Từ khi ban hành quyết định số 48/2008/QĐ-BTC đến nay.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan Hải Phòng (Trang 38)

II. Quá trình áp dụng quản lý rủi ro trong thủ tục thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan Hải Phòng.

2. Thực trạng áp dụng quản lý rủi ro trong thủ tục thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan Hải Phòng.

2.1.2. Từ khi ban hành quyết định số 48/2008/QĐ-BTC đến nay.

Từ khi quyết đinh số 48/2008/QĐ-BTC được ban hành và đi thực tiễn đến nay đã đem lại rất nhiều kết quả đáng mừng cho hoạt động nghiệp vụ hải quan nói riêng và thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nói riêng. Việc áp dụng quyết định này đã rút ngắn thời gian thông quan, giảm tỷ lệ kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu. Tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa hiện nay khoảng 23% (trong khi trước đây trên 50%). Đông thời, việc áp dụng quản lý

rủi ro đã nâng cao mức độ tuân thủ doanh nghiệp, tỷ lệ doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật hải quan hiện nay là 44%, trong khi trước đây là khoảng 20%. Trong đó, kết quả và số liệu cụ thể được thể hiện như sau:

a. Giai đoạn mới triển khai.

• Trong năm 2009, nhờ áp dụng quản lý rủi ro cơ Hải quan Hải Phòng đã phát hiện được 3081 vụ vi phạm pháp luật hải quan, trị giá hàng tịch thu lên đến 5.250.904.832 đồng.

Một số vụ điển hình như:

- Vụ việc khai báo là Sắt thép phế liệu nhưng thực tế hàng là Ắc quy chì đã qua sử dụng, trọng lượng 10,910 tấn do Công ty Cổ phần đầu tư và thương mại Kim Thủy đứng tên nhập khẩu. Hàng cấm nhập khẩu theo công ước Basel.

- Vụ việc gần 6 tấn ngà voi các loại (5646.7 kg) và nhựa phế liệu: 9375 kg. Đứng tên người nhập khẩu Công ty TNHH Phúc Thiên Ngân. Hàng hoá thuộc Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp ban hành kèm theo Quyết định 74/2008/QĐ-BNN ngày 20/6/2008 của Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn.

- Vụ việc 611Kg sừng động vật (nghi là Ngà voi) đã cắt thành nhiều 138 đoạn, ngoài số lượng mặt hàng gỗ theo khai báo trên lược khai còn phát hiện ra số sừng động vật trên. Hàng hoá thuộc Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp ban hành kèm theo Quyết định 74/2008/QĐ- BNN ngày 20/6/2008 của Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn.

- Vụ hơn 02 tấn Ngà voi, gần 3 tấn Vẩy Tê tê, mai Rùa. Hàng hoá thuộc Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp ban hành

kèm theo Quyết định 74/2008/QĐ-BNN ngày 20/6/2008 của Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn.

• Kết quả tình hình phát hiện vi phạm qua việc chuyển luồng của Cục Hải quan Hải Phòng (từ 01/10/2008 đến 31/01/2009) được thống kê một cách rõ ràng:

- Tổng số tờ khai hệ thống phân luồng xanh: 84.708 tờ khai.

- Chuyển luồng từ xanh sang vàng: 5.070 tờ khai, tỷ lệ 5,99%. Số tờ khai phát hiện vi phạm: 8 tờ khai; chiếm tỷ lệ 0,16%.

- Chuyển luồng từ xanh sang đỏ: 27.976 tờ khai, tỷ lệ 33,03%. Số tờ khai phát hiện vi phạm: 402; chiếm tỷ lệ 1,44%.

Bảng 1: Phân luồng tờ khai tại Cục Hải quan Hải Phòng từ 01/10/2008 đến 31/01/2009

(Nguồn Cục Hải quan Hải Phòng)

Phân luồng Số lượng Tỷ lệ

Số tờ khai luồng XANH 58560 55%

Số tờ khai luồng VÀNG 12166 11%

Số tờ khai luồng ĐỎ 35194 33%

Số tờ khai bị kiểm tra NGẪU NHIÊN 3788 4%

Tổng số tờ khai 105920

Bảng 2: Chuyển luồng tờ khai tại Cục Hải quan Hải Phòng từ 01/10/2008 đến 31/01/2009

(Nguồn Cục Hải quan Hải Phòng)

Tờ khai chuyển luồng Số lượng Tỷ lệ

Xanh →Vàng 5277 4,98% Xanh → Đỏ 20816 19,65% Vàng → Xanh 5 0,005% Vàng → Đỏ 1097 1,04% Đỏ → Xanh 20 0,019% Đỏ → Vàng 19 0,018%

Căn cứ công văn 76/TCHQ-ĐT ngày 04/12/2009 của Tổng cục Hải quan, việc triển khai công tác quản lý rủi ro tại Cục Hải quan gồm 6 nhiệm vụ chủ yếu. Cục Hải quan Hải Phòng đã tổ chức thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ đã đặt ra.

• Thứ nhất là nhiệm vụ tổ chức thu thập, cập nhật thông tin xây dựng hồ sơ doanh nghiệp theo phân cấp. Đến nay, đã thu thập bổ sung, cập nhật mới thông tin xây dựng hồ sơ của 887 doanh nghiệp trên địa bàn và ngoài địa bàn quản lý. Tiến hành thu thập, cập nhật, phân tích thông tin rủi ro của nhiều đối tượng trên cơ sở rà soát, kiểm tra, xác định trọng tâm, trọng điểm và nhiệm vụ được giao trong từng thời kỳ. Cụ thể: Phân tích, tổng hợp các trường hợp bị lập biên bản vi phạm, biên bản chứng nhận và huỷ tờ khai tại các Chi cục; Theo dõi, cập nhật thông tin và báo cáo Cục Điều tra Chống buông lậu theo Dự án Cá Sấu; Xác định trọng tâm, trọng điểm các đối tượng để xây dựng tiêu chí quản lý rủi ro áp dụng đối với hàng tạm nhập tái xuất đi Trung Quốc đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Tổng cục Hải quan trong triển khai thực hiện Kế hoạch số 46/KH-TCHQ ngày 30/7/2010 về việc kiểm tra, kiểm soát đối với hàng hoá tồn đọng tại cảng Hải Phòng, Quảng Ninh; Rà soát, tổng hợp, xây dựng các kế hoạch và triển khai thực hiện các nhiệm vụ như: Tăng cường kiểm tra, kiểm soát đối với mặt hàng phân bón, điện lạnh và thiết bị điện; Cảnh báo và ngăn chặn việc vận chuyển trái phép sừng tê giác, ngà voi; Tăng cường công tác kiểm tra mặt hàng gạch, đá các loại nhập khẩu; Cảnh báo, chỉ dẫn việc kiểm tra, kiểm soát các đối tượng có rủi ro cao về ma tuý, hàng cấm...;

• Nhiệm vụ thứ hai, xây dựng, ứng dụng và quản lý hồ sơ quản lý rủi ro cấp Cục Hải quan đang được tiến hành theo đúng quy định và dần đi vào nề nếp. Cục đã ban hành quyết định quy định trách nhiệm, mối quan hệ trong thu thập, cung cấp, phản hồi thông tin giữa các Chi cục, Phòng tham mưu và Phòng Quản lý rủi ro. Trên cơ sở thông tin thu thập, Danh mục rủi ro, Phiên

bản rủi ro cấp Cục Hải quan, Phòng Quản lý rủi ro đã bước đầu xác lập một số đối tượng rủi ro trọng điểm. Đồng thời, phân tích đánh giá và có kế hoạch xử lý như: giả định tình huống rủi ro, đề xuất phương án kiểm tra kiểm soát đối tượng, chuyển giao kết quả phân tích cho các đơn vị liên quan triển khai thực hiện hoặc phối hợp kiểm tra đo lường hiệu quả áp dụng quản lý rủi ro, theo dõi đánh giá quá trình xử lý rủi ro. Một số kết quả cụ thể:

- Chuyển Chi cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Cục 05 phiếu cung cấp thông tin vụ việc. Chi cục đang tiến hành kiểm tra sau thông quan 03 trường hợp, đã có kết quả 02 trường hợp, (ấn định lại thuế đối với các lô hàng nhập khẩu, số thuế phải nộp tăng gần 100 triệu).

- Phòng Quản lý rủi ro đã phối hợp kiểm tra, đồng thời chuyển thông tin cảnh báo cho các Chi cục về hàng nhập khẩu có khả năng gian lận về lượng của một số doanh nghiệp trọng điểm. Kết quả phối hợp và phản hồi thông tin cho thấy hàng thực nhập thừa so với khai báo. Việc phối hợp kiểm tra và cảnh báo thông tin đã có hiệu quả tốt trong công tác kiểm tra trong thông quan. Điển hình là vụ việc sau: Từ ngày 01/7/2010 đến 09/9/2010 có 564 container và 03 lô hàng rời đá Granite tự nhiên xẻ đánh bóng một mặt nhập khẩu, các doanh nghiệp đã khai báo số lượng trung bình là 338 m2/container. Từ ngày 10/9/2010 đến nay, (sau ngày Phòng Quản lý rủi ro phối hợp kiểm tra với Chi cục), có trên 600 container hàng đá Granite tự nhiên xẻ đánh bóng một mặt nhập khẩu, các doanh nghiệp đã khai báo (điều chỉnh) số lượng trung bình từ 415m2 đến 430m2/container, đưa tổng số lượng tăng thêm khoảng 45.000 m2 so với mức khai báo cũ.

- Thông báo cho Chi cục kịp thời kiểm tra xác định lại việc áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt ASEAN - Trung quốc.

- Đối với những lô hàng tạm nhập tái xuất đi Trung Quốc có mức độ rủi ro cao về nhập hàng cấm, Phòng Quản lý rủi ro đã phối hợp với Chi cục tiến hành kiểm tra thực tế lô hàng khai báo là hạt nhựa Polypropylen dạng

nguyên sinh, phát hiện hàng thực nhập là hạt nhựa, lẫn nhựa xay kích cỡ < 5 cm và linh kiện điện tử rời đã qua sử dụng được tháo dỡ từ máy vi tính. Cục đã tiến hành xử lý theo quy định.

• Cùng với 2 nhiệm vụ trên, Cục đã thiết lập, cập nhật, áp dụng tiêu chí phân tích phục vụ đánh giá rủi ro, đảm bảo hiệu quả cũng như điều phối hoạt động kiểm tra hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại trong phạm vi toàn Cục. Cụ thể:

- Về tiêu chí phân tích cấp Cục Hải quan: Thiết lập mới 223 tiêu chí và thanh loại 74 tiêu chí ra khỏi Hệ thống; Đưa tổng số tiêu chí do Cục thiết lập đang áp dụng lên 150 tiêu chí;

- Kết quả áp dụng quản lý rủi ro trong phân luồng tờ khai từ 01/07/2010 đến nay: Tổng số 187.574 tờ khai, gồm:

Luồng Xanh: 78.321 tờ khai = 41,76% ; Luồng Vàng: 83.644 tờ khai = 44,59%;

Luồng Đỏ: 25.609 tờ khai = 13,65%. (Thấp hơn mức trung bình của toàn Ngành).

Trong đó, tỷ lệ kiểm tra theo tiêu chí phân tích Cục xây dựng: 8.299 tờ khai = 4,42% ( mức quy định của Tổng cục Hải quan là 5-7%), gồm:

Luồng Vàng: 892 tờ khai; Luồng Đỏ: 7.407 tờ khai.

Việc chuyển luồng tờ khai: Tổng số có 9.724 tờ khai chuyển luồng, (bằng 5,18% số tờ khai toàn Cục), phần nhiều các Chi cục không cập nhật lý do hoặc lý do không rõ ràng.

• Đối với công tác theo dõi, kiểm tra quá trình áp dụng quản lý rủi ro, đánh giá hiệu quả áp dụng quản lý rủi ro, điều chỉnh bổ sung việc áp dụng quản lý rủi ro. Trong Quyết định số 2641/QĐ-HQHP ngày 30/10/2009 và công văn số 4477/HQHP-QLRR ngày 05/8/2010, Cục Hải quan Hải Phòng đã quy định rõ nội dung công việc, phân công thực hiện, cơ chế phối hợp, đặc

biệt là trách nhiệm của trưởng các đơn vị và cán bộ công chức liên quan nên việc áp dụng quản lý rủi ro đã được coi trọng. Các phiên bản quản lý rủi ro đã được cập nhật thường xuyên, thông tin trao đổi, phản hồi đều đặn, đôn đốc, hướng dẫn, nhắc nhở kịp thời....

• Để thực hiện nhiệm vụ quản lý, vận hành hệ thống thông tin phục vụ quản lý rủi ro theo phân cấp đúng quy định, Cục Hải quan Hải Phòng đã được Tổng cục Hải quan cấp quyền truy cập khai thác sử dụng và tập huấn giới thiệu phần mềm CI02 và chương trình quản lý rủi ro giai đoạn 2 cho cán bộ công chức chuyên trách làm công tác rủi ro.

• Nhiệm vụ cuối cùng là áp dụng quản lý rủi ro vào trong thủ tục hải quan điện tử của Chi cục Hải quan điện tử nay là Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Đình Vũ. Thực hiện đúng chỉ đạo của Tổng cục Hải quan tại công văn số 6574/TCHQ-CCHĐH ngày 22/11/2007 và Quy chế áp dụng quản lý rủi ro trong thí điểm thủ tục hải quan điện tử ban hành kèm theo Quyết định số 1700/QĐ-TCHQ ngày 25/09/2007 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan; Kịp thời điều chỉnh, bổ sung hồ sơ rủi ro cấp Chi cục đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế; Chi cục đã xây dựng 56 phiên bản hồ sơ rủi ro áp dụng đối với hàng hóa XNK theo loại hình kinh doanh và 19 phiên bản hồ sơ rủi ro áp dụng đối loại hình gia công; Xây dưng hồ sơ và cấp Giấy công nhận tham gia thủ tục hải quan điện tử cho trên 800 doanh nghiệp.

Nhìn chung, công tác quản lý rủi ro tại Cục đã đi đúng hướng, từng bước làm chủ được kỹ thuật quản lý rủi ro hiện đại trong quản lý nhà nước về hải quan trên địa bàn. Hệ thống quản lý rủi ro đang được vận hành, nâng cấp là nền tảng cho hoạt động thông quan hàng hoá hiện nay.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan Hải Phòng (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w