Phương hướng hoạt động của Cục Hải quan Hải Phòng 1 Mục tiêu trước mắt (giai đoạn 2010-2015).

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan Hải Phòng (Trang 49)

1. Mục tiêu trước mắt (giai đoạn 2010-2015).

Giai đoạn từ nay đến năm 2015, Cục Hải quan Hải Phòng tập trung xây dựng, phát triển quản lý rủi ro nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể sau đây:

- Giảm tỷ lệ kiểm tra trong thông quan; trong đó tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hoá dưới 12%, tỷ lệ kiểm tra chi tiết hồ sơ dưới 20%.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát và điều phối việc thực hiện phân luồng kiểm tra hàng hóa tại các Chi cục. Nâng cao chất lượng đánh giá rủi ro và hiệu quả hoạt động kiểm tra hải quan, nhằm đạt: tỷ lệ phát hiện vi phạm từ phân luồng của hệ thống đạt trên 5%, tỷ lệ phát hiện vi phạm từ chuyển luồng của công chức đạt trên 30%.

- Hoàn thành việc triển khai áp dụng quản lý rủi ro trong các hoạt động tiếp nhận xử lý thông tin manifest, sau thông quan, hành khách, phương tiện xuất nhập cảnh.

- Đáp ứng cơ bản các yêu cầu đánh giá rủi ro trong các khâu nghiệp vụ của quy trình thủ tục hải quan truyền thống, thủ tục hải quan điện tử và các hoạt động nghiệp vụ hải quan khác.

- Đẩy mạnh thu thập thông tin doanh nghiệp trên địa bàn và các tỉnh, thành phố Hà Nội, Quảng Ninh và một số doanh nghiệp trọng điểm có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu qua cảng Hải Phòng. Thu thập, phân tích thông tin xây dựng hồ sơ quản lý doanh nghiệp, hồ sơ quản lý rủi ro, mở rộng với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đầu tư, gia công, sản xuất xuất khẩu.

- Tích cực trao đổi kết quả thu thập, phân tích thông tin với các đơn vị, phục vụ công tác thông quan, kiểm soát và kiểm tra sau thông quan.

- Hoàn thành việc xây dựng và đưa vào ứng dụng các hệ thống thông tin dữ liệu phục vụ quản lý rủi ro, bao gồm: thông tin vi phạm, thông tin hành khách, phương tiện xuất nhập cảnh, thông tin đối tác nước ngòai và các hệ thống liên quan khác.

- Kiện toàn một cách toàn diện hệ thống đơn vị quản lý rủi ro theo hướng chuyên trách và chuyên sâu về nghiệp vụ: trong đó xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức chuyên trách quản lý rủi ro có kiến thức vững về nghiệp vụ và hiểu biết sâu sắc về phương pháp quản lý rủi ro.

- Xây dựng và phát triển công tác quản lý rủi ro đạt trình độ ngang tầm các nước trong khu vực, như Thái Lan, Malaisia.

2. Mục tiêu lâu dài (đến năm 2020) .

- Triển khai đồng bộ, toàn diện công tác quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động nghiệp vụ của ngành Hải quan nói chung và Cục Hải quan Hải Phòng nói riêng.

- Xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu tập trung, thiết lập cơ chế trao đổi, cung cấp thông tin có hiệu quả giữa các đơn vị trong ngành (giữa các Cục Hải quan với nhau) và giữa ngành Hải quan với các tổ chức, đơn vị liên quan, giữa Hải quan Việt Nam với Hải quan các nước và các tổ chức quốc tế.

- Xây dựng văn hóa quản lý rủi ro trong hoạt động của Cục Hải quan Hải Phòng nói riêng và trong ngành Hải quan nói chung. Cách thức ứng xử và ra quyết định của mỗi cán bộ, công chức đều dựa trên đánh giá rủi ro.

- Xây dựng và áp dụng chính sách quản lý rủi ro công khai, minh bạch đối với cộng đồng doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động hải quan, nhằm tạo lập môi trường tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan dựa trên nền tảng của quản lý rủi ro.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan Hải Phòng (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w