Quy định:

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về việc bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu trong tương quan so sánh với pháp luật Australia (Trang 82)

- Nguồn từ Thông luật (common law) bao gồm hệ thống án lệ Tuy nhiên cácquy định của thông luật chỉ được áp dụng khi không có các quy định trong Luật thực

a,Quy định:

Đạo luật (số 41) 1993 sửa đổi năm 2005: Bảo vệ biển (Quy định về vấn đề bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu ), dựa theo Công ước quốc tế về thiết lập Quỹ quốc tế bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu 1971, Nghị định thư bổ sung 1971 và 1992. Điều 4 khoản 1 Công ước quy định :

Với mục đích thực hiện chức năng của mình theo Điều 2 khoản 1, mục (1), Quỹ phải trả tiền bồi thường cho bất kỳ người nào bị thiệt hại do ô nhiễm , nếu như người đó không được nhận đầy đủ và được bồi thường thỏa đáng cho những thiệt hại theo các khoản của Công ước Quốc tế về trách nhiệm dân sự chủ tàu đối với

thiệt hại do ô nhiễm dầu bởi những lý do sau:

a, Vì không có trách nhiệm pháp lý đối với các thiệt hại phát sinh theo Công ước trách nhiệm dân sự.

b, Vì chủ tà u phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại theo Công ước trách nhiệm dân sự chủ tàu không có khả năng tài chính đáp ứng đầy đủ các nghĩa vụ của mình hay bất kỳ biện pháp đảm bảo an ninh tài chính nào theo quy định tại Điều VII của Công ước này để hoặc không đủ khả năng đáp ứng các yêu cầu bồi thường thiệt hại: một chủ tàu được coi như là không có khả năng tài chính để đáp ứng các nghĩa vụ của mình và biện pháp đảm bảo an ninh tài chính được coi là không đủ nếu người bị thiệt hại không thể nhận được đủ số tiền bồi thường theo quy định của Công ước về trách nhiệm dân sự chủ tàu sau khi đã thực hiện tất cả các bước hợp lý để buộc thực hiện những chế tài pháp lý đối với chủ tàu.

c, Vì những thiệt hại vượt quá trách nhiệm của chủ tàu theo quy định của Công ước trách nhiệm dân sự chủ tàu được giới hạn như căn cứ vào Điều V , khoản 1, trong đó theo Công ước hoặc th eo bất kỳ điều khoản nào của Công ước quốc tế

khác có hiệu lực hoặc để ngỏ cho việc ký kết , phê chuẩn hoặc gia nhập cùng ngày với Công ước này.

Chi phí hợp lý phát sinh hoặc những hy sinh hợp lý do chủ tàu tự nguyện đ ể ngăn chặn hoặc giảm thiểu thiệt hại ô nhiễm sẽ được coi như là thiệt hại do ô nhiễm cho các mục đích của Điều này.

Như vậy chi phí hợp lý mà chủ tàu bỏ ra nhằm ngăn chặn thiệt hại hoặc giảm thiểu ô nhiễm được xem như là thiệt hại do ô nhiễm . Chủ tàu có thể nhận được số tiền tương ứng đã bỏ ra trong trường hợp được bồi thường theo Quy định của Công ước.

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về việc bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu trong tương quan so sánh với pháp luật Australia (Trang 82)