Các quốc gia có chính sách giải quyết tranh chấp tên miền riêng được xây dựng dựa trên Chính sách giải quyết tranh chấp tên miền

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp tên miền Internet Việt Nam (Trang 46 - 54)

riêng được xây dựng dựa trên Chính sách giải quyết tranh chấp tên miền thống nhất của ICANN

* Mỹ

ACPA - Đạo luật liên bang xử lý hành vi chiếm đoạt tên miền của Hoa Kỳ có hiệu lực ngày 29/10/1999. ACPA được ban hành nhằm tạo cơ sở pháp lý cho các chủ sở hữu nhãn hiệu có thể khởi kiện đòi lại tên miền từ những chủ thể đăng ký tên miền giống hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của mình và sử dụng chúng với mục đích xấu.

Để có thể thắng kiện trong các vụ việc tranh chấp tên miền, nguyên đơn phải chứng minh các vấn đề sau:

1) Bị đơn có mục đích xấu nhằm trục lợi từ nhãn hiệu của mình; 2) Đăng ký và bán, hoặc sử dụng một tên miền mà nó:

a) Trong trường hợp nhãn hiệu có khả năng phân biệt vào thời điểm đăng ký tên miền, là giống hoặc tương tự gây nhầm lần với nhãn hiệu.

b) Trong trường hợp là nhãn hiệu nổi tiếng vào thời điểm đăng ký tên miền, là giống hoặc tương tự gây nhầm lẫn hoặc làm lu mờ nhãn hiệu đó; hoặc

c) Là nhãn hiệu, từ ngữ hoặc tên được bảo hộ theo Điều 18 U.S.C. § 706 hoặc 36 U.S.C. § 220506.

ACPA cho phép tòa án thu hoặc hủy tên miền hoặc chuyển giao tên miền cho chủ nhãn hiệu. Liên quan tới vấn đề thiệt hại thực tế, nguyên đơn có thể được yêu cầu bồi thường thiệt hại theo luật định và tòa án có thể xem xét quyết định mức bồi thường thiệt hại từ mức 1.000 USD đến 100.000 USD cho mỗi tên miền vi phạm.

* Anh

Anh là một quốc gia điển hình trong việc xây dựng một chính sách tranh chấp tên miền trên cơ sở UDRP. Trung tâm thông tin mạng (Nominet)

xây dựng cho mình chính sách giải quyết tranh chấp tên miền riêng (Dispute Resolution Service - DRS) áp dụng UDRP. Các tranh chấp sẽ được cơ quan giải quyết tranh chấp của Nominet giải quyết trên cơ sở DRS.

+ Về cơ bản, DRS có nhiều điểm tương đồng với UDRP, thể hiện:

Những dạng tranh chấp tên miền được Nominet giải quyết là các tranh chấp phát sinh từ việc:

- Nguyên đơn có quyền đối với đối với tên hoặc nhãn hiệu tương tự hoặc giống đối với tên miền của bị đơn;

- Bị đơn đang sở hữu một tên miền đã được đăng ký với dụng ý xấu; Các dấu hiệu đăng ký có dụng ý xấu: (a) tại thời điểm đăng ký tên miền, việc đăng ký hoặc yêu cầu đăng ký đã lợi dụng hoặc gây bất lợi tới quyền của nguyên đơn; hoặc (b) đã được sử dụng theo kiểu lợi dụng hoặc gây bất lợi tới quyền của nguyên đơn.

DRS đưa ra một danh mục không hạn chế các yếu tố được tính như là chứng cứ chứng minh cho việc đăng ký có dụng ý xấu. Ngoài ra DRS cũng quy định một danh mục không hạn chế các yếu tố được tính là chứng cứ chứng minh cho việc đăng ký tên miền có dụng ý xấu. Yếu tố này bao gồm sử dụng, hoặc chuẩn bị rõ ràng cho việc sử dụng tên miền có liên quan đến sự mời chào thực sự hàng hóa hoặc dịch vụ; được biết đến một cách phổ biến là tên miền có liên quan tới nhãn hiệu giống hệt hoặc tương tự với tên miền; hợp pháp hóa việc sử dụng tên miền công bằng và phi thương mại; hoặc tên miền chung hay có tính chất mô tả và cơ quan quản lý và cấp phát tên miền đang làm cho nó được sử dụng đúng.

Để chuẩn bị cho vụ kiện theo thủ tục của DRS - Nominet, nguyên đơn phải nộp một đơn thưa kiện tới Nominet nêu ra sự việc, bao gồm những lý do tại sao DRS có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.

Việc giải quyết tranh chấp tên miền của Nominet không cản trở nguyên đơn và bị đơn đưa vụ việc ra giải quyết tại tòa án.

+ Điểm khác biệt giữa DRS và UDRP:

Sự khác biệt cơ bản của DRP và UDRP thể hiện:

- Nominet vừa là cơ quan quản lý và cấp phát tên miền vừa là cơ quan đứng ra giải quyết tranh chấp.

- Nominet sẽ tiến hành hòa giải trước khi tiếp tục thực hiện các thủ tục khác. Nếu các bên không đạt được thỏa thuận nào trong quá trình hòa giải

Nominet sẽ chỉ định một Chuyên gia trực tiếp giải quyết vụ việc. - Các bên sẽ phải thanh toán một khoản phí là 750 bảng Anh chưa bao gồm VAT để giải quyết tranh chấp từ 1-5 tên miền. Đối với các tranh chấp liên quan đến việc giải quyết tranh chấp từ 6 tên miền trở lên, khoản phí sẽ quyết định trên cơ sở đàm phán giữa Nominet và nguyên đơn.

- Các bên có quyền khiếu nại về quyết định của chuyên gia lên một Hội đồng chuyên gia 3 thành viên, nếu nhận thấy việc giải quyết đó không thỏa đáng. Bên khiếu nại sẽ phải thanh toán một khoản phí là 3000 Bảng Anh chưa bao gồm VAT. Khoản phí này cao gấp 4 lần phí giải quyết bởi một chuyên gia.

* Philippin

Philippin cũng là một trong những quốc gia áp dụng UDRP để xây dựng chính sách giải quyết tranh chấp tên miền của mình (DotPH UDRP). Chính sách này của Philippin tương đồng đến mức chỉ có ba điểm khác biệt nhỏ với chính sách giải quyết tranh chấp tên miền của ICANN, cụ thể:

- Liên quan đến sự tuyên thệ của chủ thể đăng ký: theo UDRP, chủ thể đăng ký phải cam kết rằng " theo sự hiểu biết của người đăng ký, việc đăng ký tên miền sẽ không xâm phạm hoặc vi phạm quyền của bất cứ bên thứ ba nào" và "chủ thể đăng ký sẽ không cố ý sử dụng tên miền vi phạm bất cứ quy tắc, quy định nào pháp luật". Điều đó có nghĩa rằng việc tuyên thệ này liên quan đến cả việc cam kết sẽ không xâm phạm đến quyền của bất cứ bên

thứ ba căn cứ vào pháp luật của bất cứ một quốc gia nào, sự cam kết đó đôi khi là quá rộng và quá mạo hiểm. Vì vậy chủ thể đăng ký theo quy định của DotPH không thể tuyên thệ về điều khoản đó. Vì vậy, DotPH UDRP chỉ giới hạn việc tuyên thệ về việc không xâm phạm đến quyền của bên thứ ba liên quan đến tên miền theo quy định của pháp luật hiện hành nơi họ cư trú hoặc tiến hành hoạt động kinh doanh.

- Liên quan đến bằng chứng chứng minh việc sử dụng với dụng ý tốt: DotPH không bắt buộc các chủ thể đăng ký chứng minh rằng họ có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến tên miền đăng ký. Bởi lẽ, theo DotPH UDRP chủ thể đăng ký không thể chứng minh được quyền và lợi ích hợp pháp của họ nếu như họ sử dụng các nhãn hiệu hàng hóa hoặc nhãn hiệu dịch vụ vô hình. Chính vì điều đó cho nên DotPH UDRP không quy định về vấn đề này.

- Liên quan đến thời hạn được đưa tranh chấp ra giải quyết tại tòa án sau khi cơ quan giải quyết tranh chấp ra phán quyết, DotPH quy định thời hạn là 30 ngày dài hơn 10 ngày so với UDRP.

* Trung Quốc

Trung Quốc cũng là quốc gia điển hình trong việc xây dựng một chính sách giải quyết tranh chấp tên miền áp dụng UDRP. Cơ quan quản lý và cấp phát tên miền của Trung Quốc là Trung tâm Thông tin Mạng Internet Trung Quốc (CNNIC). Với mục đích xây dựng một quy chế chuẩn tắc làm cơ sở để giải quyết các tranh chấp, CNNIC đã xây dựng chính sách giải quyết tranh chấp tên miền (CDRP) và ủy quyền cho Ủy ban trọng tài và thương mại quốc tế Trung Quốc (CIETAC) trách nhiệm giải quyết các tranh chấp tên miền.

CIETAC được thành lập vào năm 1998 trên cơ sở Ủy ban Hòa giải Ngoại thương Trung Quốc thuộc Cục xúc tiến thương mại Quốc tế Trung Quốc. Trước đây, CIETAC chuyên cung cấp dịch vụ xử lý tranh chấp trong các lĩnh vực như: các tranh chấp có liên quan đến hoạt động ngoại thương; các tranh chấp giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với nhau và

với các đơn vị kinh tế hoặc với các cơ quan pháp luật của Trung Quốc; tranh chấp phát sinh trong quá trình tài trợ dự án, viện trợ, mời thầu, đấu thầu, xây lắp và các tranh chấp trong các lĩnh vực khác khi có yêu cẩu của các bên.

Trên cơ sở sự ủy quyền của CNNIC, CIETAC đã cụ thể hóa CDRP kết hợp với Quy tắc Trọng tài hòa giải của mình phát triển thành một quy chế làm cơ sở để giải quyết các tranh chấp tên miền. Người có yêu cầu giải quyết tranh chấp tên miền có quyền đệ đơn trực tiếp đến CIETAC mà không phải thông qua CNNIC. Trên cơ sở yêu cầu của nguyên đơn. CIETAC sẽ tiến hành bổ nhiệm một tổ trọng tài bao gồm các trong tài viên có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực sở hữu trí tuệ đặc biệt là về tên miền và có khả năng đưa ra những phán quyết độc lập theo các quy định của pháp luật.

Do áp dụng UDRP trong việc xây dựng chính sách giải quyết tranh chấp tên miền, nên CDRS của CNNIC có nhiều điểm tương đồng với UDRP, thể hiện:

- Chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền khiếu nại ra cơ quan giải quyết tranh chấp (CIETAC) yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khi nhận thấy tên miền đã được đăng ký xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp về nhãn hiệu của mình.

- Phần lớn các điều kiện để thực hiện việc khiếu kiện đều có nét tương đồng với UDRP, cụ thể: nhãn hiệu của nguyên đơn đã được pháp luật bảo hộ; tên miền của bị đơn giống hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của nguyên đơn; chủ sở hữu của tên miền không có quyền đối với nhãn hiệu, hoặc với bất cứ quyền và lợi ích hợp pháp đối với tên miền hoặc các cụm từ hoặc biểu tượng có trong tên miền; tên miền đã được đăng ký và sử dụng với dụng ý xấu.

- Các bằng chứng chứng minh tên miền đã được đăng ký và sử dụng với dụng ý xấu cũng tương ứng với các bằng chứng mà UDRP yêu cầu, bao gồm: (i) người đăng ký tên miền đăng ký nhằm mục đích bán kiếm lời do giá bán đưa ra quá cao so với chi phí đăng ký thực tế đã bỏ ra; (ii) việc đăng ký

tên miền không nhằm mục đích sử dụng mà nhằm mục đích ngăn chặn người chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu hoặc đăng ký một thành phần của nhãn hiệu như một tên miền (iii) việc đăng ký tên miền của chủ thể đăng ký nhằm mục đích thu hút hoặc gây nhầm lẫn cho người sử dụng Internet truy nhập vào các trang web của chủ thể đăng ký hoặc các địa chỉ khác trên mạng để thu lợi nhuận.

- Chủ sở hữu tên miền nếu đưa ra được các bằng chứng sau, thì sẽ chứng minh được quyền sở hữu hợp pháp tên miền của mình và có thể chứng minh được rằng tên miền đã không được đăng ký với dụng ý xấu, cụ thể: (i) người đăng ký tên miền hoặc người có quyền có liên quan chặt chẽ với người đăng ký tên miền đã được bảo hộ về các quyền và lợi ích hợp pháp đối với các dấu hiệu cấu thành tên miền (ii) trước khi nhận được thông báo liên quan đến việc giải quyết tranh chấp, chủ sở hữu tên miền đã bắt đầu sử dụng một cách hợp pháp tên miền hoặc đã sử dụng với dụng ý tốt một dấu hiệu giống với tên miền trong việc cung cấp các hàng hóa, dịch vụ và đã có được danh tiếng lớn (iii) sự khiếu nại của chủ sở hữu nhãn hiệu là sự tấn công ngược tên miền (reverse domain name hijacking).

- Cũng tương tự như UDRP, CDRP quy định rằng cơ quan giải quyết tranh chấp chỉ được đưa ra phán quyết liên quan đến việc giải quyết tranh chấp tên miền trong giới hạn của việc (i) hủy bỏ tên miền đã đăng ký hoặc (ii) chuyển nhượng tên miền đăng ký cho nguyên đơn.

- Liên quan đến quyền lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp trước, trong hoặc sau khi nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại cơ quan giải quyết tranh chấp và liên quan đến hiệu lực của phán quyết của trọng tài, CDRP quy định: trước khi một bên nộp đơn khởi kiện theo thủ tục giải quyết tranh chấp CDRP hoặc trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp hoặc sau khi hội đồng chuyên gia đưa ra phán quyết, các bên có quyền đưa tranh chấp này ra giải quyết tại tòa án hoặc trên cơ sở của thỏa thuận, đưa tranh chấp này ra

giải quyết tại trọng tài. Nếu theo điều lệ giải quyết tranh chấp tên miền của mình, cơ quan giải quyết tranh chấp đưa ra quyết định hủy bỏ tên miền đã đăng ký hoặc chuyển nhượng tên miền cho nguyên đơn, thì trong vòng 30 ngày kể từ ngày cơ quan giải quyết tranh chấp ra phán quyết,cơ quan đăng ký và cấp phát tên miền phải thi hành quyết định này. Nếu trong thời hạn này, các bên đưa ra được các bằng chứng chứng minh rằng một tòa án có thẩm quyền hoặc một tổ chức trọng tài đã thụ lý giải quyết tranh chấp này, cơ quan quản lý và cấp phát tên miền sẽ không thi hành quyết định của cơ quan giải quyết tranh chấp và sẽ quyết định theo các trường hợp sau: (i) nếu các bên đã đưa tranh chấp ra giải quyết tại tòa án hoặc trọng tài xong đã rút yêu cầu hoặc đơn kiện hoặc yêu cầu có liên quan hoặc đơn kiện đã bị bác, cơ quan quản lý và cấp phát tên miền sẽ thực thi quyết định của cơ quan giải quyết tranh chấp. (ii) nếu tòa án hoặc trọng tài đã đưa ra phán quyết hoặc bản án đã có hiệu lực pháp luật, cơ quan quản lý và cáp phát tên miền sẽ thực phán quyết hoặc bản án đó. (iii) nếu các bên đã có đạt được một thỏa thuận trong giai đoạn hòa giải tại tòa án hoặc trọng tài rằng đã chấp nhận việc giải quyết tranh chấp hoặc đã đạt được thỏa thuận về việc giải quyết tranh chấp, cơ quan quản lý và đăng ký tên miền sẽ thực thi thỏa thuận này.

+ Điểm khác biệt cơ bản giữa CDRP và UDRP:

- Trong phần quy định về các điều kiện để tiến hành việc khởi kiện, CDRP bổ sung một căn cứ rất đáng chú ý đó là căn cứ: "công việc kinh doanh của của bên khiếu nại đã hoặc sẽ bị ảnh hưởng nặng nề do việc đăng ký và sử dụng tên miền tương ứng của chủ sở hữu tên miền"

- Trong phần đưa ra kết luận đối với việc giải quyết tranh chấp tên miền, CDRP bổ sung quy định về việc sẽ không phán quyết chủ sở hữu tên miền đã đăng ký và sử dụng tên miền với mục đích xấu nếu phát hiện bên khiếu nại lợi dụng chính sách giải quyết tên miền nhằm chiếm đoạt tên miền của chủ sở hữu như (tấn công ngược đến tên miền của chủ sở hữu): (i) việc đăng ký và sử dụng

tên miền không gây ảnh hưởng đến nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ của bên khiếu nại hoặc những ảnh hưởng đó chỉ tạo nên sự cạnh tranh thông thường trên thị trường; (ii) trước khi đăng ký tên miền đang tranh chấp, bên khiếu nại đã đăng ký một tên miền hoàn toàn khác với tên miền đang tranh chấp và không đưa ra được bằng chứng thuyết phục chứng tỏ rằng vào thời điểm đăng ký tên miền đang có khả năng đăng ký; (iii) vào thời điểm tên miền tranh chấp đang được sử dụng, nhãn hiệu của bên khiếu nại chưa được đăng ký hoặc chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận là một nhãn hiệu nổi tiếng.

- CDRP đưa ra định nghĩa cụ thể về việc sử dụng tên miền "USE" như sau: việc sử dụng tên miền có nghĩa duy nhất là việc kích hoạt một tên miền đã đăng ký của một máy chủ tên miền như một mã ngoài cho một địa chỉ Internet và sau khi giải mã sẽ dẫn người sử dụng Internet đến một trang web nhất định. Bất cứ hình thức sử dụng tên miền nào khác ngoài hình thức dụng như một mã nguồn của một địa chỉ Internet như định danh một cá nhân, một

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp tên miền Internet Việt Nam (Trang 46 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)