Hình thức ghi sổ kế toán tiêu thụ thành phẩm trong các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH In và sản xuất bao bì Thiên Hà (Trang 26)

1.5.1 Hình thức kế toán nhật ký chung

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung là tất các các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ đó.

Biểu số 1.1 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung

Chứng từ kế toán

Sổ nhật ký chung

Sổ nhật ký đặc biệt Sổ, thẻ kế toán chi tiết

Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu kiểm tra

1.5.2 Hình thức kế toán Nhật ký- Sổ cái

Đặc điểm: dùng nhật ký sổ cái là sổ tổng hợp duy nhất để kết hợp ghi chép các nghiệp vụ kế toán theo thứ từ thời gian rồi ghi theo hệ thống.

Biểu số 1.2 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký- sổ cái

Ghi hàng ngày Ghi cuối thàng Đối chiếu, kiểm tra

Bảng cân đối số phát sinh

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Chứng từ kế toán Bảng tổng hợp chứng từ kế toán Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ quỹ NHẬT KÝ SỔ CÁI Bảng tổng hợp chi tiết

1.5.3 Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ

Hình thức này được xây dựng và phát triển trên cơ sở hình thức sổ cái được áp dụng cho các xí nghiệp có quy mô sản suất vừa, nghiệp vụ kinh tế phát sinh tương đối nhiều. Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ là căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán là “Chứng từ ghi sổ”.

Biểu số 1.3 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ Ghi hàng ngày Chứng từ kế toán Sổ quỹ Bảng tổng hợp kế toán chứng từ cùng loại Sổ thẻ kế toán chi tiết CHỨNG TỪ GHI SỔ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh

Đối chiếu, kiểm tra

1.5.4 Hình thức ghi sổ kế toán Nhật ký- Chứng từ

Là hình thức được cải tiến và phát triển trên cơ sở nội dung, nguyên tắc của bảng kê tổng hợp chứng từ ghi sổ. Trong hình thức này mọi nghiệp vụ kinh tế đều được căn cứ vào chứng từ gốc hợp lệ để phản ánh vào nhật ký chứng từ. Hình thức này vừa mang tính chất của một nhật ký, vừa mang tính chất của một chứng từ ghi sổ.

Biểu số 1.4 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký- Chứng từ

Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra

1.5.5 Hình thức kế toán trên máy vi tính

Đặc trưng cơ bản của Hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn

Chứng từ kế toán và các bảng phân bổ

NHẬT KÝ CHỨNG TỪ

Bảng kê Sổ, thẻ kế toán chi tiết

Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết

hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định trên. Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CỒN RƯỢU HÀ NỘI

*****

2.1 Tổng quan về Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội

Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội được chuyển từ Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Rượu Hà Nội thành công ty cổ phần, trên cơ sỏ tự nguyện cùng góp vốn của các cổ đông, tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI thông qua ngày 29/11/2005.

Tên chính thức : Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội Tên giao dịch quốc tế: Hanoi Liquor Joint Stock Company Tên viết tắt: HALICO JSC

Trụ sở công ty: Số 94 Lò Đúc- Phường Phạm Đình Hổ -Quận Hai Bà Trưng- Hà Nội

Số điện thoại: (04)9713249- 8213147

Fax: (84.4)8212662

Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội đến nay đã hơn 100 tuổi, tồn tại xuyên qua ba thế kỷ, trải qua bao thăng trầm cùng đất nước.

Năm 1898, hãng rượu Fontaine của Pháp đã xây dựng nhà máy rượu Hà Nội tại địa điểm 94 Lò Đúc ngày nay, là một trong 4 nhà máy rượu được hãng lập nên tại Đông Dương và có quy mô lớn hơn cả.

Năm 1993. để phù hợp với tình hình và xu thế mới trong nền kinh tế thị trường, được sự đồng ý cua Bộ chủ quản (Bộ Công nghiệp nhẹ), và Chính phủ theo quyết định số 443/CN-TCLĐ, Nhà máy rượu Hà Nội được chuyển thành Công ty Rượu Hà Nội, trực thuộc Tổng công ty rượu bia, nước giả khát Việt Nam, số đăng kí kinh doanh 108213 cấp ngày 24/5/1993.

Ngày 9/1/2005 theo Quyết Định số 172/2004/QĐ-BCN do Thứ trưởng Nguyễn Xuân Thuý ký, Công ty Rượu Hà Nội chính thức trở thành Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Rượu Hà Nội.

Từ ngày 5/12/2006 Công ty Rượu Hà Nội chính thức chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần ( tên đầy đủ là Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội). Ngay sau khi chuyển đổi hình thức hoạt động, Công ty đã đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư công nghệ sản xuất để nâng cao chất lượng và sản lượng. Trong 3 tháng (tháng 12/2006, tháng 1 và tháng 2/2007), Công ty đã cung cấp ra thị trường xấp xỉ 3 triệu lít rượu các loại, trong đó sản phẩm chính là rượu Vodka (dung tích 700ml và 300ml) chiếm 80% sản lượng. Riêng trong tháng 1/2007 doanh thu của Công ty đạt xấp xỉ 66 tỷ đồng, đây là doanh thu đạt cao nhất từ trước đến nay. Năm 2006 Công ty sản xuất được 10 triệu lít rượu các loại. Đầu năm 2007 Công ty đã có nhiều dự án đầu tư, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sản lượng để đạt 15 triệu lít rượu trong năm 2007. Để đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm, ngoài thị trường trong nước, Rượu Hà Nội sẽ tăng cường mở rộng hợp tác, đẩy mạnh việc xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài.

Sản phẩm của Công ty CP Cồn - Rượu Hà Nội đã có mặt ở thị trường nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc.... Nay đã đưa sang Lào và Campuchia, được khách hàng ưa thích, sản phẩm rượu 7 năm liền được người tiêu dùng bình chọn Hàng Việt Nam chất lượng cao. Vì thế, thời gian tới, Công ty sẽ chú trọng và đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường mới.

BIỂU SỐ 2.1

Các chỉ tiêu tài chính của Công ty CP Cồn Rượu Hà Nội 2005-2007

Chỉ tiêu Đvị tính Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

1.Doanh Thu Tỷ đồng 238,7 401,5 500

2.Sản phẩm SX Tr lít 9 12,5 14

3.Lợi nhuận Tỷ đồng 20 60 84

4.Nộp ngân sách Tỷ đồng 67,5 100 160

2.1.2 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất của Công ty CP Cồn Rượu Hà Nội Rượu Hà Nội

2.1.2.1 Ngành nghề kinh doanh

Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội kinh doanh các ngành nghề sau: - Sản xuất cồn rượu và các loại đồ uống có cồn, không có cồn;

- Kinh doanh, xuất nhập khẩu cồn, rượu và các loại đồ uống có cồn, không có cồn; thiết bị, vật tư, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất rượu, cồn và các loại mặt hàng tiêu dùng, công nghệ thực phẩm;

- Tư vấn chuyển giao công nghệ, cung cấp thiết bị, dây chuyền sản xuất rượu, cồn;

- Sản xuất kinh doanh các loại bao bì và các sản phẩm lương thực, thực phẩm ;

- Kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa, khách sạn, nhà ở và dịch vụ cho thuê nhà ở, văn phòng, cửa hàng;

2.1.2.2 Vốn kinh doanh

* Vốn điều lệ:

Vốn điều lệ của Công ty là 48.500.000.000 đồng (bốn mưoi tám tỷ năm trăm triệu đồng chẵn); trong đó:

-Vốn thuộc sở hữu Nhà nước: 28.202.000 đồng (58,15% vốn điểu lệ). -Vốn thuộc sở hữu các cổ đông khác: 20.298.000 đồng (41,85% vốn điều lệ).

Vốn điều lệ của Công ty chia thành 4.850.000 cổ phần, mệnh giá mỗi cổ phần là 10.000 đồng; trong đó tất cả là cổ phần phổ thông, không có cổ phần ưu đãi.

Công ty chỉ có thể tăng giảm vốn điều lệ sau khi được Đại hội đồng cổ đông thông qua và phù hợp với các quy định của pháp luật.

- Việc tăng giảm vốn điều lệ có thể được thực hiện thông qua việc: tích luỹ lợi nhuận mà Công ty thu được, các cổ đông đầu tư vốn bổ sung, phát hành thêm cổ phiếu gọi thêm các cổ đông mới;

- Việc giảm vốn điều lệ Công ty được quyết định trên cơ sở vốn còn lại của Công ty nhưng vẫn đảm bảo Công ty hoạt động bình thường.

* Vốn vay và các loại vốn khác:

Tuỳ thuộc vào tình hình hoạt động, Công ty có thể huy động các loại vốn khác vào kinh doanh, song phải đảm bảo nguyên tắc có hiệu quả và không trái với quy định pháp luật hiện hành.

2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty CP Cồn Rượu Hà Nội Hà Nội

Do đã được cổ phần hóa nên hiện nay, quyền quyết định cao nhất trong Công ty thuộc về Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị. Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến, dưới sự quản lý của Giám đốc, các phòng ban, các xí nghiệp có quan hệ ngang nhau thông

qua sự chỉ đạo của trực tiếp của Giám đốc. Ban giám đốc gồm 2 người: đứng đầu là Giám đốc, người đại diện pháp nhân của Công ty, chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh và hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước theo luật định; giúp việc cho Giám đốc có một Phó giám đốc phụ trách một số lĩnh vực công tác theo sự phân công, phân cấp của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.

Sơ đồ 2.1

Ban kiểm soát

Hội đồng quản trị Ban Giám đốc Phòng tổ chức laođộng - tiền lương Phòng vật tư Phòng KCS Phòng kế toán tài chính Phòng kỹ thuật CN Phòng kỹ thuật cơ điện Xí nghiệp tổng hợp Xí nghiệp cồn Xí nghiệp rượu mùi Đại hội đồng cổ đông

Phòng hành chính Phòng kế hoạch tiêu thụ

* Đại hội đồng cổ đông

Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Đại hội đồng cổ đông họp ít nhất mỗi năm một lần.

* Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là 5 năm. Hội đồng quản trị của Công ty có 5 người. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị không quá 5 năm và có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.

* Giám đốc

Giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của Công ty, là đại diện theo pháp luật của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện quyền và nhiệm vụ được giao. Nhiệm kỳ của Giám đốc là 5 năm; có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.

* Ban kiểm soát

Ban kiểm soát là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh, quản trị và điều hành của Công ty. Ban kiểm soát có 3 thành viên, trong đó có ít nhất 1 nhân viên có chuyên môn về kế toán. Nhiệm kỳ của Ban kiểm soát cùng nhiệm kỳ với thành viên Hội đồng quản trị và kéo dài thêm 90 ngày để giả quyết các công việc tồn đọng.

* Các phòng ban chức năng: + Phòng Kế toán tài chính

- Thu thập, xủ lý thông tin số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo nguyên tắc chuẩn mực và chế độ kế toán;

- Phân tích thông tin, số liệu kế toán, tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế tài chính của Công ty;

- Kiểm tra giám sát các khoản thu- chi tài chính, các nghĩa vụ thu- nộp. thanh toán nợ, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản, phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính kế toán;

- Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật. Cơ cấu tổ chức của phòng gồm: 1 kế toán trưởng, 1 phó phòng, 7 kế toán viên và 1 thủ quỹ.

+ Phòng Tổ chức, lao động- tiền lương

Có chức năng nhiệm vụ sau:

- Thực hiện công tác tổ chức, xây dựng phương án về quy hoạch cán bộ theo chủ trương của Công ty và cấp trên; Thực hiện công tác nhân sự: bổ nhiệm, miễn nhiệm, đề bạt, đào tạo, tuyển dụng… - Xây dựng phương án về quản lý lao động, tiền lương, BHXH,

BHYT và các chế độ chính sách của Nhà nước đối với người lao động.

- Thường trực công tác kiểm tra an toàn trong Công ty.

Cơ cấu tổ chức bao gồm: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và các nhân viên lao động- tiền lương- bảo hiểm xã hội.

+ Phòng Hành chính

- Các chính sách xã hội (thương binh, liệt sỹ, hiếu, hỷ,…); an ninh, trật tự (bảo vệ, quân sự,…); pháp chế (kiện tụng, khiếu nại, tranh chấp,…); y tế;

- Thanh tra thủ trưởng;

- Dịch vụ, tạp vụ (lái xe, nhà ăn, môi trường, lễ tân, khánh tiết,…); - Tổ chức thực hiện công tác văn thư, lưu trữ;

- Quản lý nhà đất, ki ốt, mặt bằng cho thuê để ô tô, thiết bị văn phòng toàn Công ty;

- Thường trực công tác thi đua;

- Quản lý hành chính của hàng giới thiệu sản phẩm, chi nhánh Miền nam. Cơ cấu tổ chức có 1 trưởng phòng, 1 phó phòng, 1 nhân viên văn thư lưu trữ; tổ bảo vệ; tổ xe con, xe ca; tổ y tế, tổ môi trường, tạp vụ, bồi dưỡng độc hại.

+ Phòng Kế hoạch tiêu thụ

Có chức năng nhiệm vụ sau:

- Xây dựng kế hoạch tiêu thụ cả ngắn hạn và dài hạn, (tháng, quý, năm); kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với kế hoạch tiêu thụ và chiến lược phát triển của Công ty; kế hoạch giá thành sản phẩm; tham mưu và đề xuất định giá bán sản phẩm cho từng thời điểm để bảo toàn vốn và tăng trưởng; kế hoạch tài chính; phục vụ công tác tiêu thụ; xúc tiến thương mại, chống hàng giả, hàng nhái,…;

- Xây dựng và quản lý các quy chế bán hàng, hệ thống phân phối, đại lý và các phương thức hoạt động tiếp thị, bán hàng;

- Nghiên cứu và phát triển thị trường trong nước và ngoài nước; triển khau và tổ chức thực hiện tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá cho khách hàng trong và ngoài nước; căn cứ vào nhu cầu thị trường để điều chỉnh kế hoạch sản xuất cho phù hợp; phối hợp với các đơn vị

trong Công ty, điều độ tác nghiệp để đạt được các mục tiêu kế hoạch đề ra;

- Thống kê tổng hợp các số liệu về sản xuất, kinh doanh; thực hiện các chế độ báo cáo và lưu trữ theo quy định.

Phòng có cơ cấu tổ chức bao gồm: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng, 1 nhân viên thống kê tổng hợp, 1 nhân viên xuất khẩu, 1 nhân viên làm công tác chống hàng giả, 1 nhân viên bán hàng, tổ tiếp thị bán hàng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH In và sản xuất bao bì Thiên Hà (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w