Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty CP Cồn Rượu Hà

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH In và sản xuất bao bì Thiên Hà (Trang 33 - 40)

Hà Nội

Do đã được cổ phần hóa nên hiện nay, quyền quyết định cao nhất trong Công ty thuộc về Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị. Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến, dưới sự quản lý của Giám đốc, các phòng ban, các xí nghiệp có quan hệ ngang nhau thông

qua sự chỉ đạo của trực tiếp của Giám đốc. Ban giám đốc gồm 2 người: đứng đầu là Giám đốc, người đại diện pháp nhân của Công ty, chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh và hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước theo luật định; giúp việc cho Giám đốc có một Phó giám đốc phụ trách một số lĩnh vực công tác theo sự phân công, phân cấp của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.

Sơ đồ 2.1

Ban kiểm soát

Hội đồng quản trị Ban Giám đốc Phòng tổ chức laođộng - tiền lương Phòng vật tư Phòng KCS Phòng kế toán tài chính Phòng kỹ thuật CN Phòng kỹ thuật cơ điện Xí nghiệp tổng hợp Xí nghiệp cồn Xí nghiệp rượu mùi Đại hội đồng cổ đông

Phòng hành chính Phòng kế hoạch tiêu thụ

* Đại hội đồng cổ đông

Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Đại hội đồng cổ đông họp ít nhất mỗi năm một lần.

* Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là 5 năm. Hội đồng quản trị của Công ty có 5 người. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị không quá 5 năm và có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.

* Giám đốc

Giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của Công ty, là đại diện theo pháp luật của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện quyền và nhiệm vụ được giao. Nhiệm kỳ của Giám đốc là 5 năm; có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.

* Ban kiểm soát

Ban kiểm soát là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh, quản trị và điều hành của Công ty. Ban kiểm soát có 3 thành viên, trong đó có ít nhất 1 nhân viên có chuyên môn về kế toán. Nhiệm kỳ của Ban kiểm soát cùng nhiệm kỳ với thành viên Hội đồng quản trị và kéo dài thêm 90 ngày để giả quyết các công việc tồn đọng.

* Các phòng ban chức năng: + Phòng Kế toán tài chính

- Thu thập, xủ lý thông tin số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo nguyên tắc chuẩn mực và chế độ kế toán;

- Phân tích thông tin, số liệu kế toán, tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế tài chính của Công ty;

- Kiểm tra giám sát các khoản thu- chi tài chính, các nghĩa vụ thu- nộp. thanh toán nợ, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản, phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính kế toán;

- Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật. Cơ cấu tổ chức của phòng gồm: 1 kế toán trưởng, 1 phó phòng, 7 kế toán viên và 1 thủ quỹ.

+ Phòng Tổ chức, lao động- tiền lương

Có chức năng nhiệm vụ sau:

- Thực hiện công tác tổ chức, xây dựng phương án về quy hoạch cán bộ theo chủ trương của Công ty và cấp trên; Thực hiện công tác nhân sự: bổ nhiệm, miễn nhiệm, đề bạt, đào tạo, tuyển dụng… - Xây dựng phương án về quản lý lao động, tiền lương, BHXH,

BHYT và các chế độ chính sách của Nhà nước đối với người lao động.

- Thường trực công tác kiểm tra an toàn trong Công ty.

Cơ cấu tổ chức bao gồm: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và các nhân viên lao động- tiền lương- bảo hiểm xã hội.

+ Phòng Hành chính

- Các chính sách xã hội (thương binh, liệt sỹ, hiếu, hỷ,…); an ninh, trật tự (bảo vệ, quân sự,…); pháp chế (kiện tụng, khiếu nại, tranh chấp,…); y tế;

- Thanh tra thủ trưởng;

- Dịch vụ, tạp vụ (lái xe, nhà ăn, môi trường, lễ tân, khánh tiết,…); - Tổ chức thực hiện công tác văn thư, lưu trữ;

- Quản lý nhà đất, ki ốt, mặt bằng cho thuê để ô tô, thiết bị văn phòng toàn Công ty;

- Thường trực công tác thi đua;

- Quản lý hành chính của hàng giới thiệu sản phẩm, chi nhánh Miền nam. Cơ cấu tổ chức có 1 trưởng phòng, 1 phó phòng, 1 nhân viên văn thư lưu trữ; tổ bảo vệ; tổ xe con, xe ca; tổ y tế, tổ môi trường, tạp vụ, bồi dưỡng độc hại.

+ Phòng Kế hoạch tiêu thụ

Có chức năng nhiệm vụ sau:

- Xây dựng kế hoạch tiêu thụ cả ngắn hạn và dài hạn, (tháng, quý, năm); kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với kế hoạch tiêu thụ và chiến lược phát triển của Công ty; kế hoạch giá thành sản phẩm; tham mưu và đề xuất định giá bán sản phẩm cho từng thời điểm để bảo toàn vốn và tăng trưởng; kế hoạch tài chính; phục vụ công tác tiêu thụ; xúc tiến thương mại, chống hàng giả, hàng nhái,…;

- Xây dựng và quản lý các quy chế bán hàng, hệ thống phân phối, đại lý và các phương thức hoạt động tiếp thị, bán hàng;

- Nghiên cứu và phát triển thị trường trong nước và ngoài nước; triển khau và tổ chức thực hiện tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá cho khách hàng trong và ngoài nước; căn cứ vào nhu cầu thị trường để điều chỉnh kế hoạch sản xuất cho phù hợp; phối hợp với các đơn vị

trong Công ty, điều độ tác nghiệp để đạt được các mục tiêu kế hoạch đề ra;

- Thống kê tổng hợp các số liệu về sản xuất, kinh doanh; thực hiện các chế độ báo cáo và lưu trữ theo quy định.

Phòng có cơ cấu tổ chức bao gồm: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng, 1 nhân viên thống kê tổng hợp, 1 nhân viên xuất khẩu, 1 nhân viên làm công tác chống hàng giả, 1 nhân viên bán hàng, tổ tiếp thị bán hàng.

+ Phòng Vật tư:

Có các chức năng nhiệm vụ sau:

- Lập kế hoạch mua vật tư về số lượng và giá trị cho sản xuất trên cơ sở kế hoạch tiêu thụ;

- Cung ứng các vật tư, nguyên- nhiên liệu, phụ tùng máy móc, thiết bị…;

- Kiểm kê định kỳ vật tư, nguyên- nhiên liệu, phụ tùng, máy móc thiết bị….;

- Quản lý các kho thành phẩm, kho vật tư, xe vận tải của Công ty. Cơ cấu tổ chức gồm: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng, 1 nhân viên cung ứng vật tư, 1 nhân viên điều độ phương tiện vận tải và thành phẩm, tổ kho, nhân viên lái xe.

+ Phòng Kỹ thuất công nghệ

Có các chức năng nhiệm vụ sau:

- Xây dựng, quản lý, giám sát, hướng dẫn việc thực hiện các quy trình công nghệ sản xuất Cồn, Rượu. Bao bì,…, định mức kinh tế kỹ thuật công nghệ;

- Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng: vật tư, nguyên liệu, sản phẩm; - Nghiên cứu và ứng dụng các đề tài khoa học kỹ thuật, sản phẩm

- Lưu trữ sản phẩm của Công ty qua các thời kỳ; - Đào tạo công nhân kỹ thuật công nghệ.

Cơ cấu tổ chức gồm có: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng, kỹ sư công nghệ 1 pụ trách mảng công nghệ sản xuất bao bì, kỹ sư công nghệ 2 phụ trách mảng công nghệ sản xuất Rượu mùi, kỹ sư công nghệ 3 phụ trách mảng công nghệ sản xuất Cồn và Rượu lên men, 1 nhân viên kỹ thuật công nghệ.

+ Phòng Kỹ thuật cơ điện

Có các chức năng nhiệm vụ sau:

- Quản lý toàn bộ tài sản, máy móc thiết bị, điện nước, môi trường trong Công ty;

- Xây dựng, tổ chức và thực hiện kế hoạch sửa chữa thiết bị, nhà xưởng hàng năm, quý, tháng; Xây dựng, kiểm tra, giám sát và hướng dẫn việc thực hiện định mức kinh tế, kỹ thuật nội quy, quy trình, quy phạm, kỹ thuật an toàn lao động;

- Nghiên cứu, đề xuất, tham gia công tác đầu tư mới;

- Lập và lưu trữ hồ sơ thuộc chức năng nhiệm vụ của phòng theo quy định;

- Lập dự toán, theo dõi, giám sát, thực hiện các hợp đồng kinh tế có giá trị lớn hơn 10 triệu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất;

- Nghiệm thu kỹ thuật từng phần và toàn bộ công trình; - Đào tạo công nhân kỹ thuật chuyên ngành mình quản lý.

Phòng có cơ cấu tổ chức lao động gồm: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng, 1 kỹ sư Điện, 1 kỹ sư quản lý nước và môi trường, 1 kỹ sư nhiệt- thiết bị áp lực, 1 kỹ sư xây dựng, 2 kỹ sư cơ khí.

Có chức năng nhiệm vụ sau:

- Quản lý, kiểm tra, giám sát về chất lượng vật tư, hàng hoá, nguyên nhiên liệu, sản phẩm, bán thành phẩm, thiết bị, dụng cụ đo lường theo tiêu chuẩn cơ sở và tiêu chuẩn Việt Nam;

- Quản lý công tác sở hữu trí tuệ của Công ty; quản lý mã số, mã vạch cho các sản phẩm. Tham gia công tác chống hàng giả, hàng nhái; - Xây dựng công tác chất lượng theo tiêu chuẩn ISO. Đăng ký công

bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm theo quy định của Nhà nước. - Kiểm tra, xác định chất lượng sản phẩm cho khách hàng đổi hoặc

trả lại Công ty;

- Lập và lưu trữ hồ sơ tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm của Công ty; - Tham gia các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước;

- Tham gia công tác nghiên cứu sản phẩm mới, đề tài ứng dụng khoa học kỹ thuật, đào tạo công nhân kỹ thuật;

Phòng có cơ cấu tổ chức gồm: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng, và 3 kỹ sư.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH In và sản xuất bao bì Thiên Hà (Trang 33 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w