1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất tại công ty tnhh điện tử noble việt nam

64 1,3K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 606 KB

Nội dung

Việctính đúng, tính đủ chi phí để xác định chính xác giá thành và kết quả kinhdoanh của doanh nghiệp có ý nghĩa kinh tế rất to lớn, nó giúp cho các nhàquản trị doanh nghiệp đưa ra những

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, kế toán làmột trong những công cụ vô cùng quan trọng để phục vụ cho việc quản lýnền kinh tế cả về mặt vĩ mô và vi mô Cơ chế thị trường đòi hỏi các doanhnghiệp phải thường xuyên quan tâm sát sao đến chi phí sản xuất và tính giáthành sản xuất sản phẩm Đây là một công tác trọng tâm của kế toán ở cácdoanh nghiệp

Mặt khác chi phí, giá thành và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng, có liên quan chặt chẽ với nhau Việctính đúng, tính đủ chi phí để xác định chính xác giá thành và kết quả kinhdoanh của doanh nghiệp có ý nghĩa kinh tế rất to lớn, nó giúp cho các nhàquản trị doanh nghiệp đưa ra những quyết định đúng đắn trong kinh doanh

để đạt hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất.Việc nghiên cứu về tổ chức vàhoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành phùhợp với chế độ kế toán mới và yêu cầu quản lý của nền kinh tế thị trườngđang trở thành mối quan tâm cấp thiết đối với tất cả những người đang làmcông tác kế toán tại doanh nghiệp

Các báo cáo về chi phí sản xuất và giá thành sản xuất sản phẩm đượccung cấp định kỳ cho Lãnh đạo Công ty để tiến hành phân tích tình hìnhthực hiện các định mức chi phí và dự toán chi phí, tình hình thực hiện kếhoạch giá thành và kế hoạch hạ giá thành sản phẩm, phát hiện kịp thời khảnăng tiềm tàng, qua đó đề xuất những biện pháp thích hợp phấn đấu khôngngừng tiết kiệm chi phí và hạ giá thành

Với ý nghĩa to lớn như vậy em nghĩ việc tiếp cận với thực tế côngtác kế toán chi phí và tính giá thành tại Công ty là rất cần thiết, giúp emhiểu sâu hơn về một công tác hàng đầu của công việc kế toán, công tác kế

Trang 2

toán chi phí và tính giá thành, nó sẽ là nền tảng quan trọng giúp em pháttriển sự nghiệp của mình.

Vì những lý do trên nên em đã chọn đề tài “KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY TNHH ĐIỆN TỬ NOBLE VIỆT NAM” làm báo cáo chuyên đề thực

tập của mình

Do vốn kiến thức còn hạn hẹp và thời gian tiếp cận tình hình thực tế

có hạn nên khó tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong sự giúp đỡ góp ýcủa thầy cô và các Cô, Chú, Anh, Chị trong Công ty đã củng cố thêm sựhiểu biết còn ít ỏi của em

Bài luận tốt nghiệp của em chia làm 3 phần:

Phần 1: Những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của công ty TNHH Điện tử

Noble Việt nam

Phần 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại

công ty

Phần 3: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại

công ty

Trang 3

PHẦN I: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT CỦA CÔNG

TY TNHH ĐIỆN TỬ NOBLE VIỆT NAM

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Công ty TNHH Điện Tử Noble Việt Nam ra đời năm 2005, là doanhnghiệp có vốn 100% nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư nước ngoàitại Việt Nam Được thành lập theo quyết định số 01/GP-CNCHL

Tên đầy đủ: Công ty TNHH Điện Tử Noble Việt nam

Địa chỉ: C3+C5 Khu CN Cao Hòa Lạc, Km 29 Đường Cao Tốc Láng HòaLạc, Thạch Thất, Hà Nội

Điện thoại: 043 3688 525 Fax: 043 3688 521

Mã số thuế: 0500473396

Số tài khoản: H15-795-002855 (VNĐ)

F15-795-002601 (USD)

F15-795-003615 (JPY)

Tại ngân hàng Mizuho – chi nhánh Hà Nội

Quá trình hình thành và phát triển công ty được thể hiện như sau:

Khi nền kinh tế Việt nam chuyển sang nền kinh tế mở, hội nhập với nềnkinh tế thế giới Chính sách pháp luật vì thế cũng tạo nhiều điều kiện cho cácdoanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt nam

Công ty cổ phần công nghiệp thông tin TEIKOKU TSUSHIN KOGYONhật Bản nhận thấy tiềm năng ở Việt nam như là giá nhân công rẻ, trẻ, điềukiện an ninh xã hội tốt, chính sách về thuế thông thoáng hơn, được ưu đãi rấtnhiều về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu Vì thế, năm

2004 công ty chính thức đầu tư xây dựng nhà máy ở Khu công nghiệp côngnghệ cao Hòa lạc

Và tháng 11 năm 2005 công ty chính thức đi vào hoạt động

Trang 4

Ban đầu với quy mô nhà máy còn nhỏ mới chỉ là nhà máy 2 với tên gọi

là Noble 2 Sau 2 năm hoạt động đã xây dựng thêm nhà máy 1 với tên gọi làNoble 1 Dự kiến sau 3 năm sau sẽ xây dựng thêm nhà máy 3 với tên gọi làNoble 3

Trong 5 năm qua, công ty luôn phát triển không ngừng kể cả về sốlượng công nhân viên, về máy móc trang thiết bị, về cơ sở hạ tầng, về chấtlượng sản phẩm cũng như chất lượng tay nghề công nhân, trình độ quản lýnhân viên

Trong quá trình hoạt động, công ty đã 1 lần thay đổi tổng giám đốc Donhiệm kỳ làm tổng giám đốc ở Việt nam (hay là các công ty con ở các nướckhác có thuộc cùng tập đoàn) chỉ là 3 năm

Là một doanh nghiệp hoạt động sản xuất nên công ty cũng đã chấp hànhđúng các biện pháp xử lý chất thải, bảo vệ môi trường, môi sinh, phòngchống cháy, nổ và an toàn lao động theo các quy định của Nhà nước ViệtNam Do vậy đến năm 2009 công ty đã được cấp giấy chứng nhận IZO9002

Từ khi thành lập đến nay dù đã trải qua nhiều khó khăn song Công tyngày càng khẳng định được vai trò và vị trí của mình Kết quả hoạt động sảnxuất kinh doanh không ngừng tăng qua các năm, đặc biệt là các năm 2008,

2009 Có thể nhận thấy sự phát triển này qua bảng số liệu sau:

Trang 5

Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu của Công ty

-Chi phí khác

1.265.632 2.722.545 2.788.966

Lợi nhuận

(8.513.538.913) 36.974.967.805 42.618.768.406

(Theo nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty)

Để thấy rõ hơn sự tăng về lợi nhuận trong 2 năm 2008 và 2009 ta có thểthấy qua sơ đồ sau

Biểu đồ 1.1 Về tổng hợp doanh thu, lợi nhuận, chi phí

Trang 6

Qua biểu đồ trên ta thấy rằng dù trong năm 2008 tình hình nền kinh tếthế giới nói chung và Việt nam nói riêng đều khủng hoảng kinh tế NhưngNoble vẫn hoạt động có lãi Điều đó chứng tỏ Doanh nghiệp có tình hìnhsản xuất kinh doanh hoàn toàn ổn định.

1.2 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Công ty TNHH Điện Tử Noble Việt nam xuất khẩu 100% các sản phẩmlinh kiện điện tử ra nước ngoài Gồm các nước như: Nhật Bản, Thái Lan,Trung Quốc, Indonesia, Singapor, Mỹ, Ấn Độ Và nhập khẩu 80% nguyênvật liệu từ nước ngoài về như các nước Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc,Indonesia, Singapor, Mỹ, Ấn Độ Còn 20% còn lại chủ yếu nhập các khucông nghiệp, khu chế xuất cho nguyên vật liệu phụ, bao bì, đóng gói, bao taykhay

Thời gian làm việc bình quân 8 tiếng 20 phút/ngày Từ 8h đến 12h và từ12h40 đến 17h10 Một tháng làm 25 ngày

Trang 7

Người lao động hưởng lương theo nhiệm vụ được giao và sản lượng sảnphẩm từng loại hoàn thành Cộng với thời gian làm thêm giờ.

Đặc biệt, hàng tháng công ty đều có người quản lý từ công ty mẹ vềkiểm tra quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm và thông số kỹ thuật.Ngoài ra còn có các Tổng giám đốc của các công ty con khác thuộc tập đoàn

về thăm tình hình sản xuất của Công ty

Để sản xuất sản phẩm, quy trình sản xuất phải trải qua nhiều bước vàphải có hợp đồng bản quyền từ công ty mẹ

Dưới đây là sơ đồ cho quá trình sản xuất của công ty

Sơ đồ 1.2: Quy trình sản xuất

Trang 8

Quy trình sản xuất

Trang 9

• Quy trình

Phân xưởng dụng cụ, thiết kế

Phân xưởng dụng cụ Chế tạo

Kiểm tra và đóng gói

Cho lên tàu

Trang 10

Máy dẫn truyền khí nóng làm khô

Máy in dấu

Máy in kiểm tra

Hiệu chỉnh để kiểm tra

Hệ thống khuôn ngăn

Máy nén NIL

Hệ thống kiểm tra kiểm soát bởi PC

• Về chất lượng sản phẩm: Chất lượng tiêu chuẩn …plan, ISO9002 &ISO14000

• Cơ cấu tổ chức sản xuất

1.3 Quản lý chi phí sản xuất của công ty

Tổng giám đốc là do công ty mẹ bên Nhật bản bổ nhiệm và nhiệm kỳ củaTổng giám đốc tại công ty Việt nam là 3 năm Tổng giám đốc có chức năng

và quyền hạn như sau:

•Là người đại diện pháp nhân của công ty và chịu trách nhiệm trước phápluật, trước công ty về hoạt động của công ty

•Cùng ban giám đốc và ban HĐQT công ty mẹ đưa ra các chiến lược dàihạn cho công ty

•Quyết định các vị trí chủ chốt trong công ty

•Giữ vai trò chủ chốt trong việc giám sát, đôn đốc kiểm tra và điều chỉnhviệc thực hiện các chiến lược của ban HĐQT công ty mẹ

- Giám đốc nhà máy là người trực tiếp chỉ đạo quá trình sản xuất: số lượngnhập linh kiện bao nhiêu, công cụ dụng cụ, tài sản cố định, sản xuất như thếnào, số lượng bao nhiêu thành phẩm, tổ chức cho dây chuyền hoạt động toàn bộ hoạt động sản xuất của nhà máy là do sự chỉ đạo của Giám đốc nhàmáy Từ khâu nhập, kiểm tra đầu ra, kiểm tra đầu vào, chất lượng, trình độ,

Trang 11

máy móc kỹ thuật là do Giám đốc nhà máy trực tiếp quản lý Và chịu sựquản lý trực tiếp bởi Tổng giám đốc và do HĐQT công ty mẹ bổ nhiệm vàbãi nhiệm.

- Các trưởng bộ phận khác cũng đều do công ty mẹ chi phối, đào tạo vàtuyển dụng

Sơ đồ 1.3: Cơ cấu tổ chức tại công ty Noble

• Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban

- ACC: Phòng kế toán có các chức năng sau:

+ Thu thập xử lý thông tin số liệu kế toán

Tổng Giám Đốc

ACC

Giám Đốc Nhà Máy

Trang 12

+ Kiểm tra giám sát các khoản thu chi tài chính

+ Kiểm tra quản lý việc sử dụng tài sản của các bộ phận trong công ty

+ Hạch toán, ghi sổ kế toán các nghiệp vụ phát sinh

+ Theo dõi tình hình công nợ, tình hình thanh toán với người bán

+ Hàng tháng tập hợp dữ liệu báo cáo cho ban giám đốc và các cơ quan tàichính nhà nước tuân thủ theo đúng quy định và thời hạn

- ADM: Phòng hành chính nhân sự có 3 chức năng sau:

+ Quản lý nhân sự, tiền lương

+ Quản lý hành chính

+ Quản lý mua hàng

- IMEX: Phòng xuất nhập khẩu có 3 chức năng:

+ Làm các thủ tục liên quan xuất khẩu hàng

+ Làm các thủ tục thanh khoản xuất nhập khẩu theo tháng

+ Làm các thủ tục liên quan Nhập khẩu hàng bao gồm cả hàng nội địa

+ Xử lý hàng hủy

+ Lấy báo giá của nhà cung cấp (Khai thuế)

+ Làm thủ tục nhập khẩu máy móc thiết bị và linh kiện (Thương lượng vớiHải Quan)

- PC: Phòng quản lý sản xuất có các chức năng sau:

+ Quản lý, lập kế hoạch sản xuất – xuất hàng theo đơn đặt hàng

+ Quản lý nguyên vật liệu đầu vào đảm bảo cho sản xuất

+ Xây dựng, tìm kiếm các giải pháp nhằm giảm chi phí, tăng năng suất, chấtlượng sản phẩm

+ Báo cáo cho Ban giám đốc về tình hình hoạt động sản xuất trong công ty+ Xử lý P/O thành phẩm bị hủy

+ Tổng hợp tình hình sản xuất hàng tháng (Tỷ lệ sử dụng linh kiện, P/Othành phẩm tồn kho)

Trang 13

- ENG: Phòng kỹ thuật có 4 chức năng sau:

+ Bảo dưỡng và sửa chữa máy sản xuất

+ Quản lý máy và các thiết bị máy sản xuất

+ Quản lý hệ thống điện nước trong nhà máy

+ Lắp đặt dây chuyền mới

- IQC: Phòng quản lý chất lượng

+ Kiểm tra chất lượng linh kiện đầu vào

+ Kiểm tra chất lượng thành phẩm đầu ra

+ Khiếu nại linh kiện đến nhà cung cấp

+ Trả lời và đưa ra đối sách khi có khiếu nại của khách hàng

+ Thông tin chất lượng

+ Đánh giá chất lượng thành phẩm xuất lót đầu tiên

+ Chỉ thị và đánh giá quản lý điểm thay đổi

+ Quản lý bảo dưỡng dụng cụ đo trong toàn nhà máy

- ASSY: chức năng

+ Phân bổ và bố trí người

+ Quản lý công nhân

+ Lắp ráp linh kiện

+ Quản lý, theo dõi số lượng linh kiện đưa vào sản xuất

+ Quản lý theo dõi thành phẩm

+ Đối sách của Claim, giải quyết NG

- TNC: Chức năng

+ Quản lý tài liệu kỹ thuật sản xuất

+ Làm tài liệu hướng dẫn sản xuất

+ Làm tài liệu ghi dữ liệu sản xuất

+ Tiếp nhận tài liệu sản xuất mới và chỉ thị thay đổi

Trang 14

1.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty

Công ty TNHH Điện Tử Noble Việt Nam phải điều hành một khối lượngcông việc lớn Do đó tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung đểđảm bảo hoàn thành tốt công tác kế toán phục vụ cho công tác quản lý vàyêu cầu của doanh nghiệp

Bộ máy kế toán của công ty thực hiện các phần hành như sau:

• Kế toán thuế

• Kế toán thanh toán

• Kế toán công nợ nước ngoài, kế toán giá thành

Sơ đồ 1.4 Bộ máy kế toán

* Kế toán thuế:

- Lập báo cáo thuế hàng tháng, quý nộp cho cơ quan thuế

- Nộp thuế VAT, BIT, CIT, PIT đúng thời hạn, chính xác

- Chuẩn bị hồ sơ hoàn thuế

- Ghi nhận doanh thu, theo dõi chi tiết tình hình phải thu và số đã trả củakhách hàng

- Xuất hóa đơn

- Theo dõi và quản lý tình hình nhập xuất vật liệu phụ, quản lý công nợcác nhà cung cấp vật liệu phụ tình hình phải trả, thanh toán…

Kế toán trưởng

Trang 15

- Cập nhật tình hình nhập khẩu tài sản cố định, phòng xuất nhập khẩucung cấp thông tin về tài sản nhập Tập hợp, thống kê danh sách các tài sảntrình lên lãnh đạo phân loại tài sản, trên cơ sở đó ghi sổ kế toán.

- Phân bổ chi phí, khấu hao tài sản cố định, công cụ dụng cụ

- Chuẩn bị dữ liệu liên quan đến kiểm kê tài sản cố định

* Kế toán thanh toán

- Theo dõi chuẩn bị chứng từ thanh toán cho các nhà cung cấp trongnước và nước ngoài

- Ghi sổ, hạch toán các khoản phải trả cho nhà cung cấp trong nướcthường xuyên

- Ghi sổ các khoản phát sinh thường xuyên

- Theo dõi sổ ngân hàng, lưu chuyển tiền tệ của tiền mặt, tiền gửi ngânhàng

- Kiểm soát phiếu mua hàng và các tài liệu liên quan, lập phiếu thu chi

- Ghi sổ chi phí lương, thưởng, bảo hiểm

* Kế toán công nợ nước ngoài, kế toán giá thành

- Theo dõi, ghi sổ chi tiết công nợ từng nhà cung cấp nước ngoài,thông tin của nhà cung cấp

- Đối chiếu công nợ hàng tháng với các nhà cung cấp

- Theo dõi số tiền phải trả của từng nhà cung cấp

- Thu thập xử lý dữ liệu, tài liệu liên quan đến sản xuất, theo dõi cácthay đổi của cấu thành thành phẩm Theo dõi nguyên vật liệu, thành phẩmtồn kho

- Theo dõi sổ chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

- Thu thập xử lý dữ liệu kho linh kiện, thành phẩm

Trang 16

* Kế toán trưởng

- Liên lạc với cơ quan: Thuế, kiểm toán, sở, ban ngành liên quan

- Cập nhật các thay đổi theo yêu cầu của lãnh đạo

- Cập nhật thay đổi trong kế toán theo luật định

- Tham mưu cho ban giám đốc trong việc quản lý và hoạt động tàichính đúng theo pháp luật hiện hành

- Quản lý các công việc trong phòng kế toán

- Lập báo cáo tài chính từng tháng

- Lập báo cáo cho ban giám đốc

1.5 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH Điện Tử Noble Việt nam

1.5.1 Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty

Công ty hiện nay đang áp dụng theo các chuẩn mực và chế độ kế toánsau:

- Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 về việc banhành bốn chuẩn mực kế toán Việt nam (đợt 1)

- Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2003 về việc banhành sáu chuẩn mực kế toán Việt nam (Đợt 3)

- Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ngày 15 tháng 2 năm 2005 về việc banhành sáu chuẩn mực kế toán Việt Nam (Đợt 4)

- Quyết định số 100/2005/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 về việc banhành chế toán doanh nghiệp

- Chế độ kế toán công ty đang áp dụng: Phương pháp chứng từ ghi sổ

- Đồng tiền sử dụng trong hạch toán là: VNĐ

- Niên độ kế toán là 1 năm,

- Kỳ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12

- Phương pháp tính thuế GTGT là theo phương pháp khấu trừ

Trang 17

- Phương pháp kế toán hàng tồn kho là theo phương pháp kiểm kê định kỳ

- Phương pháp tính khấu hao TSCĐ là phương pháp đường thẳng

- Phương pháp kế toán ngoại tệ: Áp dụng tỷ giá bình quân giữa mua và bánngoại tệ đầu tháng cho cả tháng theo tỷ giá của ngân hàng Mizuho Cuốitháng đánh giá lại chênh lệch tỷ giá theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng củangân hàng nhà nước Việt Nam

1.5.2 Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ

Hệ thống chứng từ được sử dụng tại Công ty như sau:

*Các chứng từ liên quan tới kế tóan tiền lương và các khỏan trích theolương:

-Bảng chấm công

-Bảng chấm công thêm giờ

-Bảng thanh tóan tiền lương

-Bảng thanh tóan tiến làm thêm giờ

-Bảng kê trích nộp các khoản

-Bảng phân bổ tiền lương và khoản trích theo lương

* Chứng từ liên quan tới Tài sản cố định:

-Biên bản giao nhận tài sản cố định

-Biên bản thanh lý tài sản cố định

-Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định

Trang 18

-Phiếu xuất kho.

-Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ

-Bảng kê mua hàng

-Bảng phân bổ nguyên liệu, công cụ dụng cụ

*Hệ thống chứng từ liên quan đến các nghiệp vụ bán hàng:

-Hoá đơn giá trị gia tăng

Một số mẫu được sử dụng tại công ty TNHH Điện Tử Noble Việt nam:

GIẤY ĐỀ NGHỊ TẠM ỨNG

Số 10 Ngày 01 tháng 10 năm 2009

Kính gửi: Ông giám đốc Công ty TNHH Điện Tử Noble Việt nam

Tên tôi là: Nguyễn Nam Anh.

Địa chỉ: Phòng xuất nhập khẩu.

Đề nghị ông giám đốc cho tạm ứng số tiền 50.000.000 đồng

Viết bằng chữ: (Năm mươi triệu đồng chẵn).

Lý do tạm ứng: Đăng ký danh mục hàng hóa nhập khẩu

Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Phụ trách bộ phận Người đề nghị tạm ứng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

Phiếu chi Quyển số Mẫu số 02- TT/BB Ngày 01 tháng 10 năm 2009 Số 11 QĐ số 1141- TC/QĐ/CĐKT

Ngày 1/11/1995 của BTC

Nợ TK 141

Có TK 111

Họ và tên người nhận tiền: Anh Nguyễn Nam Anh

Địa chỉ: Phòng xuất nhập khẩu

Trang 19

Lý do chi: Chi tạm ứng đăng ký danh mục hàng nhập khẩu

Số tiền: 50.000.000 đồng

Kèm theo một chứng từ gốc

Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ): Năm mươi triệu đồng chẵn.

Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người lập phiếu Thủ quỹ người nhận (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

HOÁ ĐƠN GTGT Liên 2 (Giao cho khách hàng) Mẫu số 01 GTKT-3LL

Ngày 08 tháng 2 năm 2009 Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH Goldsun Việt nam

Địa chỉ : Khu công nghiệp Quang Minh.

Số tài khoản : H15-795-002855

Điện thoại : Mã số:

Tên người mua hàng: Anh Hoàng

Đơn vị : Công ty TNHH Điện Tử Noble Việt nam

Địa chỉ : C3+C5 Khu CNC Hòa Lạc, Thạch Thất, Hà nội.

Trang 20

Tổng cộng tiền thanh toán : 48.750.000

Số tiền viết bằng chữ: Bốn mươi tám triệu bẩy trăm năm mươi nghìn đồng chẵn/.

1.5.3 Hệ thống tài khoản kế toán

Chế độ tài khoản công ty đang áp dụng theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTCngày 20 tháng 03 năm 2006 hoàn toàn phù hợp với lĩnh vực hoạt động cũngnhư tốc độ phát triển của công ty

Doanh nghiệp chi tiết các tài khoản theo từng đối tượng khách hàng,nhà cung cấp, từng loại chi phí Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệpbao gồm các tài khoản cấp 1, tài khoản cấp 2, tài khoản cấp 3, tài khoản cấp

4, tài khoản trong bảng cân đối kế toán và tài khoản ngoài bảng cân đối kếtoán

Các loại tiền gửi ngân hàng được chi tiết theo từng loại tiền (VNĐ, USD,JPY)

Các loại tiền mặt được chi tiết theo tiền mặt VNĐ, tiền mặt USD, tiền mặtJPY

- Cách thức mở tài khoản chi tiết đối với các đối tượng chủ yếu:

+ Hàng tồn kho: mở đến tài khoản chi tiết thứ 4

+ Doanh thu: mở đến tài khoản chi tiết thứ 4 Doanh thu bán hàng trongnước, doanh thu bán hàng xuất khẩu

+ Chi phí: mở đến tài khoản chi tiết thứ 4

Chi phí chi tiết cho từng loại phát sinh chi phí

1.5.4 Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán

Người mua hàng

(Ký, họ tên) Kế toán trưởng(Ký, họ tên) Thủ trưởng đơn vị(Ký, đóng dấu)

Trang 21

Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức kế toán là chứng từ ghi sổ

Với đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán chứng từ ghi sổ: Căn cứ trực tiếp

để ghi sổ kế toán tổng hợp là “chứng từ ghi sổ” Việc ghi sổ kế toán tổnghợp bao gồm:

+ Ghi theo trình tự thời gian trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ

+ Ghi theo nội dung kinh tế trên sổ cái

• Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ màcông ty đang áp dụng

+ Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ

kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lậpchứng từ ghi sổ Căn cứ vào chứng tù ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký chứng từghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào sổ cái Các chứng từ kế toán sau khilàm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết

có liên quan

+ Cuối tháng, khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tàichính phát sinh trong tháng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, tính ra tổngphát sinh nợ, tổng phát sinh có và số dư của từng tài khoản trên sổ cái Căn

cứ vào sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh

+ Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chitiết (được lập từ các sổ, thể kế toán chi tiết) được dùng để lập báo cáo tàichính

Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo tổng số phát sinh nợ và tổng

số phát sinh có của tất cả các tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phảibằng nhau vào bẳng tổng số tiền phát sinh trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.Tổng số dư nợ và tổng số dư có của các tài khoản trên bảng cân đối số phátsinh phải bằng nhau, và số dư của từng tài khoản trên bảng cân đối số phát

Trang 22

sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên bảng tổng hợp chitiết.

Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ

Sơ đồ 1.5: Hệ thống sổ sách kế toán tại công ty

Chứng từ kế toán

CHỨNG TỪ GHI SỔ

Sổ đăng ký

chứng từ ghi

sổ

Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại

Bảng tổng hợp chi tiết

Sổ cái

Bảng cân đối số phát sinh

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Trang 23

Ghi chú:

Ghi hàng ngày:

Ghi cuối tháng:

Đối chiếu kiểm tra:

1.5.5 Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo kế toán

* Hàng tháng

- Cuối tháng báo cáo tài chính cho Tổng Giám đốc gồm: Bảng cân đối phátsinh các tài khoản, bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinhdoanh

- Báo cáo cho tập đoàn theo mẫu consolidation package

- Người lập báo cáo: Kế toán trưởng

- Lập tờ khai cho thuế VAT đầu ra, đầu vào

- Lập tờ khai cho thuế TNCN

- Lập tờ khai cho thuế nhà thầu (nếu phát sinh)

-> Kế toán thuế làm báo cáo cho cơ quan thuế

* Hàng Quý

- Báo cáo hợp nhất tập đoàn theo quý

- Báo cáo tài chính

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

- Báo cáo thuế VAT

- Báo cáo thuế TNCN

- Báo cáo thuế TNDN

* Hàng năm

Bộ phận kế toán sẽ tiền hành lập báo cáo tài chính, sau đó xin xét duyệt củaTổng Giám Đốc công ty Và có kiểm toán tài chính về kiểm toán, chứngthực thông tin sau đó mới nộp cho cơ quan thuế

Trang 24

Hệ thống báo cáo tài chính năm bao gồm:

+ Bảng cân đối kế toán (mẫu số B01-DN)

+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (mẫu số B02-DN)

+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (mẫu số B03-DN)

+ Bản thuyết minh báo cáo tài chính (mẫu số B09-DN)

Thời hạn nộp báo cáo tài chính muộn nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ

kế toán

Báo cáo tài chính được lập và nộp cho Cục thuế Thành Phố Hà Nội

Trang 25

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY

2.1 Đối tượng, phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty.

Để tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được chínhxác, việc đầu tiên mà kế toán cần làm là xác định đối tượng kế toán chi phísản xuất và tính giá thành sản phẩm Theo đó, việc xác định đối tượng kếtoán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sản xuất là xác định giớihạn tập hợp chi phí sản xuất mà thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí

và chịu chi phí Để từ đó biết phân bổ chi phí vào từng đối tượng chi tiết

Ở Công ty với loại hình sản xuất các linh kiện điện tử chi phí sản xuấtđược tập hợp một lần

Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá ở đây như sau: Công tytập hợp chi phí và tính tổng giá thành theo cấu thành sản phẩm, thực chất làcũng tập hợp chi phí và tính tổng giá thành theo quy trình sản xuất, nhưngtính giá thành theo đơn vị sản phẩm lại theo từng sản phẩm.Tại Công tyTNHH Điện Tử Noble Việt nam, sản phẩm được chia ra thành nhiều loạikhác nhau, bao gồm:

Trang 26

Nhưng hầu hết quy trình sản xuất lắp ghép cho các dòng sản phẩm của từnghãng khách hàng là giống nhau.

Khi lắp ráp, công ty sẽ theo sự hướng dẫn của bản thiết kế từ công ty mẹgửi về và tiến hành sản xuất giống như bản thiết kế kỹ thuật cho từng chuyềnsản phẩm

Kế toán tập hợp chi phí phát sinh liên quan đến các mặt hàng, phântích các chi phí đó theo yêu cầu cụ thể của nội dung chi phí thuộc giáthành Sau đó tính giá thành cho từng loại thành phẩm xuất kho Do

đó, để thuận lợi cho việc tính giá thành và xác định kết quả kinhdoanh trong doanh nghiệp nên Công ty đã lựa chọn việc tập hợp chiphí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sản xuất theo cấu thành sảnphẩm

Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất được sử dụng trong Công

ty là phương pháp trực tiếp

Phương pháp tập hợp chi phí được sử dụng là phương pháp kê khaithường xuyên phân bổ trực tiếp cho từng loại sản phẩm Việc tính tổnggiá thành được thực hiện vào cuối kỳ trên cơ sở tổng các chi phí sảnxuất phát sinh trong kỳ

Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, yêu cầu quản lý sản xuất

và quản lý giá thành nên Công ty áp dụng cách tính giá thành theophương pháp giản đơn hay còn gọi là phương pháp trực tiếp Đây làphương pháp được sử dụng phổ biến ở các doanh nghiệp sản xuất cóquy trình công nghệ giản đơn,…

Theo phương pháp này mọi khoản chi phí phát sinh trong kỳ, saukhi đã tập hợp chi phí vào TK 621, 622, 627 cuối kỳ sẽ kết chuyển vào

TK 631 để tính giá thành

Trang 27

Tổng giá thành bằng chi phí dở dang đầu kỳ cộng chi phí phátsinh trong kỳ trừ chi phí dở dang cuối kỳ.

Mặt khác, trong quá trình sản xuất sản phẩm đã tạo ra thành phẩm

và sản phẩm dở dang (sản phẩm đang trong quá trình chế biến) nênphải tiến hành đánh giá các sản phẩm dở dang: do đặc điểm sản phẩm

là chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu chi phí vàđược bỏ một lần khi bắt đầu sản xuất nên việc đánh giá sản phẩm dởdang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

2.2 Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty

Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp được chia thành 3 loại như sau:

• Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

• Chi phí nhân công trực tiếp

• Chi phí sản xuất chung

2.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Do đặc điểm của phương pháp kiểm kê định kỳ nên chi phí vậtliệu dùng rất khó phân định được là xuất cho mục đích sản xuất, quản

lý hay cho tiêu thụ sản phẩm Vì vậy, để phục vụ cho việc tính giáthành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ, kế toán cần theo dõi chi tiết các chiphí phát sinh liên quan đến từng đối tượng

Nguyên vật liệu chính trong Công ty TNHH Điện Tử Noble Việtnam là các loại nguyên vật liệu chính nhập từ các công ty thành viêntrong cùng tập đoàn

Nguyên vật liệu phụ là nhập từ các công ty thuộc khu chế xuấttrong nước

Trang 28

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chủ yếu sử dụng tại công ty làcác loại linh kiện điện tử…kế đó là các loại vật liệu phụ như là thùng,khay, băng dính, dây, bao tay…

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cao hay thấp tùy thuộc vào nhiềuyếu tố khác nhau: chất lượng sản phẩm, tay nghề, máy móc thiết bị sửdụng cho chuyền sản xuất

Các chứng từ sử dụng bao gồm:

- Bản vẽ kỹ thuật do bên công ty mẹ gửi sang

- Phiếu nhập xuất nguyên vật liệu

- Kế hoạch sản xuất

- Lệnh sản xuất

- Bảng tổng hợp chi phí và tính giá thành

- Invoice, packing list, tờ khai hải quan

Để hạch toán, ban đầu kế toán phải sử dụng các phiếu nhập kho

để hạch toán chi tiết nguyên vật liệu, kế toán sử dụng tài khoản 621:chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Các chi phí được phản ánh trên tàikhoản 621 không ghi theo từng chứng từ xuất dùng nguyên, vật liệu

mà được ghi một lần vào cuối kỳ hạch toán, sau khi tiến hành kiểm kê

và xác định được giá trị nguyên vật liệu tồn kho và đang đi đường Phương pháp hạch toán cụ thể các nghiệp vụ liên quan tới việc xácđịnh trị giá vật liệu xuất dùng như sau:

- Đầu kỳ kết chuyển trị giá vật liệu chưa sử dụng:

Nợ TK 6111.1 Giá trị nguyên, vật liệu chưa dùng

Có TK 152: Trị giá vật liệu tồn kho cuối kỳ trước chuyển sang

Có TK 151: Trị giá vật liệu đang đi đường cuối kỳ trước

- Trong kỳ, phản ánh các nghiệp vụ làm tăng vật liệu

Nợ TK 6111.1: Ghi tăng giá trị NVL theo giá chưa có thuế GTGT

Trang 29

Nợ TK 1331: Thuế GTGT

Có TK: 331 chi tiết theo từng nhà cung cấp

Kết chuyển chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu về chi phí nguyên vậtliệu

Nợ TK 6111.1 : chi phí nguyên vật liệu

Có TK 6111.5: Chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu trong kỳ

Nợ TK 6111.1: Chi phí nguyên vật liệu

Có TK 6111.2

- Cuối kỳ, căn cứ vào kết quả kiểm kê hàng tồn kho, phản ánh trịgiá vật liệu chưa sử dụng

Nợ TK 152: Trị giá vật liệu tồn kho

Nợ TK 151: Trị giá vật liệu mua đang đi đường

Có TK 611.1: Kết chuyển giá trị NVL chưa dùng cuối kỳ

- Xác định và kết chuyển trị giá vật liệu sử dụng cho các mục đíchnhư sản xuất sản phẩm, quản lý doanh nghiệp, bán hàng – dựa vàomục đích xuất dùng hoặc vào hệ số sử dụng

Nợ TK liên quan như 621, 627, 641, 642

Có TK 6111.1: Giá trị NVL sử dụng trong kỳ cho các mục đích.Đồng thời kết chuyển chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp chi tiết theotừng đối tượng sử dụng;

Nợ TK 631-chi tiết theo từng đối tượng: Tổng hợp chi phí nguyên vậtliệu trực tiếp

Có TK 621-Chi tiết theo từng đối tượng: Kết chuyển chi phínguyên vật liệu trực tiếp theo từng đối tượng

2.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

Trang 30

Tại công ty TNHH Điện Tử Noble Việt nam, chi phí nhân côngtrực tiếp là các khoản phải trả cho nhân công trực tiếp sản xuất ra sảnphẩm, gồm: Lương chính, tiền ăn ca, phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ Ngoài ra, chi phí nhân công trực tiếp trong Công ty còn bao gồm cáckhoản trích theo lương: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí côngđoàn, bảo hiểm thất nghiệp.

Tiền lương được trả cho người lao động gồm: Lương thời gian, lươngkhác, phụ cấp, thưởng…

• Lương thời gian của một công nhân: Là mức lương được trả theothời gian lao động của nhân viên

Lương theo thời gian của công nhân = 540.000 X bậc lương X sốcông/26

• Lương khác: Là các khoản tiền thưởng:

Lương khác của công nhân = Lương giờ X hệ số thưởng

- Trong đó: Hệ số thưởng của công nhân bậc 1 là 0.25

Hệ số thưởng của công nhân bậc 2 là 0.25 x 0.7

Hệ số thưởng của công nhân bậc 3 là 0.25x0.7x0.3

Trang 31

Lương phải trả = Lương thời gian + Lương khác + Phụ cấp

Các chứng từ sử dụng là bảng chấm công (time card), bảng OT – làm

thêm giờ, bảng thanh toán tiền lương, Giấy chứng nhận nghỉ việc

hưởng bảo hiểm xã hội, giấy ra vào viện, bảng phân bổ chi phí lương

Bảng 2.2.2.1: Hạch toán lương

hàng

Diễn giải

TK Đối ứng

Phát sinh ngoại tệ

Tỷ giá

PS có

PS nợ

PS có

1\1\2009 AP1-1 Lương

phải trả cho CN

1\1\2009 AP1-2 15%

Bảo hiểm XH

1\1\2009 AP1-3 Trợ

cấp thôi việc

31\1\2009

AP1-89

Thanh toán lương phép cho CN

Bảng 2.2.2.2: Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội

Trang 32

Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội

ăn ca

Khoản khác

bảo hiểm xã hội

3383 3.014.320

Trích KPCĐ

3384 301.432

Ngày đăng: 24/03/2015, 13:19

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w