Nhận thức được vai trò của các hoạtđộng logistics trong việc nâng cao trình độ dịch vụ khách hàng và giảm chi phí, em đãlựa chọn đề tài: “Tăng cường hiệu lực quản trị logistics tại chi n
Trang 1TÓM LƯỢC
Ngày nay, khi cạnh tranh không chỉ là giữa các nhà cung cấp trong nước màcòn mang tính toàn cầu thì việc đạt được lợi thế trong cạnh tranh của các doanh nghiệpngày càng trở nên khó khăn hơn Một trong những biện pháp giúp các doanh nghiệpnâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường là phải xây dựng một hệ thống logisticshiệu quả và hợp lý, nhằm gia tăng trình độ dịch vụ khách hàng và tối thiểu hóa chi phí
Trong quá trình thực tập tại chi nhánh công ty TNHH thực phẩm Orion Vina,
em đã đi sâu vào tìm hiểu tình hình hoạt động logistics tại chi nhánh công ty Qua quátrình tìm hiểu, em đã nhận thấy được những thành công và một số vấn đề còn tồn tạitrong hoạt động logistics của chi nhánh công ty Nhận thức được vai trò của các hoạtđộng logistics trong việc nâng cao trình độ dịch vụ khách hàng và giảm chi phí, em đãlựa chọn đề tài: “Tăng cường hiệu lực quản trị logistics tại chi nhánh công ty TNHHthực phẩm Orion Vina”
Trong thời gian thực tập, dưới sự hướng dẫn tận tình của cô giáo An Thị ThanhNhàn, em đã hoàn thành bài luận văn này gồm 48 trang, kết cấu 4 chương Trong đókhái quát các vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động logistics trong các doanh nghiệp, vậndụng lý thuyết vào tình hình thực tế tại chi nhánh công ty TNHH thực phẩm OrionVina Từ đó, đưa ra các giải pháp nhằm góp phần tăng cường hiệu lực quản trịlogistics tại chi nhánh công ty TNHH thực phẩm Orion Vina
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian thực tập tại chi nhánh công ty TNHH thực phẩm Orion Vina cùngvới những kiến thức đã tiếp thu được qua quá trình nghiên cứu, học tập của mình đãgiúp em hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp
Trước tiên em xin gửi lời cảm ơn tới chi nhánh công ty TNHH thực phẩm OrionVina đã nhận em vào thực tập và tạo cho em cơ hội cọ xát với công việc Đặc biệt đãtạo mọi điều kiện để em tiến hành điều tra, nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp Emxin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc và các anh chị nhân viên trong chi nhánh công
ty đã giúp đỡ em tận tình trong suốt quá trình thực tập
Lời sâu sắc tiếp theo, em xin cảm ơn các thầy cô Bộ môn hậu cần kinh doanhtrường Đại học Thương mại đã truyền đạt những kiến thức cũng như những kinhnghiệm quý báu giúp ích cho em suốt quá trình học tập Và đặc biệt hơn nữa, em xingửi lòng biết ơn cô An Thị Thanh Nhàn đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo em trongsuốt thời gian thực tập vừa qua để em có thể hoàn thành tốt bài luận văn tốt nghiệpnày
Do thời gian thực tập và viết luận văn có hạn, cùng với vốn kiến thức và kinhnghiệm hạn chế nên bài luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mongnhận được sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến của các thầy cô để bản luận văn của em đượchoàn thiện hơn nữa
Em xin chân thành cảm ơn !
Trang 3MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI TĂNG CƯỜNG HIỆU LỰC QUẢN TRỊ LOGISTICS TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM ORION
VINA 1
1.1 Tính cấp thiết và xác lập đề tài nghiên cứu 1
1.2 Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu 3
1.4 Kết cấu luận văn tốt nghiệp 3
CHƯƠNG 2: TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ LOGISTICS TẠI CÔNG TY KINH DOANH 4
2.1 Các khái niệm cơ bản 4
2.1.1 Khái niệm logistics 4
2.1.2 Nhiệm vụ của logistics trong kinh doanh 4
2.1.3 Vai trò của logistics tại doanh nghiệp và nền kinh tế 5
2.1.3.2 Vai trò của logistics đối với nền kinh tế 5
2.1.4 Khái niệm quản trị logistics tại Doanh nghiệp 6
2.2 Nội dung quản trị logistics 7
2.2.1 Mô hình quản trị logistics kinh doanh 7
2.2.2 Các hoạt động trong quá trình quản trị logistics kinh doanh 7
2.2.2.2 Hệ thống thông tin 9
2.2.2.3 Quản trị dự trữ 9
2.2.2.4 Quản trị hoạt động vận chuyển 10
2.2.2.5 Nghiệp vụ kho 11
2.2.2.6 Nghiệp vụ bao bì hàng hóa 11
2.2.2.7 Quản trị mua hàng 12
2.3 Nhân tố ảnh hưởng hiệu lực quản trị logistics 12
2.4 Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của những công trình năm trước 14
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ LOGISTICS TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM ORION VINA 15
3.1 Phương pháp thu thập và xử lý thông tin hoạt động quản trị logistics tại chi nhánh công ty TNHH thực phẩm Orion Vina 15
3.1.1 Phương pháp thu thập thông tin 15
3.1.2 Phương pháp xử lý thông tin 15
Trang 43.2 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến hoạt động quản trịlogistics tại chi nhánh công ty TNHH thực phẩm Orion Vina 163.2.1 Đánh giá tổng quan về hoạt động sản xuất kinh doanh tại chi nhánh công ty TNHHthực phẩm Orion Vina 16
3.2.1.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 17 3.2.1.3 Đặc điểm mặt hàng kinh doanh, thị trường, hệ thống kênh phân phối hiện tại của chi nhánh công ty TNHH thực phẩm Orion Vina 19
3.2.2 Khái quát về hoạt động quản trị logistics của chi nhánh công ty TNHH thựcphẩm Orion Vina 223.2.3 Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động logistics của chi nhánh công ty TNHH thựcphẩm Orion Vina 25
3.3 Kết quả hoạt động quản trị logistics tại chi nhánh công ty TNHH thực phẩm Orion Vina 27 3.3.1 Thực trạng quy trình quản trị logistics: 27 3.3.2 Phân tích các nội dung quản trị logistics tại chi nhánh công ty TNHH thực phẩm Orion Vina 28 3.3.3 Đánh giá hoạt động quản trị logistics qua một số chỉ tiêu 29 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM TĂNG CƯỜNG HIỆU LỰC QUẢN TRỊ LOGISTICS TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM ORION VINA 30
4.1 Những kết luận và phát hiện về hoạt động quản trị logistics tại chi nhánh công tyTNHH thực phẩm Orion Vina 304.1.1 Những thành công 30
4.1.2 Những hạn chế và nguyên nhân 30
4.2 Dự báo triển vọng và quan điểm giải quyết các vấn đề hoạt động quản trị logistictại chi nhánh công ty TNHH thực phẩm Orion Vina 324.2.1 Dự báo biến động của môi trường kinh doanh ngành bánh kẹo tại Việt Nam 324.2.2 Dự báo triển vọng hoạt động quản trị logistic tại chi nhánh công ty TNHH thựcphẩm Orion Vina 334.2.3 Quan điểm giải quyết các vấn đề hoạt động quản trị logistics tại chi nhánh công
ty TNHH thực phẩm Orion Vina 334.3 Các đề xuất, kiến nghị nhằm tăng cường hiệu lực quản trị logistic tại chi nhánhcông ty TNHH thực phẩm Orion Vina 34
Trang 54.3.1 Đề xuất, kiến nghị với chi nhánh công ty TNHH thực phẩm Orion Vina 34
4.3.1.2 Giải pháp hoàn thiện các hoạt động logistics tại chi nhánh công ty TNHH thực phẩm Orion Vina 37
4.3.1.3 Giải pháp phối hợp giữa các hoạt động logistics 39
4.3.1.4 Giải pháp Quản lý chi phí 40
4.3.1.2 Một số giải pháp có liên quan 41
4.3.2 Đề xuất, kiến nghị với Nhà Nước 42
Trang 6DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Ý nghĩa
2 BH & CCDV Bảo hiểm và cung cấp dịch vụ
4 GP- KCN- BD Giấy phép khu công nghiệp Bình Dương
Trang 7CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI TĂNG CƯỜNG HIỆU LỰC QUẢN TRỊ LOGISTICS TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH THỰC
PHẨM ORION VINA1.1 Tính cấp thiết và xác lập đề tài nghiên cứu
Ngày nay, trong mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh, bất kỳ doanh nghiệp nàocũng mong muốn là thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng và thu được lợi nhuận caonhất Điều này đồng nghĩa mọi doanh nghiệp phải đặt ra cho mình hai mục tiêu cơbản: nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng và giảm tổng chi phí Hai mục tiêu nàyphù hợp với mục tiêu của hoạt động quản trị logistic Do đó để đạt được những mụctiêu này, doanh nghiệp cần phải chú trọng đến việc tăng cường hiệu lực hoạt độngquản trị logistics của công ty mình Nếu hoạt động quản trị logistics không hiệu quả sẽdẫn tới chất lượng dịch vụ khách hàng yếu kém, làm gia tăng các chi phí trong quátrình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, từ đó sẽ làm giảm doanh thu của doanh nghiệp và xahơn nữa là doanh nghiệp có thể bên bờ vực phá sản Như vậy, tăng cường hiệu lựcquản trị logistics thật sự là một vấn đề cấp thiết đối với mọi doanh nghiệp
Theo kết quả điều tra sơ bộ trong quá trình thực tập tại chi nhánh công tyTNHH thực phẩm Orion Vina cho thấy: công ty TNHH thực phẩm Orion Vina là mộttrong những tập đoàn bánh kẹo hàng đầu của Hàn Quốc Lĩnh vực kinh doanh chínhcủa chi nhánh công ty là: sản xuất và kinh doanh các sản phẩm bánh kẹo Sản phẩmcủa công ty luôn có chất lượng cao, giá thành phù hợp với nhiều đối tượng tiêu dùng.Các sản phẩm của chi nhánh công ty luôn chiếm thị phần rất lớn ngành bánh kẹo trongnước Do đó có thể thấy rằng hoạt động logistics cung ứng hàng hóa cho khách hàng làmột hoạt động hết sức quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.Trong những năm qua mặc dù công ty đã có những cải tiến và đạt được một số kết quảnhất định nhưng bên cạnh đó vẫn có một số vấn đề còn tồn tại gây ảnh hưởng đến sựphát triển của công ty Cụ thể:
- Công ty có đội ngũ xe làm công tác vận chuyển nhưng do chất lượng và sốlượng xe vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vận chuyển của công ty nên bị ảnh hưởng tớithời gian giao nhận hàng, bên cạnh đó đôi khi do tiến độ công ty phải đi thuê vận tảibên ngoài Điều này làm tăng chi phí vận chuyển của công ty
Trang 8- Do khả năng dự báo về nhu cầu hàng hóa còn kém nên đôi khi công ty xảy ratình trạng thiếu thừa nguyên vật liệu và thành phẩm Sự yếu kém này sẽ dẫn đến sự giatăng chi phí dự trữ và chi phí kho bãi.
- Những vướng mắc mà công ty đang gặp phải là sự kém hiệu quả trong các hoạtđộng: quản trị vận chuyển, quản trị kho Nhìn rộng ra thì đây chính là sự yếu kémtrong hoạt động quản trị logistics của công ty mà nguyên nhân là do công ty chưa có
sự đầu tư thích đáng về công nghệ kỹ thuật cũng như đào tạo nguồn nhân lực phù hợp Tóm lại hoạt động logistics là một hoạt động cần thiết đối với hầu hết các doanhnghiệp Đặc biệt với các công ty hoạt động bên lĩnh vực sản xuất như chi nhánh công
ty TNHH thực phẩm Orion Vina Công ty sản xuất kinh doanh các mặt hàng bánh kẹonên vấn đề về nhập hàng, kho, vận chuyển, dự trữ, bao bì phục vụ cho quá trình sảnxuất và phân phối là rất quan trọng Để hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục và đạtkết quả cao thì công ty cần quan tâm hơn nữa đến hoạt động logistics của công ty.Nhận thấy tình hình thực tế tại chi nhánh công ty qua thời gian thực tập em đã chọn đềtài luận văn của mình là:
“Tăng cường hiệu lực quản trị logistics tại chi nhánh công ty TNHH thực phẩm Orion Vina”
1.2 Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu thực trạng hoạt động quản trị logistic của chi nhánh công ty TNHHthực phẩm Orion Vina, đề tài tập trung nghiên cứu các hoạt động cụ thể sau:
- Tìm hiểu mức trình độ dịch vụ khách hàng tại chi nhánh công ty TNHH thựcphẩm Orion Vina
- Tình hình triển khai hoạt động vận chuyển hàng hóa cho khách hàng của chinhánh công ty
- Hoạt động dự trữ nguyên vật liệu, thành phẩm của chi nhánh công ty, cụ thể:tìm hiểu về kho, số lượng kho, loại hình kho sử dụng, mức dự trữ
Mục tiêu nghiên cứu:
- Giúp hiểu rõ được bản chất cũng như tầm quan trọng của hoạt động quản trịlogistic tại các công ty kinh doanh
- Khái quát được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh công tyTNHH thực phẩm Orion Vina trong thời gian qua
Trang 9- Đánh giá chung được hoạt động quản trị logistic tại chi nhánh công ty TNHHthực phẩm Orion Vina.
- Đưa ra một số giải pháp và đề xuất nhằm tăng cường hiệu lực quản trị logistictại chi nhánh công ty TNHH thực phẩm Orion Vina
1.3 Phạm vi nghiên cứu
Hệ thống kênh phân phối của chi nhánh công ty được bao phủ toàn bộ khu vựcMiền Bắc Nhưng hoạt động logistics của chi nhánh công ty TNHH thực phẩm OrionVina chỉ giới hạn từ Bắc Ninh đến Hà Nội, Bắc Ninh đến Hải Phòng và Bắc Ninh đếnViệt Trì- Phú Thọ
Chi nhánh công ty TNHH thực phẩm Orion Vina sản xuất, kinh doanh các sảnphẩm bánh kẹo cao cấp Với tính chất riêng của loại mặt hàng này cần được bảo quản
và vận chuyển một cách cẩn thận, tránh làm méo mó, vỡ vụn sản phẩm Do vậy khâuđóng bao bì, bảo quản và vận chuyển là vô cùng quan trọng để sản phẩm đến tay ngườitiêu dùng vẫn giữ được nguyên vẹn đặc tính của nó
Luận văn sử dụng các số liệu từ năm 2007 đến năm 2010 để làm các dữ liệukhảo sát đồng thời các kiến nghị giải pháp được đề nghị từ năm 2011 đến năm 2015
1.4 Kết cấu luận văn tốt nghiệp
Ngoài phần lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ, hình vẽ,danh mục từ viết tắt Nội dung chính của luận văn được chia làm 4 chương:
Chương I: Tổng quan nghiên cứu đề tài tăng cường hiệu lực quản trị logistics tại chinhánh công ty TNHH thực phẩm Orion Vina
Chương II: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về quản trị logistics tại công tykinh doanh
Chương III: Phương pháp nghiên cứu và kết quả phân tích thực trạng hoạt động quảntrị logistic tại chi nhánh công ty TNHH thực phẩm Orion Vina
Chương IV: Kết luận và đề xuất nhằm tăng cường hiệu lực quản trị logistic tại chinhánh công ty TNHH thực phẩm Orion Vina
Trang 10CHƯƠNG 2 TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ
LOGISTICS TẠI CÔNG TY KINH DOANH 2.1 Các khái niệm cơ bản
2.1.1 Khái niệm logistics
Logistics là một thuật ngữ có nguồn gốc Hilạp- logistikos- phản ánh môn khoahọc nghiên cứu tính quy luật của các hoạt động cung ứng và đảm bảo các yếu tố tổchức, vật chất và kỹ thuật (do vậy, một số từ điển định nghĩa là hậu cần) để cho quátrình chính yếu được tiến hành đúng mục tiêu
Logistics hiện đại là một môn khoa học tương đối trẻ so với những ngành chứcnăng truyền thống như marketing, tài chính, hay sản xuất Cuốn sách đầu tiên vềlogistics ra đời năm 1961, bằng tiếng Anh, với tựa đề “Physical distributionmanagement”, từ đó đến nay đã có nhiều định nghĩa khác nhau được đưa ra để kháiquát về lĩnh vực này, mỗi khái niệm thể hiện một góc độ tiếp cận và nội dung khácnhau
Theo quan điểm chuỗi cung ứng: Logistics được hiểu là quá trình tối ưu hóa về
vị trí, vận chuyển và dự trữ các nguồn tài nguyên từ điểm đầu tiên của dây chuyềncung ứng cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng thông qua hàng loạt các hoạt độngkinh tế
Logistics cơ sở kinh doanh là dòng vận động của nguyên liệu giữa các xưởnglàm việc trong nội bộ một cơ sở sản xuất Cơ sở sản xuất đó có thể là một nhà máy,một trạm làm việc trung chuyển, một nhà kho, hoặc một trung tâm phân phối
Logistics công ty là dòng vận động của nguyên vật liệu và thông tin giữa các cơ
sở sản xuất và các quá trình sản xuất trong một công ty
Logistics kinh doanh là một phần của quá trình chuỗi cung ứng, nhằm hoạchđịnh thực thi và kiểm soát một cách hiệu quả và hiệu lực các dòng vận động và dự trữsản phẩm, dịch vụ và thông tin có liên quan từ các điểm khởi đầu đến điểm tiêu dùngnhằm thỏa mãn những yêu cầu của khách hàng
2.1.2 Nhiệm vụ của logistics trong kinh doanh
Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics kinh doanh phải khôngngừng nâng cao chất lượng của mình nhằm đáp ứng được nhu cầu xã hội và đảm nhậnđược vai trò then chốt đối với nền kinh tế, do đó nhiệm vụ của logistics kinh doanh là:
Trang 11- Phải tăng cường chất lượng dịch vụ khách hàng Các cơ sở logistics phải đảmbảo dự trữ thỏa mãn nhu cầu về hàng hóa cho khách hàng cả về cơ cấu, số lượng vàchất lượng.
- Huy động một cách hiệu quả các nguồn lực về con người, tài chính, cơ sở vậtchất, kỹ thuật để đảm bảo tốc độ, sự ổn định và độ linh hoạt trong quá trình cung cấphàng hóa
- Đảm bảo độ tin cậy cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ
- Phải giảm tổng chi phí của cả hệ thống logistics
2.1.3 Vai trò của logistics tại doanh nghiệp và nền kinh tế
2.1.3.1 Vai trò của logistics đối với doanh nghiệp
- Logistics giúp tối ưu hóa các chu trình sản xuất, kinh doanh từ khâu đầu vàođến khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng
- Logistics giúp tiết kiệm và giảm chi phí trong kênh phân phối, tăng khả năngcạnh tranh của doanh nghiệp
- Logistics hỗ trợ đắc lực cho hoạt động Marketing, đặc biệt là Marketing- Mix
Nó giúp phối hợp các biến số Marketing trực tiếp gia tăng sự hài lòng của khách hàng
và gián tiếp làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp
- Logistics giúp hỗ trợ nhà quản lý ra quyết đinh chính xác, kịp thời trong hoạtđộng sản xuất kinh doanh, là một nguồn lợi tiềm tàng cho doanh nghiệp
- Logistics cho phép doanh nghiệp di chuyển hàng hóa và dịch vụ hiệu quả đếnkhách hàng, các hoạt động logistics sẽ tạo điều kiện để đưa hàng hóa đến nơi kháchhàng yêu cầu nhanh nhất với chi phí thấp nhất
2.1.3.2 Vai trò của logistics đối với nền kinh tế
- Logistics là mối liên kết kinh tế xuyên suốt gần như toàn bộ quá trình sản xuất,lưu thông và phân phối hàng hóa
- Logistics hỗ trợ cho luồng chu chuyển các giao dịch kinh tế Nền kinh tế chỉ cóthể phát triển nhịp nhàng, đồng bộ một khi dây chuyền logistics hoạt động liên tục vànhịp nhàng
- Hoạt động logistics hiệu quả góp phần đẩy mạnh kim ngạch xuất nhập khẩugiúp cho nền kinh tế mỗi quốc gia tăng trưởng, phát triển
- Hoạt động logistics hiệu quả làm tăng khả năng cạnh tranh, và thu hút đầu tưnước ngoài của một quốc gia
Trang 122.1.4 Khái niệm quản trị logistics tại Doanh nghiệp
Quản trị logistics là một phần của quá trình chuỗi cung ứng, bao gồm việc lập
kế hoạch, thực hiện và kiểm soát sự di chuyển và dự trữ của các sản phẩm, dịch vụ vàcác thông tin có liên quan một cách hiệu lực và hiệu quả từ các điểm khởi nguồn đếncác điểm tiêu dùng theo yêu cầu đơn đặt hàng của khách hàng – nguồn giáo trình quảntrị logistics- Đại học Thương Mại
Nội dung của quản trị logistics bao gồm những hoạt động:
- Dịch vụ khách hàng: là tất cả những gì mà doanh nghiệp cung cấp cho kháchhàng- người trực tiếp mua hàng hóa và dịch vụ của công ty
- Hệ thống thông tin: là một cấu trúc tương tác giữa con người, thiết bị, cácphương pháp và quy trình nhằm cung cấp các thông tin thích hợp cho các nhà quản trịlogistics với mục tiêu lập kế hoạch, thực thi và kiểm soát logistics hiệu quả
- Dự trữ: là các hình thái kinh tế của sự vận động các sản phẩm hữu hình- vật tư,nguyên liệu, bán thành phẩm, sản phẩm, - trong hệ thống logistics nhằm thỏa mãnnhu cầu của sản xuất và tiều dùng với chi phí thấp nhất
- Vận chuyển: là sự di chuyển hàng hóa trong không gian bằng sức người hayphương tiện vận tải nhằm thực hiện các yêu cầu của mua bán, dự trữ trong quá trìnhsản xuất kinh doanh
- Quản trị kho hàng: kho là loại hình cơ sở logistics thực hiện việc dự trữ, bảoquản và chuẩn bị hàng hóa nhằm cung ứng hàng hóa cho khách hàng với trình độ dịch
Trang 132.2 Nội dung quản trị logistics
2.2.1 Mô hình quản trị logistics kinh doanh
Hình 2.1: Mô hình quản trị logistics cơ bản tại các công ty kinh doanh
2.2.2 Các hoạt động trong quá trình quản trị logistics kinh doanh
2.2 2.1 Dịch vụ khách hàng
Trong quá trình hoạt động logistics, dịch vụ khách hàng chính là đầu ra và làthước đo chất lượng của toàn bộ hệ thống Do đó muốn phát triển logistics phải có sựquan tâm thích đáng đến dịch vụ khách hàng
Trong phạm vi một doanh nghiệp, dịch vụ khách hàng được coi là một trongnhững cách thức nhờ đó công ty có được khả năng phân biệt sản phẩm, duy trì sựtrung thành của khách hàng, tăng doanh thu và lợi nhuận Dịch vụ khách hàng thườngxuyên ảnh hưởng tới mọi lĩnh vực của một doanh nghiệp qua việc cung ứng sự trợgiúp hoặc phục vụ khách hàng nhằm đạt được sự hài lòng cao nhất
Các nhân tố cấu thành dịch vụ khách hàng:
Thời gian: Với người mua, thời gian được đo bằng tổng lượng thời gian từ thời điểmkhách hàng ký đơn đặt hàng tời lúc hàng được giao hay khoảng thời gian bổ xunghàng hóa trong dự trữ Còn người bán cho rằng khoảng thời gian này lại được thể hiệnqua chu kỳ đặt hàng
Độ tin cậy: Nói lên khả năng thực hiện dịch vụ phù hợp và đúng thời hạn ngay lần đầutiên Với một số khách hàng, độ tin cậy có thể quan trọng hơn khoảng thời gian thựchiện đơn đặt hàng Và nó được thể hiện qua các điểm:
Trang 14Dao động thời gian giao hàng: Độ tin cậy thời gian giao hàng ảnh hưởng trực
tiếp tới mức hàng dự trữ trong kho và chi phí thiếu hàng Đưa ra một khung thời gianđáng tin cậy sẽ giảm được một vài bất trắc mà khách hàng phải đối mặt
Phân phối an toàn: Phân phối an toàn một đơn hàng là mục tiêu cuối cùng của
bất cứ hệ thống logistics nào Phân phối hàng hóa không an toàn có thể làm phát sinhchi phí bồi thường hoặc chi phí hoàn trả lại hàng hư hỏng cho người bán để sửa chữa.Mặt khác, nó làm giảm sự hài lòng của khách hàng khi gặp những sản phẩm khôngmong muốn do phải tốn thời gian khiếu nại và chờ sửa chữa những sai sót này Vì vậyviệc giao hàng không an toàn gây cho người mua tổn thất chi phí cao, mất lợi nhuậnhoặc không ổn định sản xuất
Sửa chữa đơn hàng: Độ tin cậy còn bao gồm thực hiện đơn hàng chính xác.
Khách hàng có thể phát hiện những sai sót trong những chuyến hàng mà họ nhậnđược, điều này buộc họ phải đặt lại đơn hàng hoặc phải chọn mua lại từ các nhà cungcấp khác, điều đó gây ra những tổn thất về doanh số hoặc mất đi những cơ hội kinhdoanh tiềm năng
Thông tin: Thông tin là nhân tố liên quan đến các hoạt động giao tiếp, truyền tin chokhách hàng về hàng hóa, dịch vụ, quá trình cung cấp dịch vụ một cách chính xác,nhanh chóng, dễ hiểu Kênh thông tin liên lạc phải được mở liên tục và luôn sẵn sàng
để mọi khách hàng có thể sử dụng nhờ đó mà khách hàng có thể tận dụng dịch vụ hậucần
Sự thích nghi: Thích nghi là cách nói khác về tính linh hoạt của dịch vụ logistics trướcnhững yêu cầu đa dạng và bất thường của khách hàng Do đó doanh nghiệp sẽ làm chokhách hàng hài lòng hơn khi có mức độ linh hoạt cao Sự thích nghi đòi hỏi phải nhận
ra và đáp ứng những yêu cầu khác nhau của khách hàng
Phân loại dịch vụ khách hàng: căn cứ vào hồ sơ khách hàng để sắp xếp thứ tự
ưu tiên và phân loại khách hàng chuẩn bị cho việc tạo ra chính sách dịch vụ kháchhàng và các kích thước đặt hàng trong hoạt động logistics
Các chỉ tiêu đo lường dịch vụ khách hàng:
- Mức độ hài lòng của khách hàng, tần số thiếu hàng, tỷ lệ đầy đủ hàng hóa, tỷ lệhoàn thành các đơn hàng, tốc độ cung ứng, độ ổn định thời gian đặt hàng, tính linhhoạt, khả năng sửa chữa các sai lệch, độ tin cậy dịch vụ
Trang 15- Ngoài ra các chỉ tiêu về tính thuận tiện của đặt hàng, sự an toàn cho hàng hóanhư vận chuyển hàng không gây thiệt hại, các vận đơn chính xác/ hoàn hảo, thực hiệntrả hàng an toàn, cung cấp thông tin nhanh chóng và chính xác, thái độ phục vụ thiệnchí hoặc khả năng nhanh chóng giải quyết các vấn đề nảy sinh cũng được sử dụng đểđánh giá chất lượng phục vụ.
2.2.2.3 Quản trị dự trữ
Để đảm bảo cho quá trình tái sản xuất xã hội diễn ra liên tục, nhịp nhàng thì ởmỗi giai đoạn của quá trình vận động từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng cần phải tíchlũy lại một lượng nhất định nguyên vật liệu, sản phẩm, hàng hóa còn được gọi là dựtrữ Có nhiều nguyên nhân của việc hình thành dự trữ trong đó do sự phân công laođộng xã hội, chuyên môn hóa sản xuất, do sản xuất, vận tải phải đạt đến một quy mônhất định mới mang lại hiệu quả, để cân bằng cung- cầu đối với những mặt hàng cótính thời vụ để đề phòng rủi ro
Các mô hình kiểm tra dự trữ: mỗi một hệ thống có các loại mô hình kiểm tra dựtrữ khác nhau nhằm cung cấp thông tin tình trạng dự trữ để đưa ra quyết định nhậphàng thích hợp Đối với hệ thống “kéo”, có một số các mô hình kiểm tra sau:
- Mô hình kiểm tra thường xuyên: Đây là mô hình phải thường xuyên kiểm tratình trạng và các thông số dự trữ Mô hình này thường áp dụng đối với những sảnphẩm thuộc nhóm A, có tốc độ chu chuyển nhanh Trong đó nhóm A bao gồm nhữngloại hàng tồn kho có giá trị hàng năm cao nhất, chúng có giá trị từ 70- 80% so với tổnggiá trị hàng tồn kho nhưng về mặt số lượng chỉ chiếm 15% tổng số hàng tồn kho
Trang 16- Mô hình kiểm tra định kỳ: Sau một thời gian nhất định thì lại tiến hành kiểmtra dự trữ và xác định các thông số dự trữ Mô hình này thường áp dụng đối với nhữngsản phẩm thuộc nhóm C, có chu kỳ kiểm tra dài ngày.
- Mô hình kiểm tra biến dạng: bao gồm 2 mô hình: mô hình hệ thống chu kỳ đặthàng cố định và mô hình 2 mức dự trữ (min- max)
Hệ thống dự trữ hàng hóa: bao gồm 2 hệ thống
- Hệ thống kéo: là hệ thống dự trữ trong đó, các đơn vị của doanh nghiệp hoạtđộng độc lập, việc hình thành và điều tiết dự trữ do từng đơn vị đảm nhiệm (kéo hútsản phẩm vào dự trữ tại đơn vị) Đây là hệ thống dự trữ phân tán thích hợp với cácdoanh nghiệp hoạt động độc lập trên các thị trường rộng lớn, hoặc việc tập trung quảntrị dự trữ sẽ gây nhiều tốn kém và không hiệu quả
- Hệ thống đẩy: Là hệ thống do một trung tâm điều tiết dự trữ chung (quyếtđịnh đẩy sản phẩm dự trữ vào các đơn vị) Hệ thống này khá phức tạp nhằm tối ưu dựtrữ cho cả hệ thống, trong điều kiện hiện nay do phát triển thông tin, hệ thống này càngđược áp dụng rộng rãi
2.2.2.4 Quản trị hoạt động vận chuyển
Vận chuyển hàng hóa là sự di chuyển hàng hóa trong không gian bằng sứcngười hay phương tiện vận tải nhằm thực hiện các yêu cầu của mua bán, dự trữ trongquá trình sản xuất- kinh doanh
Phân loại vận chuyển:
- Phân loại theo đặc trưng con đường và phương tiện vận tải bao gồm vận tảiđường sắt, đường thủy, đường bộ, đường hàng không và đường ống
- Phân loại theo đặc trưng sở hữu và mức độ điều tiết của nhà nước bao gồmvận chuyển riêng, vận chuyển theo hợp đồng , vận chuyển công cộng
- Phân loại theo khả năng phối hợp các phương tiện vận tải bao gồm vận tải đơnphương thức, vận tải đa phương thức và vận tải đứt đoạn
Các quyết định trong vận chuyển hàng hóa
- Quyết định phương thức vận chuyển: Đó là cách thức di chuyển hàng hóa từnguồn hàng đến khách hàng theo những điều kiện nhất định nhằm hợp lý hóa sự vậnđộng của hàng hóa trong kênh logistics của doanh nghiệp
- Quyết định phương tiện vận tải và con đường vận chuyển: Các quyết định nàyphụ thuộc vào mục đích bổ sung dự trữ vận chuyển hay cung ứng hàng hóa mà quyết
Trang 17định phương tiện vận, con đường vận chuyển, để vận tải sao cho một cách hiệu quảnhất nhằm giảm bớt được chi phí và cũng thỏa mãn tốt nhất nhu cầu cho khách hàng.
- Quyết định chọn đơn vị vận tải: Căn cứ vào việc phân tích nhu cầu dịch vụkhách hàng, vào đặc trưng dịch vụ và chi phí cả từng loại phương tiện, vào khả năngcung ứng của đối thủ cạnh tranh từ đó lựa chọn đơn vị vận tải thích hợp với mục tiêuchiến lược và mạng lưới vận chuyển đã thiết kế
2.2.2.5 Nghiệp vụ kho
Kho chứa là bộ phận trực tiếp thực hiện nhiều nội dung hoạt động logistics củadoanh nghiệp Hoạt động liên quan trực tiếp đến việc tổ chức, bảo quản hàng hóa dựtrữ, chuẩn bị lô hàng theo yêu cầu kinh doanh của doanh nghiệp
Vai trò của quản trị nghiệp vụ kho hàng:
- Đảm bảo liên tục của quá trình sản xuất và phân phối hàng hóa
- Góp phần giảm chi phí sản xuất, vận chuyển, phân phối
- Hỗ trợ quá trình cung cấp dịch vụ khách hàng
- Hỗ trợ việc thực hiện quá trình “logistics ngược”
Nội dung quá trình nghiệp vụ kho hàng hóa:
- Nghiệp vụ tiếp nhận hàng
- Quá trình tác nghiệp trong kho
- Nghiệp vụ phát hàng
2.2.2.6 Nghiệp vụ bao bì hàng hóa
Bao bì là phương tiện đi theo hàng để bảo quản, bảo vệ, vận chuyển và giới thiệuhàng hóa từ sản xuất đến khi tiêu thụ
Yêu cầu đối với bao bì hàng hóa:
- Phải giữ gìn nguyên vẹn về số lượng và chất lượng sản phẩm
- Phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc xếp dỡ, vận chuyển, bảo quản, tiêu dùngsản phẩm, góp phần nâng cao năng suất lao động
- Phải tạo điều kiện để sử dụng triệt để diện tích và dung tích nhà kho
- Phải tạo điều kiện để đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe cho nhânviên
- Đảm bảo chi phí hợp lí
Quá trình nghiệp vụ bao bì:
- Tiếp nhận bao bì
Trang 18- Mở và bảo quản bao bì
- Hoàn trả và tiêu thụ bao bì đã qua sử dụng
2.2.2.7 Quản trị mua hàng
Mua là hệ thống các mặt công tác nhằm tạo nên lực lượng vật tư, nguyên liệu, hànghóa cho doanh nghiệp, đáp ứng các yêu cầu dự trữ và bán hàng với tổng chi phí thấpnhất
Quá trình nghiệp vụ mua
- Quyết định mua
- Xác định nhà cung ứng
- Đặt hàng, ký hợp đồng mua
- Nhập hàng
- Đánh giá sau mua
2.3 Nhân tố ảnh hưởng hiệu lực quản trị logistics
Trong lĩnh vực sản xuất, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu lực quản trị logisticsbao gồm:
Nhân tố nội tại:
- Nhân tố quản lý: Muốn tăng cường hiệu lực quản trị logistics, trước tiên doanhnghiệp cần quản lý tốt từng khâu trong hoạt động logistics của mình Quản lý tốt từngkhâu, nắm bắt kịp thời thông tin chính xác để từ đó có thể đưa ra quyết định đúng,không gây tổn thất cho công ty
- Nhân tố nguồn lực: Đối với bất cứ doanh nghiệp sản xuất nào, nguồn nhân lựccũng chính là yếu tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp Doanh nghiệp muốntăng cường hiệu lực quản trị logistics trước hết doanh nghiệp cần tăng cường nguồnnhân lực có chất lượng cao, giúp doanh nghiệp hoạt động và điều hành bộ máylogistics một cách hiệu quả nhất Nếu nhân sự giữa các bộ phận kho, vận chuyển, dựtrữ đều là những người có trình độ và được đào tạo một cách bài bản thì họ sẽ dễ dànghoàn thành nhiệm vụ, chỉ tiêu mà công ty giao cho họ Bên cạnh đó trong công việc họluôn sáng tạo, tìm tòi những phương pháp, cách làm hiệu quả nhất giúp ích cho côngviệc của mình đồng thời tăng năng suất lao động Do đó công ty nên có những chínhsách tuyển dụng cũng như giữ chân những người tài, cho họ môi trường làm việcchuyên nghiệp và những chế độ đãi ngộ phù hợp giúp họ gắn bó với công ty hơn
Trang 19- Cơ sở vật chất: Gồm cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng thông tin và cơ sở hạtầng phục vụ sản xuất Các cơ sở này cần phải được phối hợp với nhau một cách đồng
bộ giúp cho sự liên kết giữa các bộ phận được dễ dàng hơn Nếu một trong những cơ
sở trên không được đầu tư và quan tâm thì sẽ gây gián đoạn trong hoạt động logisticscủa công ty Do vậy muốn tăng cường hiệu lực quản trị logistics công ty cần quan tâmđến cơ sở hạ tầng thông tin, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và cơ sở vật chất kỹ thuậtnhiều hơn nữa Công ty nên có những chính sách cụ thể về việc nâng cấp, đầu tư cơ sở
hạ tầng để đảm bảo, phục vụ tốt nhất cho hoạt động logistics của công ty Ngoài những
cơ sở hạ tầng trên còn cơ sở giao thông vận tải, là cơ sở hạ tầng quan trọng trong việcphát triển dịch vụ logistics, nếu cơ sở hạ tầng yếu kém sẽ làm cho chi phí của dịch vụlogistics cao lên, làm ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như hiệu quả của quản trịlogistics tại doanh nghiệp sản xuất Do đó muốn tăng cường hiệu lực quản trị logisticscần phải có sự kết hợp giữa nhà nước với doanh nghiệp trong việc đầu tư cơ sở hạ tầnggiúp cho hàng hóa được lưu thông một cách thuận tiện và nhanh chóng với chi phí rẻnhất đến tay người tiêu dùng
- Vốn: Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào yếu tố vốn cũng vô cùng quan trọng Nóquyết định sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp Trong quản trị logistics,doanh nghiệp cần có năng lực tài chính nhất định để nâng cao hiệu lực quản trịlogistics Chẳng hạn như đầu tư máy móc trang thiết bị phục vụ cho hoạt động vậnchuyển một cách nhanh chóng và thuận tiện, hay đầu tư xây dựng thêm các kho bảoquản hàng hóa một cách tốt nhất Muốn làm được những điều đó đòi hỏi doanh nghiệpphải có năng lực tài chính tốt
- Đặc điểm khách hàng: Với mọi đối tượng khách hàng là cá nhân, hay tổ chứcđều ảnh hưởng đến việc tăng cường hiệu lực quản trị logistics của doanh nghiệp Giữadoanh nghiệp và khách hàng cần có sự phối hợp nhịp nhàng, trao đổi và cung cấp chonhau những thông tin nhanh, chính xác nhất giúp cho hoạt động logistics của doanhnghiệp hiệu quả hơn Chẳng hạn như doanh nghiệp nhận được những thông tin vềhàng hóa từ khách hàng qua từng thời điểm, doanh nghiệp có thể đưa ra những chínhsách dự trữ tốt để luôn đảm bảo lượng hàng cung ứng cho khách hàng
- Đối thủ cạnh tranh: Doanh nghiệp phải biết rõ đối thủ cạnh tranh của mình là ai
để từ đó đưa ra những quyết định hợp lý Biết rõ đối thủ cạnh tranh đã làm như thế nào
Trang 20để phân phối hàng hóa đến khách hàng của họ và mức độ hài lòng khách hàng của đốithủ cạnh tranh để từ đó doanh nghiệp đưa ra những chính sách những ưu đãi hợp lýhơn nhằm tăng cường hiệu lực quản trị logistics.
- Pháp luật và chính sách quản lý: Để phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranhcủa doanh nghiệp trong quá trình hội nhập cần xây dựng hành lang, khung pháp lý mở
và chọn lọc, đảm bảo tính nhất quán, thông thoáng và hợp lý trong các văn bản, quyđịnh liên quan đến lĩnh vực logistics với mục đích tạo cơ sở cho một thị trườnglogistics minh bạch Từ đó giúp các doanh nghiệp có cơ hội tăng cường hiệu lực quảntrị logistics của mình hơn
2.4 Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của những công trình năm trước.
Từ khi thành lập đến nay, chi nhánh công ty TNHH thực phẩm Orion Vinathường xuyên đón nhận các sinh viên từ rất nhiều trường đại học trên địa bàn thànhphố Hà Nội về thực tập Tuy nhiên chưa có sinh viên nào có đề tài nghiên cứu về hoạtđộng logistics của chi nhánh công ty Mặt khác, qua thời gian thực tập tại chi nhánhcông ty em thấy hoạt động logistics của chi nhánh công ty còn gặp phải một số vấn đềkhó khăn nên em đã lựa chọn đề tại nghiên cứu về tăng cường hiệu lực quản trịlogistics tại chi nhánh công ty TNHH thực phẩm Orion Vina
Trang 21CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ LOGISTICS TẠI CHI NHÁNH
CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM ORION VINA3.1 Phương pháp thu thập và xử lý thông tin hoạt động quản trị logistics tại chi nhánh công ty TNHH thực phẩm Orion Vina
3.1.1 Phương pháp thu thập thông tin
Phương pháp quan sát: Trong thời gian thực tập tại chi nhánh công ty TNHH thựcphẩm Orion Vina em đã thực hiện việc quan sát công việc của cán bộ công nhân viên trongchi nhánh công ty để hiểu tổng quan các hoạt động và hiện trạng của chi nhánh công ty
Phương pháp nghiên cứu tại bàn: Bằng phương pháp này em đã được các phòng bantrong công ty là phòng bán hàng, phòng logistics và phòng kế toán tài chính cung cấp chotài liệu và số liệu có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh công ty
Phương pháp phỏng vấn kết hợp với sử dụng bảng câu hỏi: Một số thông tin về hoạtđộng logistics như: kho và vận chuyển của chi nhánh công ty, việc phân bố kho, số lượngkho … được thu thập bằng cách đưa ra các câu hỏi cho nhân viên phòng logistics của chinhánh công ty
3.1.2 Phương pháp xử lý thông tin
Phương pháp so sánh: là phương pháp so sánh và đối chiếu các chỉ tiêu về tình hìnhhoạt động kinh doanh của chi nhánh công ty qua các các năm hay so sánh doanh thu, khốilượng hàng bán của hoạt động này so với hoạt động khác hoặc so với tổng doanh thu, lợinhuận của cả chi nhánh công ty
Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân tích những kết quả hoạt động sản xuất kinhdoanh trong các bảng báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, kếtquả trong phiếu điều tra trắc nghiệm, phỏng vấn chuyên sâu, kết hợp giữa lý luận và thựctiễn một cách khoa học Sau khi phân tích các thông tin đã thu thập được cần tổng hợp, chọnlọc những thông tin một cách logic phù hợp với nội dung đề tài nghiên cứu
Ngoài ra để xử lý tốt dữ liệu thì việc vận dụng nguyên lý cơ bản của tư duy đổi mới,phương pháp tiếp cận hệ thống logic, phương pháp ngoại suy, phương pháp phân tích thống
kê miêu tả nhằm mục đích nghiên cứu và đặt nó trong môi trường kinh doanh của chi nhánhcông ty
Trang 223.2 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến hoạt động quản trị logistics tại chi nhánh công ty TNHH thực phẩm Orion Vina
3.2.1 Đánh giá tổng quan về hoạt động sản xuất kinh doanh tại chi nhánh công ty TNHH thực phẩm Orion Vina
3.2.1.1 Khái quát chức năng, nhiệm vụ, tổ chức chi nhánh công ty TNHH thực phẩm Orion Vina
Chi nhánh công ty TNHH thực phẩm Orion Vina – tại Hà Nội được thành lập theogiấy phép đầu tư số 321/GP–KCN–BD do Ban Quản lý các khu công nghiệp Bình Dươngcấp ngày 22/09/2005
Địa chỉ chi nhánh: Tầng 17- Toàn nhà Hòa Bình- 106 Hoàng Quốc Việt- Cầu Giấy- HàNội
Loại hình Doanh nghiệp: Doanh nghiệp TNHH 100% vốn đầu tư nước ngoài
Chức năng của chi nhánh công ty TNHH thực phẩm Orion Vina: Chi nhánh công ty
TNHH thực phẩm Orion Vina là đại diện bán hàng của công ty TNHH thực phẩm OrionVina tại miền Bắc Chi nhánh công ty trực tiếp sản xuất và phân phối các sản phẩm củacông ty tới các nhà phân phối, thực hiện các chiến lược kinh doanh do công ty đề ra
Với nhiệm vụ đó là: tổ chức sản xuất, phân phối các sản phẩm của công ty trên địa
bàn các tỉnh miền Bắc.Ngoài ra chi nhánh công ty TNHH thực phẩm Orion vina đưa ranhững chương trình, công cụ xúc tiến bán nhằm thúc đẩy và phát triển thị trường phía Bắc
Bộ máy tổ chức chi nhánh công ty TNHH thực phẩm Orion Vina
Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của chi nhánh công ty TNHH thực
phẩm Orion Vina
Trang 23Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của chi nhánh công ty TNHH thực phẩmOrion Vina đứng đầu là giám đốc chi nhánh, sau đó là các phòng logistics, marketing,bán hàng và kế toán Mỗi phòng đều đảm nhiệm chức năng và nhiệm vụ riêng củamình.
Riêng đối với phòng logistics của chi nhánh công ty bao gồm bộ phận sản xuất,
bộ phận kho và vận chuyển Nhiệm vụ của phòng là đảm bảo từ khâu sản xuất đếnkhâu vận chuyển cho khách hàng một cách hợp lý, nhanh và chính xác nhất
Cơ cấu lao động của chi nhánh công ty TNHH thực phẩm Orion Vina:
Bảng 3.1 cơ cấu lao động của chi nhánh công ty TNHH thực phẩm Orion Vina
Qua bảng 3.2 ta có thể thấy đội ngũ cán bộ công nhân viên trong chi nhánhcông ty đa số là những người trẻ tuổi Tổng số nhân viên của chi nhánh 1440 người,trong đó độ tuổi từ 20 đến 35 có 1179 người và 261 người trong độ tuổi lớn hơn 35tuổi Số người có trình độ đại học có 106 người, số người có trình độ thấp hơn bậc đạihọc có 1334 người (đa số là công nhân lao động phổ thông trong nhà máy) Với mộtđội ngũ công nhân viên trẻ trung giúp cho chi nhánh công ty TNHH thực phẩm Orionluôn hoàn thành tốt kế hoạch, nhiệm vụ đặt ra
3.2.1.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Qua bảng 3.1, ta có thể thấy năm 2009 chi nhánh công ty TNHH thực phẩmOrion Vina hoạt động không hiệu quả bằng năm 2008 và năm 2010 Năm 2009, lợinhuận sau thuế là 18,854,226,747 VNĐ, năm 2008, lợi nhuận sau thuế là21,212,208,266 VNĐ, năm 2010, lợi nhuận sau thuế là 22,154,849,127 VNĐ Nguyênnhân là do ảnh hưởng của sự lạm phát khiến sức mua của người tiêu dùng giảm, mặtkhác nguyên liệu đầu vào chủ yếu được nhập khẩu lại tăng giá nên đã ảnh hưởng đôi chútđến lợi nhuận của công ty Nhưng nhìn chung doanh thu thuần của chi nhánh công ty
Trang 24TNHH thực phẩm Orion Vina mỗi năm đều tăng lên đáng kể điều đó cũng chứng tỏ phầnnào sự cố gắng mà toàn bộ ban lãnh đạo cũng như toàn thể cán bộ công nhân viên của chinhánh đã làm Mặt khác, chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2010 tăng hơn 1 tỷ so với năm
2009, năm 2009 tăng gần 4 tỷ so với năm 2008 Điều này cho thấy sự quan tâm của lãnhđạo doanh nghiệp tới cán bộ công nhân viên của công ty tăng lên, làm cho các nhân viênyêu công việc của mình và gắn bó với doanh nghiệp hơn
(OFV) Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Trang 25trước thuế
(50=30+40)
15 Chi phí thuế
TNDN hiện hành 51 7,384,949,709 3,230,240,254 3,374,595,49316
Lợi nhuận sau
Đặc điểm mặt hàng kinh doanh
Chi nhánh công ty TNHH thực phẩm Orion Vina sản xuất và kinh doanh cácsản phẩm bánh kẹo Mặt hàng kinh doanh của chi nhánh công ty được chia làm 3nhóm chính, mỗi nhóm gồm những sản phẩm chính như: bánh chocopie, custas, custasitalian, freshpie, goute, marion, chocochip, diget và các loại snack như: ostar, toonies,swing, marineboy
Chi nhánh công ty đang nỗ lực cho ra nhiều sản phẩm mới phục vụ nhu cầu đadạng của người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ Chỉ tính riêng năm nay công ty đã chonghiên cứu thành công 1 loại snack mới đó là Marineboy, theo điều tra cho thấy loạisnack này được các em trong độ tuổi vị nhi đồng rất yêu thích bởi sản phẩm được thiết
kế với vẻ bề ngoài lạ mắt phù hợp với lứa tuổi các em, khi ăn có cảm giác giòn, cayvới vị lạ miệng Ngoài ra công ty thường xuyên nghiên cứu phát triển thêm các nhánhsản phẩm khác như bánh custas thì có custas và custas Italian hay Ostar thì có rất nhiều
vị như bít tết, kim chi, tảo biển, muối vv Nhìn chung, ta thấy cơ cấu sản phẩm củacông ty đa dạng, phong phú phù hợp mới mọi người tiêu dùng