1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh lai châu

61 2,6K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 1,54 MB

Nội dung

Trênthực tế đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về đề tài này, trong đó có các côngtrình mang tầm vĩ mô, được nghiên cứu với quy mô mẫu lớn có tính chất đại diệncho tập hợp các doanh n

Trang 1

KHOA TOÁN KINH TẾ-CHUYÊN NGÀNH TOÁN TÀI CHÍNH

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Nền kinh tế Việt nam ngày càng hội nhập sâu và dần trở thành một bộ phận quantrọng của nền kinh tế thế giới được đánh dấu bằng việc gia nhập tổ chức thương mạithế giới WTO năm 2006 Việc trở thành thành viên của tổ chức WTO mở ra nhiều

cơ hội nhưng đồng thời cũng tạo ra những thách thức lớn đối với doanh nghiệp nộiđịa Khi đó những công ty Việt nam sẽ phải cạnh tranh với những tập đoàn kinh tếlớn mạnh của thế giới Do đó để giúp các doanh nghiệp trong nước nói chung có thểcạnh tranh tốt nhà nước cần có những chính sách, chiến lược lâu dài để phát triển

hệ thống các doanh nghiệp nội địa bền vững Một trong những chính sách đó là ưutiên phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ có thể cạnh tranh tốt trên thị trường nộiđịa, điều này đặc biệt có ý nghĩa khi mà các doanh nghiệp ngoại không thể lấp đầyđược các kẽ hở của nền kinh tế Thật tế là, trong những năm vừa qua bộ phận doanhnghiệp vừa nhỏ đã đóng góp một phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của Việtnam, góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập cho dân cư, ổn định xã hội.Với những lý do trên, thời gian qua chủ đề về doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn nhậnđược sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, quản lý trong và ngoài nước Trênthực tế đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về đề tài này, trong đó có các côngtrình mang tầm vĩ mô, được nghiên cứu với quy mô mẫu lớn có tính chất đại diệncho tập hợp các doanh nghiệp vừa và nhỏ của cả một quốc gia; lại cũng có nhữngcông trình được thực hiện nghiên cứu ở quy mô nhỏ hơn thường là trong địa bàncủa một tỉnh, thành phố hoặc một ngành kinh tế

Một vấn đề phát sinh là khi ta mang các công trình nghiên cứu được xây dựng trênquy mô quốc gia để áp dụng cho một tỉnh, thành phố nào đó trong nước thì cần thiếtphải có những điều chỉnh nhất định tùy thuộc theo từng địa phương khác nhau Cònnếu ta áp kết quả nghiên cứu được xây dựng dựa trên mẫu quan sát của tỉnh (hoặcngành) này cho tỉnh (hoặc ngành) khác thì sẽ là không hợp lý Nguyên nhân là domỗi ngành kinh tế khác nhau sẽ có những đặc thù khác nhau; các tỉnh, thành phốkhác nhau cũng sẽ có những thuận lợi và khó khăn riêng Do đó việc thực hiện cácnghiên cứu riêng cho từng ngành kinh tế, từng địa bàn là cần thiết và sẽ giúp chocác doanh nghiệp, các nhà quản lý có cái nhìn rõ ràng hơn trong việc quản trị, pháttriển hệ thống các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói chung

Trang 3

các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ tín dụng của doanh nghiệp vừa và nhỏtrên địa bàn tỉnh Lai Châu Bằng việc phân tích khoảng trên 200 doanh nghiệpthuộc địa bàn tỉnh và có quan hệ tín dụng với ngân hàng nông nghiệp và phát triểnnông thôn Việt nam, chuyên đề sẽ xây dựng nên mô hình toán học giúp đo lườngcác nhân tố ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành nghĩa vụ tín dụng với ngân hàng.Qua đó giúp các doanh nghiệp có thể tự đánh giá và tìm ra các biện pháp nâng caokhả năng trả nợ của mình Thêm nữa chuyên đề sẽ tập trung và xây dựng mô hìnhLOGISTIC giúp dự báo trước khả năng trả nợ đúng hạn của doanh nghiệp Giúp cácngân hàng có thêm thông tin trong quá trình ra quyết định cho vay, quản lý khoảntiền cho vay và có các kế hoạch thu hồi nợ kịp thời.

Trang 4

CHƯƠNG I

ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ MỘT SỐ

YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG THANH

TOÁN NGHĨA VỤ NỢ CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

1 ĐỊNH NGHĨA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

Có nhiều quan niệm khác nhau về doanh nghiệp nhỏ và vừa, tuy nhiên, đa phần cácđịnh nghĩa về doanh nghiệp nhỏ và vừa đều sử dụng số lượng lao động thườngxuyên như là một tiêu chí ưu tiên, ngoài ra còn sử dụng quy mô vốn, quy mô doanhthu v.v… Đối với đa phần các quốc gia phát triển (Mỹ, Pháp, Nhật), những doanhnghiệp có số lao động từ 500 trở xuống thì được coi là có quy mô vừa và nhỏ, trong

số đó những doanh nghiệp có số lao động 200 trở xuống được coi là doanh nghiệpnhỏ Ở Việt Nam hiện nay, theo quy định tại Nghị định 91/2001/CP-NĐ của Thủtướng Chính phủ ban hành năm 2001 thì những doanh nghiệp có số lao động nhỏhơn 300 và có số vốn pháp định nhỏ hơn 10 tỷ đồng được coi là doanh nghiệp nhỏ

và vừa

Các cách định nghĩa này cũng chỉ mang tính chất tương đối, bởi một doanh nghiệp

có thật sự nhỏ khi có số lao động nhỏ hơn 500 hay không thì còn tuỳ thuộc vào lĩnhvực hoạt động Do vậy, chúng ta có thể hiểu doanh nghiệp nhỏ là một doanh nghiệphoạt động độc lập trong một lĩnh vực kinh doanh nhưng không thống trị trong lĩnhvực kinh doanh của mình

Tuy nhiên hiện nay theo nghị định mới nhất số 56/2009/NĐCP ngày 30/06/2009

của chính phủ quy định doanh nghiệp vừa và nhỏ như sau: “ là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia làm ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn ( tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm ( tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên).

2 TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

Theo tiêu chí tổng nguồn vốn

Trang 5

nghiệp vừa và nhỏ được phân loại như sau:

Một khó khăn khi sử dụng tiêu chí tổng nguồn vốn để phân loại DNVVN là tiêu chínày hay thay đổi Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp bao gồm vốn chủ sở hữu, vốnvay ngân hàng, phải trả người bán… Trong khi vốn chủ sở hữu khá ổn định và cóthể xác định được khi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh thì vốn vay lại thường haybiến động vì vậy tổng nguồn vốn cũng thường hay thay đổi Một doanh nghiệp hômnay có thể được xếp là doanh nghiệp nhỏ nhưng hôm sau lại có thể là doanh nghiệp

cỡ vừa

Theo tiêu chí quy mô lao động:

Như vậy việc phân loại một doanh nghiệp là doanh nghiệp vừa nhỏ cũng chỉ mangtính chất tương đối Việc phân loại có thể dựa vào mục đích của việc nghiên cứusao cho hợp lý Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ trong phạm vi đề tài này sẽ ápdụng cả hai tiêu chí trên tức là các doanh nghiệp có số lao động nhỏ hơn 300 người

và có quy mô nguồn vốn (hay tổng tài sản) nhỏ hơn 100 tỷ Một lưu ý nữa là kể từgiờ đến hết nội dung của đề tài khi ta nói đến doanh nghiệp tức là đang đề cập đếndoanh nghiệp vừa và nhỏ

ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU

1 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ VIỆC HOÀN THÀNH NGHĨA VỤ TRẢ NỢ TÍN DỤNG VỚI NGÂN HÀNG CÁC NĂM VỪA QUA

Thời gian qua trên địa bàn cả nước đã có tới hơn 48.000 doanh nghiệp tuyên bố phásản ( chỉ tính riêng 9 tháng đầu năm 2011) Con số đã phần nào thể hiện sự khókhăn của các doanh nghiệp các năm vừa qua nói chung, và Lai châu có lẽ cũngkhông là một ngoại lệ Thực tế cho thấy thời gian qua trên địa bàn tỉnh các doanh

Trang 6

sau khi ký kết hợp đồng với người dân cho các dự án trồng rừng đã không có đủtiềm lực tài chính để tiếp tục dẫn đến những hệ lụy cho cả người dân và doanhnghiệp Các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp và xây dựng cũng có những khókhăn tương tự , nguyên nhân chủ yếu là do hiện nay các ngân hàng đang thắt chặttín dụng với mục đích kìm chế lạm phát của chính phủ

Mặc dù đã có rất nhiều doanh nghiệp bị phá sản trong thời gian qua, song bất chấttất cả các khó khăn loại hình doanh nghiệp vừa nhỏ vẫn đạt được những kết quảđáng kể cả về “chất” và “lượng”

Cụ thể theo số liệu thống kê thì số lượng các doanh nghiệp đăng ký hoạt động kinhdoanh vẫn tăng mạnh trong các năm qua Kể từ năm 2004 trên địa bàn tỉnh chỉ có

143 doanh nghiệp thì đến năm 2009 con số này là 611 doanh nghiệp

Trang 7

Như vậy có thể đánh giá tình hình hoạt động trung của các doanh nghiệp trên địabàn trong các năm vừa qua khá tốt Với tốc độ tăng trưởng trung bình số lượng cácdoanh nghiệp hàng năng cao (34%) Tổng giá trị sản xuất, doanh thu, số lao độngtăng rất mạnh qua các năm Tốc độ tăng trưởng của doanh thu và giá trị sản xuấttăng gấp đôi tốc độ tăng của số lượng doanh nghiệp Điều này có ý nghĩa cứ 1%doanh nghiệp tăng thêm sẽ tạo ra 2% giá trị sản xuất và doanh thu Nhìn vào tốc độtăng trưởng của tổng số lao động ta thấy rằng năng suất lao động cũng đã được cảithiện Thực tế là các doanh nghiệp ngày các có xu hướng sử dụng ít lao động đitrong khi giá trị sản xuất lại vẫn tăng nhanh hơn tốc độ tăng của số doanh nghiệp.Điều này có thể được suy ra khi ra so sánh tốc độ tăng trưởng trung bình của sốlượng các doanh nghiệp với tổng số lao động được sử dụng ( Tương ứng 34% và23%) Có thể thấy rõ điều này hơn qua bảng số lượng lao động trung bình ngàycàng giảm sau đây:

Bảng số lao động trung bình của doanh nghiệp qua các năm(người)

Như vậy có thể thấy rằng bất chấp sự khó khăn của kinh tế nói chung, các doanhnghiệp trên địa bàn Lai châu vẫn đạt được các kết quả rất đáng kể Tuy chưa thể tìmđược nguyên nhân của sự tăng trưởng này nhưng ta vẫn có thể đưa ra một số giảthuyết, ví dụ do sự phát triển của khoa học kỹ thuật tác động đến các doanh nghiệp

ở đây mạnh hơn ở các địa phương khác; cũng có thể do các doanh nghiệp ở đây cótiềm lực tài chính mạnh mẽ nên không bị tác động nhiều bởi các chính sách thắtchặt tiền tệ, kìm chế lạm phát của chính phủ; hay cũng có thể do tại đây có nhiều tàinguyên thiên nhiên hơn nơi khác… Tất cả chỉ là phỏng đoán, chúng ta sẽ có nhậnđịnh chính xác hơn sau khi có những phân tích sâu hơn

2 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ CẤU TRÚC NGUỒN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ LAI CHÂU

Quy mô nguồn vốn(tài sản)

Đặc trưng của DNVVN nói chung là có quy mô nguồn vốn nhỏ, theo quy định làdưới 100 tỷ Tùy theo từng ngành, từng địa phương mà quy mô vốn cũng có những

sự khác nhau nhất định Bảng dưới đây chỉ ra các đặc điểm đặc trưng về quy mônguồn vốn của DNVVN thuộc Lai châu Thống kê được thực hiện dựa trên quan sát

220 DNVVN thuộc mọi ngành sản xuất kinh doanh chính:

Trang 8

Theo đó quy mô nguồn vốn của doanh nghiệp nằm trong khoảng từ 16.000 USDđến 4.9 triệu USD, quy mô vốn trung bình của các doanh nghiệp vào khoảng 34 tỷđồng (1,65 triệu USD) Tuy nhiên giá trị Mode = 1000 cho thấy số doanh nghiệp cóquy mô vốn vào khoảng 20 tỷ đồng là nhiều nhất Các giá trị của phương sai (độlệch chuẩn ) khá lớn cho thấy quy mô nguồn vốn của doanh nghiệp khá phân tán.Ngoài ra ta thấy các hệ số đặc trưng cho dạng phân phối là Skewness dương chothấy phân phối có dạng lệch phải; hệ số Kurtosis âm thể hiện phân phối này “bẹt”hơn so với phân phối chuẩn có độ lệch chuẩn tương ứng.

Đặc điểm quy mô nguồn vốn (tài sản) theo ngành sản xuất kinh doanh

Mỗi ngành sản xuất kinh doanh nói riêng đều có những đặc điểm đặc trưng riêng cócủa nó, do vậy quy mô nguồn vốn cũng khác nhau Bảng dưới đây phân loại cácDNVVN thành năm ngành sản xuất chính cho thấy sự khác biệt của chúng về quy

mô nguồn vốn của chúng:

Trang 9

trong lĩnh vực Bán buôn- bán lẻ, xây dựng thì cao hơn hẳn so với các doanh nghiệpkhai thác tài nguyên Nguồn vốn của các doanh nghiệp nhìn chung đều có chungdạng phân phối là lệch phải Ngành khai thác tài nguyên không chỉ có quy mônguồn vốn trung bình nhỏ nhất mà còn có dạng phân phối “nhọn” hơn so với phânphối chuẩn trong khi các ngành khác thì “bẹt” hơn dạng phân phối chuẩn có cùng

độ lệch

Các đặc điểm về cấu trúc nguồn vốn

Bảng dưới đây chỉ ra một số đặc điểm về tỉ trọng nợ vay của doanh nghiệp trongtổng nguồn vốn:

Thoạt đầu nếu chỉ nhìn vào con số tỉ trọng nợ vay trung bình ta có thể sẽ có thể cókết luận sai lầm rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở đây vay nợ ít (khoảng 38%).Thực tế đó chỉ là con số trung bình, một số doanh nghiệp vay nợ với trọng rất cao

đã làm tăng tỉ lệ trunng bình này Ở đây một người làm phân tích sẽ quan tâm nhiềuhơn đến giá trị Mode (= 0.5) bởi đây mới thật sự là cơ cấu vốn của đại đa số cácdoanh nghiệp Mặc dù con số 0.5 (50% nợ vay trong tổng nguồn vốn) cao hơn khánhiều so với mức trung bình chung, nhưng nếu đem so sánh với những doanhnghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn cả nước thì 50% lại là thấp Thực tế các doanhnghiệp vừa và nhỏ thường có tỉ trọng nợ vay cao hơn khá nhiều

Đặc điểm cơ cấu nguồn vốn vay

Statistics Short_loan_on_debt

Missing 0

Trang 10

3 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KHÁC

Quy mô lao động

Vì là các doanh nghiệp nhỏ nên số lao động thương xuyên mà doanh nghiệp sửdụng cũng khá ít Nó thường là dưới 100 người con số trung bình mà mỗi doanhnghiệp sử dụng chỉ là khoảng 15 người Doanh nghiệp nhiều lao động nhất cũng chỉvào khoảng 210 người

Đặc điểm về doanh thu

Trang 11

Trung bình doanh thu của các doanh nghiệp trong một năm khoảng 4,6 triệu USDnhưng Mode kại chỉ là 200 ngàn USD cho thấy rằng một số doanh nghiệp đã códoanh thu cao hơn hẳn một số doanh nghiệp khác Sự mất cân đối này được củng cốbởi gái trị của phương sai rất lớn Đây cũng là điều thường thấy ở tất cả các ngànhkinh tế Hay dễ thấy nhất là sự bất cân đối trong thu nhập.

Một số chỉ tiêu khác

Các chỉ tiêu này bao gồm tài sản ngắn hạn, hàng tồn kho, khấu hao, khoản phải thu, lãi vay Nhìn chung tất cả các chỉ tiêu này đều khác nhau ở mỗi ngành sản xuất kinh doanh Đặc điểm chi tiết có thể xem trong bảng thống kê dưới đây.

Trang 12

Kết luận:Nhìn chung ngoài các đặc điểm chung của một doanh nghiệp vừa và nhỏ như tổng số lao động, quy mô nguồn vốn, tổng tài sản…, các doanh nghiệp ở lai châu còn có những đặc điểm riêng như tỉ trọng nợ vay thấp hơn so với doanh nghiệp vừa và nhỏ ở địa phương khác Trên đây chỉ là những thống kê mang tính chất tổng quát hóa, mục đích giúp người đọc có cái nhìn tổng quát nhất về doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Lai châu Những phân tích kỹ hơn sẽ được thảo luận trong chương hai.

NỢ CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

1 CÁC YẾU TỐ ĐỊNH LƯỢNG

Ở đây chúng ta sẽ chỉ điểm qua các yếu tố định lượng chính là các tỉ số chính

thường được hay áp dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp Các phân tích sâuhơn sẽ được bàn tới trong chương hai

1.1 Các tỉ số thanh khoản

Phân tích thanh khoản là việc liên hệ tiền mặt và các tài sản lưu động với các khoản

nợ hiện tại sẽ đáo hạn trong vòng một năm tới Thông thường có hai tỉ số chínhđược sử dụng trong phân tích tính thanh khoản của công ty

Thứ nhất là tỉ số thanh khoản hiện hành (Current ratio).

Thứ hai là tỉ số thanh toán nhanh ( Quick test hay acid test).

Nói chung các tỉ số thanh khoản càng cao càng thể hiện khả năng công ty có thểnhanh chóng chuyển đổi các tài sản ngắn hạn thành tiền mặt theo giá hiện hành Do

đó tỉ số này càng cao công ty sẽ có khả năng hoàn thành nghĩa vụ nợ tốt hơn Việcphân tích các tỉ số này phải đặt trong sự tương quan với trung bình chung của toànngành, bởi mỗi ngành sản xuất sẽ có những đặc điểm chung không giống nhau nhưhàng toàn kho, khoản phải thu…

1.2 Nhóm tỉ số quản lý tài sản

Các tỉ số này thể hiện mức độ hiệu quả của công ty trong việc quản lý tài sản Mụcđích của việc phân tích nhóm chỉ số này nhằm tìm ra câu trả lời cho câu hỏi số tàisản của công ty đang có đã hợp lý chưa, là quá cao hay quá thấp so với mức doanhthu đạt được Việc phân tích thường tập trung vào các tỉ số chính sau:

Tỉ số vòng quay hàng tồn kho

Tỉ số vòng quay tài sản cố định

Trang 13

Tỉ số vòng quay tổng tài sản

Ngày thu tiền bình quân.

1.3 Nhóm tỉ số quản trị nợ

Các công ty huy động vốn qua hai nguồn chính là nợ vay và vốn chủ sở hữu Việc

sử dụng nợ vay sẽ có ba ý nghĩa chính: Thứ nhất là thông qua nợ vay các cổ đông

(hay chủ sở hữu) có thể kiểm soát toàn bộ công ty chỉ với vốn chủ sở hữu giới hạn;

thứ hai các chủ nợ sẽ nhìn vào vốn chủ sở hữu để đưa ra một tỉ lệ an toàn cho mình,

nói chung tỉ lệ vốn chủ sở hữu càng cao thì công ty càng an toàn do đó nguy cơ các

chủ nợ phải đối mặt càng thấp; thứ ba suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu sẽ tăng lên

nếu công ty kiếm được thu nhập nhiều hơn lãi vay từ chính khoản vay của mình.Thông thường có ba tỉ số nợ chính sau hay được đưa vào phân tích:

Tỉ số lợi nhuận trên doanh thu

Lợi nhuận trên tổng tài sản

Lợi nhuận trên vốn cổ phần thường.

2 CÁC YẾU TỐ ĐỊNH TÍNH

Phân tích tài chính doanh nghiệp nói chung và phân tích tín dụng nói riêng khôngchỉ đơn giản là việc xem xét các yếu tố định lượng có thể tính toán được từ trongbáo cáo tài chính của doanh nghiệp Để có một quyết định tốt trước khi ra quyếtđịnh cho vay đòi hỏi người làm công tác tín dụng phải xem xét đến các chỉ tiêu địnhtính Đặt nó trong mối tương quan của tổng thể toàn ngành, toàn lĩnh vực

Dưới đây sẽ trình bày ngắn gọn về một số chỉ tiêu mang tính định tính có thể sẽ cóảnh hưởng đến khả năng hoàn thành nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp

2.1 Ngành sản xuất kinh doanh

Trang 14

Có lẽ đây là yếu tố định tính có ảnh hưởng lớn nhất đến doanh nghiệp, theo nhưthống kê ở phần đầu, mỗi doanh nghiệp thuộc các ngành khác nhau thì có cơ cấunguồn vốn, tài sản không giống nhau Do đó phát sinh những khác biệt trong khảnăng trả nợ của mình

2.2 Cơ sở hạ tầng

Thật ra yếu tố cơ sở hạ tầng được đưa vào đây để phân tích sẽ không thật sự có ýnghĩa nhiều lắm, bởi vì chúng ta đang xem xét các doanh nghiệp trong cùng mộttỉnh Do vậy các yếu tố về cở hạ tầng sẽ không tác động một cách quá khác nhauđến các doanh nghiệp khác nhau Tuy nhiên nếu ta phân tích cho toàn thể các doanhnghiệp trong cả nước hay nhiều tỉnh thành hơn thì yếu tố này có lẽ sẽ là một yếu tốquan trọng

CHƯƠNG II

MÔ HÌNH PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG

ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ TÍN DỤNG CỦA DOANH NGHIỆP

1 PHÂN TÍCH HỒI QUY VÀ TƯƠNG QUAN

Trang 15

Trong khi phân tích hồi quy được dùng với mục đích trước tiên để dự đoán thì phântích tương quan được dùng để đo lường độ lớn trong mối liên hệ giữa các biến địnhlượng

Ta có thể định nghĩa một mô hình hồi quy là một mô hình thống kê được sử dụng

để dự báo giá trị của các biên phụ thuộc hoặc biến kết quả dựa trên giá trị của ít nhấtmột hay nhiều biến giải thích (hay biến độc lập)

Hay dưới dạng mô hình:

E(Y/(X1,X2…Xk)) = f(X1,X2,…Xk)

Ta gọi f là hàm hồi quy của Y theo (X1,X2,…Xk)

Phân loại các hàm hồi quy

Thông thường người ta thường phân loại hàm hồi quy theo một trong hai cách sau :

Cách 1 : Theo tính chất hàm hồi quy người ta phân loại thành hàm hồi quy tuyến

tính và phi tuyến tính (Khái niệm hàm hồi quy tuyến tính ở đây mang ý nghĩa là cótuyến tính f theo các tham số) Một mô hình phi tuyến tính có thể tuyến tính hóanhờ các phép biến đổi trên các biến Chẳng hạn các hàm sau được gọi là hàm hồiquy tuyến tính :

Cách 2 : Theo số lượng biến giải thích người ta chia ra mô hình hồi quy đơn và mô

hình hồi quy bội Mô hình hồi quy đơn (hay hàm hồi quy đơn) là mô hình trong đóchỉ có một biến giải thích duy nhất :

Y = a + bX

Mô hình hồi quy bội là mô hình trong đó có nhiều hơn một biến giải thích :

Y = a + bX + cX1 +…+ ckXkCác hàm hồi quy có thể được ước lượng bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất.Nội dung chính yếu của phương pháp này là tìm ra vecto các hệ số hồi quy sao chotổng bình phương sai số là nhỏ nhất Ở đây cần lưu ý đến cácgiả thiết (hay điềukiện) để phương pháp bình phương nhỏ nhất có thể được áp dụng :

Trang 16

i) E(Ui) = 0 với mọi i

ii) E(Ui,Uj) = 0 với mọi i ≠j

iii) E(Ui,Ui) = σ2

iv) Các biến độc lập không phụ thuộc, tương quan tuyến tính lẫn nhauv) E(Ui,Xi) = 0

Kiểm định và ước lượng đối với các tham số

Ước lượng khoảng tin cậy cho các tham số hồi quy riêng βi :

β^ i - tα1 (n-k)Se(β^i) ≤ βi ≤ β^ i + tα1 (n-k)Se(β^i

Trong đó tiêu chuẩn kiểm định T = (βj^- βj*)/Se(βj^)

2 MÔ HÌNH PHÂN TÍCH NHÂN TỐ

Khái niệm phân tích phân tố

Phân tích nhân tố là tên chung của một nhóm các thủ tục được sử dụng chủ yếu đểthu nhỏ và tóm tắc các dữ liệu

Trong nghiên cứu nói chung và nghiên cứu kinh tế nói riêng ta có thể thu được một

số lượng biến khá lớn và hầu hết các biến này có liên hệ với nhau và số lượng củachúng phải được giảm bớt xuống đến một số lượng mà ta có thể sử dụng được.Các nhân tố chung có thể được biểu diễn như những kết hợp tuyến tính của các biếnquan sát:

Fi = wi1X1 + wi2X2 + wi3X3 +…+ wikXk

Trong đó: Fi là ước lượng của trị số nhân tố thứ i

Wi là quyền số hay trọng số của nhân tố i

Xi là biến quan sát thứ i, k là số biến quan sát

Điều kiện áp dụng phân tích nhân tố

Điều kiện để áp dụng phân tích nhân tố là các biến phải có tương quan với nhau, dovậy việc đầu tiên cần làm trước khi phân tích nhân tố là kiểm định tự tương quangiữa các biến Tham số thường hay được sử dụng là hệ số KMO (Kaiser-Mayer-Olkin)

Trang 17

Điều kiện để áp dụng phân tích nhân tố là hệ số KMO từ 0.5-> 1.Khi đó các tươngquan mới đủ lớn đến mức có thể tiến hành các thủ tục phân tích nhân tố.

Số lượng nhân tố chính

Việc lựa chọn số lượng các nhân tố chính trong một bài toán phân tích nhân tố cóthể tùy thuộc vào lý thuyết, kinh nghiệm hay từ những nghiên cứu trước đó Tuynhiên một phương pháp phổ biến là dựa vào tỷ lệ tổng phương sai được giải thíchbởi số lượng các thành phần chính Ngoài ra ta có thể dựa vào lý thuyết bằng cách

áp dụng các phương pháp như tiêu chuẩn Kaiser

Đặt tên và giải thích các nhân tố

Việc giải thích các nhân tố được thực hiện trên cơ sở nhận ra các biến có hệ số(Factor loading) lớn ở cùng một nhân tố

3 MÔ HÌNH HỒI QUY LOGISTIC

Trong nhiều vấn đề của kinh tế học có mục tiêu chính là nghiên cứu mối tương quan

giữa một (hay nhiều) biến nguyên nhân và biến kết quả Chẳng hạn như nghiên cứu mối tương quan của tỷ lệ nợ vay trên tổng tài sản đến khả năng doanh nghiệp bị phá sản Trong những nghiên cứu như thế này, đối tượng phân tích thường được thể hiện qua các biến nhị phân như phá sản/không phá sản, trả được nợ/không trả được

nợ, xảy ra/không xảy ra…Yếu tố nguyên nhân có thể là các biến liên tục(lãi suất, tỉ

lệ nợ vay, tỉ lệ hàng tồn kho…) hay cũng có thể là biến nhị phân (giới tính) hay các biến mang đặc tính thứ bậc (mức độ từ thấp đến cao).

Trang 18

Vấn đề đặt ra cho những nghiên cứu này là làm sao đo độ tương quan giữa biến

nguyên nhân và biến kết quả Các phương pháp nghiên cứu như mô hình hồi quy

tuyến tính (Linear regression model) không thể áp dụng được bởi vì biến phụ thuộckhông phải là một biến liên tục mà là biến nhị phân Vào những năm 1970 nhàthống kê học David R.Cox phát triển một mô hình có tên gọi là “Logistic regressionmodel” hay mô hình hồi quy Logistic

Mô hình hồi quy Logistic tổng quát

Gọi p là xác suất một sự kiện xảy ra ta định nghĩa tỷ số odd như sau:

Gọi x là biến nguyên nhân (hay biên giải thích) mô hình hồi quy logistic phát biểu rằng log(odd) phụ thuộc vào giá trị của x thông qua hai thông số biểu diễn bởi một

hàm tuyến tính:

Log(odd) = α + βx + 𝞮

Hay:

Trong đó:α,β là các tham số cần ước lượng từ dữ liệu, 𝞮 là phần dư.

Trong mô hình trên ta giả định 𝞮 có phân phối chuẩn có trung bình bằng 0 vàphương sai không đổi Do đó giá trị kỳ vọng của log(p/1-p) cho bất cứ giá trị nào

của x đều bằng α+βx Như vậy odd từ một sự kiện sẽ là:

Từ đây ta có thể tính ra xác xuất p của một sự kiện

1 QUY TRÌNH CHỌN MẪU QUAN SÁT

Với hai mục đích chính của đề tài: Một là xây dựng mô hình phân tích nhân tố xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp và hai là ước

lượng mô hình dự báo khả năng trả nợ Ta sẽ lựa chọn các doanh nghiệp đã và đanghoạt động đến năm 2007 Số liệu quan sát sẽ là tại thời điểm cuối năm 2007 Với dữ

Trang 19

liệu này ta sẽ xây dựng nên mô hình phân tích nhân tố Việc tiếp theo là để ướclượng mô hình Logistic dự báo khả năng trả nợ ta sẽ quay lại quan sát các doanhnghiệp này vào năm 2009 xem có bao nhiêu trong số chúng bị phả sản(tức là khôngtrả được nợ) Với mẫu quan sát như vậy ta sẽ đạt được cả hai mục đích trên

2 KÍCH THƯỚC, ĐẶC ĐIỂM DOANH NGHIỆP TRONG MÂU

Với quy trình lựa chọn như trên, chúng ta chọn ngẫu nhiên 220 doanh nghiệp thuộccác ngành sản xuất kinh doanh sau:

Ngành bán buôn- bán lẻ: 41 doanh nghiệp

Ngành khai thác tài nguyên: 24 doanh nghiệp

Ngành chế biến- sản xuất: 23 doanh nghiệp

Ngành công nghiệp và xây dựng: 87 doanh nghiệp

Các ngành khác: 45 doanh nghiệp

Bảng sau tốm tắt các đặc điểm của các doanh nghiệp trong từng ngành:

CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

1 CÁC YẾU TỐ ĐỊNH LƯỢNG

Trang 20

Trong chương trước chúng ta đã xác định các yếu tố định lượng chính là các chỉ sốtài chính thu được từ trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp làm các yếu tố địnhlượng Trong phần này ta sẽ đi phân tích cụ thể từng yếu tố.

1.1 Tỉ số thanh khoản hiện hành (Current ratio- CR)

Đây là tỉ số chính, quan trọng nhất trong việc phân tích tính thanh khoản của mộtcông ty Nó được tính bằng cách chia các khoản tài sản lưu động của doanh nghiệp(Tài sản ngắn hạn có thời gian đáo hạn bé hơn 1 năm) cho các khoản nợ ngắn hạn(nợ phải trả trong thời gian một năm tới)

Tỷ số thanh khoản hiện hành =

Tỷ số này cho thấy nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng tài sản ngắn hạn như thế nào.Trong đó tài sản lưu động bao bao gồm tiền mặt, chứng khoán thị trường, hàng tồnkho và các khoản phải thu Nếu một công ty gặp khó khăn về tài chính, khi đó công

ty thường sẽ tìm cách vay tiền từ ngân hàng hoặc chi trả cho các hóa đơn chậmhơn… Tất cả các hoạt động này sẽ làm cho các khoản nợ ngắn hạn tăng lên Trongtrường hợp tài sản ngắn hạn của công ty tăng chậm hơn các khoản nợ ngắn hạn sẽ làcho tỷ số thanh khoản hiện hành giảm xuống và đó chính là các chỉ bào cho nhữngkhó khăn tài chính có thể phát sinh Việc định ra một con số cụ thể cho tỷ số này làbao nhiêu thì tốt cho doanh nghiệp là không thể Đơn gian vì mỗi doanh nghiệpthuộc các ngành khác nhau có đặc điểm khác nhau do đó tỷ số này cũng khác nhau

Sẽ là hợp lý nếu đem tỷ số này so sánh với trung bình ngành sản xuất kinh doanh

mà công ty hoạt động

1.2 Tỷ số thanh khoản nhanh (Quick test hay Acid test- QT)

Tỷ số thứ hai được sử dụng trong phân tích thanh khoản là tỷ số thanh khoản nhanh

Nó được tính bằng cách trừ bỏ hàng tồn kho trong tài sản ngắn hạn rồi chia cho nợngắn hạn của công ty

Tỷ số thanh khoản nhanh =

Lý do ta trừ hàng tồn kho khỏi tài sản lưu động là vì hàng tồn kho thường có tínhthanh khoản kém nhất Cũng vì thế chúng là các tài sản có khẳ năng lớn nhất bị thiệthại giá trị trong trường hợp thanh lý Cho nên thước đo khả năng chi trả các khoản

Trang 21

nợ ngắn hạn mà không cần bán hàng tồn kho là một yếu tố quan trọng Nói chung sẽ

là an toàn hơn nếu một công ty có tỷ số thanh khoản nhanh lớn hơn mức chung bìnhchung của ngành

1.3 Tỷ số vòng quay hàng tồn kho(Inventory Turnover Ratio- ITR)

Tỷ số vòng quay hàng tồn kho được tính bằng cách chia doanh thu cho hàng tồnkho Nó có ý nghĩa thể hiện có bao nhiêu hàng hóa được quay vòng trong một năm

Tỷ số vòng quay hàng tồn kho =

Có một lưu ý đó là doanh thu xuất hiện trong toàn bộ một năm trong khi đó hàngtồn kho lại được tính tại một thời điểm Vì lý do này tốt nhất ta nên dùng mức tồnkho trung bình Mức tồn kho trung bình có thể được tính bằng cách lấy tổng giá trịhàng tồn kho hàng tháng rồi chia cho 12 Nếu không có số liệu hàng tháng thì có thểdùng số liệu theo quý chia cho 4 hoặc cộng đầu kỳ và cuối kỳ rồi chia cho 2

Một doanh nghiệp có tỷ số vòng quay hàng tồn kho cao có nghĩa doanh nghiệp cóvòng luôn chuyển vốn ngắn và do đó sẽ đáp ứng tốt hơn cho việc chi trả các khoản

nợ ngắn hạn của mình

1.4 Tỷ số vòng quay tài sản cố định(Fixed Asset Turnover ratio- FATR)

Tỷ số này đo lường hiệu quả công ty trong việc sử dụng các tài sản cố định như nhàmáy, trang thiết bị như thế nào Nó là tỷ lệ của doanh thu chia cho tài sản cố địnhròng(thuần)

Tỷ số vòng quay tài sản cố định =

Nếu một công ty có tỷ số vòng quay tài sản cố định tương ứng với mức trung bìnhcủa ngành có ý nghĩa rằng cônng ty cũng đang sử dụng tài sản của mình hiệu quảnhư các công ty khác trong ngành và mức doanh thu đạt được có thể được xem làtương ứng với tài sản cố định hiện có

Trang 22

Khi nghiên cứu tỷ số này cần phải chú ý rằng tài sản cố định thể hiện trong bảngcân đối kế toán là giá trị sổ sách trừ cho khấu hao Lạm phát làm cho tài sản củacông ty đã mua trong quá khứ bị giảm giá mạnh, do đó nếu ta so sánh một công ty

cũ đã mua sắm nhiều tài sản trong quá khứ với một công ty mới với các hoạt độngtương tự và mua sắm tài sản cố định với giá cao hơn, ta sẽ thấy công ty cũ có tỷ sốvòng quay tài sảm cao hơn

1.5 Tỷ số vòng quay tổng tài sản (Assets Turnover Ratio- ATR)

Tỷ số này đo lường doanh thu trên tổng tài sản:

Tỷ số vòng quay tổng tài sản =

Nếu một công ty có tỷ số này thấp hơn trung bình ngành cho thấy rằng công ty chưatạo đủ doanh thu so với tổng tài sản Doanh thu cần phải tăng thêm hay sẽ cần phảithanh lý bớt một số lượng tài sản nhất định Tỷ số này chính là cơ sở cho việc điềuchỉnh để quản lý hiệu quả hơn

1.6 Ngày thu tiền bình quân (Days Sales Outstanding- DSO)

Ngày thu tiền bình quân hay kỳ thu tiền bình quân là tỷ số được dùng để thẩm địnhkhoản phải thu và được tính bằng cách chia khoản phải th cho doanh thu bình quânngày để tính được xem doanh thu bao nhiêu ngày liên quan đến khoản phải thu

Ngày thu tiền bình quân =

Tỷ số này cho thấy trung bình công ty mất bao nhiêu ngày để thu được tiền tính từlúc bán hàng Tỷ số này càng nhỏ càng tốt cho công ty

1.7 Tỷ số nợ (Debt ratio- DR)

Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản được gọi là tỷ số nợ, nó đo lường tỷ lệ phần trăm vốn docác chủ nợ cung cấp:

Trang 23

Tỷ số nợ =

Tổng nợ bao gồm tất cả các nợ ngắn hạn và nợ dài hạn Tất nhiên các chủ nợ sẽthích tỷ số nợ thấp hơn Bởi vì tỷ số này càng thấp thì có nghĩa tấm đệm chắn chokhả năng thua lỗ của các chủ nợ càng thấp trong trường hợp công ty bị phá sản Mặtkhác, các cổ đông lại muốn có tỷ lệ nợ cao hơn bởi vì nợ làm tăng cao thu nhập kỳvọng cho họ Khả năng trả nợ của doanh nghiệp sẽ tốt hơn nếu tỷ số này càng thấp

1.8 Tỷ số thanh toán lãi vay (Times Interest Earned- TIE)

Tỷ số này được tính bằng cách chia thu nhập trước lãi vay và thuế (EBIT) cho chiphí lãi vay:

Tỷ số thanh toán lãi vay =

Tỷ số này đo lường chi tiết đến giới hạn nào thì thu nhập hoạt động có thể giảmxuống trước khi công ty không thể chi trả chi phí lãi vay hàng năm Không thể chitrả lãi vay có thể làm cho các chủ nợ kiện công ty và do đó công ty có thể bị phásản Chú ý rằng trong công thức trên thu nhập trước thuế và lãi vay đã được sử dụngchứ không phải lãi ròng, bởi vì lãi vay được trả từ các thu nhập trước thuế do đóthuế sẽ không làm ảnh hưởng đến khả năng chi trả lãi vay hiện hành của công ty

1.9 Tỷ số khả năng trả nợ(EBITDA coverage-EC)

Mặc dù tỷ số khả năng chi trả lãi vay rất hữu dụng trong việc đanh giá khả năng chitrả lãi từ các khoản nợ nhưng vẫn tồn tại hai nhược điểm chính: Thứ nhất lãi vaykhông chỉ là khoản chi phí tài chính cố định duy nhất- doanh nghiệp còn phải trả nợtheo lịch trình đã định, bên cạnh đó nhiều công ty còn thuê tài sản trang thiết bị máymóc và phải trả các khoản phải thu Nếu họ không thể trả nợ hay các khoản tiềnthuê họ có thể buộc phải công bố phá sản Thứ hai EBIT không thể hiện tất cả cácdòng tiền khả dụng có thể dùng để trả nợ đặc biệt là trong trường hợp công ty cóchi phí khấu hao cao Để khắc phục nhược điểm này các nhược điểm này ta xem xét

tỷ số khả năng trả nợ, trong đó cho thấy toàn bộ các dòng tiền khả dụng có thể dùng

Trang 24

cho việc trả nợ trên tử số và toàn bộ các khoản chi trả tài chính dưới mẫu số Tỷ sốnày được xác định như sau:

Tỷ số khả năng trả nợ =

Lý do trên tử số vẫn còn xuất hiện khoản Thanh toán tiền thuê là vì khi tínhEBITDA thì khoản này đã được trừ ra do vậy khoản này đã khả dụng để đáp ứngcác chi phí tài chính của doanh nghiệp nên ta cần cộng ngược khoản thanh toán tiềnthuê này vào EBITDA

Tỷ số này rất hữu ích cho các chủ nợ ngắn hạn như các ngân hàng ít khi cho vay( ngoại trừ các khoản vay thế chấp bất động sản) dài hơn năm năm Trong mộtkhoảng thời gian ngắn, nguồn khấu hao có thể được sử dụng để thanh toán nợ vay.Trong thời gian dài hơn các khoản này được dùng tái đầu tư để duy trì nhà xưởng,máy móc nếu không công ty sẽ không thể hoạt động tiếp tục trong ngành Đó là lý

do tại sao các ngân hàng, các chủ nợ ngắn hạn thường quan tâm đến tỷ số khả năngtrả nợ còn các chủ nợ dài hạn thì quan tâm đến tỷ số khả năng thanh toán lãi vay

1.10 Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu ( Profit margin on sales- PMOS)

Tỷ số này được tính bằng cách chia lãi ròng cho doanh thu, nó thể hiện có bao nhiêuđồng lợi nhuận trên mỗi đồng doanh thu

Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu =

Khi tỷ số này thấp hơn mức trung bình ngành có nhiều khả năng là do chi phí quácao, chi phí cao thường là do quản lý không hiệu quả Bên cạnh đó tỷ số lợi nhuậntrên doanh thu thấp cũng có thể là do sử dụng quá nhiều nợ vay Nhớ lại rằng lãiròng là lợi nhuận sau thuế Do đó hai công ty cùng ngành, có cùng doanh thu, cùngchi phí, cùng EBIT nhưng công ty nào sử dụng nhiều nợ vay hơn thì công ty đó sẽphải trả tiền lãi vay nhiều hơn, những khoản chi trả lãi vay làm giảm lãi ròng, và khidoanh thu không đổi sẽ làm giảm tỷ số lợi nhuậ trên doanh thu Trong trường hợpnhư trên sự thấp kém của tỷ số này thể hiện sự khác biệt trong chính sách tài trợ chứkhông phải do vấn đề hiệu quả hoạt động

Trang 25

Cùng cần lưu ý thêm trong khi lợi nhuận trên doanh thu cao là tốt, khi các yếu tốkhác không đổi, nếu các yếu tố khác thay đổi chúng ta cần quan tâm đến doanh số.Nếu một công ty định giá sản phẩm của mình cao, công ty có thể thu lợi nhuận trêndoanh thu cao nhưng sẽ không tạo ra nhiều doanh thu Và điều nay đương nhiênkhông phải là tối ưu trong chính sách quản trị vì tổng doanh số thấp.

1.11 Lợi nhuận trên tổng tài sản (Return on Assets- ROA)

Tỷ lệ lãi ròng sau thuế và lãi vay trên tổng tài sản đo lường tỷ lệ lợi nhuận trên tổngtài sản (ROA):

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) =

1.12 Tỷ số sức sinh lời căn bản (Basic Earning Power- BEP)

Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lời căn bản của công ty, nghĩa là chưa kể đến ảnhhưởng của thuế và đòn bẩy tài chính Tỷ số này được sử dụng khi so sánhkhả năngsinh lợi trong trường hợp các công ty có thuế suất thu nhập và mức độ sử dụng nợvay khác nhau Nó được tính bằng cách chia EBIT cho tổng tài sản:

Tỷ số sức sinh lợi căn bản =

1.13 Lợi nhuận trên vốn cổ phần (Return on Equity- ROE)

Lợi nhuận trên vốn đầu tư(ROE) =

Các cổ đông kỳ vọng thu được lợi nhuận trên tiền đầu tư của họ, và tỷ số này chobiết tiền đâu tư của họ hiệu quả như thế nào về phương diện kế toán Cần lưu ý làcông ty có thể đạt được tỷ số này cao hơn nếu sử dụng nhiều nợ vay hơn

1.14 Tỷ số doanh thu trên lao động ( Sales on Employee Ratio- SOE)

Tỷ số doanh thu trên lao động thể hiện mức độ hiệu quả trong việc sử dụng lao độngnhư thế nào Nó thể hiện sự hiệu quả của quản lý Ngoài ra tỷ số này cũng thể hiện

Trang 26

trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của người lao động trong doanh nghiệp Rõ ràngmột doanh nghiệp có tỷ số doanh thu trên lao động cao cho thấp doanh nghiệp sửdụng lao động hiệu quả cao hơn và nó cũng cho ta thấy trình độ lao động của doanhnghiệp này tốt hơn các doanh nghiệp khác cùng ngành.

Tỷ số doanh thu trên lao động =

2 CÁC YẾU TỐ ĐỊNH TÍNH

2.1 Ngành sản xuất kinh doanh(NKD)

Để có thể đưa các biến định tính cần phải lượng hóa được các biến này Đối vớibiến ngành sản xuất kinh doanh ta sẽ sử dụng thang đo Likert 5 mức độ tương ứngvới 5 ngành sản xuất kinh doanh chính mà theo đó khả năng trả nợ ngày càng tăng.Theo đó:

Mức 1: Khả năng trả được nợ rất cao ứng với ngành Bán buôn- bán lẻ

Mức 2: Khả năng trả được nợ cao ứng với ngành khai thác tài nguyên

Mức 3: Khả năng trả được nợ trung bình ứng với ngành sản xuất chế biến

Mức 4: Khả năng trả được nợ rất thấp ứng với ngành công nghiệp và xây dựng.Mức 5: Khả năng trả được nợ thấp ứng với các ngành khác

2.2 Yếu tố cơ sở hạ tầng(CSHT)

Cơ sở hạ tầng nói đến ở đây là yếu tố cơ sở hạ tầng của xã hội nói chung tại nơi màdoanh nghiệp đặt làm trụ sở Theo đó cơ sở hạ tầng tại những nơi trung tâm sẽ tôthơn, thuận tiện hơn do đó điều kiện kinh doanh cũng sẽ tôt hơn nên góp phần vàokhả năng trả nợ của doanh nghiệp Để lượng háo yếu tố cơ sở hạ tầng ta sử dụngthang đo Likert 3 mức độ:

Mức 1: Cơ sở hạ tầng thuận tiện khi doanh nghiệp có địa chỉ tại Thành phố- thị xã.Mức 2: Cơ sở hạ tầng bình thường nếu doanh nghiệp ở huyện- thị trấn

Mức 3: Cơ sở hạ tầng yếu kém khi địa chỉ doanh nghiệp ở vùng sâu vùng xa

Trang 27

II LỰA CHỌN MÔ HÌNH PHÂN TÍCH

1 ĐẶC ĐIỂM CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình hồi quy bội

Vấn đề chúng ta cần nghiên cứu ở đây là làm sao để có thể đo lường (lượng hóa)được khả năng trả nợ của một doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua các yếu tố mà ta

đã trình bày ở phần trên Để thực hiện được điều này ta có sử dụng mô hình hồi quy

bội mà trong đó biến phụ thuộc là biến khả năng trả nợ, và tất cả các biến (yếu tố) ở

trên là biến giải thích Tuy nhiên vấn đề ở đây là ta có khá nhiều biến giải thích,việc áp dụng trực tiếp mô hình hồi quy bội sẽ gặp phải hiện tượng đa cộng tuyếntrong mô hình, do đó kết quả mô hình ta thu được sẽ không thể dùng để phân tích

Phương pháp phân tích thành phần chính

Như đã trình bày ở trên, ta sẽ không thể hồi quy trực tiếp bằng mô hình hồi quy bội

để đưa ra mô hình phân tích Ở đây ta sẽ áp dụng các lý thuyết về phân tích thànhphần chính Theo đó ta sẽ tìm cách biểu diễn tất cả các yếu tố giải thích trên quamột số lượng các biến(thành phần chính) ít hơn trong một khộng gian khác mà vẫnđảm bảo giữ được một tỷ lệ giải thích đáng kể

Sau khi đã có được các thành phần chính cùng với trị số của chúng (trị số nhân tố)

ta sẽ có thể áp dụng mô hình hồi quy gián tiếp biến khả năng trả nợ của doanhnghiệp qua các thành phần chính này

2 MÔ HÌNH PHÂN TÍCH

Ta có thể sơ đồ hóa mô hình phân tích như sau:

Trang 28

Theo đó ta sẽ gặp phải hiện tượng đa cộng tuyến nếu hồi quy trưc tiếp theo mô hình(1) => ta sẽ đi theo sơ đồ (2), áp dụng phương pháp phân tích thành phần chínhtrước khi hồi quy mô hình cuối cùng- ước lượng khả năng trả nợ của doanh nghiệp.Khi đó tác ta sẽ lần lượt tính được tác động của các yếu tố ban đầu đến khả năngthanh toán nợ của doanh nghiệp thông qua các ma trận hệ số a và u

Trang 29

IV TỔNG HỢP THÔNG TIN CÁC YẾU TỐ (BIẾN) BẰNG PHƯƠNG

PHÁP THÀNH PHẦN CHÍNH

1 Hệ số tương quan giữa các biến

Có thể thấy rằng có một số cặp biến tương quan chặt chẽ với nhau ( hai biến QT vàCR- hệ số tương quan =0.98) do vậy có thể loại bỏ một trong hai biến này khi đivào phân tích nhân tố nếu tổng tỷ lệ giải thích của phương sai quá thấp Tuy nhiênviệc loại bỏ bớt biến trong trường hợp này là không bắt buộc do vậy ta vẫn đưa tất

cả các biến vào phân tích Ngoài ra ta cũng thấy quan hệ tương quan thuận (vànghịch) của các cặp biến trong bảng hệ số tương quan trên

2 Kiểm định sự phù hợp của các biến đưa vào mô hình

Bảng kết quả kiểm định KMO :

Hệ số KMO = 0.752 thỏa mãn điều kiện lớn hơn 0.5 cho thấy các biến tương quan

đủ lớn đến mức có thể áp dụng phân tích thành phần chính

Trang 30

3 Bảng tỷ lệ giải thích được của các biến nhờ 5 thành phần chính

4 Bảng tổng các phương sai được gải thích

Theo bảng này có thể thấy 41.5% quán tính của đám mây số liệu được phản ánh bởithành phần chính thứ nhất; 14% được giải tích bởi thành phần chính thứ hai; 12.5%được phản ánh qua thành phần chính thứ ba Tổng tỷ lệ giải thích được của ba thànhphần là 69%

Ngày đăng: 24/03/2015, 12:57

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w