1.2.2 Xuất khẩu là lĩnh vực “mũi nhọn” cho ngành kinh tế mở :Chức năng của hoạt động xuất khẩu là gắn kết thị trường trong nước với thịtrường quốc tế, nhằm nâng cao trình độ phát triển l
Trang 1GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TS.TRẦN VĂN BÃO
SINH VIÊN THỰC HIỆN: HỒ ĐỨC KỶ
MÃ SNH VIÊN: CQ503352
LỚP: QTKD THƯƠNG MẠI 50C
ĐỀ ÁN MÔN HỌC: KINH TẾ THƯƠNG MẠI
Đề tài: Thực trạng và giải pháp cho xuất khẩu chè Việt Nam sang thị trường Nga
Phụ lục:
Trang 2LỜI NÓI ĐẦU
Xuất khẩu chè là một trong những ngành quan trọng trong chiến lược khuyếnkhích xuất khẩu, thúc đẩy cho nền kinh tế của nước ta trong trong xu hướng hộinhập với nền kinh tế thế giới Sự phát triển của ngành chè chiếm vai trò khá quantrọng
Trong những năm gần đây, trong bối cảnh hội nhập kinh tế và tự do hoáthương mại, ngành chè Việt Nam đã có những bước phát triển nhưng chưa tươngxứng với tiềm năng hiện có Với mức tiêu thụ tăng trong những năm tới, thị trườngchè thế giới sẽ khá rộng cho sản phẩm chè Việt Nam thâm nhập Mà trong đó là thịtrường Nga, một thị trường truyền thống của ta, nhưng Việt Nam chưa khai tháchết tiềm năng của nó Vấn đề đặt ra là các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu vào thịtrường tiềm năng này sao cho có hiệu quả nhất
Chính vì điều này , em chọn đề tài ‘‘Thực trạng và giải pháp cho xuất khẩu chè Việt Nam sang thị trường Nga”
Chương 1: Một số lý luận cơ bản về xuất khẩu và xuất khẩu chè
1.1Khái niêm xuất khẩu:
Xuất khẩu là hình thức bán hàng hoá và dịch vụ từ một quốc gia này sang một quốc gia khác, được thực hiện qua biên giới của quốc gia bằng nhiều con đường, trên cơ sở dùng tiền làm phương tiện thanh toán hoặc dùng hàng hóa khác để trao đổi
Trang 3Hoạt động xuất khẩu là một hình thức cơ bản của hoạt động ngoại thương, nó
đã xuất hiện từ rất sớm do hoạt động sản xuất phát triển Trước đây khi hoạt độngsản xuất trong nước phất triển đến trời điểm cung vượt quá cầu thì sẽ xuất hiện mộthiện tượng hàng hoá dư thừa Để tiêu thụ số hàng hoá này, các nước phải mở rộngthị trường sang các nươc khác Thực hiên việc tiêu thụ hàng hoá bàng việc xuấtkhẩu Từ hoạt động trong khu vực, xuất khẩu diễn ra trên phạm vi toàn cầu, trongtất cả các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế và nó hướng vào mục tiêu cuối cùngcủa sản xuất là bán hàng thu lợi nhuận
Xuất khẩu chè là xuất khẩu một loai hàng hoá ,chè được xếp vào mặt hàng nôngsản và do vậy xuất khẩu chè mang nhiều đặc điểm riêng có của mặt hàng nông sản
Đó là giá chè xuất khẩu vào các thời kì khác nhau trong năm sẽ rất khác nhaunguyên nhân là do việc sản xuất chè mang tính thời vụ phụ thuộc vào thời tiết nênchất lượng chè sẽ thay đổi Đặc điểm nữa la chè không phải là mặt hàng thiết yếu,hay xa xỉ nên cầu co dãn theo giá thấp Thêm nữa sản xuất và thu mua chè thươngnhỏ lẻ và không được tập trung theo qui mô lớn phân tán ơ nhiều vùng nên chấtlượng thường không được ổn định
1.2.Chức năng xuất khẩu:
Chức năng cơ bản của hoạt động xuất khẩu là mở rộng lưu thông hàng hóatrong nước và quốc tế Chức năng cơ bản đó được thể hiện qua ba chức năng sau:
1.2.1 Là một khâu trong quá trình tái sản xuất mở rộng:
Hàng hóa xuất khẩu là chuyển hóa hình thái vật chất và giá trị của hàng hóatrong nước và quốc tế Thực hiện chưc năng này là để bổ xung các yếu tố “đầuvào” cho sản xuất một khi chúng khan hiếm, đồng thời tạo “đầu ra” ổn định chosản xuất
Trang 41.2.2 Xuất khẩu là lĩnh vực “mũi nhọn” cho ngành kinh tế mở :
Chức năng của hoạt động xuất khẩu là gắn kết thị trường trong nước với thịtrường quốc tế, nhằm nâng cao trình độ phát triển lực lượng sản xuất và nâng caonăng suất lao động
1.2.3 Xuất khẩu là một bộ phận cấu thành của nền thương mại toàn cầu:
Chức năng của hoạt động xuất khẩu là thông qua thương mại quốc tế để pháthuy cao độ lợi thế so sánh của đất nước và lợi thế trong phân công lao động quốc
tế nhờ tập trung và tận dụng các nguồn lực trong nước để nâng cao sức cạnh tranh
và hiệu quả của xuất khẩu
1.3.Các hình thức xuất khẩu:
1.3.1 Xuất khẩu trực tiếp:
Là hình thức mà một doanh nghiệp bán trực tiếp sản phẩm của
minh cho khỏch hàng ở thị trường mục tiêu, trực tiếp tiến hành các giao dịch vớiđối tác nước ngoài thông qua các tổ chức của mình Hình thức xuất khẩu trực tiếpđược áp dụng khi nhà xuất khẩu đủ tiềm lực để mở đại diện riêng và do đó kiểmsoát được toàn bộ quá trình xuất khẩu thông qua đại diện và hệ thống kênh phânphối Hình thức này có ưu điểm là doanh nghiệp chủ động tìm và khai thác, thâmnhập thị trường khi đó doanh nghiệp có thể đáp ứng được các nhu cầu của thịtrường; lợi nhuận thu được từ hình thức này cũng cao hơn các hình thức khác vìkhông phải qua trung gian Khi xuất khẩu bằng hình thức này doanh nghiệp có thểkhẳng định được thương hiệu ,nâng cao uy tín và vị thế của mình.Tuy nhiên xuấtkhẩu trực tiếp đũi hỏi một lượng vốn lớn từ khẩu sản xuất đến khâu lưu thông vàcác doanh nghiệp phải am hiểu về thị trường quốc tế để tránh được những rủi rotrong xuất khẩu
Trang 51.3.2 Xuất khẩu gián tiếp:
Là hình thức mà doanh nghiệp bán sản phẩm của mình cho một bên trung gian sau đó bên trung gian sẽ bán lại cho khách hàng ở thị trường mục tiêu ở một quốc gia Hình thức này thường được các doanh nghiệp mới tham gia xuất khẩu áp dụng
vì chưa có nhiều hiểu biết về thị trường mục tiêu Ưu điểm của hình thức này là các doanh nghiệp không phải bỏ nhiều vốn, không phải tiến hành các hoạt động xúc tiến quảng bá sản phẩm, mức độ rủi ro giảm đi do chuyển quyền sở hữu cho người trung gian Nhược điểm của hình thức này là lợi nhuận của doanh nghiệp xuất khẩu sẽ giảm sút do chia sẻ lợi nhuận với bên trung gian
1.3.3 Buôn bán đối lưu:
Là hình thức giao dịch mà xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán hàng cũng đồng thời là người mua hàng, hàng hoá đem ra trao đổi có giá trị tương đương nhau Buôn bán đối lưu có nhiều loại như buôn bán đối lưu thông thường, mua đối lưu, giao dịch bồi hoàn, chuyển nợ, mua lại sản phẩm Hình thức này ít dùng ngoại tệ nên phù hợp với các nước thiếu ngoại tệ và phù hợp với các nhà xuấtkhẩu có nhu cầu mở rộng thị trường, tăng doanh số bán hàng, thêm nữa phương thức này cũng ít rủi ro và chi phí thấp Các nhà xuất khẩu khi chọn phương thức mua bán đối lưu thường phải kinh doanh thêm một mặt hàng nữa
1.3.4 Xuất khẩu theo nghị định thư:
Là hình thức doanh nghiệp xuất khẩu tiến hành xuất khẩu theo chỉ tiêu nhà nước giao cho về một hoặc một số mặt hàng nhất định cho chính phủ nước ngoài dựa trên nghị định thư đã kí giữa hai chính phủ Hình thức này hạn chế được những rủi
ro trong thanh toán, giảm chi phí giao dịch , quảng bá sản phẩm
1.3.5 Xuất khẩu tại chỗ:
Trang 6Là hình thức kinh doanh xuất khẩu có xu hướng phát triền rộng rãi vì có những
ưu điểm tốt Đặc điểm của loại hình này la hàng hoá và dich vụ chưa vượt ngoài biên giới quốc gia nhưng vẫn được coi như một hoạt động xuất khẩu Với hỡnh thức này hàng hoá thường được cung cấp ngay tại trong nước cho các đoàn ngoại giao ,cho các đại sứ quán , các lãnh sự quán, các đoàn khách du lich quốc tế…do
đó giảm chi phí vận chuyển , giảm thuế khi phải xuất sang quốc gia khác Hình thức này rất phự hợp với các quốc gia có du lịch phát triển
1.3.6 Tái xuất khẩu:
Là việc xuất khẩu trở lại nước ngoài những mặt hàng đó nhập khẩu mà không qua chế biến Tái xuất có thể được thực hiện bằng hai hình thức sau:
1.Tái xuất theo đúng nghĩa: Hàng hoá đi từ nước xuất khẩu đến nước tái xuất rồi quay trở lại nước xuất khẩu ban đầu
2.Chuyển khẩu : Hàng hoá từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu của nước tái xuất thì trả tiền cho nước xuất khẩu và thu tiền của nước nhập khẩu
1.4.Vai trò của xuất khẩu:
1.4.1 Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế:
1.4.1.1 Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vu Công nghiệp hóađất nước
Công nghiệp hóa đất nước theo những bước đi thích hợp là con đường tất yếu
để khắc phục tình trạng nghèo đói và chậm phát triển của nước ta Nguồn vốn quantrọng nhất để làm được điều này là xuất khẩu Xuất khẩu quyết định quy mô và tốc
độ phát triển của nhập khẩu
1.4.1.2 Xuất khẩu đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất pháttriển
Trang 7Cuộc cách mạng KH-CN đã và đang làm thay đổi cơ cấu sản xuất và tiêudùng trên thế giới Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình CNH phù hợp với
xu hướng phát triển của kinh tế thế giới và cũng là tất yếu đối với nước ta
1.4.1.3 Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cảithiện điều kiện sống
Xuất khẩu là hoạt động thu hút hàng triệu lao động có thu nhập tương đối ổnđịnh Ngoài ra, xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu các sản phẩm tiêudùng thiết yếu đáp ứng ngày một đa dạng yêu cầu của người tiêu dùng
1.4.1.4 Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoạicủa nước ta
Hoạt động xuất khẩu ra đời sớm và tạo điều kiện thúc đẩy các hoạt độngkinh tế đối ngoại khác phát triển, mặt khác, chính các quan hệ này lại tác động tạotiền đề cho việc mở rộng thị trường xuất khẩu
1.4.2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với các doanh nghiệp:
1.4.2.1 Xuất khẩu giúp doanh nghiệp sử dụng khả năng dư thừa:
Khi khả năng sản xuất của doanh nghiệp vượt ra khỏi nhu cầu nội địa, cácdoanh nghiệp liền tìm kiếm lợi ích từ thị trường bên ngoài nhằm tận dụng khả năngsản xuất dư thừa của mình
1.4.2.2 Xuất khẩu giúp doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất
Một doanh nghiệp có thể giảm 20% - 30% chi phí sản xuất mỗi lần sản lượngcủa nó tăng gấp hai lần và giúp doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao
1.4.2.3 Xuất khẩu giúp tăng doanh số bán hàng và lợi nhuận cho doanh nghiệp:
Trang 8Do sự khác nhau về chính sách của mỗi Chính phủ về thuế khóa hay sự điềuchỉnh giá, sự cạnh tranh và chu kỳ sống của sản phẩm, mà các doanh nghiệp có thểthu được nhiều lợi nhuận từ việc xuất khẩu hàng hóa.
1.4.2.4 Xuất khẩu giúp doanh nghiệp phân tán rủi ro:
Do chu kỳ kinh doanh thay đổi liên tục một cách tuần hoàn, nhà sản xuất cóthể tối thiểu hóa các biến động về nhu cầu bằng cách mở rộng thị trường
1.4.2.5 Xuất khẩu giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn lực nước ngoài:
Ba nguồn lực mà các công ty kinh doanh quốc tế có nhu cầu, đó là:
-Tài nguyên thiên nhiên: là những sản phẩm do thiên nhiên tạo ra và hữu ích vềmặt kinh tế và CN
-Nguồn nhân lực: các doanh nghiệp thường duy trì mức giá cạnh tranh quốc tếbằng cách tổ chức sản xuất ở những nước có chi phí lao động thấp, nhưng lại cóđội ngũ lao động lành nghề và môi trường ổn định về kinh tế, chính trị và xã hội.-Khoa học công nghệ: Khoa học công nghệ là điều cốt yếu đối với một nền công nghiệp, khi xuất khẩu hàng hóa bằng nhiều hình thúc chúng ta có thể thu hút khoa học công nghệ của nước ngoài
1.5.Vai trò của xuất khẩu chè:
Hoạt động xuất khẩu chè có những vai trò nhất định trong công cuộc phát triển nềnkinh tế nước ta trong giai đoạn đẩy nhanh các hoạt động kinh tế đối ngoại cũng như nâng cao đời sống cho người dân.Những lợi ích có thể xem xét:
1) Xuất khẩu chè góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân
Trang 9Cây chè gắn liền với việc làm và đời sống của hàng chục vạn nông dân vùng núi trung du Ở các vùng trung du miền núi cây chè được trồng và nhiều vùng cây chè
là cây chủ đạo đóng góp chính vào thu nhập của người dân.theo số liệu thống kê hiện nay nước ta có khoảng 175 cơ sở chế biến chè lớn nhỏ rải rác ở các tỉnh trong
đó ở nước ta phân ra bảy vùng trồng chè, với số lượng chè chế biến gần 1800 tấn chè búp tươi /ngày và giá mua ổn định sẽ tạo điều kiện cho người trồng chè có thu nhập ổn định Hàng năm xuất khẩu chè giải quyết việc làm cho hàng chục vạn lao động
2) Sản xuất chè góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất , giúp cân bằng sinh thái.Cây chè giúp tận dụng được lượng đất trống đồi trọc ở các vùng núi và trung du, giúp chống xói mòn giảm thiên tai, điều hoà khí hậu và cân băng môi trường sinh thái Rõ ràng không thể phủ nhận những vai trò mà cây chè mang lại cho nền kinh
tế nước ta
3) Đóng góp vào cán cân thanh toán ở Việt Nam
Một trong những lý do hoạt động xuất khẩu chè đó là lợi ích kinh tế, hay nói cách khác là thu về ngoại tệ, làm giảm thâm hụt của cán cân thanh toán, đóng góp vào
dự trữ ngoại tệ quốc gia, nâng cao vị thế hàng hóa của Việt Nam trên trường quốc tế
4) Góp phần vào tăng trưởng kinh tế
Đóng góp của xuất khẩu chè vào GDP ngày càng tăng, năm 2008 xuất khẩu chè của Việt Nam thu về 104,7 triệu USD, năm 2009 chúng ta thu được 134,1 triệu USD
Chương 2: Thực trạng xuất chè Việt Nam sang thị trường Nga.
Trang 102.1 Tổng quan về thị trường chè Việt Nam
2.1.1 Đặc điểm của ngành chè Việt nam.
2.1.1.1 Mang đặc điểm của ngành nông sản phẩn
-Tính thời vụ: cũng như tất cả các loại nông sản khác thì cây chè cũng mang tínhthời vụ rõ ràng, cây chè cung có thời gian sinh trưởng theo mùa,thường thì cây chè cho thu hoạch vào mùa hè,không phải mùa nào cây chè cung cho chúng ta thu hoạch Do vậy chúng ta cần nắm ro các quy luật sản xuất mặt hàng chè Làm tôt công tác chuẩn bị trước mùa thu hoạch, đến kỳ gặt hái là phải chuẩn bị đầy đủ lao dộng nhanh chóng triển khai công tác thu mùa và tiêu thụ sản phẩn
-Tính khu vực: chúng ta cũng biệt cây chè không phải là cây trồng ở đâu cung
có thể sống và cho chất lượng tốt Ở nước ta thì cây chè tập trung ở vùng núi phía Bắc và Trung Du, nói chung là tập trung ở những vùng cao,và được trồng ở các nông trường và do nông dân tự trồng hay trồng theo kiểu giao hoán của tổng công
ty chè Việt Nam Do đặc điểm này vấn đề đặt ra là việc bố trí địa điểm thu mua , phương thức thu mua, chế biến và vận chuyển phải phù hợp với đặc điểm này -Tính tươi sống: Cây chè là một loài thực vật nên cũng rất rễ bị hỏng, kém chất lượng Hơn nữa chủng loại chất lượng chế biến kịp thời không nên để số lượng nguyên vật liệu tồn đọng quá nhiều, cũng rất khác biệt ,tuỳ theo địa hình và khí hậu
ở các nơi khác nhau mà cho chất lượng chè của chúng ta cung khác nhau ,và ở nước ta thì chè được trồng ở Thái Nguyên có chất lượng tương đối là tốt.Vì vậy khichúng ta thu mua cần lưu ý phân loại, tốt nhất là chế biến ngay sau khi thu hoạch làtốt nhất
-Tính không ổn định: Chè cung giống như lúa và nhiều loại nông sản khác thường không ổn định sản lượng nên xuống thất thường, vùng này được mùa vùng kia mất mùa Bởi có ý do này là do cây chè cũng phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên,
Trang 11khi khí hậu không phù hợp với cây chè thì nó xẽ cho chất lượng kém và sản lượng không cao như các năm mà thời tiết ưu đãi
2.1.1.2 Đặc điểm riêng của ngành chè
Cây chè thường phân bố ở các đồi núi và cao nguyên do đặc điểm này mà nước ta
có thể nói có điều kiện rất thuận lợi cho việc sản xuất và trồng cây chề Cũng do đặc điểm này thi yêu cầu đối với ngành chè cần phải có một trình độ thâm canh rấttốt và phải phù hợp với điều kiện và khí hậu ở các vung cao này Ngành chè đòi hỏiphải có một hệ thống thuỷ lợi phải rất tốt và hiện đại làm sao có thể đưa nước nên cao để tưới tiêu cho cây chè, phải có hệ thống tưới tiêu phù hợp Công nghệ chế biến chè phải hiện đại đảm bảo được hàm lương chè theo đúng tiêu chuẩn không giống như các mặt hàng nông sản khác như luá , bông chè thì cần phải có một quytrình chế biến và bảo quản hết sức đúng quy cách và đúng kỹ thuật và nguyên liệu phải đưa vào chế biến ngay nếu để lâu thi gây ra chất lượng chè không cao lãng phínguyên liệu Ký thuật chăn sóc cây chè cung rất phức tạp từ khâu chọn giống tốt đến làm đất trồng hom, đều phải đúng theo quy trình kỹ thuật và điều này ảnh hưởng đến sự phát triển của cây chè sau này, mà cây chè không giống như nhiều cây nông sản khác chỉ trồng một vụ thù vụ sau lại trồng lại, nhưng không cây chè thì có tuổi thọ cao thường vài trục năm, nên nếu làm tốt công đoạn gieo trồng tốt thí cây chè sẽ phát triển tốt và cho năng suất cao, tuổi thọ sẽ được kéo dài
2.1.2 Tình hình sản xuất chè ở Việt Nam.
Hoạt động sản xuất chè của Việt Nam đã có từ lâu Đầu thế kỷ 19 Việt Nam đã có
2 vùng sản xuất tập trung trồng chè tơi và vùng chè rừng cho tiêu dùng nội địa là chủ yếu Sau khi thực dân Pháp chiếm Đông Dương, đã có thêm vùng chè công nghiệp tập trung hiện đại xuất khẩu (1923-1925) Đến năm 2000 đã có 3 loại vườn chè gồm: chè của các hộ gia dình, chè rừng dân tộc và chè công nghiệp tương ứng với 3 thời kì lịch sử phong kiến, thuộc địa và độc lập phân bố tại 3 vùng địa lý
Trang 12đồng bằng, trung du, miền núi.Thời kỳ phong kiến phát triển từ thời các vua Hùng dựng nước đã để lại cho ngày nay2 vùng chè lớn.
- Vùng chè tơi của các hộ gia đình người Kinh ven châu thổ các con sông, cung cấpchè tơi, chè nụ, chè huế…
- Vùng chè rừng của đồng bào dân tộc (Dao, Mông, Tày) ở miền núi phía Bắc cungcấp chè mạn, chè chỉ Ngời dân lao động và trung du thành thị trồng chè tơi, chè
nụ, chè chỉ,… còn giới thượng lưu quý tộc thì uống chè mạn, chè ô long, trà tầu.Thời kỳ Pháp thuộc (1882-1945)
- Ngay sau khi chiếm đóng Đông Dơng, ngời Pháp đã phát triển chè, một sản phẩmquý hiếm của Viễn Đông, thành mặt hàng xuất khẩu sang châu Âu Năm 1890, Công ty thương mại Chafanijon đã có đồn điền chè đầu tiên trồng 60 ha, ở Phú Thọ, hiện nay vẫn còn mang tên địa danh Chủ Chè
- Năm 1918, thành lập Trạm nghiên cứu nông nghiệp Phú thọ, đặt tại Phú
Hộ,chuyên nghiên cứu về phát triển chè, có nhà máy chè 3 tầng làm héo chè tự nhiên, cối vò,máy sấy của Anh và máy phát điện, nồi hơi… ứng dụng kĩ thuật nôngnghiệp và công nghệ chế biến tiên tiến của Inđônêxia và Srilanca
- Sau tháng 8/1945 thực dân Pháp rút khỏi Việt Nam để lại hai vùng chè tập
trung:Tây Nguyên và Trung du miền núi phía Bắc với 13.505 ha chè, hàng năm sản xuất 6.000tấn chè khô: chè đen xuất khẩu thị trờng Tây Âu (London và
Amxtecdam), chè xanh xuất khẩu thị trờng Bắc Phi (Angiêri, Tuynizi và Marốc), tiêu thụ ổn định và đợc đánh giá caovề chất luợng, không thua kém chè ấn Độ, Srilanca và Trung Quốc
Thời kì Việt Nam độc lập (sau 1945)
Việt Nam phải tiến hành 30 năm chiến tranh giành độc lập (1945-1975), các cơ sở nghiên cứu khoa học về chè ở hai miền Nam và Bắc đều bị phá hoại nặng nề Phú
Trang 13Hộ ở miền Bắc đã ba lần bị quân viễn chinh Pháp chiếm đóng và ném bom, đốt sạch phá sạch,nhng vẫn duy trì đồi chè và vờn giống Bảo Lộc ở miền Nam trong vùng chiến tranh dukích bị phá huỷ nặng nề cũng không hoạt động đợc.Tuy phải sản xuất lơng thực thực phẩm là chính, Việt Nam vẫn quan tâm phát triển cây chè
ở cả 5 thành phần Năm 2009, đã có 164.000 ha chè (kinh doanh,kiến thiết cơ bản
và trong mới), sản xuất ra 152.000 tấn chè kho, xuất khẩu 115.000 tấn, tiêuthụ nọi địa 37.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 134 triệu USD sang 30 thị trờng thế
giới,nh Trung Cận Đông, Nga, Ba Lan, Nhật, Anh, Thổ Nhĩ Kì, Đức, Đài Loan, Hồng Kông,Singapo, Ai Cập, Uzơbêkixtan…Hiện nay ở Việt Nam có 7 vùng chè chủ yếu đó là vùng chè Tây Bắc, vùng chè ViệtNam - Hoàng Liên Sơn, vùng chè trung du Bắc Bộ, vùng chè Bắc Trung bộ, vùng chè TâyNguyên, vùng chè Duyên hải miền Trung và vùng chè cánh cung Đông Bắc
2.1.3Tình hình xuất khẩu chè ở Việt Nam
Theo số liệu từ TCHQVN, hai quý đầu năm 2011 Việt Nam đã xuất khẩu 53,3nghìn tấn chè các loại, trị giá 78,3 triệu USD, giảm 3,5% về lượng nhưng tăng1,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2010, đạt 38,1% kế hoạch năm, tuy nhiên xuấtkhẩu chè trong tháng 6 lại tăng trưởng so với tháng liền kề trước đó , tăng 31,3%
về lượng và tăng 43,5% về trị giá đạt 18,5 triệu USD với 11,7 nghìn tấn chè
Trong hai quý đầu năm nay, Việt Nam xuất khẩu chè chính sang các thị trườngĐài Loan, Pakistan, Nga, Trung Quốc
Đài Loan là thị trường tiêu thụ hàng đầu chè của Việt Nam, chiếm 16,7% thị phần,với 8,9 nghìn tấn chè , trị giá 11,3 triệu USD Trong đó tháng 6 đã nhập khẩu 2,3nghìn tấn từ thị trường Việt Nam, trị giá trên 3 triệu USD, tăng 27,09% về lượng
và tăng 30,58% về trị giá so với tháng liền kề trước đó
Trang 14Kế đến là thị trường Pakistan với lượng xuất trong 2 quý đầu năm là 7,1 nghìn tấn,trị giá 12,6 triệu USD, giảm 5,1% về lượng nhưng tăng 2,6% về trị giá so với cùng
kỳ năm 2010, trong đó tháng 6 Việt Nam đã xuất khẩu 1,4 nghìn tấn, trị giá trên 3triệu USD, tăng 101,22% về lượng và tăng 111,26% về trị giá so với tháng liền kề(đây là thị trường có sự tăng trưởng vượt bậc trong tháng)
Theo dự báo của Hiệp hội chè Việt Nam (Vitas), kim ngạch xuất khẩu năm 2011
sẽ tiếp tục tăng khoảng 20% so với mức 197 triệu USD của năm 2010, lên trên 200triệu USD
Mặc dù có sự giảm nhẹ về khối lượng, giá trị xuát khẩu vẫn cao hơn mức của cùng
kỳ năm ngoái do sự gia tăng 3,7% về giá cả xuất khẩu, ở mức giá trung bình 1.437USD/tấn
Với giá xuất khẩu tương đương từ 60-70% mức giá trung bình của thế giới, Hiệphội chè Việt Nam hiện đứng thứ 5 trên thế giới về sản lượng và xuất khẩu chè.Chè Việt Nam đã được xuất khẩu sang 110 quốc gia và vùng lãnh thổ và thươnghiệu
So với mức giá xuất khẩu trước đây thường chỉ bằng 50% giá thế giới thì mức giátrên hiện đã tăng đáng kể và đang ở mức 60%-70% giá chè bình quân của thế giới Tuy vậy, dù đang đứng thứ 5 trên thế giới về xuất khẩu chè nhưng giá chè ViệtNam vẫn khó tăng mạnh mẽ vì nước ta vẫn xuất khẩu chè nguyên liệu là chủ yếu Ngoài ra, cây chè cũng đang phải đối mặt với sự "xâm lấn" của nhiều loại câytrồng khác do hiệu quả kinh tế có phần nhỉnh hơn Thêm vào đó, với những diệntích trồng trồng chè theo đúng quy trình kỹ thuật giá thu mua vẫn chưa có sự chênhlệch nhiều so với những vùng trồng khác nên chưa khuyến khích được người trồng Vấn đề là chè Việt Nam năng suất không cao, chất lượng không bảo đảm, không
ổn định và chủ yếu xuất khẩu nguyên liệu thô, nên giá chỉ bằng 50% giá thế giới
Trang 15Tại Hội thảo "Bàn về thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh chè 2011 và diễnđàn phát triển chè bền vững lần thứ IV" do Hiệp hội chè Việt Nam, Cục trồng trọt
tổ chức đã đề xuất định hướng ngắn hạn và dài hạn cho ngành như sau:
Ngắn hạn trong năm 2011:
-Giảm đầu tư bằng nguồn vốn vay Tập trung vào sản xuất chè với chất lượng ổnđịnh Hái ngắn và tìm mọi phương án thuyết phục người dân hái ngắn Giảm sảnlượng và tăng chất lượng, thậm chí giảm tỷ lệ lợi nhuận Duy trì loại chè mà cácđơn vị đang sản xuất, không nên chuyển đổi hoặc xây mới các nhà máy vào lúcnày Mọi phương án cần được cân nhắc để duy trì hoạt động của doanh nghiệp quathời kỳ này
- Thị trường: Khuyến cáo tham gia vào các thị trường cao hơn thông qua các hệthống chứng nhận quản lý chất lượng và thân thiện với môi trường như: GAP, UTZ
và RFA, hoặc chí ít là việc đảm bảo chất lượng sản xuất Đối với các doanhnghiệp thương mại khuyến nghị giảm mua đối với các mặt hàng chất lượng kémkhông đồng đều Đây là thời điểm chúng ta cần đoàn kết lại giảm tối đa các sảnphẩm chất lượng xấu, kể cả mua để đấu trộn
- Giá mua thế giới biến động giảm không nhiều so với cuối năm ngoái, tuy nhiên
do áp lực từ các nước sản xuất lớn bị giảm lượng hàng bán vào một số thị trườngquan trọng tại Trung Cận Đông nên giá bán sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam Tránhtình trạng lặp lại của năm 2009 khi giá đầu vào quá cao, các doanh nghiệp trongnước bị ảnh hưởng và phải nâng giá bán trong khi giá thế giới đối với mặt bằngchất lượng này không tăng khiến chè sẽ bị tồn đọng với giá cao, không bán được Bắt đầu thảo luận về việc thành lập 1 sàn đấu giá độc lập đầu tiên Trước đây, việcthành lập Sàn đấu giá còn phải tính đến Nhà nước nhưng với tình hình hiện tại,Ngành công nghiệp có thể tự thành lập 1 sàn đấu giá độc lập với mục đích công
Trang 16khai minh bạch giá bán, chất lượng chè, 1 phương án tốt nhất để nâng giá màkhông cần phải tốn quá nhiều chi phí marketing riêng lẻ của các doanh nghiệp màthế giới vẫn biết đến sản phẩm và chất lượng của chè Việt Nam.Định hướng dài hạn đến 2013:
Các doanh nghiệp cần tập trung đa dạng hoá sản phẩm Tập trung vào sản xuất cácloại chè có chất lượng cao, đặc sắc và tìm kiếm những thị trường ngách, tránh đốiđầu bằng giá và hạ thấp chất lượng như hiện nay Tập trung sản xuất các loại chèxanh cao cấp theo mô hình của Trung Quốc, Nhật Bản
Các doanh nghiệp nên gom lại với nhau thành các tập đoàn lớn, ưu tiên phát triểncác tập đoàn của người Việt, hạn chế số đầu mối xuất khẩu
Các doanh nghiệp nên nghĩ đến sản xuất các mặt hàng có giá trị gia tăng cao nhưtrà đóng hộp hoặc trà chiết xuất, trà đóng lon
Các doanh nghiệp nên ủng hộ và có thể góp vốn xây dựng sàn đấu giá, có thểchung nhau góp vốn xây nhà máy chiết xuất
Tham khảo thị trường xuất khẩu chè hai quý đầu năm 2011
ĐVT: Lượng (Tấn); trị giá (USD
Thị
trường
KNXK T6/2011 KNXK 6T/2011 % tăng giảm
T6/2011 so T5/20111 lượng trị giá lượng trị giá lượng trị giá Tổng KN 11.78518.680.645 53.34178.399.509 30,58 43,69
Đài Loan 2.346 3.029.478 8.89011.376.773 27,09 30,58
Trang 18việt nam ổn định tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanhxuất khẩu chè tự
do kinh doanh mà không lo ngại những vấn đề như quốc hữu hoá tài sản,phong toả tài sản hay cấm xuất khẩu Ngược lại nếu môi trường chính trị của nước nhậpkhẩu chè nước ta không ổn định, mặt hàng chè của việt nam sẽ khó mà thâm nhập vào
và sản lượng sẽ giảm sút thậm chí không thể xuất khẩu được Một minh chứng cho phân tích này là cuộc khủng hoảng chính trị ở Iraq đó khiến sản lượng chè xuất khẩu sang Iraq giảm đột ngột Pháp luật cũng là yếu tố tác động tới hoạt động xuất khẩu chè Việt nam và hầu hết các quốc gia đều có chính sách thông thoáng đối vớisản phẩm chè, việt nam khuyến khích xuất khẩu chè bằng những qui định pháp luậttương đối thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu chè, tuy nhiên một số quốc giađòi hỏi rất cao và đưa ra những qui định pháp lí ngặt nghèo về chất lượng chè của việt nam như tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm HACCP hay đánh thuế VAT rất cao vào chè xuất khẩu như Nga
2.1.4.2 Các yếu tố kinh tế:
Các yếu tố kinh tế ở cả việt nam và thị trường quốc tế đều có ảnh hưởng tới xuất khẩu chè của việt nam Có rất nhiều các yếu tố được xếp vào các yếu tố kinh tế trong đó có sự tăng trưởng kinh tế của nền kinh tế , lạm phát, thất nghiệp, thu nhập,lãi suất, ảnh hưởng đến cầu và cung chè Giả sử thu nhập của người dân của thị trường nhập khẩu chè việt nam tăng lên, nhu cầu tiêu dùng chè cũng tăng theo và tác động tích cực tới xuất khẩu chè việt nam Nếu thất nghiệp xảy ra nhiềuđồng nghĩa với việc giảm sút về cầu chè
2.1.4.3 Văn hoá xã hội:
Các yếu tố văn hoá xó hội ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và hành vi của con người qua đó ảnh hường đến hành vi mua sắm của khách hàng, gồm: dân số, độ tuổi , cơ cấu dân số, sự di chuyển dân cư, phong tục và sự thay đổi trong phong tục
và các thói quen Khi phân tích ảnh hưởng của các yếu tố văn hoá xã hội tới xuất
Trang 19khẩu chè của việt nam cần lưu ý chẳng hạn thị trường nga với thói quen dùng trà
đó khiến cho chè là mặt hàng thiết yếu được dự trữ cho chiến tranh, và người tiêu dùng nga ưa thích dùng chè gói hơn là mặt hàng chè rời Nếu như vậy chè việt nam nên đẩy mạnhxuất khẩu chè ở dạng gói
2.1.4.4 Kĩ thuật và công nghệ:
Bao gồm nhiều yếu tố về cơ sở vật chất kĩ thuật của nền kinh tế nước ta, tiến bộ kỹthuật và khả năng ứng dụng kĩ thuật trong trồng và chế biến chè xuất khẩu của nước ta, chiến lược phát triển kĩ thuật Nếu nước ta có nhiều giống chè tốt chịu được những bất lợi của thời tiết thì sản lượng chè sẽ được nâng cao, nếu khâu chế biến , bảo quan chu đáo với công nghệ hiện đại thỡ chất lượng chè việt nam sẽ tăngcường và xuất khẩu chè sang thị trường thế giới sẽ cạnh tranh tốt hơn các sản phẩmchè cùng loại của các nước khác
2.2 Chè Việt Nam đối với thị trường Nga.
2.2.1 Tình hình kinh tế xã hội của Nga.
2.2.1.1 Địa lý, khí hậu và tài nguyờn của Liên Bang Nga
Vị trí địa lý: Liên Bang Nga nằm ở đông Âu, tiếp giác Bắc Băng Dương, giữa châu
Âu và phía Bắc Thái Bình Dương
Lãnh thổ: Tổng diện tớch 17.075.200 km2, trong đó 16.995.800 km2 là đất liền và79.400 km2 là biển
Đường biên giới: Tổng chiều dài đường biên giới 19.916 km ; tiếp giác với các nước: azarbaijan 284 km, Belarus 959 km, Trung Quốc (đông nam) 3.605 km, Kazakhstan 6.946km, Hàn Quốc 19km, Latvia 217km, Lithuania (kaliningrad