Công nhận UDRP

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp tên miền Internet Việt Nam (Trang 79)

Chính sách thống nhất giải quyết tranh chấp tên miền (UDRP) là văn bản mở cho các nước tham gia phê chuẩn, có nghĩa là, các quốc gia có thể chấp nhận áp dụng UDRP cho tên miền của mình hoặc không chấp thuận. Việc áp dụng không mang tính bắt buộc đối với tên miền mã quốc gia. Và nó được thừa nhận như là một chính sách mẫu cho việc giải quyết các tranh chấp tên miền để các quốc gia tham khảo. Nếu Việt Nam chấp thuận UDRP, các tranh chấp tên miền ".vn" có thể được đưa ra giải quyết theo trình tự của UDRP.

Việc chấp thuận UDRP sẽ tạo ra một số thuận lợi như: các quy định rất rõ ràng; các trọng tài viên có chuyên môn sâu và kinh nghiệm; trình tự thủ tục giải quyết nhanh gọn (chỉ từ 40 đến 50 ngày cho mỗi vụ việc tranh chấp); việc tranh tụng hoàn toàn qua mạng; tranh chấp tên miền ".vn" có thể được

giải quyết ngay không cần chờ đợi soạn thảo quy định; các bên tranh chấp có thể dễ dàng tham gia giải quyết tranh chấp vì nó là trình tự thống nhất cho dù các bên tranh chấp có quốc tịch khác nhau. Và điều quan trọng nhất UDRP đã xác định được cơ sở phát sinh tranh chấp tên miền:

- Tên miền bị tranh chấp trùng lặp hoặc tương tự, gây nhầm lẫn với nhãn hiệu về hàng hóa và dịch vụ của Bên bị kiện;

- Bên bị kiện không có quyền hoặc lợi ích hợp pháp đối với tên miền; - Bên bị kiện đã đăng ký và sử dụng tên miền với mục đích xấu. Điều bất lợi của UDRP đối với đương sự có lẽ là mức phí tương đối cao so với mặt bằng chung của Việt Nam (từ 1.500 USD đến 4.000 USD, chưa bao gồm phí luật sư, tùy thuộc vào số lượng trọng tài tham gia giải quyết vụ việc) và theo UDRP thì không có cơ chế bồi thường thiệt hại cho chủ nhãn hiệu. Ngoài ra, vì UDRP được xây dựng trên nền tảng hòa giải và trọng tài trên cơ sở các cơ quan giải quyết tranh chấp được ICANN chỉ định, do vậy, đối với các tranh chấp tên miền.vn xảy ra trong nước, rất có thể được thụ lý bởi một tổ chức giải quyết tranh chấp ở nước ngoài và chưa chắc họ đã hiểu được quy định pháp lý của ta về tên miền.vn vì, vị trí pháp lý của tên miền.vn khác rất xa so với tên miền quốc tế gTLD. Và các phán quyết cuối cùng lại phải thông qua một thủ tục công nhận bởi các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Cuối cùng, về mặt tâm lý, thì việc đưa các tranh chấp tên miền.vn ra khỏi lãnh thổ Việt Nam dường như để lại một cảm giác khá phổ thông là "mất chủ quyền". Do vậy, theo quan điểm của tác giả, chấp nhận hay áp dụng trực tiếp UDRP để giải quyết tranh chấp tên miền.vn chưa mang tính khả thi cao. Tuy nhiên, những nội dung cơ bản của UDRP mang lại cho các quốc gia một cái nhìn thực tế và khoa học để việc ban hành một chính sách riêng giải quyết tranh chấp tên miền quốc gia, trong đó có Việt Nam, phù hợp hơn với thực tiễn của từng nước.

Tuy nhiên, có quan điểm cho rằng, nên áp dụng UDRP cho các tranh chấp tên miền.vn xảy ra ở nước ngoài và các bên tranh chấp là người có quốc tịch khác nhau, như vậy sẽ tạo điều kiện cho người sử dụng tên miền.vn có nhiều lựa chọn khi có tranh chấp xảy ra, đồng thời, tăng sự hấp dẫn của tên miền.vn. Đây là một trong những quan điểm khá thực tiễn và cần phải được nghiên cứu nghiêm túc khi xây dựng chính sách cho tên miền .vn.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp tên miền Internet Việt Nam (Trang 79)