Tổ chức Hảiquan thế giới WCO cũng đã khảo sát về tình hình áp dụng quản lý rủi ro tạicác cơ quan hải quan của Việt Nam và đưa ra nhiều khuyến nghị để các cơquan hải quan đó xem xét, điều
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
I Tính cấp thiết của đề tài.
Trong những năm gần đây, cùng với xu thế toàn cầu hóa và hội nhậpsâu rộng, thương mại quốc tế đã có những bước phát triển vô cùng mạnh mẽ.Những rào cản thương mại giữa các quốc gia, các khu vực dần được xóa bỏlàm cho khối lượng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, đã gia tăng nhanh chóng,các loại hình hàng hóa xuất nhập khẩu ngày càng phong phú, đa dạng Vớilưu lượng hàng hóa giao dịch khổng lồ như vậy rất khó cho mỗi quốc giatrong việc vừa phải đảm bảo các yêu cầu quản lý, kiểm tra, giám sát, đồngthời vừa phải tạo được những điều kiện thuận lợi nhất cho giao thương hànghóa, thúc đẩy sự phát triển kinh tế Chính vì thế, mỗi quốc gia đều cần phảiđẩy mạnh cải cách và hiện đại hoá hoạt động làm thủ tục hải quan, đồng thờinghiên cứu, áp dụng, vận dụng các phương pháp quản lý rủi ro hiện đại
Như chúng ta đã biết, rủi ro luôn tồn tại trong tất cả các lĩnh vực, từnhững công việc giản đơn của cuộc sống cho đến các hoạt động kinh doanh,thương mại, đầu từ, tài chính, tín dụng, ngân hàng cho nên quản lý rủi ronhư một chiếc xương sống chạy qua tất cả các lĩnh vực giúp cho mọi hoạtđộng trở nên hiệu quả hơn Quản lý rủi ro về cơ bản là quá trình xác định,phân tích và đánh giá những nguy cơ tiềm ẩn nhằm đưa ra các biện pháp hạnchế hoặc giảm thiệt hại do những nguy cơ đó mang lại
Thực tế thấy rằng áp dụng một chiến lược quản lý rủi ro sẽ mang lạinhiều lợi ích cho các tổ chức vì toàn bộ điều này sẽ giúp việc sắp xếp, cân đốinguồn nhân lực có hạn với mọi hoạt động của các tổ chức đó
Trong lĩnh vực Hải quan cũng vậy, quản lý rủi ro là một công việcmang tính tất yếu cho phép đáp ứng các yêu cầu trên quy mô toàn cầu về đấutranh chống gian lận, bảo đảm an toàn và tạo thuận lợi cho thương mại Mộttrong những thách thức lớn nhất mà các cơ quan hải quan đang phải đối mặt
Trang 2trong thời điểm hiện tại chính là làm thế nào áp dụng quản lý rủi ro có hiệuquả nhất để xác định và hạn chế rủi ro trong quản lý hải quan Tổ chức Hảiquan thế giới (WCO) cũng đã khảo sát về tình hình áp dụng quản lý rủi ro tạicác cơ quan hải quan của Việt Nam và đưa ra nhiều khuyến nghị để các cơquan hải quan đó xem xét, điều chỉnh.
Trong quá trình học tập trên giảng đường và trải qua quá trình thực tậptại Cục Hải quan Hải Phòng đã giúp em có những hiểu biết đầu tiên về yêucầu của việc áp dụng quản lý rủi ro trong toàn ngành Hải quan nói chung vàtrong nghiệp vụ thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu nói riêng
Việc nghiên cứu, làm rõ để có được cách nhìn sát, đúng, khách quan vềquản lý rủi ro, đồng thời đề ra được các giải pháp thích ứng để áp dụng quản
lý rủi ro vào thủ tục hải quan nhằm tạo được nhiều thuận lợi nhất cho việcthông quan hàng hóa xuất nhập khẩu là công việc hết sức cần thiết Chính vì
vậy em đã chọn đề tài nghiên cứu: “Nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan Hải Phòng”.
II Mục đích của đề tài.
Việc chọn đề tài nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro đối với hàng hóa xuấtnhập khẩu đã giúp em có thể đưa ra được những mục đích nghiên cứu cho mình
* Đối với bản thân:
Giúp em có thể nghiên cứu, tổng hợp các kiến thức tổng quan về quản
lý rủi ro: Khái niệm, vai trò và quy trình quản lý rủi ro; kinh nghiệm triểnkhai áp dụng quản lý rủi ro tại các tổ chức hải quan quốc tế
* Đối với Cục Hải quan Hải Phòng:
Nghiên cứu, đánh giá thực trạng áp dụng quản lý rủi ro trong thủ tụchải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan Hải Phòng: Cơ sởpháp lý, quá trình triển khai, phát triển và những bất cập
Trang 3Xác định, chọn lựa, đưa ra các giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện quytrình quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan nhằm tạo thêm các điều kiện thuậnlợi, thực hiện tốt tiến trình cải cách, hiện đại hóa hải quan.
III Phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Vì thời gian có hạn nên trong quá trình nghiên cứu và thực tập tại Cục Hảiquan Hải Phòng, em vẫn còn nhiều khó khăn và thiếu sót trong việc mở rộngphạm vi nghiên cứu của đề tài Do đó, em chỉ tập trung nghiên cứu về tình hình ápdụng quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩutại Cục Hải quan Hải Phòng trong giai đoạn 2006 - 2010, cũng như phươnghướng phát triển từ này cho đến năm 2020
IV Phương pháp nghiên cứu đề tài.
Trên cơ sở lý thuyết đã học và những kiến thức thực tế, tài liệu hiện tại củaCục Hải quan Hải Phòng, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bảnnhư: Phương pháp tổng hợp, chọn lọc, thống kê, phân tích, so sánh và được tậptrung ở những điểm:
- Nghiên cứu sự vận dụng lý thuyết về quản lý rủi ro vào trong thủ tục hảiquan nói chung và thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu nói riêng
- Dựa vào các văn bản pháp luật, các báo cáo thực tế về tình hình áp dụngquản lý rủi ro tại Cục Hải quan Hải Phòng, các tài liệu hướng dẫn, tham khảo trênmạng
- Sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của các anh, các chị tại Cục Hải quan HảiPhòng nơi em thực tập
V Nội dung của đề tài nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu của em được chia thành 3 chương:
Chương I: Tổng quan về quản lý rủi ro và việc áp dụng quản lý rủi rotrong thủ tục thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu
Trang 4Chương II: Thực trạng áp dụng quản lý rủi ro trong thủ tục thông quanhàng hóa xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan Hải Phòng.
Chương III: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi
ro trong thủ tục thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan HảiPhòng
*****
Để hoàn thành đề tài này, em xin gửi lời cảm ơn, biết ơn sâu sắc tới cácAnh, Chị tại Cục Hải quan Hải Phòng, các Thầy giáo, Cô giáo Trường Đạihọc Kinh tế quốc dân, những người đã truyền đạt, giảng dạy cho em những
kiến thức qúy báu trong thời gian học hỏi vừa qua, đặc biệt Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Tuấn - Giảng viên cao cấp, Trưởng bộ môn Thương mại
quốc tế, Khoa Thương mại & Kinh tế quốc tế, Trường Đại học Kinh tế quốcdân, người đã giảng dạy, tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian em thựchiện chuyên đề thực tập tốt nghiệp Thầy đã đưa ra những hướng dẫn, góp ýquý báu mở ra cho em những cách nhìn mới và nhận thức vấn đề nghiên cứumột cách toàn diện, khoa học hơn
Do đề tài nghiên cứu còn mới lạ và thời gian nghiên cứu chưa nhiềunên trong nội dung chuyên đề chắc chắn sẽ không tránh khỏi còn có nhiềuhạn chế, thiếu sót Em rất mong nhận được sự thông cảm, tạo điều kiện củacác Thầy, Cô
Em xin trân trọng biết ơn và mong luôn nhận được mọi sự giúp đỡ
Trang 5CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO VÀ VIỆC ÁP DỤNG
QUẢN LÝ RỦI RO TRONG THỦ TỤC THÔNG QUAN
HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU
I Khái niệm về quản lý rủi ro và nội dung của quản lý rủi ro.
1 Khái niệm về rủi ro và quản lý rủi ro.
1.1 Khái niệm về rủi ro.
Đầu tiên chúng ta cần phải hiểu những khái niệm chung nhất về rủi ro.Theo trường phái truyền thống, rủi ro là những nguy cơ tiềm ẩn có khả năngxảy ra và mang đến những tổn thất, nguy hại cho con người, xã hội cũng nhưmôi trường tự nhiên Những nguy cơ tiềm ẩn này có thể xảy ra một cách ngẫunhiên hoặc do lỗi của con người cố ý hay vô ý gây ra
Theo trường phái hiện đại, rủi ro là những nguy cơ tiềm ẩn có thể đolường được, vừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực Rủi ro có thểmang đến những tổn thất mất mát cho con người nhưng cũng có thể mang lạinhững lợi ích, những cơ hội phát triển mới
Theo Điều 2 Quyết định số 48/2008/ QĐ-BTC Quy định áp dụng quản
lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan, khái niệm rủi ro được hiểu nhưsau:
- Rủi ro (trong hoạt động nghiệp vụ hải quan) là nguy cơ tiềm ẩn cácviệc không tuân thủ pháp luật về hải quan trong thực hiện xuất khẩu, nhậpkhẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải
- Rủi ro trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan là những nguy cơtiềm ẩn khả năng và hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật hải quan và cácquy định liên quan lĩnh vực quản lý hải quan
Trang 61.2 Khái niệm về quản lý rủi ro.
Quản lý rủi ro xem xét dưới góc độ đời sống xã hội, là một phản ứng tựnhiện nhằm để ngăn chặn, né tránh hoặc làm giảm khả năng mức độ thiệt hại
có thể xảy ra trong tương lai
Dưới góc độ quản lý, quản lý rủi ro là một phương pháp để phát hiện ranhững yếu tố gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả của công tác quản lý từ đóthay đổi cách xem xét và hành động nhằm loại trừ hoặc làm giảm sự ảnhhưởng của những yếu tố trên
Theo Điều 2 Quyết định số 48/2008/ QĐ-BTC Quy định áp dụng quản
lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan, quản lý rủi ro được định nghĩanhư sau:
- Quản lý rủi ro là việc áp dụng có hệ thống các biện pháp, quy trìnhnghiệp vụ và thông lệ nhằm giúp cơ quan hải quan bố trí, sắp xếp nguồn lựchợp lý để tập trung quản lý có hiệu quả đối với các lĩnh vực, đối tượng đượcxác định là rủi ro
Như vậy, trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong công việc, chúng
ta luôn phải đối mặt với những rủi ro và phải tìm cách để né tránh, giảm nhẹhoặc loại trừ nó Hay nói cách khác, Quản lý rủi ro là tập hợp các công việccần tiến hành để nhận diện, xác định khả năng, mức độ xảy ra của rủi ro và ápdụng các biện pháp để kiểm soát đối với rủi ro đó Cơ quan hải quan có thể ápdụng quản lý rủi ro dựa trên việc thu thập, phân tích, đánh giá thông tin vềcác Tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnhhàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải đối hoặc các tổchức, cá nhân trong nước, nước ngoài có liên quan đến hoạt động trên
2 Bối cảnh áp dụng quản lý rủi ro.
2.1 Bối cảnh quốc tế.
Trang 7Việc áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro là một phần không thể tách rời vàcũng là điều kiện cho việc triển khai thực hiện chương trình cải cách, hiện đạihóa ngành Hải quan Việt Nam là thành viên của Tổ chức Hải quan thế giới(WCO), việc triển khai áp dụng quản lý rủi ro nhằm đáp ứng các yêu cầu vàkhuyến nghị chung của Hải quan thế giới về áp dụng quản lý rủi ro, bao gồm:
- Chương 6, Công ước KYOTO sửa đổi, bổ sung năm 1999 quy địnhcác tiêu chuẩn 6.3, 6.4, 6.5 về áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động kiểm trahải quan;
- Khung tiêu chuẩn an ninh và tạo thuận lợi thương mại toàn cầu(SAFE) được Hội đồng Tổ chức Hải quan thế giới thông qua năm 2005;
- Cơ quan Hải quan nhiều nước trên thế giới và khu vực đã có quá trình
áp dụng quản lý rủi ro từ những năm trước đó và đã đem lại những hiệu quả
to lớn trong hoạt động quản lý nhà nước hải quan
2.2 Bối cảnh Việt Nam.
Ở Việt Nam công tác quản lý rủi ro đã được cụ thể hóa thành nhiệm vụcốt lõi trong kế hoạch tổng thể về cải cách, phát triển và hiện đại hóa hảiquan Điều này được thể hiện qua:
- Luật Hải quan năm 2005 (Điều 15), có hiệu lực từ ngày 01/01/2006,trong đó quy định: "kiểm tra hải quan được thực hiện trên cơ sở phân tíchthông tin, đánh giá việc chấp hành pháp luật của chủ hàng, mức độ rủi ro về
vi phạm pháp luật hải quan …"
- Quyết định số 810/2004/QĐ-BTC ngày 16/3/2004 của Bộ tài chính về
"Kế hoạch cải cách, phát triển, hiện đại hoá ngành Hải quan, giai đoạn 2004 2006" và Quyết định 456/2008/QĐ-BTC ngày 14/3/2008 về ban hành "Kếhoạch cải cách, phát triển hiện đại hóa hải quan giai đoạn 2008 - 2010" Sau
-đó được cụ thể hóa ở Quyết định 48/2008/QĐ-BTC ngày 4/7/2008 của BộTài chính và Quyết định 35/QĐ-TCHQ ngày 30/7/2009 của Tổng cục Hảiquan
Trang 8Do vậy, quá trình áp dụng quản lý rủi ro luôn có sự thay đổi về cơ sởpháp lý và sự xáo trộn về quy trình, thủ tục hải quan Đặc biệt tồn tại đồngthời đan xen hai mô hình: thủ tục hải quan điện tử và thủ tục hải quan truyềnthống, trong đó có nhiều yêu cầu mới thường xuyên đặt ra đối với công tácquản lý rủi ro.
3 Vai trò của áp dụng quản lý rủi ro.
Áp dụng quản lý rủi ro đối với các hoạt động nghiệp vụ, ngành Hảiquan đạt được những lợi ích thiết thực và hiệu quả thể hiện trên các mặt sau:
- Áp dụng quản lý rủi ro sẽ giảm tải khối lượng công việc phải kiểmtrong quá trình làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, phươngtiện và hành khách xuất nhập cảnh nhờ giảm bớt các thủ tục, giảm tỷ lệ kiểmtra
- Áp dụng quản lý rủi ro có thể bố trí, sắp xếp nguồn lực phù hợp, hiệuquả dựa trên các rủi ro được xác định và đánh giá để kiểm tra có trọng điểm
- Hoạt động quản lý rủi ro giúp nâng cao năng lực kiểm tra, kiểm soátcủa ngành Hải quan đồng thời cải thiện khả năng tuân thủ pháp luật của đốitượng chịu quản lý về Hải quan
- Quản lý rủi ro cũng tạo điều kiện tăng cường mối quan hệ hợp tácgiữa Hải quan và doanh nghiệp
- Thời gian thông quan được giảm đáng kể, giảm tỷ lệ kiểm tra thực tếhàng hóa, tăng tỷ lệ phát hiện vị phạm pháp luật hải quan Số lượng và tỷ lệdoanh nghiệp được đánh giá chấp hành tốt pháp luật hải quan cũng tăng lênđáng kể (từ 23% năm 2006 lên 44% 2009)
- Việc áp dụng quản lý rủi ro đã góp phần làm giảm các thủ tục hànhchính, giảm sự can thiệp của cán bộ Hải quan Nhờ vậy doanh nghiệp không
bị lệ thuộc vào thủ tục hành chính, giảm chi phí phát sinh; đặc biệt loại trừcác điều kiện làm nảy sinh việc phiền hà, sách nhiễu của cán bộ
Trang 9- Áp dụng quản lý rủi ro tạo ra cơ chế cạnh tranh công bằng cho doanhnghiệp trên nền tảng tuân thủ pháp luật Các doanh nghiệp tuân thủ pháp luậthảu quan được thông quan nhanh, giảm chi phí và thuận lợi hơn trong quátrình hoạt động của mình.
- Giảm thiểu sự can thiệp của hải quan vào các hoạt động tài chính,thương mại và du lịch
- Giảm bớt các mức phí theo yêu cầu trong kinh doanh
II Nội dung của áp dụng quản lý rủi ro trong lĩnh vực hải quan.
1 Phạm vi áp dụng.
Quản lý rủi ro là một phương pháp để tiến hành công việc, không phải
là nội dụng của một nghiệp vụ cụ thể Chính vì vậy, quản lý rủi ro nó đanxen, có mặt ở mọi lĩnh vực nghiệp vụ hải quan và tạo ra những hiệu quả cụthể đối với các hoạt động nghiệp vụ này Nhờ phương pháp tiếp cận này cùngvới công nghệ thông tin, quản lý rủi ro giúp cho Hải quan giải quyết được cácvấn đề nghịch lý hiện nay, đó là vừa tạo thuận lợi cho thương mại vừa đảmbảo sự tuân thủ cao của các doanh nghiệp Như vậy quản lý rủi ro có thể ápdụng được trong các nghiệp vụ cụ thể của Hải quan, được quy định tại LuậtHải quan, bao gồm:
- Thủ tục hải quan;
- Kiểm tra hải quan;
- Giám sát hải quan;
- Kiểm soát hải quan;
- Kiểm tra sau thông quan;
- Trong công tác thông tin tình báo;
- Trong công tác điều tra chống buôn lậu;
- Các hoạt động nghiệp vụ khác liên quan đến hoạt động xuất khẩu,nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiệnvận tải
Trang 102 Một số thuật ngữ.
Để có thể tiến hành nghiên cứu về quản lý rủi ro trong hoạt động hảiquan chúng ta cần phải nắm được một số thuật ngữ cơ bản như sau:
- Tiêu chí quản lý rủi ro là dấu hiệu có giá trị định lượng, làm công cụ
để đánh giá mức độ rủi ro và hỗ trợ việc quyết định biện pháp xử lý rủi romột cách phù hợp, có hiệu quả
- Xác định rủi ro là quá trình thu thập, phân tích thông tin để làm rõ viphạm pháp luật về hải quản có khả năng xảy ra, nguyên nhân và nội dung củakhả năng xảy ra trong vi phạm
- Phân tích rủi ro là việc sử dụng kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng và
kỹ thuật công nghệ thông tin để xem xét một cách có hệ thống các nguồnthông tin hiện có nhằm xác định khả năng xảy ra và hậu quả của hành vi viphạm pháp luật về hải quan
- Đánh giá rủi ro là việc xem xét một cách có hệ thống các rủi ro đãđược xác định, phân tích bằng việc đối chiếu với tiêu chí quản lý rủi ro đãđược thiết lập và những rủi ro đã được xử lý trước đó
- Hồ sơ quản lý rủi ro là tập hợp thông tin, dữ liệu về quá trình xácđịnh, phân tích, đánh giá, xử lý đối với một rủi ro cụ thể, được lưu trữ dướidạng văn bản hoặc dữ liệu điện tử, nhằm phục vụ quản lý rủi ro trong hoạtđộng nghiệp vụ hải quan
- Hồ sơ quản lý doanh nghiệp là tập hợp thông tin, dữ liệu được cậpnhật thường xuyên, phản ánh trạng thái hoạt động và thái độ chấp hành phápluật của doanh nghiệp nhằm phục vụ quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụhải quan
3 Nguyên tắc áp dụng quản lý rủi ro.
Trang 11Điều 3 Quyết định số 48/2008/QĐ-BTC đã quy định nguyên tắc ápdụng quản lý rủi ro Về cơ bản, cơ quan hải quàn áp dụng quản lý rủi ro lànhằm tạo thuận lợi đối với các tổ chức, cá nhân chấp hành tốt pháp luật về hảiquan; đồng thời kiểm soát chặt chẽ các đối tượng không tuân thủ các quyđịnh của pháp luật.
Cơ quan hải quan thực hiện thu thập, phân tích thông tin, đánh giá rủi
ro ở các giai đoạn trước, trong và sau thông quan theo các tiêu chí được xácđịnh trong từng thời điểm, phù hợp với quy định của pháp luật về hải quan,điều kiện và khả năng thực tế để ra quyết định việc kiểm tra, giám sát, kiểmtra sau thông quan, kiểm soát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhậpkhẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo cáctrường hợp:
- Không tuân thủ pháp luật hải quan;
- Có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan;
- Kết quả phân tích, đánh giá xác định mức độ rủi ro cao;
- Lựa chọn ngẫu nhiên
Cơ quan hải quan áp dụng miễn kiểm tra đối với cá đối tượng chấphành tốt các quy định của Luật hải quan, áp dụng quản lý rủi ro theo quy trình
và các quy định về quyền hạn, trách nhiệm của Hải quan và các quy trìnhnghiệp vụ hải quan phải xây dựng, áp dụng dựa trên các quy định về áp dụngquản lý rủi ro
III Áp dụng quản lý rủi ro trong thủ tục thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu.
1 Các điều kiện để áp dụng quản lý rủi ro.
Giai đoạn hiện nay quản lý rủi ro đã được áp dụng trong hầu hết cáchoạt động nghiệp vụ hải quan, đáng chú ý nhất là trong nghiệp vụ thủ tụcthông quan hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại Để có thể áp dụng hiệu quảquản lý rủi ro trong hoạt động này, các cơ quan hải quan trước hết phải xây
Trang 12dựng được: Bộ tiêu chí quản lý rủi ro, hệ thống phân tích đánh giá rủi ro vàcác biện pháp để xử lý rủi ro.
1.1 Tiêu chí quản lý rủi ro.
Tiêu chí quản lý rủi ro trong hoạt động hải quan: là những đặc điểm vềdấu hiệu của việc chấp hành pháp luật hải quan có thể xảy ra trong hoạt độngxuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh nhập cảnh, quá cảnh; được cơ quan Hải quanlựa chọn, phân tích tổng hợp để phục vụ công tác quản lý Nhà nước về hảiquan Để làm tốt công tác quản lý rủi ro, Hải quan cần xây dựng được các bộtiêu chí quản lý rủi ro Các tiêu chí quản lỷ rủi ro chủ yếu để quản lý Nhànước về hải quan bao gồm:
- Bộ tiêu chí theo quy định pháp luật hải quan, chính sách quản lý nhànước về hải quan trong từng thời điểm, giai đoạn cụ thể
- Bộ tiêu chí phân tích là nhóm các chỉ số phản ánh về dấu hiệu viphạm pháp luật về hải quan
- Bộ tiêu chí tính điểm rủi ro là nhóm các chỉ số được tập hợp và tínhtoán mức độ rủi ro dựa trên việc đánh giá và cho điểm rủi ro trước đối với cácchỉ số tham gia vào quá trình tính toán
- Bộ tiêu chí lựa chọn ngẫu nhiên là việc áp dụng phép toán xác suất,thống kê dựa trên các chỉ số liên quan để lựa chọn ngẫu nhiên các đối tượngkiểm tra theo tỷ lệ nhất định theo quy định của Luật hải quan
Có một số cách phân loại các tiêu chí quản lý rủi ro, tiêu biểu: Thứnhất là phân loại theo các tiêu chí ưu tiên, các tiêu chí đánh giá tuân thủ vàcác tiêu chí đánh giá rủi ro Thứ hai là phân loại theo các tiêu chí tĩnh, tiêu chíđộng, tiêu chí lựa chọn xác suất
Hiện nay Hải quan Việt Nam đang sử dụng các tiêu chí theo cách phânloại theo: tiêu chí tĩnh, tiêu chí động, tiêu chí lựa chọn xác suất
1.1.1 Tiêu chí tĩnh.
Trang 13Tiêu chí tĩnh là các tiêu chí có tính chất ổn định trong khoảng thời giannhất định Tiêu chí này xác định khả năng và mức độ rủi ro bằng cách ápdụng các phương pháp tính toán dựa trên cơ sở thông tin do cơ quan hải quanthu thập, phân tích Tiêu chí tĩnh được đánh giá trước khả năng xảy ra rủi rodựa trên thang điểm và cơ sở dữ liệu do Hải quan thu thập Tổng hợp đánhgiá mức độ rủi ro của các tiêu chí tĩnh sẽ đưa ra mức độ rủi ro tổng thể Tiêuchí tĩnh được thay đổi, bổ sung theo kết quả phân tích thông tin Khoảng thởigian cho việc thay đổi này phụ thuộc vào khả năng và nguồn lực thực tế của
cơ quan Hải quan
Bộ tiêu chí tĩnh bao gồm 7 nhóm tiêu chí:
- Nhóm tiêu chí ưu tiên;
- Nhóm tiêu chí đánh giá, phân loại doanh nghiệp;
- Nhóm tiêu chí phân loại hàng hóa;
- Nhóm tiêu chí phân loại xuất xứ;
- Nhóm tiêu chí phân loại hình thức thanh toán;
- Nhóm tiêu chí loại hình xuất - nhập khẩu;
- Nhóm các tiêu chí khác
1.1.2 Tiêu chí động.
Tiêu chí động là các tiêu chí có tính chất biến động theo thời gian vàđược áp dụng ngay tại thời điểm phát hiện có dấu hiệu vị phạm pháp luật hảiquan Các tiêu chí này dựa trên các thông tin trinh sát, thông tin về doanhnghiệp, hàng hóa có khả năng và mức độ rủi ro cao và phải kiểm tra hải quan.Tiêu chí động được hiểu là những thông tin về doanh nghiệp, hàng hóa hoặccác thông tin có liên quan khác phản ánh có dấu hiệu vi phạm pháp luật hảiquan hoặc cần phải áp dụng biện pháp kiểm tra đặc thù Cán bộ quản lý rủi ro
mã hóa thông tin này theo mẫu tiêu thức được cài đặt sẵn trên phần mềmcông nghệ thông tin và cung cấp tới đơn vị có trách nhiệm giải quyết, xử lý
Tiêu chí rủi ro động trong hoạt động thông quan gồm:
Trang 14- Thông tin phục vụ xác định doanh nghiệp đăng ký tờ khai như:Doanh nghiệp giải thể; Doanh nghiệp cưỡng chế thuế; Danh mục hàng hóacấm xuất khẩu nhập khẩu.
- Doanh nghiệp được ưu tiên làm thủ tục hải quan
- Doanh nghiệp được ân hạn thuế
- Thông tin lựa chọn lô hàng phải kiểm tra thực tế bao gồm: Thông tin
về chính sách, chế độ quản lý đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phươngtiện vận tải xuất cảnh nhập cảnh cần phải tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa;Thông tin về dấu hiệu vi phạm liên quan đến hàng hóa, hành lý xuất khẩu,nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh
Tiêu chí động được xây dựng trên cơ sở các tiêu thức của tờ khai hảiquan, gồm 2 loại:
- Tiêu chí đơn: được xác định bởi một yếu tố (chủ yếu là tổ chức, cánhân, hàng hóa) Ví dụ: doanh nghiệp có mã số thuế, hàng hóa có mã số thuế
- Tiêu chí tổ hợp: được xác định bởi 2 hoặc nhiều yếu tố thành mộtchuỗi tổ hợp nhằm làm rõ thông tin về đối tượng quản lý Tiêu chí tổ hợpcàng nhiều yếu tố cấu thành thì độ chi tiết và chính xác càng cao Ví dụ: Hànghóa có mã số + Xuất xứ + Cửa khẩu + v.v
1.1.3 Tiêu chí lựa chọn xác suất.
Tiêu chí lựa chọn ngẫu nhiên được áp dụng cho việc lựa chọn ngẫunhiên để kiểm tra thực tế hàng xuất khẩu, nhập khẩu, nhằm phục vụ phântích, đo lường mức độ tuân thủ pháp luật về hải quan của chủ hàng, theo cácchỉ số sau đây:
- Loại hình xuất khẩu, nhập khẩu
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Xuất xứ của hàng hóa nhập khẩu
- Doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu
- Mức độ rủi ro theo nhóm đối tượng cụ thể
Trang 15- Tỷ lệ xác suất lựa chọn.
Việc lựa chọn xác suất được thực hiện tự động trên hệ thống, theo cáctiêu chí trên với tỷ lệ không quá 5% tổng số lô hàng xuất khẩu, nhập khẩutheo tỷ lệ bình quân của mỗi ngày trong tháng trước đó tại một Chi cục Hảiquan
1.2 Hệ thống phân tích, đánh giá rủi ro.
Hệ thống phân tích, đánh giá rủi ro hỗ trợ phân luồng, lựa chọn đốitượng kiểm tra trên cơ sở hồ sơ rủi ro được cập nhật thông tin từ các lĩnh vựcnghiệp vụ hải quan sau:
- Từ hoạt động xuất khẩu nhập khẩu thương mại, phương tiện vận tảixuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chuyển cảng
- Từ công tác Kiểm tra sau thông quan
- Từ thông tin tình báo
- Từ công tác Điều tra chống buôn lậu
- Từ hệ thống cơ sở dữ liệu của ngành hải quan và doanh nghiệp
- Từ đội ngũ cán bộ để triển khai thực hiện kỹ thuật quản lý rủi ro
1.3 Biện pháp xử lý rủi ro.
Trong các hoạt động nghiệp vụ, cơ quan Hải quan thường sử dụng 2biện pháp chính để xử lý rủi ro là: Biện pháp phòng ngừa rủi ro và biện phápphát hiện và ngăn chặn rủi ro
1.3.1 Biện pháp phòng ngừa rủi ro.
Để phòng ngừa rủi ro có rất nhiều biện pháp khác nhau Một trongnhững biện pháp phòng ngừa tốt nhất là làm tốt công tác tuyên truyền nhằmnâng cao nhận thức của doanh nghiệp trong việc chấp hành pháp luật Hảiquan Công tác tuyên truyền được thực hiện theo nhiều hình thức như tuyêntruyền qua sách báo, qua hội thảo hội nghị hoặc qua phát thanh truyền hình
Trang 16Với cách làm này thì việc nhận thức hiểu biết về pháp luật Hải quan củadoanh nghiệp và công dân được nâng cao.
Biện pháp thứ hai để phòng ngừa rủi ro có hiệu quả là tăng cường côngtác đào tạo hỗ trợ doanh nghiệp trong việc phát hiện lỗi, xử lý và khắc phụclỗi trong quá trình làm thủ tục hải quan Biện pháp này không những nângcao nhận thức cho doanh nghiệp ma còn giảm thiểu rủi ro đáng kể cho cả Hảiquan và doanh nghiệp Khi phát hiện lỗi cần thông báo kịp thời cho doanhnghiệp tự xử lý, chấm dứt những vi phạm pháp luật Hải quan không đáng có
Biện pháp thứ ba là tham gia kiến nghị sửa đổi, bổ sung, quy định cóthể gây ra rủi ro cao, cần xây dựng mới chính sách với mức độ rủi ro ít nhất
Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, Ngành để xây dựng hệ thống cơ sởpháp luật có mức độ rủi ro thấp nhất, dễ phát hiện, dễ khắc phục
Biện pháp thức tư là tập trung nguồn lực cho các hoạt động kiểm tra,kiểm soát hải quan đối với các lĩnh vực có rủi ro Nguồn lực này được đào tạo
cơ bản, có kỹ năng kỹ thuật và có phẩm chất đạo đức tốt và tâm huyết vớicông việc
1.3.2 Biện pháp phát hiện, ngăn chặn.
Để phát hiện, ngăn chặn rủi ro xảy ra trong lĩnh vực hải quan, cơ quanHải quan cần tiến hành các biện pháp sau:
Thứ nhất là kiểm tra điều kiện được làm thủ tục hải quan và kiểm tra
hồ sơ của lô hàng Công chức hải quan nhập mã sô thuế của doanh nghiệp đểkiểm tra doanh nghiệp có bị cưỡng chế làm thủ tục hải quan không, kiểm tra
ân hạn thuế, kiểm tra vi phạm để xác định việc chấp hành pháp luật của chủhàng Công chức hải quan cần kiểm tra đối chiếu dữ liệu trong hệ thống với
hồ sơ hải quan Việc kiểm tra này vừa có tác dụng phát hiện, ngăn chặn rủi
ro, vừa là để cập nhật dữ liệu vào hệ thống để phục vụ công tác quản lý
Thứ hai là kiểm tra hàng hóa Việc kiểm tra thực tế hàng hóa được tiếnhành theo quy định tại Điều 14 Thông tư 79/2009/TT-BTC, đó là việc kiểm
Trang 17tra đối chiếu thực tế hàng hóa xuất nhập khẩu với nội dung khai trên tờ khaihải quan và các chứng từ của bộ hồ sơ hải quan về tên hàng, mã số, lượnghàng, chất lượng hàng hóa, xuất xứ hàng hóa Việc kiểm tra này nhằm pháthiện, ngăn chặn kịp thời các rủi ro doanh nghiệp cố tình khai báo sai.
Thứ ba là kiểm tra sau thông quan Mục đích của công tác kiểm tra sauthông quan không chỉ thuần túy là kiểm tra truy thu thuế của doanh nghiệp(DN), mà cơ bản là để doanh nghiệp ý thức rõ được hậu quả lâu dài từ việc viphạm pháp luật, qua đó có thái độ đúng đắn khi tuân thủ pháp luật Hoạt độngkiểm tra sau thông quan có tác động tích cực, làm cho khâu thông quan tuânthủ pháp luật tốt hơn, cung cấp thông tin về doanh nghiệp, mặt hàng, thủ đoạngian lận và giúp cho khâu thông quan ngăn chặn hành vi gian lận trốn thuếmột cách kịp thời, hiệu quả tránh được rủi ro và đánh giá được mức độ tuânthủ của doanh nghiệp Công tác kiểm tra sau thông quan cần tập trung vào cácđối tượng được lựa chọn từ hệ thống hoặc các đối tượng phát hiện có dấuhiệu vi phạm pháp luật hải quan Công tác này góp phần phát hiện và ngănchặn rủi ro một cách có hiệu quả cao
2 Quy trình áp dụng quản lý rủi ro.
Phương pháp quản lý rủi ro là một quy trình mang tính logic và hệthống, có tính chất lặp đi lặp lại, bao gồm 6 bước:
- Thu thập thông tin,
- Xác định rủi ro,
- Phân tích rui ro
- Đánh giá rủi ro,
- Xử lý rủi ro,
- Theo dõi đánh giá lại
Trong hoạt động hải quan nói chung và thủ tục hải quan đối với hànghóa xuất nhập khẩu thương mại nói riêng cũng được thực hiện theo 6 bướctrên
Trang 182.1 Thu thập thông tin.
Đây là giai đoạn đầu của quy trình áp dụng quản lý rủi ro Toàn bộ nỗlực quản lý rủi ro tùy thuộc vào những thông tin đã thu thập được và tổnghợp, nêu nếu có bất cứ vấn đề bị bỏ sót trong giai đoạn này nó sẽ không đượctiếp tục xem xét ở các giai đoạn sau, kéo theo hậu quả quản lý rủi ro khônghoàn thành hoặc ảnh hưởng đến độ chính xác của kế hoạch
Nội dung những thông tin cần thu thập bao gồm:
- Tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnhhàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải
- Các tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài là đối tác hoặc cóliên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh,nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải
- Nơi xuất xứ hàng hóa nhập khẩu
- Quốc gia, khu vực xuất khẩu hàng hóa hoặc địa điểm trung chuyểnhàng hóa vào Việt Nam
- Quốc gia, khu vực nhập khẩu hàng hóa hoặc địa điểm trung chuyểnhàng hóa từ Việt Nam
- Thông tin và chính sách quản lý của cơ quan quản lý nhà nước đốivới hàn hóa xuất nhập khẩu
- Chính sách ưu đãi trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa;chính sách ưu đãi về hạn ngạch thuế quan của Nhà nước Việt Nam hoặc giữaViệt Nam với các quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc khu vực trên thế giới
- Quy trình thủ tục hải quan và các hoạt động liên quan đến hàng hóaxuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh,quá cảnh
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh
- Hồ sơ hải quan
- Trị giá hải quan
Trang 19- Phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Thanh toán trong quá trình thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa,xuất cảnh, nhập cảnh phương tiện vận tải
- Phương thức vận chuyển, đóng gói hàng hóa
- Phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
- Tuyến đường vận chuyển hàng hóa
- Địa điểm làm thủ tục hải quan
2.2 Xác định rủi ro.
Bản chất của việc xác định rủi ro là việc xác định những cản trở thựchiện mục tiêu đặt ra Việc xác định rủi ro một cách toàn diện là một thiết yếutrong quản lý rủi ro Xác định rủi ro bao gồm việc xác định: rủi ro đó là gì,nguồn của rủi ro, nguyên nhân xảy ra, xảy ra như thế nào và tại thời điểmnào? Cụ thế như sau:
- Xác định và lập danh sách doanh nghiệp, hàng hóa (đối tượng rủi ro)
có nguy cơ vi phạm hoặc bị lợi dụng vi phạm theo từng rủi ro được xác định
- Phân tích, xác định các thông tin liên quan đến rủi ro và đối tượng rủiro
- Phân tích, làm rõ nguyên nhân, điều kiện dẫn đến các vi phạm phápluật về hải quan, các biện pháp kiểm tra, kiểm soát đã và đang được áp dụng,hiệu quả của biện pháp này
- Các thông tin này phải được lập thành biểu mẫu quản lý rủi ro Trên
cơ sở phê duyệt của Cục trưởng, đơn vị Quản lý rủi ro sẽ cập nhật kịp thờicác thông tin đó vào hồ sơ quản lý rủi ro
2.3 Phân tích rủi ro.
Mục đích chính của giai đoạn phân tích rủi ro là để xác lập mức độquan trọng của mỗi rủi ro đã được xác định, nhằm đưa ra quyết định về việccần phải có những chiến lược và nguồn lực nào để quản lý rủi ro Điều này
Trang 20được thực hiện bằng cách phân tích mối quan hệ giữa khả năng xảy ra rủi ro
và những hậu quả có thể có khi rủi ro xảy ra Kết quả của mối quan hệ nàycho ta biết cấp độ của mỗi rủi ro được xác định, cho phép so sánh và lập mức
ưu tiên cho tất cả rủi ro Sự kết hợp bước phân tích rủi ro với các bước kháctrong quy trình sẽ đem lại hiệu quả hơn cho công tác phân tích rủi ro Đây làmột bước quan trọng trong quy trình quản lý rui ro, trong đó những rủi rođược đánh giá (đo, so sánh và xác lập mức ưu tiên) để có những hành độngthích hợp
2.3.1 Tần suất rủi ro.
Tần suất rủi ro được biểu thi bằng số lần vi phạm pháp luật hải quantheo loại rủi ro đã xảy ra hoặc có khả năng sẽ xảy ra Việc tìm ra tần suất củarủi ro được thực hiện bằng phân tích số liệu vụ việc vi phạm (đối với trườnghợp có dữ liệu vi phạm) hoặc phân tích dữ liệu có liên quan đến vi phạm, như
số lượng tờ khai xuất nhập khẩu, kim ngạch, số doanh nghiệp tham gia, khảnăng thất thu thuế hoặc trị giá vi phạm trong trường hợp vi phạm xảy ra (đối với trường hợp không có dữ liệu vi phạm) hoặc dựa vào kiến thức, kinhnghiệm của công chức hải quan để phân tích, dự đoán
Việc xác định mức độ tần suất được kết hợp giữa số liệu phân tích vớiviệc dự đoán để đối chiếu với bảng phân tích sau đây:
Cao Sự kiện được đoán chắc là sẽ xảy ra
Trung bình Sự kiện được dự đoán có thể xảy ra
2.3.2 Hậu quả rủi ro.
Trang 21Tương tự như phân tích về tần suất, hậu quả của quản lý rủi ro đượcxác định dựa trên phân tích dữ liệu vi phạm, dữ liệu liên quan và dự đoántheo kiến thức, kinh nghiệm của công chức phân tích để xác định những thiệthại, tác động, ảnh hưởng của vi phạm gây ra.
Việc xác định mưc độ hậu quả được kết hợp giữa số liệu phân tích vớiviệc dự đoán và đối chiếu với bảng phân tích sau đây:
Trung bình Sự kiện gây ra hậu qua tương đối nghiêm trọngThấp Sự kiện gây ra hậu quả ít nghiêm trọng
2.3.3 Mức độ rủi ro.
Kết hợp giữa tần suất rủi ro và hậu quả rủi ro để xác định mức độ củarủi ro theo bảng sau đây:
Hậu quả & Tần suất Cao Trung binh Thấp
Trang 22đoán khả năng và hậu quả mà rủi ro có thể gây ra, từ đó xác định mức độ củarủi ro Tuy vậy, việc phán đoán cần phải đảm bảo tính hợp lý, có độ tin cậy vàđược thực hiện dựa trên những nhận định khách quan, không mang tính địnhkiến cá nhân.
Đồng thời, quá trình phân tích rủi ro cần xác định được những nguyênnhân, điều kiện có thể dẫn đến tình huống vi phạm pháp luật hải quan (tìnhhuống rủi ro) và các thông tin cụ thể cần thiết (chỉ số rủi ro) cho việc nhận ratình huống vi phạm này
2.4 Đánh giá rủi ro.
Sau khi thu thu thâp thông tin, xác định rủi ro và phân tích rủi ro,chúng to cần tiến hành đánh giá rủi ro Trước hết cần xem xét từng rủi ro đểquyết định xem rủi ro nào có thể chấp nhận và rủi ro nào không thể chấpnhận, từ đó sắp xếp các loại rủi ro theo thứ tự thấp đến cao và đặc biệt ưu tiêncác rủi ro không thể chấp nhận được
Quá trình đánh giá phải căn cứ vào các yếu tố sau:
- Mức độ rủi ro được xác định từ kết quả phân tích rủi ro
- Các rủi ro đã được xử lý trước đó
- Sự cần thiết xử lý đối với rủi ro và kiểm soát đối tượng rủi ro
- Khả năng về nguồn lực và các điều kiện cần thiết đảm bảo cho việckiểm tra, kiểm soát có hiệu quả đối với rủi ro
- Tác động ảnh hưởng của quá trình xử lý rủi ro và kiểm soát đối tượngrủi ro
Quá trình đánh giá rủi ro và đối tượng rủi ro được thực hiện bằng việcđối chiếu, xem xét từng rủi ro trong danh sách rủi ro được thiết lập dựa trênkết quả phân tích với tiêu chí quản lý rủi ro và các yếu tố nêu trên
Kết quả đánh giá rủi ro và đối tượng rủi ro cho phép xếp hạng cấp độ
ưu tiên xử lý (sự cần thiết phải áp dụng kiểm tra, kiểm soát) đối với rủi ro vàđối tượng rủi ro
Trang 23Việc xếp hạng cấp độ ưu tiên xử lý rủi ro và đối tượng rủi ro giúp choviệc ưu tiên nguồn lực, biện pháp tập trung vào việc xử lý đối với cá rủi ro cótính cấp thiết hơn trong từng giai đoạn cụ thể.
Thông thường người ta sắp xếp rủi ro theo 5 mức:
- Rủi ro rất cao: là những rủi ro không thể chấp nhận được và cần đượcquan tâm quản lý ngay Các rủi ro này cần được ưu tiên quản lý khẩn cấp
- Rủi ro cao: là những rủi ro không thể chấp nhận và cần được quantâm quản lý Các rủi ro này cần được xếp vào vấn đề được ưu tiên
- Rủi ro trung bình: là những rủi ro không thể chấp nhận được vàthường thì những rủi ro này cũng cần được quản lý
- Rủi ro thấp: là những rủi ro có thể xem xét được chấp nhận hoặckhông chấp nhận, thường là được chấp nhận và cần được quan tâm quản lý
- Rủi ro rất thấp: là những rủi ro có thể chấp nhận, và có thể không cầnphải quan tâm quản lý ở thời điểm hiện tại
2.5 Xử lý rủi ro.
Xử lý rủi ro là việc tìm những phương án xử lý rủi ro, đánh giá nhữngphương án đó, chuẩn bị các kế hoạch xử lý rủi ro và thực hiện chúng Xử lýrủi ro là bước tiếp theo của đánh giá rủi ro Đây là bước mà người quản lýphải tìm ra phương pháp tối ưu nhất để xử lý rủi ro đã được xác định
2.5.1 Đánh giá các phương án xử lý rủi ro.
Các phương án xử lý rủi ro phải được đánh giá trên cơ sở mức độ giảmthiểu rủi ro và mức độ lợi ích hoặc cơ hội được tạo thêm Viêc lựa chọnphương án thích hợp nhất bao gồm việc cân bằng chi phí của việc thực hiệnmỗi phương án với những lợi ích thu được Nói chung, chi phí quản lý rủi rocần phải được bù đắp bởi những lợi ích thu được Đánh giá các phương án xử
lý rủi ro thực chất là việc xác định cách xử lý rủi ro thích hợp nhất, bao gồmcác công việc sau:
Trang 24- Trước hết cần đặt ra các câu hỏi và trả lời:
+ Cần làm gì để giảm bớt khả năng rủi ro?
+ Cần làm gì để giảm bớt hậu quả rủi ro xảy ra?
+ Liệu có thể chuyển giao rủi ro cho một người khác không?
+ Ở thời điểm hiện tại chúng ta có nên chấp nhận rủi ro và giám sáttình hình để xem có thay đổi gì hay không?
- Liệt kê các cách xử lý khả thi và có thể bớt các cách xử lý rủi rothông quá việc đánh giá xem xét các yếu tố như là: chi phí, thời gian, thiếunguồn lực, phù hợp hay không phù hợp với chính sách
- Sau khi loại bỏ một số cách không khả thi, chúng ta đánh giá các cáchcòn lại bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau:
+ Có làm giảm bớt rủi ro hay không và bằng cách nào?
+ Liệu có xảy ra phản ứng dây chuyền không?
+ Mức độ lợi ích hoặc cơ hội có thể tạo ra là gì?
+ Mức chi phí có vượt cao hơn lợi ích không?
Sau đó, chúng ta sẽ chọn được cách xử lý rủi ro thích hợp nhất
2.5.2 Phương án, kế hoạch xử lý rủi ro.
a Nội dung phương án, kế hoạch xử lý rủi ro:
- Mức độ rủi ro đã được xác định
- Cấp độ ưu tiên xử lý rủi ro
- Các biện pháp hiện đang được áp dụng, hiệu quả của việc áp dụng cácbiện pháp này
- Nguyên nhân, điều kiện của tình trạng rủi ro hiện tại
- Đề xuất hình thức, biện pháp xử lý Việc lựa chọn hình thức, biệnpháp xử lý cần phải phù hợp với từng rủi ro và đặc điểm đặc thù của từng loạiđối tượng rủi ro
- Những công việc cần được thực hiện cho việc xử lý rủi ro
Trang 25- Phân công lực lượng thực hiện: bao gồm việc xem xét, đề xuất phâncông đơn vị, cá nhân thực hiện xử lý phù hợp và có hiệu quả.
- Thời gian thực hiện
- Các yêu cầu nhằm đảm bảo cho việc xử lý rui ro: kinh phí, phươngtiện, trang thiết bị kỹ thuật
- Các yêu cầu cho việc theo dõi, đánh giá tình hình, diễn biến của rủi rotiếp theo
b Triển khai phương án, kế hoạch xử lý rủi ro.
Trên cơ sở phương án, kế hoạch được Cục trưởng phê duyệt, đơn vịQuản lý rủi ro với vai trò chủ trì, điều phối chuyển giao phương án kế hoạchcho các đơn vị thực hiện, đồng thời chịu trách nhiệm thường xuyên theo dõi,đánh giá quá trình và kết quả thực hiện phương án kế hoạch, kiểm tra vàtham mưu cho Cục trưởng trong việc chấn chỉnh, đôn đốc thực hiện phương
án kế hoạch
Đơn vị Quản lý rủi ro căn cứ vào kết quả theo dõi, đánh giá, tham mưucho Cục trưởng trong việc điều chỉnh, bổ sung kịp thời nội dung phương án
kế hoạch nhằm nâng cao hiệu quả quá trình xử lý rủi ro
2.6 Theo dõi đánh giá lại.
Theo dõi và đánh giá lại là quá trình theo dõi đánh giá, phản hồi thôngtin về quá trình thực hiện quản lý rủi ro Việc đánh giá này nhằm mục đíchhiểu rõ về quá trình hoạt động để phục vụ việc điều chỉnh hoạt động trong cácbước của quy trình cho phù hợp, hiệu quả Nhiệm vụ của bước này là giámsát, xem xét lại và trao đổi thông tin về sự biến đổi của hoàn cảnh rủi ro, vềquá trình hoạt động trong các bước của cả quy trình Trong quá trình xem xét,tuy hoàn cảnh và điều kiện cụ thể chúng ta cần kiểm tra lại một vài bước cụthể hoặc kiểm tra lại tất cả các bước
* Nội dung theo dõi tình hình, diễn biến của từng rủi ro xảy ra trên địa bàn được thể hiện thông qua việc tổng hợp các thông tin về:
Trang 26- Số lần vi phạm pháp luật hải quan của từng rủi ro.
- Trị giá vi phạm theo rủi ro: trị giá của tang vật vi phạm hoặc số tiềntruy thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu
- Tính chất, mức độ vi phạm pháp luật hải quan theo rủi ro xảy ra
- Những tình tiết vi phạm mới được phát hiện
- Tác động ảnh hưởng của rủi ro và việc xử lý rủi ro đến quá trình làmthủ tục hải quan
Trong quá trình theo dõi, tiến hành so sánh, đối chiếu các số liệu nêutrên ở các thời điểm khác nhau trong cùng một năm hoặc cùng một thời điểmcủa các năm khác nhau để xem xét chiều hướng, mức đọ thay đổi của rủi ro
* Đánh giá hiệu quả áp dụng quản lý rủi ro dựa trên việc phân tích đánh giá các thông tin sau:
- Tình hình diễn biến của rủi ro trên địa bàn hoạt động
- Số lần kiểm tra được thực hiện dựa trên tiêu chí thiết lập từ quản lýrủi ro
- Tỷ lệ số lần kiểm tra dựa trên quản lý rủi ro so với tổng số lần kiểmtra trong phạm vi Cục Hải quan tỉnh, thành phố
- Tỷ lệ số lần kiểm tra dựa trên quản lý rủi ro so với tổng số tờ khai hảiquan tại Cục Hải quan tỉnh, thành phố trong vung một thời điểm đánh giá
- Số lượng vụ việc vi phạm xảy ra, tính chất, mức độ, phương thức, thủđoạn thực hiện vi phạm trên địa bàn
- Số lần và tỷ lệ phát hiện vi phạm từ tiêu chí phân tích được thiết lậpdựa trên quản lý rủi ro so với tổng số lần kiểm tra được lựa chọn từ tiêu chínày
- Tình hình, hiệu quả hoạt động kiểm tra, kiểm soát trên địa bàn CụcHải quan tỉnh, thành phố; kết quả và những tác động ảnh hưởng liên quan từviệc xử lý rủi ro; những khó khăn vướng mắc, hạn chế trong quá trình xâydựng, ứng dụng quản lý rủi ro
Trang 27IV Tình hình áp dụng quản lý rủi ro ở một số tổ chức hải quan quốc tế.
Trên thế giới, quản lý rủi ro được đánh giá là phương pháp quản lý tiêntiến, được áp dụng trong hầu hết các cơ quan nhà nước, tổ chức phi chính phủ
và các khu vực tư nhân; đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảohiểm, y tế và đã chứng tỏ được hiệu quả to lớn của nó
Trong nỗ lực tìm kiếm phương thức quản lý phù hợp với sự phát triểncủa thương mại quốc tế, Hải quan nhiều nước đã tiếp cận nghiên cứu và ápdụng kỹ thuật quản lý rủi ro vào công tác quản lý của mình Kết quả là tạo ra
sự cân bằng giữa tạo thuận lợi và kiểm soát chặt chẽ trong điều kiện khi màthương mại và các dòng chảy quốc tế có sự gia tăng đột biến
Tháng 6/1999, Hội đồng của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) đãthông qua Công ước quốc tế về đơn giản và hài hòa thủ tục hải quan - Côngước Kyoto sửa đổi Đây là văn bản quốc tế có những quy định về phươngpháp quản lý hải quan đổi mới, minh bạch, trong đó đưa ra các chuân mựcchung về quản lý rủi ro nhằm duy trì tính phù hợp của thủ tục hải quan vàothời điểm khi mọi phát triển về kỹ thuật đang tạo ra thay đổi đột biến vềthương mại và di chuyển quốc tế Hiện nay, quản lý rủi ro đã được áp dụngphổ biến và thực sự trở thành sự lựa chọn chung của Hải quan các nước trênthế giới trong việc tăng cường hiệu quả, hiệu suất công tác của mình Tổ chứcHải quan thế giới (WCO) đã tổ chức nghiên cứu kết hợp và kế thừa các kếtquả, thành tựu khác nhau của các Hải quan thành viên trong việc áp dụngquản lý rủi ro vào hoạt động hải quan, đã đưa một số kết quả vào nội dụngcủa công ước Kyoto sửa đổi để các cơ quan Hải quan thành viên cùng thựchiện
Cho đến nay đã có một số nền kinh tế trong APEC, EU sử dụngphương pháp luận quản lý rủi ro mới dựa trên nguyên tắc toán học thống kêđảm bảo hiệu quả cao hơn trong xác định các lô hàng có mức độ rủi ro cao và
Trang 28thấp khác nhau Nhiều nước đã xây dựng cơ sơ hạ tầng để quản lý rủi ro, đãchấp nhận hệ thống quản lý rủi ro và xây dựng hệ thống đào tạo về quản lýrủi ro
Hải quan các nước ASEAN đang đẩy manh triển khai mô hình thủ tuchải quan một cửa với sự kết hợp của nhiều lực lượng quản lý tại cửa khẩutheo mô hình quản lý hải quan hiện đại Theo mô hình này, việc áp dụng quản
lý rủi ro còn có tính chất quyết định bởi vì có sự tham gia của nhiều cơ quanquản lý với nhiều yêu cầu quản lý khác nhau, nhưng tất cả phải được xử lýđồng thời, trong thời gian ngắn Hải quan ASEAN cũng đang trên con đườngxây dựng mô hình chung về thủ tục xử lý hàng hóa xuất nhập khẩu nhằm đạtđược một mô hình thủ tục hải quan điện tử mà điểm quan trọng nhất trong thủtục này là áp dụng quản lý rủi ro trong việc đánh giá doanh nghiệp tuân thủ
và phân luồng tờ khai Điều này thúc đẩy Việc Nam triển khai, áp dụng vàthực hiện quản lý rủi ro trong hoạt động của mình
Trang 29CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG THỦ TỤC THÔNG QUAN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU
TẠI CỤC HẢI QUAN HẢI PHÒNG
I Tổng quan về Cục Hải quan Hải Phòng.
1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Cục Hải quan Hải Phòng.
Với sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước, Cách mạng tháng 8thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời Ngày 10 tháng 9 năm
1945, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp thừa uỷ quyền của Chủ tịchChính phủ lâm thời Việt nam dân chủ cộng hoà ký Sắc lệnh số 27 - SL thànhlập "Sở thuế quan và Thuế gián thu", khai sinh ra ngành Hải quan Việt Namvới mục đích đảm bảo việc kiểm soát hàng hóa xuất nhập khẩu và duy trìnguồn thu ngân sách
Ngày 14/04/1955, Bộ công thương ban hành Nghị định số ND-KB thành lập Sở Hải quan Hải Phòng, cơ quan tiền thân của Cục Hảiquan Hải Phòng ngày nay Sở Hải quan Hải Phòng được giao nhiệm vụ kiểmtra giám sát các hoạt động xuất nhập khẩu và xuất nhập cảnh trên một địa bànrộng gồm thành phố Hải Phòng, tỉnh Quảng Ninh, tỉnh Thái Bình Ngoài ra
Trang 3087/BTC-Đơn vị tham mưu Chi cục Hải quan
CCHQ quản lý hàng đầu tư gia công CCHQ khu chế xuất, khu công nghiệp CCHQ kiểm tra sau thông quan
Phó Cục Trưởng
Phó Cục Trưởng
còn được giao nhiệm vụ kiểm soát thuốc phiện toàn bộ khu vực biên giới biển
và trong nội địa của địa bàn quản lý
Tháng 4 năm 1958, Sở Hải Quan Hải Phòng đổi tên là Phân sở HảiQuan Hải Phòng Tháng 6 năm 1962, Phân sở Hải Quan Hải Phòng được đổitên là Phân cục Hải Quan Hải Phòng và trụ sở chuyển về Số 22- Điện BiênPhủ thành phố Hải Phòng Chỉ sau 5 năm thành lập cán bộ công chức HảiQuan Hải Phòng đã vinh dự là đơn vị tiêu biểu của ngành Hải Quan đượctặng thưởng Huân chương lao động hạng ba do Chủ Tịch Hồ Chí Minh kýngày 09/08/1961 về thành tích trong phong trào thi đua thực hiện kế hoạchnhững năm 60 của ngành Ngoại thương Những năm tiếp theo đơn vị luôn đạtđược những thành tích xuất sắc được Chính phủ tặng bằng khen về thành tíchtrong phong trảo thu đua yêu nước thực hiện kế hoạch nhà nước, Ủy ban hànhchính Hải Phòng tặng bằng khen về thành tích trong công tác bảo mật phònggian
2 Sơ đồ tổ chức bộ máy của Cục Hải quan Hải Phòng.
Bộ máy tổ chức của Cục Hải quan Hải Phòng cũng được tổ chức từtrên xuống dưới, trong đó đứng đầu là cục trưởng, rồi đến bốn phó cục trưởng
và tiếp theo là các phòng ban, chi cục Mỗi đơn vị đều có các chức năng,nhiệm vụ cụ thể:
Trang 313 Chức năng, nhiệm vụ của Cục Hải quan Hải Phòng.
Nhiệm vụ của Hải quan đã được quy định rõ trong điều 11 của LuậtHải quan: “Hải quan có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa,phương tiện vận tải; phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóaqua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng xuất khẩu,nhập khẩu; thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; kiến nghị chủ trương,biện pháp quản lý nhà nước về Hải quản đối với hoạt động xuất khẩu, nhậpkhẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh về chính sách thuế đối với hàng hóaxuất khẩu, nhập khẩu ”
Cục Hải quan Hải phòng là tổ chức trực thuộc Tổng cục Hải quan cóchức năng, nhiệm vụ là giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quản lý nhànước về hải quan tổ chức thực thi pháp luật về hải quan, các quy định kháccủa pháp luật có liên quan đến hải quan trên địa bàn hoạt động của Cục, tạiđịa giới hành chính TP Hải Phòng, các tỉnh Thái Bình, Hải Dương và HưngYên, bao gồm:
a Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện các quy định củanhà nước về hải quan trên địa bàn hoạt động của Cục, gồm:
- Thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với các hàng hoáxuất khẩu, nhập khẩu, chuyển cửa khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất
Trang 32cảnh, nhập cảnh, quá cảnh tại các cửa khẩu, các địa điểm kiểm tra tập trung
và các đia điểm kiểm tra khác theo quy định của pháp luật
- Thu thập, khai thác, xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan theo quy địnhcủa pháp luật và của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan
- Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để chủ động phòng, chốngbuôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới, phòng, chống ma túytrong phạm vi địa bàn hoạt động
Phối hợp thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, phòng, chốngvận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới, phòng, chống ma túy ngoàiphạm vi địa bàn hoạt động của Cục Hải quan theo qui định của pháp luật vàcủa Tổng cục Hải quan
- Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế và các khoản thu khác đối vớihàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; Đảm bảo thu đúng, thu đủ và kịp thời vàongân sách nhà nước
- Kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theoquy định của pháp luật
- Áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chínhthuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật
- Thống kê nhà nước về hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhậpkhẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thuộcphạm vi quản lý của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật
b Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về hải quantheo quy định của pháp luật Xử lý vi phạm hành chính hoặc khởi tố đối vớicác vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới theo quy địnhcủa pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền theo quy địnhcủa pháp luật
c Kiến nghị những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung các quy định của Nhànước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập
Trang 33cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; cácquy định của Tổng cục Hải quan về chuyên môn nghiệp vụ và quản lý nội bộ;báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan những vướng mắc phát sinh, cácvấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Cục Hải quan.
d Tuyên truyền và hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật về hảiquan trên địa bàn Hướng dẫn và giải thích các vấn đề thuộc phạm vi quản lýcủa Cục Hải quan theo quy đinh của pháp luật
e Quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của Cục Hảiquan theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Tàichính
f Quản lý, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế; quản lý, sử dụng phươngtiện, trang bị kỹ thuật và kinh phí hoạt động của Cục Hải quan theo quy địnhcủa pháp luật
g Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Hảiquan giao và theo quy định của pháp luật
II Quá trình áp dụng quản lý rủi ro trong thủ tục thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan Hải Phòng.
1 Cơ sở pháp lý và quá trình triển khai tổ chức bộ máy quản lý rủi
ro tại Cục Hải quan Hải Phòng.
Hải quan Việt Nam đã có quá trình thực hiện quản lý rủi ro không sớm
mà cũng không muộn so với các nước trên thế giới Từ việc sao chép thuầntúy bằng tay dữ liệu trên tờ khai hải quan trong giai đoạn những năm 1980đên 1997 và sau đó đến giai đoạn nhận thức và bước đầu chuyển hóa việc ápdụng quản lý rủi ro vào những điều luật cụ thể trong Luật Hải quan năm 2001(tại điều 29,30,31) Việc áp dụng quản lý rủi ro vào thực tế của Hải quan ViệtNam được thực hiện đầu tiên trong quy trình thông quan tự động đối với hàngphát triển nhanh tại Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh, sau đó đến việc