văn bản luật có tính áp dụng cao trong thực tiễn và là căn cứ pháp lý cho việc yêu cầu BTTH khi có sự cô làm ô nhiễm dầu chứ không có ý định liệt kê chúng. Vì vâỵ để việc nghiên cứu được thuận tiện học viên xin nêu ra một số văn bản pháp luật có ý nghĩa đối với việc giải quyết yêu cầu BTTH do ô nhiễm dầu sau đây:

1. Hiến pháp 1992 và Hiến pháp sửa đổi bổ sung Hiến pháp 1992:

Tại các văn bản này đã có những quy định về trách nhiệm bảo vệ môi trường, trong đó có môi trường biển và đã trở thành một nguyên tắc quan trọng. Theo đó các cơ quan nhà nước, các tổ chức và mọi công dân có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ môi trường. Nghiêm cấm mọi hành động làm suy kiệt tài nguyên và hủy hoại môi trường (điều 17, điều 18, điều 29..). Từ nguyên tắc này Luật BVMT 1993 đã ra đời và kể từ đó nguyên tắc bảo vệ môi trường đã được ghi nhận và đưa vào trong nhiều văn bản pháp luật khác như BLDS 2005, Luật Dầu Khí 1993, BLHH 2005 và sau này là Luật BVMT 2005.

2. Bộ luật dân sự năm 2005 và văn bản hướng dẫn thi hành.

Hiện nay, do chưa có một văn bản pháp luật chính thống nào điều chỉnh một cách đầy đủ và chuyên biệt về vấn đề BTTH do ô nhiễm dầu. Nên việc khởi kiện hay khiếu nại và xác định các thiệt hại về môi trường cũng như thiệt hại về kinh tế

do các hành vi gây ô nhiễm dầu chủ yếu vẫn dựa vào các quy định tại BLDS 2005, mà trước hết phải căn cứ vào các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng tại chươngXXI BLDS 2005 và Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP của TANDTC hướng dẫn một số quy định của BLDS 2005 về BTTH ngoài hợp đồng. Các quy định này sẽ được áp dụng và viện dẫn với tính chất là một trong các căn cứ pháp lý quan trọng nhất để truy cứu các hành vi xả, thải, làm tràn dầu gây ô nhiễm môi trường.Về nguyên tắc chung, theo quy định tại BLDS 2005, trách nhiệm BTTH do ô nhiễm dầu sẽ phát sinh khi có đầy đủ các yếu tố sau:

1. Phải có thiệt hại xáy ra;

2. Phải có hành vi vi phạm pháp luật;

3. Phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi vi phạm pháp luật;

4. Phải có lỗi cố ý hoặc vô ý của người gây thiệt hại.

Tuy nhiên tại điều 624 BLDS 2005 có quy định: cá nhân, pháp nhân và các chủ thể

khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp người gây ô nhiễm môi trường không có lỗi.

Như vậy áp dụng các quy định trên cho thấy đặc trưng của việc bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm dầu nói riêng là trong nhiều trường hợp không quan tâm đến yếu tố lỗi mà chỉ cần có thiệt hại xảy ra thì người gây ra thiệt hại đó phải có nghĩa vụ bồi thường. Bất cứ ai có hành vi làm ô nhiễm dầu trên lãnh thổ Việt Nam cũng đều phải bồi thường thiệt hại ngay cả khi họ hoàn toàn không có lỗi hoặc có lỗi nhưng là lỗi vô ý.

Ngoài ra điều 623 BLDS 2005 cũng có quy định về BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, trong đó có thiệt hại do dầu gây ra. Vì vậy có thể áp dụng điều luật này để yêu cầu chủ sở hữu các nguồn nguy hiểm cao độ gây ra ô nhiễm dầu chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Bởi lẽ tàu chở dầu, xà lan chở dầu và các giếng khoan dầu trên vùng biển thềm lục địa là những nguồn nguy hiểm cao độ. Hoạt động của chúng luôn tiềm ẩn các nguy cơ xảy ra các sự cố tràn dầu làm ô nhiễm môi

trường. Do đó chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp của các tàu thuyền và các dàn khoan gây ra các sự cố làm ô nhiễm dầu hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam phải BTTH theo quy định tại điều luật này.

Trong quá trình giải quyết việc BTTH do ô nhiễm dầu, nếu có xung đột pháp luật thì chúng ta có thể viện dẫn điều 773 để giải quyết. Điều luật quy định, việc BTTH do ô nhiễm dầu sẽ được xác định theo pháp luật của nước nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại hoặc nơi phát sinh hậu quả thực tế của hành vi gây thiệt hại. Nếu do tàu biển gây ra ở biển cả thì được xác định theo pháp luật của nước tàu biển mang quốc tịch, trừ trường hợp pháp luật về Hàng hải của Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định khác... .

3. Luật Bảo vệ môi trường 2005.

Bên cạnh việc áp dụng các quy định của BLDS 2005 làm căn cứ pháp lý để người có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại khi có các sự cố làm ô nhiễm dầu, thì chúng ta còn có thể sử dụng Luật BVMT 2005. Vì nếu chỉ áp dụng BLDS 2005 thì việc yêu cầu bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu sẽ vô cùng khó khăn và thiếu thuyết phục. Bởi lẽ, các thiệt hại do ô nhiễm dầu (về môi trường sống, về kinh tế và xã hội) không dễ dàng để có thể tính toán được trên phương diện kinh tế dẫn đến các yêu cầu bồi thường thiệt hại không được giải quyết thỏa đáng. Thực tế việc xác định thiệt hại đối với môi trường tự nhiên trong các lần có sự cố tràn dầu vẫn phải nhờ đến tư vấn, giúp đỡ của các chuyên gia quốc tế. Điển hình là vụ tràn dầu từ tầu Nepture của Xingapore năm 2004 đã phải nhờ đến các chuyên gia Bỉ.[14]. Tuy nhiên, Luật BVMT 2005 đã có các quy định điều chỉnh về vấn đề này, tạo ra cơ sở pháp lý phần nào đó giúp các cơ quan chức năng giải quyết vấn đề BTTH do ô nhiễm dầu .

Luật BVMT 2005 định rằng: BTTH là nghĩa vụ của tất cả các tổ chức, cá

nhân gây ô nhiễm môi trường, bao gồm cả gây ô nhiễm dầu (khoản 3 và 4, điều 90).

Ngoài ra Luật cũng quy định tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm dầu có trách nhiệm khắc phục môi trường, bồi thường thiệt hại và chịu các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật (khoản 5 điều 4) cũng như các quy định về giải quyết

tranh chấp về môi trường (khoản 3 điều 129) và giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường( điều 133)

Đặc biệt, tại điều 130 và điều 131 đã nêu ra cụ thể về khái niệm thế nào là thiệt hại do ô nhiễm môi trường và theo đó hại do ô nhiễm môi trường bao gồm hai loại thiệt hại sau đây:

1, Thiệt hại đối với môi trường tự nhiên (được hiểu là sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường - Sự suy giảm của các hệ động vật, thực vật, của nước, không khí.. khi có sự cố tràn dầu).

2, Thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp

của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra. Lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân được thể hiện qua sự tồn tại về lợi ích vật chất và sự giảm sút về thu nhập chính đáng mà nguyên nhân là do sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường do các sự cố gây ô nhiễm trong đó có sự cố tràn dầu.

Việc tính toán chi phí thiệt hại về môi trường và các thiệt hại khác để làm căn cứ yêu cầu BTTH khi có các sự cố tràn dầu đã được ghi nhận tại khoản 4 điều 131. Theo đó thiệt hại do ô nhiễm môi trường (tương tự là các thiệt hại do ô nhiễm dầu) sẽ bao gồm:

1, Các khoản chi cho việc bồi thường và khắc phục suy thoái môi trường;

2, Các khoản chi cho việc BTTH về sức khỏe, tính mạng của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân bị ảnh hưởng do ô nhiễm dầu (những khoản bồi thường cho các ngành kinh tế bị ảnh hưởng bởi sự cố tràn dầu như kinh tế biển, du lịch và làm muối...)

Với việc giành riêng 5 điều (từ điều 130 đến điều 134) và tại các điều khoản khác cho các quy định về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường. Luật BVMT 2005 đã thể hiện một bước tiến lớn trong quá trình hiện thực hóa

nguyên tắc: người gây ô nhiễm phải trả tiền – một nguyên tắc rất đặc trưng của lĩnh

khắc phục và bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu là trách nhiệm và nghĩa vụ bắt buộc đối với mọi chủ thể gây ô nhiễm trên lãnh thổ Việt Nam.

4. Bộ luật Hàng Hải 2005.

Theo thống kê thì hiện nay các nguồn gây ô nhiễm dầu ở Việt Nam trong

nhiều năm qua chủ yếu là: (1) rò rỉ từ các tàu thuyền hoạt động ngoài biển và trong các vịnh; (2) rò rỉ từ các giếng khoan dầu trên vùng biển thềm lục địa; (3) các sự cố tràn dầu do các tàu và xà lan chở dầu bị đắm hoặc va đâm và (4) dầu rửa trôi từ các hoạt động sản xuất ở vùng ven biển đổ vào biển qua hệ thống cống rãnh, sông ngòi hoặc rửa trôi trực tiếp từ các âu tàu ở vùng cửa sông ven biển (nguồn lục địa)[20]. Như vậy hoạt động của các tàu thuyền là một trong những nguyên nhân chính gây ra các sự cố làm ô nhiễm dầu tại Việt Nam. Sự ra đời của BLHH 2005 đã góp phần giảm thiểu những bất cập của BLDS 2005 và Luật BVMT 2005. Từ đó là cơ sở để yêu cầu chủ tàu, thuyền trưởng của các tàu biểm gây ra sự cố làm ô nhiễm dầu phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Khác với BLHH năm 1990, BLHH năm 2005 đã coi bảo vệ môi trường và phòng chống ô nhiễm biển là một trong những nội dung thuộc phạm vi điểu chỉnh của bộ luật tại điều 1 và khoản 6 điều 10 BLHH 2005. Theo đó gây ô nhiễm môi trường là một trong các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động hàng hải và gây ô nhiễm dầu cũng là gây ô nhiễm môi trường nên sẽ bị cấm. Có thể nói BLHH 2005 đã giành một thời lượng thích hợp để quy định về vấn đề bảo vệ môi trường biển (16 điều đề cập đến vấn đề bảo vệ môi trường biển) trong đó có hai điều trực tiếp điềuchỉnh việc phòng ngừa, xử lý ô nhiễm biển do dầu (điều 28 và điều 223). Điều luật đã đưa ra các bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường mà tàu thuyền phải tuân thủ đó là :

Thứ nhất, tàu biển khi hoạt động trong vùng nước cảng biển và vùng biển Việt

Nam phải chấp hành quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.

Thứ hai, tàu biển chuyên dùng để vận chuyển dầu mỏ, chế phẩm từ dầu mỏ

của chủ tàu về ô nhiễm môi trường khi hoạt động trong vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam.

Từ hai quy định trên cho thấy tàu biển khi hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam buộc phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên về phòng ngừa ô nhiễm dầu. Trong đó bao gồm cả các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại dầu. Đối với các tàu biển chuyên dùng để vận chuyển dầu, chế phẩm từ dầu mỏ phải có trách nhiệm dân sự của chủ tàu về ô nhiễm môi trường. Tại khoản 4 điều 29 quy định phòng ngừa ô nhiễm môi trường (bao gồm cả ô nhiễm dầu) là trách nhiệm của chủ tàu và thuyền trưởng...

So sánh quy định này với Luật BVMT 2005 cho thấy: nếu việc mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ mới là việc mà nhà nước khuyến khích theo điều 134, Luật BVMT 2005 thì nó lại là nghĩa vụ bắt buộc của chủ tàu khi hoạt động trong vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam theo khoản 5 điều 28, BLHH 2005. Điều này cho thấy các nhà làm luật đã có tư duy hết sức tiến bộ. Bởi lẽ, trên thực tế các sự cố tràn dầu hoặc các sự cố khác gây ô nhiếm dầu thường gây ra hậu quả nghiêm trọng về môi trường cũng như các thiệt hại cho nền kinh tế. Do vậy khoản tiền đền bù cho các thiệt hại đó rất lớn và thường vượt quá khả năng của chủ các tàu thuyền gây ra sự cố. Việc quy định trách nhiệm tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với chủ tàu thuyền có vận chuyển dầu mỏ sẽ giúp cho việc bồi thường thiệt hại được thuận lợi hơn. Các khoản bồi thường cho các thiệt hại về môi trường, tài sản cũng như các thiệt hại khác sẽ được hoàn trả thông qua Quỹ bảo hiểm.

Ngoài ra BLHH 2005 đã bổ sung nhiều nội dung cụ thể hoá các quy định của Công ước MARPOL73/78 như các quy định về đăng kiểm, về giấy chứng nhận phòng ngừa ô nhiễm môi trường, về việc lưu giữ các tàu không đủ điều kiện bảo vệ môi trường; việc kiểm tra, kiểm soát và cấm vào cảng các tàu không đủ điều kiện về phòng ngừa ô nhiễm môi trường; nghĩa vụ bắt buộc phải có bảo hiểm trách nhiệm dân sự về ô nhiễm môi trường của các tàu dầu (điều 28); khiếu nại về ô nhiễm môi trường là khiếu nại phát sinh quyền bắt giữ tàu biển (điều 29, điều 41, điều 69 và

điều 70)… Đặc biệt, Luật này còn quy định việc gây ô nhiễm không được giới hạn trách nhiệm dân sự (điều 221và điều 223). Như vậy, khi tàu gây ra sự cố tràn dầu, việc xem xét trách nhiệm dân sự về bồi thường thiệt hại sẽ được giải quyết theo CLC 1992 nếu tàu gây ô nhiễm là tàu dầu và dầu tràn ra biển là dầu nặng, khó phân huỷ.

Tại khoản 2 điều 41 quy định: Thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại do tàu biển gây ra cho môi trường, bờ biển hoặc các lợi ích liên quan; các biện pháp được áp dụng để ngăn ngừa, hạn chế hoặc loại bỏ thiệt hại này; tiền bồi thường cho thiệt hại đó; chi phí cho các biện pháp hợp lý thực tế đã được áp dụng hoặc sẽ được áp dụng để khôi phục lại môi trường; tổn thất đã xảy ra hoặc có thể xảy ra đối với bên thứ ba liên quan đến thiệt hại đó; thiệt hại, chi phí hoặc tổn thất tương tự quy định tại khoản

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về việc bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu trong tương quan so sánh với pháp luật Australia (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)