1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Cục Hải quanHải Phòng. Hải Phòng.
Với sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước, Cách mạng tháng 8 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Ngày 10 tháng 9 năm 1945, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp thừa uỷ quyền của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt nam dân chủ cộng hoà ký Sắc lệnh số 27 - SL thành lập "Sở thuế quan và Thuế gián thu", khai sinh ra ngành Hải quan Việt Nam với mục đích đảm bảo việc kiểm soát hàng hóa xuất nhập khẩu và duy trì nguồn thu ngân sách.
Ngày 14/04/1955, Bộ công thương ban hành Nghị định số 87/BTC- ND-KB thành lập Sở Hải quan Hải Phòng, cơ quan tiền thân của Cục Hải quan Hải Phòng ngày nay. Sở Hải quan Hải Phòng được giao nhiệm vụ kiểm tra giám sát các hoạt động xuất nhập khẩu và xuất nhập cảnh trên một địa bàn rộng gồm thành phố Hải Phòng, tỉnh Quảng Ninh, tỉnh Thái Bình. Ngoài ra
Đơn vị tham mưu Chi cục Hải quan Văn phòng
Phòng tổ chức cán bộ
Phòng tài vụ - quản trị
Phòng thuế xuất nhập khẩu
Phòng giám sát quản lý về Hải quan
Phòng quản lý rủi ro
Phòng chống buôn lậu và xử lý vi phạm
Trung tâm dữ liệu và công nghệ thông tin
Đội kiểm soát Hải quan
CCHQ cửa khẩu cảng HP KV I
CCHQ cửa khẩu cảng HP KV II
CCHQ cửa khẩu cảng HP KV III
CCHQ cửa khẩu cảng Đình Vũ
CCHQ quản lý hàng đầu tư gia công
CCHQ khu chế xuất, khu công nghiệp CCHQ kiểm tra sau thông quan
CCHQ Hải Dương CỤC TRƯỞNG Phó Cục Trưởng Phó Cục Trưởng Phó Cục Trưởng Phó Cục Trưởng
còn được giao nhiệm vụ kiểm soát thuốc phiện toàn bộ khu vực biên giới biển và trong nội địa của địa bàn quản lý.
Tháng 4 năm 1958, Sở Hải Quan Hải Phòng đổi tên là Phân sở Hải Quan Hải Phòng. Tháng 6 năm 1962, Phân sở Hải Quan Hải Phòng được đổi tên là Phân cục Hải Quan Hải Phòng và trụ sở chuyển về Số 22- Điện Biên Phủ thành phố Hải Phòng. Chỉ sau 5 năm thành lập cán bộ công chức Hải Quan Hải Phòng đã vinh dự là đơn vị tiêu biểu của ngành Hải Quan được tặng thưởng Huân chương lao động hạng ba do Chủ Tịch Hồ Chí Minh ký ngày 09/08/1961 về thành tích trong phong trào thi đua thực hiện kế hoạch những năm 60 của ngành Ngoại thương. Những năm tiếp theo đơn vị luôn đạt được những thành tích xuất sắc được Chính phủ tặng bằng khen về thành tích trong phong trảo thu đua yêu nước thực hiện kế hoạch nhà nước, Ủy ban hành chính Hải Phòng tặng bằng khen về thành tích trong công tác bảo mật phòng gian.
2. Sơ đồ tổ chức bộ máy của Cục Hải quan Hải Phòng.
Bộ máy tổ chức của Cục Hải quan Hải Phòng cũng được tổ chức từ trên xuống dưới, trong đó đứng đầu là cục trưởng, rồi đến bốn phó cục trưởng và tiếp theo là các phòng ban, chi cục. Mỗi đơn vị đều có các chức năng, nhiệm vụ cụ thể:
3. Chức năng, nhiệm vụ của Cục Hải quan Hải Phòng.
Nhiệm vụ của Hải quan đã được quy định rõ trong điều 11 của Luật Hải quan: “Hải quan có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải; phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu; thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về Hải quản đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh về chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ”.
Cục Hải quan Hải phòng là tổ chức trực thuộc Tổng cục Hải quan có chức năng, nhiệm vụ là giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quản lý nhà nước về hải quan tổ chức thực thi pháp luật về hải quan, các quy định khác của pháp luật có liên quan đến hải quan trên địa bàn hoạt động của Cục, tại địa giới hành chính TP. Hải Phòng, các tỉnh Thái Bình, Hải Dương và Hưng Yên, bao gồm:
a. Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện các quy định của nhà nước về hải quan trên địa bàn hoạt động của Cục, gồm:
- Thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với các hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển cửa khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất
cảnh, nhập cảnh, quá cảnh tại các cửa khẩu, các địa điểm kiểm tra tập trung và các đia điểm kiểm tra khác theo quy định của pháp luật.
- Thu thập, khai thác, xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan theo quy định của pháp luật và của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
- Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để chủ động phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới, phòng, chống ma túy trong phạm vi địa bàn hoạt động.
Phối hợp thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, phòng, chống vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới, phòng, chống ma túy ngoài phạm vi địa bàn hoạt động của Cục Hải quan theo qui định của pháp luật và của Tổng cục Hải quan.
- Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế và các khoản thu khác đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; Đảm bảo thu đúng, thu đủ và kịp thời vào ngân sách nhà nước.
- Kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
- Áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
- Thống kê nhà nước về hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thuộc phạm vi quản lý của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật.
b. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về hải quan theo quy định của pháp luật. Xử lý vi phạm hành chính hoặc khởi tố đối với các vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới theo quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
c. Kiến nghị những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung các quy định của Nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập
cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; các quy định của Tổng cục Hải quan về chuyên môn nghiệp vụ và quản lý nội bộ; báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan những vướng mắc phát sinh, các vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Cục Hải quan.
d. Tuyên truyền và hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật về hải quan trên địa bàn. Hướng dẫn và giải thích các vấn đề thuộc phạm vi quản lý của Cục Hải quan theo quy đinh của pháp luật.
e. Quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Tài chính.
f. Quản lý, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế; quản lý, sử dụng phương tiện, trang bị kỹ thuật và kinh phí hoạt động của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật.
g. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan giao và theo quy định của pháp luật.