Sức khỏe tài chính của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh lai châu (Trang 47)

PHẦN CHÍNH

sức khỏe tài chính của doanh nghiệp

nhưng chúng không thật sự tác động nhiều đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Theo kết quả mô hình chỉ ra, ngành kinh doanh (NKD) chỉ tác động 0.6% (trong tổng 100%) đến khả năng không trả được nợ của doanh nghiệp.

Như vậy có thể nói, sức khỏe tài chính của một doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu phụ thuộc vào mức độ hiệu quả quản lý doanh nghiệp chứ không phụ thuộc vào các yếu tố định tính như ngành kinh doanh. Đây là kết quả ta có thể rút ra từ mô hình phân tích, tuy nhiên trong thực tế khi định hướng kinh doanh ta cũng không thể coi nhẹ các yếu tố định tính như chính sách của chính phủ. Một ví dự là trong thời gian vừa qua, do tác cấu trúc kinh tế, mà khởi đầu là tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, ta thây rằng rõ ràng những doanh nghiệp hoạt động trong ngành nông nghiệp có cơ hội tiếp cận tốt hơn đến nguồn vốn của ngân hàng… Do vậy trong tương lai, thật tế ta cần có những định hướng phát triển phù hợp. Có làm được vậy ta mới có thể phát triển tốt trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt khi nền kinh tế đang dần hội nhập như ngày nay.

Thường xuyên tính toán, cập nhập lại sức khỏe tài chính của doanh nghiệp mình

Thật tế có rất nhiều doanh nghiệp khi mới lâm vào tình trạng khó khăn đã không phát hiện ra vấn đề để đưa ra phương án khắc phục cho tới tận khi rơi vào tình trạng không thể cứu vãn được thì mọi chuyện cũng đã rồi.

Trong dài hạn bất cứ doanh nghiệp nào cũng có lúc gặp phải rắc rối về thanh khoản, điều quan trọng là phải biết cách khắc phục nó. Để có những phương án chuẩn bị

sẵn cho các tình huống xấu có thể xảy ra doanh nghiệp phải luôn luôn cập nhật tình trạng sức khỏe tài chính của mình. Có nhiều cách giúp doanh nghiệp làm được điều này: Họ có thể sử dụng các mô hình dự báo đã được chứng minh tính chính xác như mô hình điểm số Z của giáo sư Altman. Hay tham khảo cách chấm điểm tín dụng của các tổ chức tín dụng như ngân hàng, các tổ chức xếp hạng nổi tiếng hay đơn giản là áp dụng công thức dự bá trong chuyên đề này. Nói chung doanh nghiệp nên kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để có nhiều nguồn thông tin tham khảo làm cơ sỏ cho quá trình hoạch định chiến lược của mình.

2. ĐỀ XUẤT CHO CÁC TỔ CHỨC- NGÂN HÀNG CHO VAY

Trước khi cho vay

Các ngân hàng, các tổ chức tín dụng trước khi ra quyết định cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ cần phải xem xét kỹ tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, phân tích các tỷ số tài chính đặt trong mối tương quan với lĩnh vực hoạt động của đối tượng cho vay. Uớc lượng khả năng trả được nợ của doanh nghiệp bằng nhiều mô hình khác nhau, không nên chỉ căn cứ vào phương pháp tính điểm riêng của mình. Trong quá trình phân tích tài chính của doanh nghiệp cần phải chú ý điều chỉnh các phương pháp kế toán sao cho phù hợp, tránh tình trạng doanh nghiệp có thể sử dụng các thủ thuật kế toán để làm đẹp các chỉ số tài chính chỉ trong một kỳ kế toán tại thời điểm cần vay vốn.

Sau khi cho vay

Sau khi cho vay các tổ chức cần thường xuyên, quan sát , theo dõi chặt chẽ tình hình hoạt động của công ty. Kết thúc mỗi kỳ kế toán cần thiết phải tính toán lại năng lực tài chính của mỗi doanh nghiệp đươc vay. Bởi vì năng lực tài chính của doanh nghiệp sẽ thay đổi sau một kỳ kế toán, nên ngay cả những những doanh nghiệp mạnh nhất cũng cần phải thường xuyên theo dõi, nếu phát sinh tình huông xấu nghiêm trọng có thể sẽ phải lên kế hoạch thu hồi nợ.

3. ĐỐI VỚI CƠ QUAN QUẢN LÝ

Tăng cường quản lý, giám sát đối với việc đăng ký, hoạt động loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ

Thật tế, và trong kết quả mô hình cũng đã chỉ ra rằng có một số lượng lớn các doanh nghiệp đang chỉ tồn tại trên danh nghĩa giấy tờ. Các doanh nghiệp này không có hoạt đống sản xuất kinh doanh thực, chúng lập ra vì những mục đích khác không mang lại lợi ích cho nền kinh tế. Ngoài ra còn có những trường hợp phá sản nhưng không báo cáo với cơ quan quản lý, cơ quan thuế dẫn đến những khó khăn trong

Do vậy có quan quản lý cần có những chính sách phù hợp hơn để quản lý các loại hình doanh nghiệp này thông qua việc tăng cường giám sát và quản lý từ tận cấp cơ sở tới trung ương.

Tạo điều kiện cho hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển nhiều hơn nữa về số lượng và đặc biệt quan tâm đến “chất lượng” doanh nghiệp

Theo như số liệu thống kê, đến hết năm 2009 toàn tỉnh Lai châu mới chỉ có 611 doanh nghiệp vừa và nhỏ, con số này so với các tỉnh thành phố khác là quá thấp. Do vậy cơ quan quản lý cần có những chính sách ưu tiên hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở những vùng sâu vùng xa, các tỉnh thành nghèo, kém phát triển so với các tỉnh thành khác. Tạo nên sự cân đối kinh tế giữa các vùng hơn. Song song với việc tạo điều kiện phát triển, cơ quan quản lý cũng phải đặc biệt chú ý quan tâm đến tình hình hoạt động thật của các doanh nghiệp này.

Trên đây là một số đề xuất cho các cơ quan, các tổ chức doanh nghiệp. Với mục đích giúp cho các cơ quan, đặc biệt là các tổ chức doanh nghiệp có những cơ sở lý luận để phát triển tốt hơn trong điều kiện nền kinh tế đang dần hội nhập, hy vọng đề tài sẽ là một tài liệu tham khảo bổ ích cho các cơ quan, các tổ chức, và các cá nhân quan tâm.

Phụ lục 1: Bảng trị số các nhân tố F

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh lai châu (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w