1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm “vách ngăn văn phòng” tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Vách Việt.DOC

50 454 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 262,5 KB

Nội dung

Công tác tập hợp chi phí sản xuất trong cácdoanh nghiệp là một trong những công việc mang tính quyết định đến kết quả củahoạt động vì nếu chi phí tập hợp không đầy đủ sẽ dẫn đến thất tho

Trang 1

Chương 1 : Tổng quan nghiên cứu đề tài1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Để tồn tại lâu dài, các doanh nghiệp luôn tìm mọi biện pháp khẳng định chỗ đứngcủa mình trên thị trường, đây là vấn đề xuyên suốt mọi hoạt động của doanh nghiệp.Giải quyết vấn đề trên phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp Vấn đề hiệu quả ở đây được hiểu là với một lượng đầu vào cố địnhdoanh nghiệp phải tạo ra một lượng đầu ra với chất lượng cao nhất Để thực hiệnđược mục tiêu này ngoài việc tiết kiệm chi phí doanh nghiệp phải tổ chức phối hợpcác hoạt động với nhau một cách khoa học Đó là biện pháp tối ưu để doanh nghiệpđạt được mục tiêu của mình, tăng cường uy tín và vị thế trên thị trường

Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay thì vấn đề tiết kiệm chi phí sản xuất và hạgiá thành sản phẩm có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc nâng cao lợi nhuận, tăngtích luỹ cho doanh nghiệp, nó là tiền đề đảm bảo cho sự tồn tại, củng cố chỗ đứngcủa doanh nghiệp trong sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường

Đối với doanh nghiệp sản xuất, nếu chi phí được giảm tới mức tối đa, làm chogiá thành các sản phẩm không ngừng được hạ thấp thì không chỉ có ý nghĩa to lớnđối với doanh nghiệp và trong phạm vi ngành mà còn có tác dụng không nhỏ tới nềnkinh tế quốc dân Bởi vì khi giá thành sản phẩm của một doanh nghiệp được hạ thấp

sẽ nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp đó trên thị trường làm cho giá thànhsản phẩm của các doanh nghiệp khác cũng phải hạ theo Nó tạo sự ổn định giá cảtrên thị trường và góp phần nâng cao cuộc sống của người dân

Để làm được điều này, ngay từ bước đầu, kế toán chi phí sản xuất phải hợp lý thìmới có giá thành sản phẩm chính xác Công tác tập hợp chi phí sản xuất trong cácdoanh nghiệp là một trong những công việc mang tính quyết định đến kết quả củahoạt động vì nếu chi phí tập hợp không đầy đủ sẽ dẫn đến thất thoát tài sản củadoanh nghiệp, nếu chi phí tập hợp không hợp lý thì sẽ bị loại khỏi giá thành sảnphẩm, nếu chi phí tập hợp không theo dự toán và kế hoạch thì sẽ không quản lý,theo dõi được chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản suất sản phẩm Tất cả

Trang 2

những vấn đề trên đều có một hậu quả là doanh nghiệp đó hoạt động không hiệuquả mà nổi bật là hiện tượng lãi giả, lỗ thật ở các doanh nghiệp sản xuất.

Chính vì tầm quan trọng của công tác kế toán chi phí sản xuất như vậy nên cácdoanh nghiệp sản xuất rất quan tâm đến công tác hoàn thiện kế toán chi phí sản xuấttrong doanh nghiệp mình

Qua một thời gian ngắn thực tập tại công ty TNHH Sản Xuất và Thương MạiVách Việt em thấy việc nghiên cứu kế toán chi phí sản xuất là một vấn đề rất hay vàrất cần thiết để có cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn

1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài.

Đối tượng nghiên cứu của đề tài trước hết là nghiên cứu lý luận cơ bản về kế toánchi phí sản xuất, là việc đi tìm hiểu một số định nghĩa, khái niệm và lý thuyết về kếtoán chi phí trong doanh nghiệp sản xuất; nghiên cứu nội dung kế toán chi phítrong doanh nghiệp sản xuất Đó là việc xem xét những lý luận cơ bản về kế toánchi phí sản xuất trong chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành Đó

là nghiên cứu những quy định về hệ thống tài khoản, chứng từ kế toán, tài khoản kếtoán, sổ kế toán…trong phần hành kế toán chi phí sản xuất

Thứ hai, luận văn nghiên cứu thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất trongcông ty TNHH sản xuất và thương mại Vách Việt

Từ việc nhận thức được tầm quan trọng và tính cấp thiết của kế toán chi phí sảnxuất, đồng thời qua quá trình thực tập thực tế tại công ty, xuất phát từ yêu cầu của

hoạt động kinh doanh của công ty em đã chọn đề tài: “ Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm “vách ngăn văn phòng” tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Vách Việt” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.

1.3 Mục tiêu nghiên cứu.

Về lý luận: Luận văn nghiên cứu kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản

xuất trước hết để nhằm hệ thống hóa, làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản của kếtoán chi phí sản xuất theo chuẩn mực kế toán Việt Nam và các chế độ kế toán ViệtNam hiện hành

Trang 3

Về thực tiễn: Vận dụng cơ sở lý luận và thông qua việc khảo sát thực tế tại công

ty để làm rõ thực trạng kế toán chi phí sản xuất sản phấm trong công ty Dựa vàonhững số liệu và thông tin tìm hiểu được ta có thể đưa ra cái nhìn tổng quan nhất về

kế toán chi phí trong công ty từ đó phát hiện ra những mặt ưu điểm, nhượcđiểm;những mặt chưa thực hiện được và những mặt hạn chế về kế toán chi phí sảnxuất tại công ty Trên cơ sở đối chiếu so sánh những lý luận và thực tiễn để có thể

đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn kế toán chi phí sản xuất sản phẩm trongcông ty

1.4 Phạm vi nghiên cứu.

Về không gian : Phạm vi số liệu nghiên cứu trong đề tài dựa trên cơ sở nghiên

cứu thực tế tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Vách Việt

Tên giao dịch: Viet partitions manufacturers-trading company limited

Trụ sở công ty: số 19 ngõ 255/12 đường Lĩnh Nam quận Hoàng Mai, Hà Nội.

Về thời gian : Thời gian thực tập tại công ty từ ngày 10/01/2011 đến ngày

30/05/2011

Về số liệu: Số liệu về chi phí sản xuất sản phẩm “vách ngăn văn phòng” của

công ty Để nghiên cứu đề tài em xin lấy số liệu trong năm 2010, cụ thể là tháng 01năm 2010

Về nội dung nghiên cứu : Nội dung nghiên cứu của đề tài là kế toán chi phí sản

xuất sản phẩm “vách ngăn văn phòng” tại công ty TNHH sản xuất và thương mạiVách Việt

1.5 Kết cấu luận văn tốt nghiệp

Luận văn tốt nghiệp gồm có 4 chương :

Chương 1 : Tổng quan nghiên cứu đề tài: Nội dung của chương nêu lên tính cấp

thiết của đề tài, xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài, mục tiêu và phạm vi nghiêncứu của đề tài

Chương 2 : Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về kế toán chi phí sản xuất

tại các doanh nghiệp sản xuất: Nội dung của chương nêu lên một số vấn đề lý

thuyết về kế toán chi phí sản xuất như phân loại chi phí sản xuất, đối tượng và

Trang 4

phương pháp tập hợp chi phí sản xuất, các quy định về kế toán chi phí sản xuất theochuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam, tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu ởViệt Nam.

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và thực trạng kế toán chi phí sản xuất sản

phẩm “vách ngăn văn phòng” tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Vách Việt: Nội dung của chương trình bày về các phương pháp được sử dụng trong việc

nghiên cứu đề tài, giới thiệu khái quát về công ty, các chính sách chế độ kế toán màcông ty áp dụng, đặc điểm và trình tự kế toán các khoản mục chi phí sản xuất sảnphẩm “vách ngăn văn phòng” tại công ty

Chương 4: Các kết luận và giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất sản

phẩm “vách ngăn văn phòng” tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Vách Việt: Nội dung của chương trình bày về những phát hiện qua quá trình khảo sát thực

tế tại công ty, đó là những ưu điểm và những tồn tại trong công tác kế toán chi phísản xuất của công ty Từ đó để xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác

kế toán tại công ty nói chung và kế toán chi phí sản xuất sản phẩm “Vách ngăn vănphòng” nói riêng

Trang 5

Chương 2 : Một số lý luận cơ bản về kế toán chi phí sản xuất tại các

doanh nghiệp sản xuất.

2.1 Một số định nghĩa khái niệm cơ bản.

2.1.1 Khái niệm chi phí

Hiện nay có rất nhiều khái niệm, định nghĩa khác nhau về chi phí

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam - Chuẩn mực số 01 thì “ Chi phí là tổng giátrị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoảntiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làmgiảm vốn của chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ

sở hữu”

Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường do mọi yếu tố của quá trình sản xuấtkinh doanh đều được biểu hiện thông qua chỉ tiêu giá trị nên có thể hiểu “ Chi phísản xuất của doanh nghiệp là toàn bộ biểu hiện bằng tiền của các phí tổn về vật chất,

về lao động và tiền vốn liên quan, phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp cho hoạt động

sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định” _Giáo TrìnhTài Chính Doanh Nghiệp Thương Mại Tác giả PGS TS ĐINH VĂN SƠN, Nhàxuất bản thống kê_2005

2.1.2 Khái niệm chi phí sản xuất.

Quá trình sản xuất sản phẩm ở các doanh nghiệp sản xuất chính là quá trìnhdoanh nghiệp phải bỏ ra chi phí sản xuất Đó là các chi phí về đối tượng lao động,

tư liệu lao động và lao động Như vậy “Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền củacác hao về phí lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác màdoanh nghiệp đã chi ra để tiến hành các hoạt động sản xuất trong một thời kỳ nhấtđịnh” _ Giáo Trình Kế toán Sản Xuất Tác giả TS Đặng Thị Hoà, Nhà xuất bảnthống kê _ 2003

Trang 6

2.2 Một số lý thuyết về kế toán chi phí sản xuất.

2.2.1 Phân loại chi phí sản xuất.

Chi phí sản xuất bao gồm nhiều loại, nhiều khoản khác nhau cả về nội dung, tínhchất công dụng, vai trò, vị trí…trong quá trình kinh doanh Để thuận lợi cho công

tác quản lý và hạch toán, cần thiết phải tiến hành phân loại chi phí sản xuất Xuất

phát từ các mục đích và yêu cầu của quản lý, CPSX trong doanh nghiệp sản xuấtcũng được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau

Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng của chi phí.

Toàn bộ chi phí của doanh nghiệp được chia thành các khoản chi phí sau:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : Bao gồm chi phí về nguyên vật liệu chính,nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng vào mục đích trực tiếp sản xuất sản phẩm

- Chi phí nhân công trực tiếp : Bao gồm chi phí về tiền lương, tiền ăn ca, số tiềntrích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất

- Chi phí sản xuất chung : Là những chi phí dùng cho hoạt đống sản xuất chung ởcác phân xưởng ngoài hai mục chi phí trực tiếp trên và bao gồm các khoản chi phísau : chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ sản xuất, chiphí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác.Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng của chi phí có tác dụngphục vụ cho việc quản lý chi phí theo mục đích, cung cấp số liệu cho công tác tínhgiá thành

Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với mức độ hoạt động trong kỳ.

Theo tiêu thức phân loại này chi phí sản xuất bao gồm :

- Chi phí biến đổi ( biến phí) : Là chi phí có thể thay đổi về tổng số, tương quan

tỷ lệ thuận với sự thay đổi khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ Thuộc loại chiphí này có chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp Tuy vậy,chi phí biến dổi tính trên một đơn vị sản phẩm lại có tinhd cố định

- Chi phí cố định ( Định phí) : Là chi phí không thay đổi tổng số khi thây đổikhối lượng sản phẩm sản xuất như chi phí khấu hao tài sản cố định theo phương

Trang 7

pháp bình quân, chi phí điện…Song chi phí cố định tính trên một đơn vị sản phẩmlại biến đổi.

Cách phân loại này có tác dụng lớn trong công tác quản trị kinh doanh, phân tíchđiểm hòa vốn và phục vụ cho việc ra quyết định quản lý cần thiết để hạ giá thànhsản phẩm, tăng hiệu quả kinh doanh

Phân loại theo phương pháp tập hợp chi phí và mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí.

Theo cách phân loại này chi phí sản xuất được chia thành hai loại:

- Chi phí trực tiếp : Là những khoản chi phí có liên quan trực tiếp đến việc sảnxuất ra một sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện một lao vụ dịch vụ nhất định

- Chi phí gián tiếp : Là những khoản chi phí sản xuất có liên quan đến nhiều loạisản phẩm sản xuất, nhiều công việc lao vụ thực hiện Những chi phí này kế toánphải tiến hành phân bổ cho những đối tượng có liên quan theo một tiêu chuẩn thíchhợp

Cách phân loại này có ý nghĩa đối với việc xác định phương pháp kế toán tập hợp

và phân bổ chi phí cho các đối tượng một cách đúng đắn, hợp lý

2.2.2 Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất.

2.2.2.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất :

- Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn sản xuất mà chi phí sảnxuất cần phải tập hợp theo đó

- Hoạt động sản xuất của doanh nghiệp có thể tiến hành ở nhiều địa điểm phânxưởng, tổ, đội sản xuất khác theo quy trình công nghệ cũng khác nhau Do đó chiphí sản xuất của doanh nghiệp cũng có thể phát sinh ở nhiều địa điểm nhiều bộ phậnliên quan đến nhiều sản phẩm công việc

- Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thực chất là phạm vi giới hạn màchi phí sản xuất cần được tập hợp nhằm đáp ứng nhu cầu kiểm tra chi phí và tínhgiá thành sản phẩm Việc xây dựng đối tượng tập hợp chi phí trong doanh nghiệpcần phải căn cứ vào những đặc điểm tổ chức sản xuất của doanh nghiệp, đặc điểmquy trình công nghệ sản xuất, địa điểm phát sinh chi phí cũng như yêu cầu và trình

Trang 8

độ quản lý tổ chức sản xuất kinh doanh Dựa vào những căn cứ trên, đối tượng tậphợp chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp có thể là :

+ Từng phân xưởng, bộ phận sản xuất, tổ đội sản xuất hoặc toàn doanh nghiệp.+ Từng giai đoạn công nghệ hoặc toàn bộ quy trình công nghệ

+ Từng sản phẩm, từng đơn đặt hàng, từng công trình…

+ Từng bộ phận chi tiết sản phẩm

2.2.2.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất.

Trong quá trình sản xuất sản phẩm ở các doanh nghiệp thường phát sinh nhiềuloại chi phí sản xuất khác nhau Những chi phí sản xuất này có thể liên quan đếnmột hay nhiều đối tượng tập hợp chi phí Để tập hợp chi phí sản xuất chính xácchúng ta có thể sử dụng một trong hai phương pháp sau :

Phương pháp trực tiếp : Là phương pháp áp dụng khi chi phí sản xuất có quan hệtrực tiếp với từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt

Phương pháp phân bổ gián tiếp : Là phương pháp áp dụng khi chi phí sản xuất cóliên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất mà không thể tổ chức việcghi chép ban đầu riêng rẽ theo từng đối tượng được Theo phương pháp này doanhnghiệp phải tổ chức ghi chép ban đầu cho các CPSX theo địa điểm phát sinh chi phí

để kế toán tập hợp chi phí Sau đó phải chọn tiêu chuẩn phân bổ để tính toán, phân

bổ CPSX đã tập hợp cho các đối tượng có liên quan một cách hợp lý nhất và đơngiản thủ tục tính toán phân bổ:

1

Trong đó : C - Tổng chi phí cần phân bổ

Ti – Tiêu thức phân bổ của đối tượng i

- Tính số chi phí phân bổ cho từng đối tượng (i): Ci = Ti*H

Trang 9

2.2.3 Quy định kế toán chi phí sản xuất theo chuẩn mực kế toán Việt Nam.

Trong hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam gồm có 26 chuẩn mực tuy nhiênnhững nội dung liên quan tới chi phí sản xuất trong DNSX như chỉ được quy địnhtrong các chuẩn mực sau :

- Chuẩn mực kế toán Viêt Nam số 01- Chuẩn mực chung : Đây là chuẩn mực

chung nêu lên các nguyên tắc và yêu cầu kế toán cơ bản, các yếu tố và việc ghi nhậncác yếu tố của báo cáo tài chính Trong đó có khái niệm về chi phí và nguyên tắcghi nhận chi phí vào BCTC

Việc ghi nhận vào BCTC phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc mà chuẩn mựcnày đã nêu ra

Nguyên tắc cơ sở dồn tích: Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp

liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phảiđược ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thuhoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền Báo cáo tài chính lập trên cơ sở dồntích phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tươnglai

Nguyên tắc giá gốc: Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc Giá gốc của tài

sản được tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tínhtheo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận Giá gốc củatài sản không được thay đổi trừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kế toán quiđịnh

Nguyên tắc nhất quán: Các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp

đã chọn phải được áp dụng thống nhất trong một kỳ kế toán năm.Trường hợp cóthay đổi chính sách và phương pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình lý do và ảnhhưởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh báo cáo tài chính

- Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02- Hàng tồn kho :

Nội dung của VAS số 02 quy định giá trị hàng tồn kho được tính thao giá gốc.Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theogiá trị thuần có thể thực hiện được

Trang 10

Giá gốc của hàng tồn kho bao gồm : Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phíliên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng tháihiện tại.

Giá gốc hàng tồn kho được xác định theo chi phí chế biến Đó là những chi phíliên quan trực tiếp đến sản phẩm sản xuất, như chi phí nhân công trực tiếp, chi phísản xuất chung cố định và chi phi sản xuất chung biến đổi phát sinh trong quá trìnhchuyển hóa nguyên liệu, vật liệu thành sản phẩm Trong đó :

Chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hết vào chi phí chế biến cho mỗiđơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh

Chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến mỗi đơn vị sảnphẩm dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất Công suất bình thường

là số lượng sản phẩm đạt được ở mức trung bình trong các điều kiện sản xuất bìnhthường Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn công suất bìnhthường thì chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩmtheo chi phí thực tế phát sinh Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấphơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định chỉ được phân bổ vàochi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường Khoảnchi phí sản xuất chung không phân bổ được ghi nhận là chi phí sản xuất kinh doanhtrong kỳ

Trường hợp một quy trình sản xuất ra nhiều loại sản phẩm trong cùng mộtkhoảng thời gian mà chi phí chế biến của mỗi loại sản phẩm không được phẩn ánhmột cách tách biệt, thì chi phí chế biến được phân bổ chi các loại sản phẩm theo tiêuthức phù hợp và nhất quán giữa các kỳ kế toán

- Chuẩn mực kế toán số 03 – Tài sản cố định hữu hình.

Theo VAS số 03, giá trị phải khấu hao của tài sản cố định hữu hình được phân bổmột cách có hệ thống trong thời gian sử dụng hữu ích của chúng Phương pháp khấuhao phải phù hợp với lợi ích kinh tế mà tài sản đem lại cho doanh nghiệp số khấuhao của từng kỳ được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ, trừ khichúng được tính vào giá trị của các tài sản khác, như : Khấu hao tài sản cố định hữu

Trang 11

hình dùng cho các hoạt động trong giai đoạn triển khai là một bộ phận chi phí cấuthành nguyên giá tài sản cố định vô hình ( theo quy định của chuẩn mực tài sản cốđịnh vô hình), hoặc chi phí khấu hao tài sản cố định hữu hình dùng cho quá trình tựxây dựng hoặc tự chế các tài sản khác.

- Chuẩn mực kế toán số 04 – Tài sản cố định vô hình.

Cũng theo VAS số 04, giá trị phải khấu hao của tài sản cố định vô hình đượcphân bổ một cách có hệ thống trong suốt thời gian sử dụng hữu ích ước tính hợp lýcủa nó Thời gian tính khấu hao của tài sản cố định hữu hình tối đa là 20 năm Việctrích khấu hao được bắt đầu từ khi đưa tài sản cố định vô hình vào sử dụng Chi phíkhấu hao cho từng thời kỳ phải được ghi nhận là chi phí hoạt động sản xuất , kinhdoanh, trừ khi chi phí đó được tính vào giá trị của tài sản khác

- Chuẩn mực kế toán số 16 – Chi phí đi vay.

Theo nội dung VAS số 16, chi phí đi vay : là lãi vay và các chi phí khác phát sinhliên quan trực tiếp đến các khoản vay của doanh nghiệp

Chi phí đi vay phải ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ khi phátsinh, trừ khi chi phí ấy được vốn hóa khi có đủ các điều kiện : Các chi phí cho việcđầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang bắt đầu phát sinh; các chi phí đi vayphát sinh; các hoạt động cần thiết trong việc chuẩn bị đưa tài sản dở dang vào sửdụng hoặc bán đang được tiến hành

Việc vốn hóa chi phí đi vay sẽ được tạm ngừng lại trong các giai đoạn mà quátrình đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang bị gián đoán, trừ khi sự giánđoạn ấy là cần thiết Việc vốn hóa chi phí đi vay sẽ chấm dứt khi các hoạt động chủyếu cần thiết cho việc chuẩn bị đưa tài sản dở dang vào sử dụng hoặc bán đã đượchoàn thành Chi phí đi vay phát sinh sau đó sẽ được ghi nhận là chi phí sản xuất,kinh doanh trong kỳ

2.2.4 Kế toán chi phí sản xuất theo chế độ kế toán Việt Nam theo QĐ 48 2.2.4.1 Chứng từ sử dụng

Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế,tài chính phát sinh và đã hoàn thành làm căn cứ để ghi sổ kế toán

Trang 12

Đối với kế toán CPSX thường sử dụng những chứng từ sau:

- Hóa đơn GTGT

- Phiếu xuất kho

- Phiếu chi tiền

- Bảng chấm công

- Bảng thanh toán lương

- Bảng kê chi phí mua ngoài

- Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ

- Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ

2.2.4.2 Tài khoản sử dụng

Theo Quyết Định 48/2006/QĐ-BTC của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính ngày14/09/2006, để tập hợp chi phí sản xuất kế toán sử dụng tài khoản 154 “ Chi phísản xuất kinh doanh dở dang” Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản này nhưsau :

Bên nợ:

- Các chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí

sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ liên quan đến chiphí sản xuất sản phẩm và chi phí thực hiện dịch vụ

- Các chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụngmáy thi công, chi phí sản xuất chung phát sinh liên quan đến giá thành sản phẩmxây lắp công trình, hoặc giá thành xây lắp theo giá khoán nội bộ

- Kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ (trường hợp DN hạchtoán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ)

Bên có:

- Giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm đã chế tọa xong nhập kho hoặc chuyển

đi bán

- Giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao từng phần hoặc toàn

bộ tiêu thụ trong kỳ, hoặc bàn giao cho đơn vị nhận thầu chính xây lắp, hoặc giáthành sản phẩm xây lắp hoàn thành chờ tiêu thụ

Trang 13

- Chi phí thực tế của khối lượng dịch vụ đã hoàn thành cung cấp cho khách hàng.

- Trị giá phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được

- Trị giá nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa gia công xong nhập lại kho

- Phản ánh chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp vượt trênmức bình thường không được tính vào trị giá hàng tông kho mà phải phản ánh vàogiá vốn hàng bán của kỳ kế toán

- Kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ (trường hợp DN hạchtoán HTK theo phương pháp kiểm kê định kỳ)

Số dư bên nợ: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ.

Ngoài ra kế toán còn sử dụng các tài khoản : TK 152–Nguyên vật liệu; TK 153–Công cụ dụng cụ; TK 111-Tiền mặt; TK 112-Tiền gửi ngân hàng; TK 142-Chi phítrả trước ngắn hạn; TK 242-Chi phí trả trước dài hạn; TK 334–phải trả người laođộng; TK 338–Phải trả phải nộp khác;…

2.2.4.3 Phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu.

* Trường hợp hạch toán HTK theo phương pháp kê khai thường xuyên:

1) Khi xuất nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ sử dụng cho hoạt động sảnxuất sản phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ trong kỳ, ghi:

Nợ TK 154-Chi phí sản xuât kinh doanh dở dang

- Khi phân bổ giá trị công cụ dụng cụ vào chi phí sản xuất, ghi:

Nợ TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Có TK 142-Chi phí trả trước ngắn hạn

Có TK 242-Chi phí trả trước dài hạn

Trang 14

2) Trường hợp mua nguyên vật liệu sử dụng ngay (không qua nhập kho) cho hoạtđộng sản xuất sản phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGTtheo phương pháp khấu trừ, ghi:

Nợ TK 154-Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (Giá mua chưa thuế GTGT)

Nợ TK 133-Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 331, 111, 112,…

3) Trường hợp mua nguyên vật liệu (không qua nhập kho) sử dụng ngay cho hoạtđộng sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuếGTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, ghi:

Nợ TK 154-Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (Giá mua có thuế GTGT)

Có các TK 331, 111, 112,…

4) Trường hợp số nguyên liệu, vật liệu xuất ra không sử dụng hết vào hoạt độngsản xuất sản phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ cuối kỳ nhập lại kho, ghi:

Nợ TK 152-Nguyên liệu, vật liệu

Có TK 154-Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

5) Tiền lương, tiền công và các khoản khác phải trả cho công nhân trực tiếp sảnxuất, nhân viên quản lý phân xưởng, ghi:

Nợ TK 154-Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Có TK 334-Phải trả người lao động

6) Tính, trích BHXH, BHYT, KPCĐ (phần tính vào chi phí doanh nghiệp phảichịu) tính trên số tiền lương tiền công phải trả công nhân sản xuất, nhân viên quản

lý phân xưởng theo chế độ quy định, ghi:

Nợ TK 154-Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Có TK 338-Phải trả, phải nộp khác

7) Khi trích trước tiền lương nghỉ phép của của công nhân xản xuất, ghi:

Nợ TK 154-Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Có TK 335-Chi phí phải trả

8) Khi công nhân sản xuất thực tế nghỉ phép, kế toán phản ánh số phải trả về tiềnlương nghỉ phép của công nhân sản xuất, ghi:

Trang 15

Nợ TK 335-Chi phí phải trả

Có TK 334-Phải trả người lao động

9) Trích khấu hao máy móc, thiết bị, nhà xưởng sản xuất…thuộc các phânxưởng, tổ, đội sản xuất, ghi:

Nợ TK 154-Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Nợ TK 334-Phải trả người lao động

Có TK 154-Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

14) Nhập kho sản phẩm hoàn thành, ghi:

Nợ TK 155-Thành phẩm

Có TK 154-Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

15) Giá trị sản phẩm thực tế nhập kho trong kỳ, ghi:

Nợ TK 155-Thành phẩm

Có TK 154-Chi phí sản xuất kkinh doanh dở dang

16) Sản phẩm hoàn thành gửi đi bán, ghi:

Trang 16

Nợ TK 157-Hàng gửi bán

Có TK 154-Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

17) Trường hợp sản phẩm sản xuất xong không tiến hành nhập kho mà chuyểngiao thẳng cho người mua hàng, ghi:

Nợ TK 632-Giá vốn hàng bán

Có TK 154-Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

18) Khi xác định được chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công trực tiếpvượt trên mức bình thường không tính vào giá thành sản phẩm, kế toán phản ánhchi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường(không được tính vào trị giá HTK) vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán, ghi:

Nợ TK 632-Giá vốn hàng bán

Có TK 154-Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Trình tự kế toán có thể được thể hiện theo sơ đồ (Phụ lục 01)

* Trường hợp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ.

1) Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế, xác định giá thực tế chiphí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ và thực hiện việc kết chuyển, ghi:

Nợ TK 154-Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

* Hình thức kế toán nhật ký chung:

- Nguyên tắc, đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán nhật ký chung

Trang 17

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung: Tất cả các nghiệp vụkinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổNhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (địnhkhoản kế toán) của nghiệp vụ đó Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi SổCái theo từng nghiệp vụ phát sinh.

Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau:

+ Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt;

+ Sổ Cái;

+ Các sổ, thẻ kế toán chi tiết

- Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chung

Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ,trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghitrên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp Nếuđơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung,các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan

Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào cácchứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặcbiệt liên quan Định kỳ (3, 5, 10 ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp vụphát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phùhợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thờivào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có)

Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối sốphát sinh Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp, đúng số liệu ghi trên Sổ Cái và bảngtổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báocáo tài chính.Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trênBảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Cótrên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đãloại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ

Trang 18

* Hình thức kế toán nhật ký-sổ cái.

- Đặc trưng cơ bản của hình thức nhật ký-sổ cái:

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái: Các nghiệp vụ kinh tế,tài chính phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dungkinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là

sổ Nhật ký - Sổ Cái Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký - Sổ Cái là các chứng từ kế toánhoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại

Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái gồm có các loại sổ kế toán sau:

+ Nhật ký - Sổ Cái;

+ Các sổ, thẻ kế toán chi tiết

- Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký-sổ cái:

Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng

từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra và được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết xácđịnh tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để ghi vào Sổ Nhật ký - Sổ Cái Số liệu củamỗi chứng từ (hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại) được ghi trên mộtdòng ở cả 2 phần Nhật ký và phần Sổ Cái Bảng tổng hợp chứng từ kế toán được lậpcho những chứng từ cùng loại (Phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất, phiếu nhập…) phátsinh nhiều lần trong một ngày hoặc định kỳ 1 đến 3 ngày

Chứng từ kế toán và Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại sau khi đã ghi SổNhật ký - Sổ Cái, được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan

Cuối tháng, sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh trong thángvào Sổ Nhật ký - Sổ Cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết, kế toán tiến hành cộng sốliệu của cột số phát sinh ở phần Nhật ký và các cột Nợ, cột Có của từng tài khoản ởphần Sổ Cái để ghi vào dòng cộng phát sinh cuối tháng Căn cứ vào số phát sinh cáctháng trước và số phát sinh tháng này tính ra số phát sinh luỹ kế từ đầu quý đến cuốitháng này Căn cứ vào số dư đầu tháng (đầu quý) và số phát sinh trong tháng (trongquý) kế toán tính ra số dư cuối tháng (cuối quý) của từng tài khoản trên Nhật ký -

Sổ Cái

Trang 19

Khi kiểm tra, đối chiếu số cộng cuối tháng (cuối quý) trong Sổ Nhật ký - Sổ Cáiphải đảm bảo các yêu cầu sau:

Các sổ, thẻ kế toán chi tiết cũng phải được khoá sổ để cộng số phát sinh Nợ, sốphát sinh Có và tính ra số dư cuối tháng của từng đối tượng Căn cứ vào số liệukhoá sổ của các đối tượng lập “Bảng tổng hợp chi tiết" cho từng tài khoản Số liệutrên “Bảng tổng hợp chi tiết” được đối chiếu với số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và

Số dư cuối tháng của từng tài khoản trên Sổ Nhật ký - Sổ Cái

Số liệu trên Nhật ký - Sổ Cái và trên “Bảng tổng hợp chi tiết” sau khi khóa sổđược kiểm tra, đối chiếu nếu khớp, đúng sẽ được sử dụng để lập báo cáo tài chính

* Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ.

- Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ:

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ: Căn cứ trực tiếp để ghi

sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ” Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm:+ Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ;

+ Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái

Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảng tổnghợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế

Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo

số thứ tự trong Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm, phảiđược kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán

Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau:

+ Chứng từ ghi sổ;

+ Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ;

+ Sổ Cái;

Trang 20

+ Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.

- Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ:

Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kếtoán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập Chứng từghi sổ Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, sau đóđược dùng để ghi vào Sổ Cái Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng

từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan

Cuối tháng, phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chínhphát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra Tổng số phát sinh

Nợ, Tổng số phát sinh Có và Số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái Căn cứ vào SổCái lập Bảng Cân đối số phát sinh

Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết(được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính

Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phátsinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng nhau vàbằng Tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ Tổng số dư Nợ vàTổng số dư Có của các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng nhau, và

số dư của từng tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từngtài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết

* Hình thức kế toán trên máy vi tính.

- Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán trên máy vi tính:

Đặc trưng cơ bản của Hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kế toánđược thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính Phầnmềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toánhoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định trên đây Phần mềm kế toán khônghiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán vàbáo cáo tài chính theo quy định

Trang 21

Các loại sổ của Hình thức kế toán trên máy vi tính: Phần mềm kế toán được thiết

kế theo hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán đó nhưngkhông bắt buộc hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay

- Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính:

Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kếtoán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoảnghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu đượcthiết kế sẵn trên phần mềm kế toán

Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kếtoán tổng hợp (Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái ) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liênquan

Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thaotác khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợpvới số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thựctheo thông tin đã được nhập trong kỳ Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu

số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy

Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định

Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy,đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghibằng tay

2.3 Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu ở Việt Nam

Kế toán chi phí sản xuất là một mảng đề tài lớn và đã được nhiều sinh viên quantâm và nghiên cứu Để bài viết có cái nhìn toàn diện hơn em đã tìm hiểu thêm một

số đề tài của các anh chị khóa trước đó là :

Luận văn của sinh viên Ninh Thị Lựu – K41D4 khóa 2005-2009 với đề tài “ Kếtoán chi phí sản xuất dây điện tại công ty TNHH Ngân Xuyên” dưới sự hướng dẫncủa TS.Nguyễn Phú Giang

Trang 22

Luận văn của sinh viên Nguyễn Cẩm Hồng Nhung – K42D6 khóa 2006-2010 với

đề tài “ Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm áo T-SHIRT tại công ty cổ phần dệt mayHoàng Thị Loan” dưới sự hướng dẫn của TS.Nguyễn Viết Tiến

Các luận văn đã giải quyết những vấn đề về : Lý luận kế toán CPSX, thực trạngcông tác kế toán CPSX tại công ty như đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, đặcđiểm tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức công tác kế toán trong công ty Để từ đó tìm

ra những ưu điểm của công tác kế toán chi phí sản xuất như việc bố trí bộ máy kếtoán, việc sử dụng chứng từ kế toán, sử dụng tài khoản kế toán, sử dụng hệ thống sổsách kế toán trong công ty,…

Bên cạnh đó các luận văn cũng phát hiện ra những mặt còn hạn chế và lần lượtđưa ra các giải pháp hoàn thiện

Trong đề tài của sinh viên Ninh Thị Lựu có đưa ra một số giải pháp rất hay như :

- Hoàn thiện công tác xây dựng định mức chi phí sản xuất: Kế toán cần phải xácđịnh định mức cho từng loại dây điện hoàn thành trong một đơn vị thời gian đối vớitừng tổ sản xuất, làm động lực thúc đẩy tăng năng suất lao động, giảm thiểu đượctình trạng vượt định mức chi phí NCTT trong kỳ sản xuất Cần định mức tổng sốchi phí SXC trong kỳ, sau đó xác định mức chi phí cho một tấn dây điện của mộtloại dây điện cụ thể, chi phí SXC có thể định mức cho từng loại định phí và biếnphí

- Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất chung : Áp dụng hình thức phân

bổ nhiều lần với những công cụ dụng cụ có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài Ápdụng phương pháp tính khấu hao phù hợp với từng loại tài sàn cố định

Trong đề tài của sinh viên Nguyễn Cẩm Hồng Nhung cũng đã đưa ra một số giảipháp để hoàn thiện kế toán chi phí trong doanh nghiệp như :

- Hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán và sổ sách sử dụng : Để thuận lợi trongviệc tập hợp chi phí sản xuất, công ty nên mở chi tiết đầy đủ các tài khoản cấp 2 của

TK 623 theo đúng chế độ quy định.Việc mở thêm các tài khoản chi tiết như vậy sẽgiúp ích rất nhiều cho kế toán quản trị chi phí Như chi phí NVL sẽ được theo dõi

Trang 23

từng thứ, từng loại và kế toán quản lý cũng chi tiết hơn, dễ theo dõi, điều chỉnh, lập

dự toán hơn Công tác tập hợp chi phí sẽ đạt hiệu quả cao hơn

- Về kế toán tiền lương cho nhân công sản xuất : Công ty sử dụng hình thức trảlương theo thời gian rất dễ tính lương nhưng không kích thích hiệu quả lao động.Công ty nên tính đến việc trả lương theo hiệu quả lao động hoặc theo khối lượngcông việc hoàn thành Phân định rõ các cách tính lương khác nhau cho đối tượngtrong danh sách và lao động thuê ngoài

Như vậy các luận văn năm trước đã phần nào làm rõ được những vấn đề lý luận

cơ bản về chi phí sản xuất trong doanh nghiệp, khái quát được đặc điểm chi phí sảnxuất và đưa ra được các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác kế toán chi phí sảnxuất trong công ty phù hợp với đặc điểm của từng công ty

2.4 Phân định nội dung nghiên cứu.

Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều đang áp dụng chế độ kế toántheo quyết định 48/2006/QĐ – BTC của bộ tài chính Vậy nên khi xem xét sự vậndụng của các công ty, chúng ta chỉ xem xét quá trình vận dụng chế độ kế toán tạidoanh nghiệp đó đã hợp lý hay chưa? Trong quá trình vận dụng có những hạn chế,những tồn tại nào so với quy định

Đề tài nghiên cứu về kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH sản xuất vàthương mại Vách Việt, nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản về chi phí sản xuất,khảo sát về kế toán chi phí sản xuất sản phẩm “ vách ngăn văn phòng” tại công ty

Cụ thể là đi tìm hiểu về các chuẩn mực, chế độ kế toán mà công ty áp dụng; công typhân loại chi phí theo tiêu thức nào, bao gồm các khoản mục chi phí nào; đối tượng

và phương pháp tập hợp chi phí đã hợp lý hay chưa; trình tự hạch toán các khoảnmục chi phí và hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán của công ty có đúng với quy địnhcủa Bộ tài chính hay không Từ đó tìm ra những ưu điểm và tồn tại trong công tác

kế toán của công ty nói chung và kế toán chi phí sản xuất nói riêng, cuối cùng làđưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất tại công

ty Phần này em xin được trình bày rõ hơn ở các chương sau

Trang 24

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng kế toán chi phí sản xuất sản phẩm “Vách ngăn văn phòng” tại công

ty TNHH sản xuất và thương mại Vách việt.

3.1 Phương pháp hệ nghiên cứu các vấn đề

Qua một thời gian ngắn thực tập tại công ty, được sự giúp đỡ tận tình của các anhchị trong phòng kế toán của công ty, em đã được tìm hiểu rất rõ về bộ máy quản lýcũng như bộ máy kế toán của công ty nói chung và về phần hành kế toán chi phí sảnxuất của công ty nói riêng Trong thời gian thực tập em đã sử dụng một số phươngpháp thu thập thông tin sau:

3.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp.

Sử dụng phương pháp này vì đây là phương pháp cho phép thu thập những thôngtin cần thiết trực tiếp từ những người được phỏng vấn và những người nhận phiếuđiều tra

Phương pháp phỏng vấn: phương pháp này được áp dụng theo hình thức phỏng

vấn trực tiếp các cô chú trong bán lãnh đạo công ty và phòng kế toán tài chính vềtình hình sản xuất kinh doanh, cơ cấu bộ máy kế toán, cũng như tình hình tổ chứccông tác kế toán cfsx tại công ty Khi tiến hành phương pháp này, các nhân viên kếtoán đã cảm thấy tự nhiên hơn, và có dịp đưa ra những quan niệm, những ý tưởngcùng những nhận xét rất khách quan về đặc điểm kế toán chi phí sản xuất tại công

ty Quy trình tiến hành phương pháp phỏng vấn được bắt đầu từ khâu xậy dựng kếhoạch phỏng vấn, bao gồm mục tiêu phỏng vấn và các đối tượng được tham giaphỏng vấn tiếp đó là phải chuẩn bị các câu hỏi có chất lượng tốt, phục vụ trực tiếpcho việc nghiên cứu kế toán chi phí sản xuất tại công ty Chuẩn bị những tình huốngphỏng vấn phù hợp với môi trường làm việc và thời gian phỏng vấn Các câu hỏiphỏng vấn tương đối đơn giản nhưng mang tính tổng quát nên không gây khó khăncho người được phỏng vấn

Phương pháp điều tra: các phiếu điều tra được lập để thu thập dữ liệu chủ yếu

từ những người lãnh đạo, các nhân viên trong bộ phận kế toán tại công ty Nội dung

Trang 25

có bản của phiếu điều tra đi sâu tìm hiểu hai phần chính: cơ cấu tổ chức công tác kếtoán và kế toán chi phí sản xuất sản phẩm “ vách ngăn văn phòng” tại công ty.Mẫu

phiếu điều tra được thiết kế ( như Phụ lục 02) nên rất tiết kiệm thời gian cho người

cung cấp thông tin

Phương pháp này cung cấp thông tin một cách chính xác vì đó là những thông tinđược lấy trực tiếp từ những nhân viên trong công ty mà không phải qua bất cứ trunggian nào

3.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp.

Sử dụng phương pháp này vì đây là phương pháp cho phép thu thập những thôngtin sâu hơn, rộng hơn từ nhiều mặt, nhiều khía cạnh Nghiên cứu tài liệu lý luận nhưchuẩn lực kế toán Việt Nam, chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa, giáo trình kếtoán chi phí sản xuất, các bài giảng và xem xét trên một số tạp chí như tạp chí kếtoán, tạp chí thương mại,…Đồng thời để thu thập thêm thông tin cho việc viết đềtài, em cũng đã xem xét thêm các tài liệu của đơn vị như: chứng từ, sổ sách, các báocáo tài chính liên quan đến đề tài và tham khảo thêm luận văn của các anh chị khóatrước

Phương pháp này cung cấp những thông tin cần thiết về mặt lý luận và thực tế tạicông ty TNHH sản xuất và thương mại Vách Việt

3.1.3 Phương pháp phân tích dữ liệu.

Sau khi đã thu thập được những thông tin và số liệu cần thiết cho việc viết đề tài,

em đã vận dụng một số kỹ năng đã học được như phân tích, so sánh, đối chiếu các

số liệu đã thu thập được với tình hình phát triển chung của công ty để có thể đưa racác ý kiến nhận xét, đánh giá phù hợp

Sử dụng phương pháp này vì đây là phương pháp cho phép biến đổi những thôngtin tài liệu ban đầu mang tính chất rời rạc thành những tài liệu mang tính chất tổnghợp phục vụ cho việc nghiên cứu

Phương pháp này cung cấp những thông tin mang tính chất tổng hợp sâu sắc vàtoàn diện hơn về vấn đề nghiên cứu

Các phương pháp chính sử dụng trong phân tích dữ liệu bao gồm:

Ngày đăng: 24/03/2015, 10:58

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w