Giải pháp giai đoạn 2015-2020 và những năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan Hải Phòng (Trang 60)

III. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của quản lý rủi ro trong thủ tục thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan Hả

2. Giải pháp giai đoạn 2015-2020 và những năm tiếp theo.

2.1. Tái cơ cấu hệ thống các đơn vị chuyên trách.

Trên cơ sở việc triển khai đề án thông quan tập trung, hệ thống đơn vị chuyên trách quản lý rủi ro cần được tái cơ cấu theo 02 cấp: Tổng cục, Cục Hải quan tỉnh, thành phố (hoặc Hải quan vùng). Đối với các Chi cục Hải quan trọng điểm có thể bố trí công chức thuộc đơn vị quản lý rủi ro cấp Cục Hải quan tỉnh, thành phố để theo dõi và hỗ trợ việc phân luồng kiểm tra.

2.2. Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức.

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý rủi ro, trên cơ sở:

- Chuẩn hoá về tiêu chuẩn, chế độ tuyển dụng, luân chuyển đối với cán bộ, công chức chuyên trách quản lý rủi ro.

- Đổi mới công tác đào tạo theo hướng đào tạo nghề, định kỳ tổ chức các lớp tập huấn chuyên sâu cho công chức làm công tác quản lý rủi ro.

- Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, kiểm tra, đánh giá phẩm chất, năng lực của cán bộ công chức, đặc biệt là công chức làm công tác quản lý rủi ro và công chức làm trong các bước của quy trình thủ tục hải quan.

- Áp dụng chế độ đãi ngộ và khen thưởng kịp thời, xử lý nghiêm những trường hợp cố ý vi phạm pháp luật hoặc các quy định của ngành Hải quan.

2.3. Hoàn thiện cơ chế áp dụng quản lý rủi ro.

Cơ chế áp dụng quản lý rủi ro trong Cục Hải quan Hải Phòng cần được hoàn thiện, trong đó áp dụng áp dụng quản lý rủi ro trở thành một yêu cầu trong kế hoạch của từng cấp đơn vị và cách thức xử lý công việc của từng cán bộ, công chức hải quan.

2.4. Hệ thống thông tin và dữ liệu tập trung

Xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu tập trung, thiết lập cơ chế chia sẻ thông tin giữa Cục Hải quan Hải Phòng với các Cục Hải quan khác và giữa ngành Hải quan với các đơn vị liên quan, giữa Hải quan Việt Nam với Hải quan các nước và các tổ chức quốc tế, phát triển các công cụ hỗ trợ đánh giá rủi ro đáp ứng phù hợp với các yêu cầu nghiệp vụ hải quan.

Nói tóm lại, trước sự đòi hỏi của phát triển kinh tế và giao lưu thương mại, quản lý rủi ro chính là một trong những trụ cột của phương thức quản lý hải quan hiện đại mà nhiều nước trên thế giới đã áp dụng. Trong hoàn cảnh nước ta, sự phát triển của kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế cũng đang đặt ra yêu cầu cần thiết phải áp dụng quản lý rủi ro vào lĩnh vực hải quan nói chung, cũng như trong thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại nói riêng. Với nguồn nhân lực có giới hạn và không thể tăng mãi theo khối lượng công việc, vấn đề đặt ra cho ngành Hải quan đó là phải làm gì để đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa xuất nhập khẩu, và đảm bảo yêu cầu quản lý chặt chẽ, đúng pháp luật, chống buôn lậu, gian lận thương mại, chống thất thu thuế một cách có hiệu quả? Vì vậy, ngành Hải quan phải nhanh chóng chuyển đổi từ phương thức quản lý từng lô hàng xuất nhập khẩu tại cửa khẩu sang phương thức quản lý thông tin về toàn bộ quá trình hoạt động xuất nhập khẩu của hàng hóa và doanh nghiệp thông qua các quy trình xác định, đánh giá, phân tích rủi ro đối với từng loại doanh nghiệp, từng loại mặt hàng tham gia vào xuất nhập khẩu thương mại.

Áp dụng quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan trong giai đoạn hiện nay còn có ý nghĩa quan trọng, thể hiện sự nỗ lực của Việt Nam trong thực hiện cam kết quốc tế trong lĩnh vực hải quan, mang lại hiệu quả cho hoạt động hải quan cũng như cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu, góp phần tích cực nâng cao vị thế của Việt Nam trên thế giới. Điều đó sẽ làm cho thủ tục hải quan của Việt Nam tương thích với thủ tục hải quan của các nước trong khu vực và trên thế giới, đồng thời bắt kịp với trình độ của Hải quan các nước đó.

Từ quá trình nghiên cứu, có thể nhận thấy không chỉ Hải quan mà ngay cả những lĩnh vực khác cũng đang ngày càng nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của việc áp dụng quản lý rủi ro nhằm đáp ứng xu thế hội nhập, toàn cầu hoá, hướng tới phát triển nền kinh tế, đảm bảo an ninh quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ. Nghiên cứu về việc áp dụng quản lý rủi ro trong ngành Hải quan nói

chung và trong thủ tục hải quan nói riêng sẽ giúp chúng ta đề ra các giải pháp thích ứng, khoa học, đạt hiệu quả cao nhất, phát triển tốt nhất, hợp lý nhất với điều kiện của thương mại Việt nam hiện nay.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan Hải Phòng (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w