Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài Qua quá trình thực tập tại Công ty vận tải biển Đông cùng với những kiến thức đã tích lũy được ở trường Đại học Thương mại em đã nhận thức được tầ
Trang 1CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LỢI NHUẬN VÀ PHÂN
mà tất cả các doanh nghiệp đều vươn tới, là yếu tố cơ bản quyết định đến sự tồn tại
và phát triển của doanh nghiệp Lợi nhuận không chỉ là nguồn vốn quan trọng đểdoanh nghiệp có thể thực hiện tái sản xuất mở rộng hoặc đầu tư theo chiều sâu chohoạt động kinh doanh mà còn là nguồn tài chính để thực hiện nghĩa vụ nộp thuế choNhà nuớc và cải thiện, nâng cao đời sống cho người lao động Mặt khác, mức lợinhuận cao thể hiện tiềm lực tài chính của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp khẳngđịnh được vị thế, uy tín của mình trên thương trường Bởi vì doanh nghiệp có lợinhuận cao chứng tỏ doanh nghiệp biết khai thác và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lựccủa mình, các chính sách, chiến lược kinh doanh là đúng đắn, doanh nghiệp đang điđúng hướng Nhờ vậy doanh nghiệp càng củng cố được lòng tin của khách hàng,nhà cung cấp, người lao động, có thể huy động vốn một cách dễ dàng từ các tổ chứctín dụng, các đối tượng khác bên ngoài doanh nghiệp Từ đó doanh nghiệp càng có
cơ hội để phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh Vấn đề tối
Trang 2thấy được những kết quả, thành tích đã đạt được và những mâu thuẫn còn tồn tạitrong quá trình hoạt động kinh doanh, phân tích những nguyên nhân khách quancũng như chủ quan để tìm ra các biện pháp nâng cao lợi nhuận là vấn đề hết sứcquan trọng và cần thiết với các doanh nghiệp.
1.1.2 Về góc độ thực tiễn
Vận tải biển là một ngành nóng và sẽ phát triển rất rộng trong tương lai vì nó
là một phương tiện để nối liền các nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới TạiCông ty vận tải biển Đông, em thấy hiệu quả kinh doanh của công ty thời gian gầnđây không tốt Công ty bỏ ra những khoản chi phí lớn nhưng lợi nhuận thu đượckhông cao Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 công ty phải đối mặtvới nhiều khó khăn Qua phỏng vấn Tổng giám đốc công ty - ông Nguyễn NgọcÁnh cho biết tốc tăng lợi nhuận kinh doanh của công ty giảm đáng kể so với mấynăm trước Vì vậy, Ông và cả 100% người được điều tra khảo sát bằng việc sử dụngphiếu điều tra đều cho rằng công tác phân tích lợi nhuận thật sự rất cần thiết đối vớicông ty nhất là trong giai đoạn hiện nay để tìm ra giải pháp nâng cao lợi nhuận, đưacông ty thoát khỏi tình trạng này
1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài
Qua quá trình thực tập tại Công ty vận tải biển Đông cùng với những kiến thức
đã tích lũy được ở trường Đại học Thương mại em đã nhận thức được tầm quantrọng của công tác phân tích lợi nhuận và ý nghĩa của việc tăng lợi nhuận trongdoanh nghiệp nói chung và Công ty vận tải biển Đông nói riêng Vì vậy em chọn đề
tài: “Phân tích lợi nhuận tại công ty vận tải biển Đông” làm đề tài luận văn tốt
nghiệp của mình Em hy vọng những nghiên cứu, phân tích và các giải pháp em đưa
ra sẽ giúp ích cho các nhà quản trị, đóng góp một phần vào việc tăng lợi nhuận chocông ty
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu nhằm đạt được 3 mục tiêu cơ bản sau:
Thứ nhất, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về lợi nhuận và phân tích
lợi nhuận
Trang 3Thứ hai, khảo sát và phân tích thực trạng lợi nhuận tại Công ty vận tải biển
Đông nhằm đánh giá những kết quả đã đạt được, phát hiện những mặt còn hạn chế
và nguyên nhân của những hạn chế đó
Thứ ba, trên cơ sở những kết quả đã đạt được từ việc phân tích lợi nhuận của
công ty đề ra những giải pháp thiết thực giúp công ty nâng cao lợi nhuận
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: vấn đề nghiên cứu là lợi nhận và các giải pháp tăng lợi nhuận
Về không gian: vấn đề được nghiên cứu tại Công ty vận tải biển Đông
Về thời gian: số liệu được lấy ở công ty trong 2 năm gần đây 2009 - 2010
1.5 Kết cấu luận văn
Luận văn gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về lợi nhuận và phân tích lợi nhuận
Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về lợi nhuận và phân tích lợi nhuận.Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và kết quả phân tích thực trạng lợi nhuậntại Công ty vận tải biển Đông
Chương 4: Các kết luận và đề xuất nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty vậntải biển Đông
Trang 4CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ LỢI
NHUẬN VÀ PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN
2.1 Một số khái niệm cơ bản
- Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả kinh tế của các hoạt độngsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó là khoản chênh lệch giữa các khoản thunhập thu được và các khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt được thu nhập đótrong một kỳ nhất định
( Giáo trình tài chính doanh nghiệp của PGS.TS Đinh Văn Sơn, trường Đạihọc Thương Mại, xuất bản năm 2006)
- Lợi nhuận kế toán: Là lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ, trước khi trừ thuế thunhập doanh nghiệp, được xác định theo quy định của chuẩn mực kế toán và chế độ
(Chuẩn mực số 14 - Doanh thu và thu nhập khác ban hành theo Quyết định số149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ Tài chính)
Là tổng giá trị của các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được hoặc
sẽ thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh thôngthường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu Các khoản thu hộbên thứ ba không phải là nguồn lợi ích kinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữu củadoanh nghiệp sẽ không được coi là doanh thu
( Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006)
- Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ: Là toàn bộ tiền bán sảnphẩm hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong kỳ sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừdoanh thu như chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả
Trang 5lại Doanh thu bán hàng bao gồm thuế GTGT của những hàng hóa tính theophương pháp trực tiếp hoặc những hàng hóa không thuộc diện chịu thuế GTGT,không bao gồm thuế GTGT của những hàng hóa thuộc diện chịu thuế GTGT theophương pháp khấu trừ.
- Các khoản giảm trừ doanh thu:
Chiết khấu thương mại: Là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết chokhách hàng mua hàng với khối lượng lớn
Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kémphẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu
Giá trị hàng bán bị trả lại: Là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêuthụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán
Các loại thuế gián thu: thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, thuế tiêuthụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu
- Giá vốn hàng bán: Là giá bao gồm những chi phí mà bên bán đã bỏ ra để sảnxuất hoặc mua vào bán ra, không tính lãi Thường được dùng để tính toán hơn làdùng để mua bán; chỉ trong một vài quan hệ mua bán đặc biệt, người bán mới chấpnhận bán theo giá vốn
( Giáo trình tài chính doanh nghiệp của PGS.TS Đinh Văn Sơn, Trường Đạihọc Thương Mại, xuất bản năm 2006)
- Doanh thu từ hoạt động tài chính bao gồm: doanh thu lãi tiền gửi, cho vay,tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia từ hoạt động liên doanh liên kết, lãi tỷgiá hối đoái, chiết khấu thanh toán được hưởng, lãi do bán trả góp và doanh thu hoạtđộng tài chính khác, trong đó lãi đầu tư mua bán chứng khoán là số chênh lệch giữagiá bán lớn hơn giá mua, lãi trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu, doanh thu từ hoạt độngmua bán ngoại tệ là số chênh lệch giữa giá ngoại tệ bán ra lớn hơn so với giá ngoại
tệ mua vào
- Chi phí hoạt động tài chính bao gồm các khoản chi phí hoặc khoản lỗ liênquan đến hoạt động đầu tư tài chính, chi phí vốn, chi phí góp vốn liên doanh, liên
Trang 6chi phí dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán, lỗ do mua bán ngoại tệ, lỗ tỉ giá hốiđoái.
- Chi phí bán hàng: Là toàn bộ chi phí cần thiết liên quan đến quá trình tiêu thụsản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trong kỳ
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là những khoản chi phí liên quan đến quản lýbao gồm quản lý kinh doanh và quản lý tài chính
- Thu nhập từ hoạt động khác: Là những khoản thu nhập bất thường ngoài cáckhoản thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động đầu tư tài chính: thu nhập
do được phạt các hợp đồng kinh tế, thu từ nhượng bán thanh lý tài sản cố định, thuhồi các khoản nợ khó đòi nay thu hồi được
- Chi phí từ hoạt động khác: Là những khoản chi phí bất thường ngoài cáckhoản chi phí phục vụ cho hoạt động kinh doanh hoặc đầu tư tài chính: chi phạtthuế, tiền phạt do doanh nghiệp vi phạm hợp đồng, chi cho thanh lý, nhượng bán tàisản, giá trị tài sản bị tổn thất do quỹ dự phòng tài chính không đủ bù đắp chi phíkinh doanh
2.2 Một số lý luận về lợi nhuận và phân tích lợi nhuận
2.2.1 Kết cấu lợi nhuận
Lợi nhuận trong doanh nghiệp thương mại được hình thành từ các nguồn:
- Lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh: Hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp là hoạt động đầu tư vốn nhằm tìm kiếm lợi nhuận theonhững mục tiêu được xác định sẵn, bao gồm hai hoạt động sau:
Lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh hàng hóa và dịch vụ:Lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ được hình thành từviệc thực hiện chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của doanh nghiệp, những nhiệm vụnày được ghi trong quyết định thành lập doanh nghiệp Bộ phận lợi nhuận nàychiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng lợi nhuận của doanh nghiệp
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: Ngoài lĩnh vực sản xuất kinhdoanh, các doanh nghiệp còn có thể tham gia vào hoạt động đầu tư tài chính Hoạtđộng tài chính là hoạt động đầu tư vốn ra bên ngoài doanh nghiệp như: góp vốn
Trang 7liên doanh liên kết kinh tế; mua bán trái phiếu, cổ phiếu, cho thuê tài sản, lãi tiềngửi và lãi cho vay thuộc nguồn vốn kinh doanh…Các khoản lợi nhuận thu được từhoạt động này góp phần làm tăng tổng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Lợi nhuận từ hoạt động khác: Là các khoản lãi thu được từ các hoạt độngriêng biệt khác ngoài những hoạt động sản xuất kinh doanh nói trên Những khoảnlãi này phát sinh không thường xuyên, doanh nghiệp không dự kiến trước hoặc có
dự kiến nhưng ít có khả năng thực hiện Lợi nhuận khác thường bao gồm: lợi nhuậnthu được từ các khoản phải trả không xác định được chủ nợ; thu hồi các khoản nợkhó đòi đã được duyệt bỏ; các khoản thu từ bán vật tư tài sản thừa sau khi đã bù trừhao hụt mất mát, lãi thu từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định; tiền được phạt;được bồi thường;…
2.2.2 Phương pháp xác định lợi nhuận
Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh:
CP hoạtđộng TC _
CP bán
CPquản
lý DNTrong đó:
Giá vốn hàngbán
Đối với hoạt động khác:
2.2.3 Vai trò của lợi nhuận
- Lợi nhuận có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp; một trongnhững mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp là lợi nhuận, nếu một doanh nghiệp bị
Trang 8- Lợi nhuận là nguồn tài chính quan trọng đảm bảo cho doanh nghiệp tăngtrưởng một cách ổn định, vững chắc, đồng thời cũng là nguồn thu quan trọng củaNgân sách Nhà nước.
- Lợi nhuận còn là nguồn lực tài chính chủ yếu để cải thiện đời sống vật chất
và tinh thần của người lao động trong doanh nghiệp
- Lợi nhuận là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh hiệu quả của toàn bộhoạt động sản xuất kinh doanh, việc giảm chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm sẽlàm cho lợi nhuận tăng lên một cách trực tiếp khi các điều kiện khác không đổi Do
đó, lợi nhuận là một chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp
- Việc xác định chính xác lợi nhuận có vai trò rất quan trọng đối với doanhnghiệp Nó đảm bảo phản ánh đúng kết quả hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm), là cơ sở cho việc đánh giánăng lực hoạt động của doanh nghiệp trên thương trường, đồng thời là cơ sở choviệc phân phối đúng đắn lợi nhuận tạo ra để đảm bảo cho quá trình tái sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục
2.2.4 Mục đích phân tích lợi nhuận
- Nhận thức, đánh giá đúng đắn, toàn diện và khách quan tình hình thực hiệncác chỉ tiêu lợi nhuận, thấy được những kết quả, thành tích đã đạt được và nhữngmâu thuẫn tồn tại trong quá trình hoạt động kinh doanh và quản lý kinh tế Từ đóphân tích những nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan và đề ra được nhữngchính sách, biện pháp quản lý thích hợp nhằm tăng lợi nhuận
- Nhận thức và đánh giá tình hình phân phối lợi nhuận và sử dụng lợi nhuận,qua đó thấy được tình hình chấp hành các chế độ, chính sách về kinh tế - tài chínhcủa Nhà nước (các chính sách thuế), của ngành và chính sách phân phối lợi nhuậncủa doanh nghiệp
2.2.5 Nguồn tài liệu sử dụng trong phân tích lợi nhuận
- Phiếu điều tra trắc nghiệm, phỏng vấn
- Bảng cân đối kế toán
Trang 9- Báo cáo kết quả kinh doanh.
- Các tài liệu về kế hoạch lợi nhuận của doanh nghiệp; các chế độ chính sáchtài chính của Nhà nước, của ngành
2.2.6 Các nội dung phân tích lợi nhuận theo lý luận
2.2.6.1 Phân tích tình hình lợi nhuận theo các nguồn hình thành
Lợi nhuận doanh nghiệp thương mại, dịch vụ được hình thành từ các nguồn:
- Lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh bao gồm: Lợi nhuận bán hàng hóa,sản phẩm và cung cấp dịch vụ; Lợi nhuận hoạt động tài chính
- Lợi nhuận khác: Lợi nhuận từ các nguồn khác ngoài hoạt động kinh doanh Mục đích phân tích: Nhằm nhận thức, đánh giá tổng quát tình hình thực hiệncác chỉ tiêu kế hoạch lợi nhuận và cơ cấu tỷ trọng lợi nhuận theo từng nguồn, qua
đó thấy được mức độ hoàn thành, số chênh lệch tăng giảm
Căn cứ, phương pháp phân tích: phân tích tình hình lợi nhuận theo các nguồnhình thành được thực hiện trên cơ sở áp dụng phương pháp so sánh và lập biểu sosánh các chỉ tiêu thực hiện kỳ này so với kỳ trước căn cứ vào Báo cáo kết quả hoạtđộng sản xuất kinh doanh theo mẫu B02/DN, ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006
2.2.6.2 Phân tích tình hình lợi nhuận hoạt động kinh doanh
a Phân tích chung tình hình lợi nhuận hoạt động kinh doanh
Phân tích chung tình hình lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đánhgiá tình hình tăng giảm các chỉ tiêu xác định lợi nhuận trên cơ sở áp dụng phươngpháp so sánh và lập biểu so sánh giữa các số liệu thực hiện với kế hoạch hoặc sosánh với các số liệu cùng kỳ năm trước
b Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động kinh doanh
Mục đích phân tích: để thấy được những nhân tố nào ảnh hưởng tăng đến lợinhuận thì doanh nghiệp tiếp tục khai thác, sử dụng, còn những nhân tố nào ảnhhưởng giảm đến lợi nhuận thì doanh nghiệp cần tìm những biện pháp khắc phụctrong kỳ kinh doanh tới
Trang 10LN hoạt
động KD =
DTBH&
CCDV
-Cáckhoảngiảmtrừ DT
-Giávốnhàngbán
+ DT tàichính -
CPTàichính
-CPbánhàng
- Chi phíquản lý
Dựa vào công thức tính lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh, ta thấy có 7nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận hoạt động kinh doanh trong đó chỉ tiêu doanh thubán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu tài chính có mối quan hệ thuận chiều vớilợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh; các chỉ tiêu còn lại có mối quan hệ ngượcchiều với lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh
Phương pháp phân tích : Để phân tích nội dung này ta sử dụng phương phápcân đối kết hợp với phương pháp so sánh để tính mức chênh lệch kỳ báo cáo so với
kỳ gốc Từ đó phản ánh trực tiếp ảnh hưởng của từng nhân tố đến lợi nhuận hoạtđộng sản xuất kinh doanh theo tính chất thuận nghịch
2.2.6.3 Phân tích tình hình lợi nhuận hoạt động đầu tư tài chính
Lợi nhuận hoạt động tài chính là lợi nhuận thu được từ các hoạt động tài chínhbao gồm:
- Hoạt động đầu tư chứng khoán: đầu tư cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, kỳphiếu và các loại chứng khoán khác
- Đầu tư góp vốn liên doanh, liên kết
- Đầu tư cho vay vốn, bao gồm cả tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn
- Đầu tư kinh doanh ngoại hối, vàng , đá quý
Mục đích phân tích: nhằm đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu theo nguồnhình thành, qua đó thấy được mức độ hoàn thành các chỉ tiêu, số chênh lệch tănggiảm và nguyên nhân tăng giảm Các số liệu phân tích lợi nhuận hoạt động tài chính
là cơ sở, căn cứ cho việc đề ra những giải pháp nâng cao hiệu quả các hoạt động tàichính
Phương pháp phân tích: sử dụng phương pháp so sánh và lập biểu so sánh giữa
số thực hiện kỳ báo cáo với số kế hoạch hoặc số thực hiện kỳ trước để thấy đượcmức độ hoàn thành, chênh lệch tăng giảm bằng số tiền và tỷ lệ % Để giải thích
Trang 11được nguyên nhân tăng giảm ta cần phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuậnhoạt động đầu tư tài chính.
2.2.6.4 Phân tích tình hình lợi nhuận khác
Phương pháp phân tích là so sánh và lập biểu so sánh giữa thu nhập với chi phí
để xác định kết quả sau đó so sánh giữa năm báo cáo với năm trước để thấy đượctình hình tăng giảm
2.2.6.5 Phân tích tình hình lợi nhuận theo các đơn vị trực thuộc
Mục đích phân tích: Nhằm thấy được mức độ thực hiện các chỉ tiêu kế hoạchlợi nhuận của từng đơn vị và thấy được mức độ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanhchung của doanh nghiệp Từ đó đề ra những chính sách và biện pháp quản lý thíchhợp cho từng đơn vị trong kỳ tới
Căn cứ phân tích: Phân tích tình hình lợi nhuận theo đơn vị trực thuộc căn cứvào các số liệu kế hoạch và hạch toán chi tiết chỉ tiêu doanh thu bán hàng, chi phí
và kết quả kinh doanh theo từng đơn vị
Phương pháp phân tích: Để phân tích ta tính toán, xác định các chỉ tiêu lợinhuận, tỷ suất lợi nhuận của từng đơn vị trực thuộc ở các kỳ, sau đó so sánh sự tănggiảm về số tiền, tỷ lệ và tỷ suất lợi nhuận
2.2.6.6 Phân tích tình hình phân phối lợi nhuận
Lợi nhuận của doanh nghiệp được phân phối căn cứ vào các chế độ,chính sách tài chính của Nhà nước, của ngành (nếu có) và kế hoạch phân phối củadoanh nghiệp Tuy nhiên lợi nhuận của doanh nghiệp được phân phối tùy thuộc theoloại hình sở hữu và đặc điểm trong hoạt động sản xuất kinh doanh.Nội dung phân phối trong doanh nghiệp có thể bao gồm:
- Nộp thuế thu nhập theo quy định
- Chia cho các bên liên doanh (nếu là công ty liên doanh) hoặc chia cổ tức(nếu là công ty cổ phần)
- Phân phối cho cán bộ nhân viên (nếu doanh nghiệp áp dụng chế độ phânphối cho người lao động ngoài lương theo kết quả hoạt động kinh doanh)
Trang 12- Trích lập các quỹ doanh nghiệp bao gồm: Quỹ đầu tư phát triển, quỹ dựphòng tài chính, quỹ hỗ trợ mất việc làm, quỹ phúc lợi, khen thưởng, quỹ quản lýcấp trên (nếu có).
Phương pháp phân tích: so sánh giữa số thực tế với số kế hoạch hoặc số liệucùng kỳ năm trước căn cứ vào các chế độ, chính sách phân phối của Nhà nước và
kế hoạch phân phối của doanh nghiệp
2.2.6.7 Phân tích các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận
Để đánh giá chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp người ta sử dụng cácchỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận tuỳ theo yêu cầu đánh giá đối với các hoạt động khácnhau Ta có thế sử dụng một số chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận sau đây:
a.Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần
Tỷ suất lợi nhuận trên
doanh thu thuần =
Lợi nhuận trước hoặc sau thuế
Doanh thu thuần
Ý nghĩa: Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần thể hiện một đồngdoanh thu thuần trong kỳ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ tiêu này càng caothì hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng cao
b Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản
Tỷ suất lợi nhuận trên
c Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu
Tỷ suất lợi nhuận trên
Lợi nhuận trước hoặc sau thuếVốn chủ sở hữu bình quân
Ý nghĩa: Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu có ý nghĩa là một đồng vốn
mà chủ sở hữu bỏ vào sản xuất kinh doanh trong kỳ mang lại mấy đồng lợi nhuậnsau thuế
d Tỷ suất lợi nhuận chi phí
Trang 13Tỷ suất lợi nhuận chi phí = Tổng lợi nhuận
“Phân tích lợi nhuận tại công ty vận tải biển Đông”, em đã tìm hiểu một số côngtrình nghiên cứu về phân tích lợi nhuận doanh nghiệp của những người đi trước đểtham khảo đồng thời đánh giá xem họ đã làm được những gì để phát huy và nhữnghạn chế còn tồn tại cần khắc phục
Thứ nhất, luận văn: “Phân tích lợi nhuận và các biện pháp nâng cao lợi nhuậntại công ty vải sợi may mặc miền Bắc” của tác giả Hồ Thị Thu Hoài, lớp K41D3 -Trường Đại học Thương Mại Tác giả đã trình bày được một số vấn đề lý luận cơbản về lợi nhuận và phân tích lợi nhuận tuy nhiên còn thiếu phần vai trò của lợinhuận đối với doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân có liên quan Bài luận văn này
đã phân tích được rất đầy đủ những nhân tố chủ quan, khách quan ảnh hưởng đếnlợi nhuận của công ty, tác giả đã sử dụng hiệu quả các phương pháp phân tích vàđưa ra được những giải pháp cụ thể, thiết thực và có khả thi giúp công ty nâng caolợi nhuận Mỗi giải pháp đều có lý do tại sao đưa ra giải pháp, nội dung và điều kiệnthực hiện giải pháp
Thứ hai, luận văn: “Phân tích lợi nhuận và các giải pháp tăng lợi nhuận tạicông ty TNHH Máy tính Nét” của tác giả Phạm Thị Khánh, lớp K41D7- TrườngĐại học Thương Mại Tác giả đã trình bày phần lý luận cơ bản về lợi nhuận và phântích lợi nhuận tương đối cụ thể và đầy đủ, sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu là
Trang 14pháp chỉ số, tỷ lệ, tỷ suất, phương pháp dùng biểu, sơ đồ phân tích Trong bài luậnvăn, phần đánh giá các nhân tố ảnh hưởng chưa rõ ràng; về giải pháp gắn liền vớithực trạng công ty nhưng tính khả thi chưa cao Ví dụ vốn là vấn đề tồn tại của công
ty, công ty thiếu một lượng vốn lớn đặc biệt là vốn lưu động, tình trạng công nợ lớn
mà tác giả đưa ra giải pháp là công ty cần phải đầu tư chiều sâu vào các trang thiết
bị kinh doanh, cập nhật các phương tiện công nghệ thông tin hiện đại nhất thế giới
là không có khả thi
Thứ ba, luận văn “Phân tích lợi nhuận tại công ty TNHH thương mại QuangPhát” của tác giả Chu Thị Thanh Hoa, lớp K42D4 - Trường Đại học Thương Mại.Tác giả cũng nêu được những vấn đề lý luận về lợi nhuận và phân tích lợi nhuận,các dữ liệu thu thập được chủ yếu nhờ phương pháp điều tra, phương pháp phỏngvấn chưa đạt hiệu quả; sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu: phương pháp sosánh, phương pháp cân đối, phương pháp biểu mẫu, tỷ lệ, tỷ suất để phân tích đầy
đủ các nội dung phân tích lợi nhuận doanh nghiệp Các giải pháp tác giả đưa ra cònchung chung chưa nêu được lý do đưa ra giải pháp và các điều kiện để doanhnghiệp thực hiện được giải pháp đó còn hạn chế
Tóm lại, về cơ bản các luận văn có bố cục rõ ràng và tương đối đầy đủ về mặt
lý thuyết, phân tích những nhân tố bên trong, bên ngoài doanh nghiệp ảnh hưởngđến lợi nhuận, nội dung phân tích lợi nhuận khá đầy đủ bằng cách sử dụng cácphương pháp phân tích thích hợp, tuy nhiên nội dung phân tích các nhân tố ảnhhưởng đến lợi nhuận hoạt động tài chính chưa được phân tích ở cả 3 luận văn này.Các luận văn đều đã phân tích và đưa ra được các giải pháp nâng cao lợi nhuậnnhưng một số giải pháp còn chung chung, tính khả thi chưa cao, chưa sát lắm vớiđơn vị nghiên cứu
2.4 Phân định nội dung vấn đề nghiên cứu của đề tài.
Dựa vào nội dung phân tích lợi nhuận theo lý luận và căn cứ vào đặc điểmhoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty vận tải biển Đông cùng với những sốliệu thu thập được, bài luận văn này tập trung phân tích lợi nhuận tại công ty vớicác nội dung sau:
Trang 15- Phân tích tổng hợp tình hình lợi nhuận theo nguồn hình thành.
- Phân tích tình hình lợi nhuận hoạt động kinh doanh
Phân tích chung tình hình thực hiện lợi nhuận hoạt động kinhdoanh
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động kinhdoanh
- Phân tích lợi nhuận hoạt động đầu tư tài chính
- Phân tích tình hình lợi nhuận khác
- Phân tích tình hình phân phối lợi nhuận
- Phân tích các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận
Trang 16CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY
VẬN TẢI BIỂN ĐÔNG
3.1 Phương pháp hệ nghiên cứu về phân tích lợi nhuận tại công ty vận tải biển Đông.
3.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
3.1.1.1 Phương pháp sử dụng phiếu điều tra
Để thu thập dữ liệu sơ cấp tại công ty vận tải biển Đông về vấn đề nghiên cứu,
em đã sử dụng phương pháp dùng phiếu điều tra với các bước tiến hành cụ thể nhưsau:
- Thiết kế mẫu phiếu điều tra: Phiếu điều tra gồm 9 câu hỏi khác nhau gồm 3loại câu hỏi: câu hỏi đóng, câu hỏi mở và câu hỏi thứ tự độ quan trọng Nội dungcủa các câu hỏi đều liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài bao gồm: công tácphân tích lợi nhuận, tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận, các nhân tố ảnh hưởngđến lợi nhuận và giải pháp nâng cao lợi nhuận cho công ty
- Nhân bản mẫu phiếu điều tra và phát phiếu điều tra: Tiến hành nhân bản 5phiếu điều tra và phát phiếu điều tra tới những cá nhân điển hình có ảnh hưởng đếnkết quả điều tra đó là: phó tổng giám đốc, kế toán trưởng, 2 phó phòng tài chính - kếtoán, trưởng phòng kế hoạch - đầu tư Phiếu điều tra được phát ra ngày 5/4/2011
- Thu lại phiếu điều tra vào ngày 8/4/2011
- Tổng hợp kết quả điều tra và tiến hành xử lý các số liệu thu thập được phục
vụ cho việc phân tích lợi nhuận
3.1.1.2 Phương pháp phỏng vấn
Các bước tiến hành như sau:
- Chuẩn bị các câu hỏi cần phỏng vấn
- Xác định đối tượng phỏng vấn đó là Tổng giám đốc công ty: Ông NguyễnNgọc Ánh
- Gọi điện hẹn trước đối tượng phỏng vấn
Trang 17- Tiến hành phỏng vấn: buổi phỏng vấn được diễn ra vào ngày 11/4/2011.
- Ghi chép, tổng hợp kết quả phỏng vấn
3.1.1.3 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu là phương pháp sử dụng các tài liệu có sẵn đểtiến hành phân tích
Tài liệu bên trong doanh nghiệp: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinhdoanh, các tài liệu kế hoạch doanh thu, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp, các tàiliệu về cơ cấu tổ chức, cơ chế hoạt động, lĩnh vực kinh doanh, quá trình thành lập
và phát triển của công ty
Tài liệu bên ngoài doanh nghiệp: các chuẩn mực, thông tư, sách, báo, tạp chí,luận văn các khóa trước
3.1.2 Phương pháp phân tích số liệu
3.1.2.1 Phương pháp so sánh
Đây là phương pháp được sử dụng hầu hết trong các nội dung phân tích đểthấy được sự biến động, mức độ tăng (giảm) lợi nhuận giữa các kỳ so sánh, mức độhoàn thành các chỉ tiêu lợi nhuận theo kế hoạch, thấy được vị trí, vai trò của các bộphận trong tổng lợi nhuận
3.1.2.2 Phương pháp cân đối
Trong phân tích lợi nhuận, phương pháp cân đối được sử dụng để xác định cácchỉ tiêu liên quan đến lợi nhuận cũng như để xác định lợi nhuận trên cơ sở sự cânđối Qua đó thấy được sự thay đổi của bất kỳ yếu tố nào trong công thức cũng ảnhhưởng đến chỉ tiêu lợi nhuận Phương pháp này được sử dụng trong phần phân tíchcác nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận
3.1.2.3 Phương pháp tỷ suất
Tỷ suất: Trong phần phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp tính các tỷ suất: tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần, tỷ suất lợi nhuận trêntổng tài sản, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, tỷ suất lợi nhuận chi phí Từ đóthấy được lợi nhuận tạo ra đã thực sự đạt hiệu quả hay chưa
Trang 183.1.2.4 Phương pháp dùng biểu mẫu
Tất cả các nội dung phân tích đều sử dụng phương pháp này Biểu phân tíchđược thiết lập theo các dòng cột để ghi chép các chỉ tiêu và số liệu phân tích Cácdạng biểu phân tích thường phản ánh mối quan hệ so sánh giữa số thực hiện với số
kế hoạch, so với số cùng kỳ năm trước hoặc so sánh giữa chỉ tiêu cá biệt với chỉ tiêutổng thể Số lượng các dòng, cột tuỳ thuộc vào mục đích yêu cầu và nội dung phântích
3.2 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến lợi nhuận công ty.
3.2.1 Giới thiệu tổng quan về công ty
- Công ty vận tải biển Đông trước đây là công ty nhà nước Ngày 25/6/2010thực hiện nghị định số: 25/2010/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2010 của chính phủ,công ty vận tải biển Đông chuyển thành công ty TNHH một thành viên do Nhànước làm chủ sở hữu thuộc Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam (VINALINES) Công
ty được thành lập theo Quyết định số 645QĐ/LCCB – LĐ ngày 01/03/1995 của Bộtrưởng Bộ Giao thông vận tải với số vốn điều lệ ban đầu là 27.618.000.000 đồng
Tên công ty: Công ty vận tải biển Đông
Tên giao dịch tiếng Anh: BienĐong Shipping Company
Tên viết tắt: Biển Đông – BDSC
Địa chỉ: Số 1 – Thụy Khuê – Tây Hồ - Hà Nội
Trang 19cảng container và kho; khai thác hàng container; kinh doanh đóng mới, sửa chữa vàcho thuê thiết bị mang hàng container.
Công ty thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ năm 1995 chỉ với 20 nhânviên và số vốn điều lệ chính là các tài sản được Nhà nước giao: 01 cầu nổi 900 tấn,
01 xà lan và 01 tàu kéo biển Hoạt động chính của công ty trong giai đoạn từ năm
1995 đến năm 2000 là phục vụ các công trình đèn biển tại Đảo Đá Tây – Trường
Sa, xà lan và tàu kéo khai thác cầm chừng
Trước tình hình đó, năm 2001 Ban lãnh đạo Biển Đông đã họp lại và quyếtđịnh mở ra định hướng kinh doanh mới: đầu tư 01 tàu biển cỡ lớn vì thế tình hìnhkinh doanh có cải thiện hơn trước Nhưng phải đến đầu năm 2003 với quyết tâmtham gia thị trường vận tải container, lúc đó còn là một hình thức vận tải mới mẻ ởViệt Nam, BDSC mới thực sự chuyển mình và phát triển
Với mục tiêu “trở thành hãng tàu container lớn nhất Việt Nam”, Công ty đãđầu tư con tàu container đầu tiên mang tên Hồ Tây trọng tải 12,665 DWT, tham giathị trường vận tải nội địa tuyến Hải Phòng – TP.Hồ Chí Minh Với hiệu quả khaithác vượt qua cả sự mong đợi, tháng 3/2004 BDSC đầu tư thêm tàu container MỹĐình 600 Teus, tháng 9/2004 đầu tư thêm tàu container Vạn Phúc 404 Teus để bổsung sức chở trên tuyến và ngay lập tức trở thành người đi đầu trong việc mở radịch vụ, tự quản lý khai thác và chiếm tới 45% thị phần Biển Đông được biết đếnnhư là đơn vị có tuyến vận tải nội địa tốt nhất, dẫn đầu thị trường, quyết định về giá
và tiêu chuẩn dịch vụ Định hướng chính của công ty là quyết tâm xâm nhập thịtrường vận tải quốc tế để khẳng định đẳng cấp với dự án đầu tư đội tàu gồm 10chiếc trẻ, hiện đại nhất Việt Nam và hợp tác đầu tư đội tàu mẹ với các đối tác chiếnlược nước ngoài
Sự kiện đắm tàu Mỹ Đình vào tháng 12/2004 đã ảnh hưởng lớn tới tình hìnhkinh doanh của BDSC, trong một thời gian ngắn phải tập trung nguồn lực để giảiquyết sự cố Tuy nhiên, Biển Đông tiếp tục định hướng mở tuyến vận tải quốc tếViệt Nam –Thái Lan Thời điểm này công ty được nhận bàn giao 02 tàu đóng mới
Trang 20container 1016 Teus, hiện đại nhất Việt Nam Tên giao dịch quốc tế BIEN DONG –BDSC ra đời và bắt đầu được nhắc đến trên các tuyến vận tải trong khu vực.
Những tháng đầu năm 2005, công ty đã mở rộng tuyến vận tải container củamình ra nước ngoài đầu tiên, đặc biệt là tuyến Việt Nam - Thái Lan và trở thànhtuyến vận tải nhanh duy nhất có thời gian vận tải từ Hải Phòng tới Bangkok trong 6ngày Sự kiện này đã đưa Biển Đông trở thành hãng tàu Việt Nam đầu tiên mởtuyến vận tải quốc tế, đạt được thị phần lớn nhất (25%) trong số 14 hãng tàu cùngtham gia vào thị trường thời gian đó
Trong tháng 7 năm 2006 Biển Đông nhận thêm 02 tàu đa chức năng container 610 Teus, ký hợp tác chiến lược với Mitsui OS.K Lines - Japan, liên kếtvận tải trên tuyến Hải Phòng – TP.Hồ Chí Minh – Singapore Đây là bước khởi đầutốt đẹp giữa Biển Đông và Mitsui OS.K Lines trong lĩnh vực vận tải container, mở
-ra một thời kỳ mới đối với BDSC đồng thời là tín hiệu đáng mừng cho các bướchợp tác tiếp theo
Tháng 10 năm 2006, thực hiện kế hoạch phát triển đội tàu dầu, Biển Đông đãtạo bước đột phá mới khai thác thành công tàu dầu thành phẩm V.Energy vàV.Victory, nâng tổng năng lực chuyển chở lên đến 85.000 tấn
Tháng 3/ 2007, công ty mở tuyến khai thác Hải Phòng Hong Kong Fangcheng Với phương châm hợp tác và liên kết linh hoạt với các hãng tàucontainer nổi tiếng như Hunga, Maersk, NYK BDSC nhắm tới việc chào hàng vậntải container chất lượng cao tới thị trường châu Á nơi các hãng tàu lớn chưa thực sựquan tâm, với dịch vụ hỗ trợ hoàn hảo, xuyên suốt
-Năm 2008, BDSC tiếp tục khai thác các tuyến nội địa với tần suất 3 chuyếnmỗi tuần, cao nhất trong tất cả các hãng tàu container trong nước, tuyến Việt Nam –Thái Lan một chuyến mỗi tuần, tuyến Việt Nam – Singapore với 2 chuyến mỗi tuần,
đã và đang mở rộng nhiều dịch vụ vận tải không tàu giữa các quốc gia châu Á.Tháng 10 năm 2009, Biển Đông hoàn thành đóng mới 02 tàu chở containerdung tích 1700 Teus, đầu tư thêm tàu 10.000 Teus đóng tại Nhật Bản chuẩn bị khai
Trang 21trương 03 tuyến vận tải mới: Vietnam – Russia, Vietnam – Korea, Vietnam –Malaysia.
Tháng 4 năm 2010, Biển Đông triển khai tuyến container mới giữa HồngKong, Thái Lan và TP.Hồ Chí Minh (mang tên HTV) để đáp ứng cầu và thực hiện
kế hoạch phát triển của công ty
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Sơ đồ 01:Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Ban giám đốc:
- Tổng giám đốc: là người có quyền điều hành cao nhất trong công ty và chịu tráchnhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trước pháp luật
+ Tổ chức điều hành mọi hoạt động hàng ngày của công ty
+ Tổ chức thực hiện các quyết định, kế hoạch phương án kinh doanh
+ Xây dựng các chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn, ngắn hạn của công ty,
đề án tổ chức quản lý và quy chế nội bộ của công ty
- Phó tổng giám đốc: Điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động kinh doanh của
BAN GIÁM ĐỐC
CHI NHÁNH HẢI PHÒNG
CHI NHÁNH HỒ CHÍ MINH
TỔNG HỢP -ĐỐI NGOẠI QUẢN LÝ TẦU
NHÂN SỰ -THUYỀN VIÊN KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
TÀI CHÍNH -KẾ TOÁN CONTAINERS LINES
PHÁP CHẾ-ATHH TANKERS
VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN
Trang 22 Phòng tổng hợp – đối ngoại: tìm hiểu và mở rộng liên doanh, liên kết vớicác bạn hàng quốc tế, xây dựng các kế hoạch kinh doanh hướng ra thị trường ngoàinước.
Phòng nhân sự - thuyền viên: tuyển chọn nhân sự cho công ty, thực hiệncông tác quản lý, tổ chức nhân sự, tiền lương và bảo hiểm xã hội
Phòng tài chính – kế toán: thực hiện thu thập, xử lý và cung cấp thông tin
về các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động hàng ngày của công tymột cách nhanh chóng, kịp thời Kiểm tra, giám sát các hoạt động tài chính của các
bộ phận trong công ty Báo cáo, thống kê tình hình thực hiện các chỉ tiêu tài chínhcủa công ty với các cơ quan chức năng có thẩm quyền
Phòng pháp chế - ATHH: thực hiện tham mưu cho ban giám đốc và cácphòng ban khác các vấn đề pháp lý có liên quan trong quá trình hoạt động của côngty
Phòng quản lý tàu: điều hành, quản lý, khai thác các con tàu, đội tàu củacông ty sao có hiệu quả cao nhất
Phòng kế hoạch và đầu tư: đưa ra các kế hoạch kinh doanh dựa trênnhững khảo sát, nghiên cứu về thị trường và thực lực của công ty; có các chiến lượcmarketing và cạnh tranh cụ thể nhằm giữ vững thị phần hiện có, phát triển thịtrường tiềm năng
Phòng container liners: chuyên trách về các tàu container, các vấn đềchuyên môn nghiệp vụ nảy sinh trong quá trình thực hiện các hợp đồng dịch vụ vậnchuyển hàng hóa container
Phòng Tankers: chuyên trách về các tàu dầu thành phẩm và các hoạt độngcủa nó
Chi nhánh Hải Phòng, chi nhánh Hồ Chí Minh: là đơn vị phụ thuộc củacông ty, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của công ty kể cảchức năng đại diện theo uỷ quyền
Trang 23 Văn phòng đại diện: là đơn vị phụ thuộc của công ty, có nhiệm vụ đạidiện theo uỷ quyền cho lợi ích của công ty và bảo vệ các lợi ích đó: ký kết hợp đồngtheo sự ủy quyền của công ty.
3.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình lợi nhuận tại công ty
3.2.2.1 Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến lợi nhuận công ty
Đây là những nhân tố khách quan không chỉ tác động đến riêng Công ty vậntải biển Đông mà tác động đến toàn ngành vận tải biển
a Môi trường pháp luật
- Chính sách pháp luật về vận tải biển: Công ty vận tải biển Đông là mộtdoanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực vận tải biển Đây là ngành kinh tếliên quan đến pháp luật của nhiều quốc gia và các tổ chức trên thế giới Ngoài rahoạt động kinh doanh trong lĩnh vực vận tải biển cũng chịu nhiều ảnh hưởng từchính sách của Nhà nước như định hướng phát triển ngành hàng hải nói chung vàvận tải biển nói riêng Ngày 15/10/2009 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyhoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030(Quyết định số 1601/QĐ-TTg) Quy hoạch cũng nêu rõ mục tiêu của Chiến lượcbiển Việt Nam đến năm 2020, kinh tế hàng hải đứng thứ hai và sau 2020 kinh tếhàng hải đứng đầu trong 5 lĩnh vực phát triển kinh tế biển Việc điều chỉnh tuổi củatàu được phép chuyên chở ( không quá 15 năm) làm cho công ty phải thanh lý tàuquá tuổi cho phép đồng thời mua thêm tàu mới do đó ảnh hưởng đến hoạt động kinhdoanh của công ty
b Môi trường tự nhiên
Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á, là nơi đang có tốc độ tăng trưởngkinh tế cao và được bao bọc bởi các thị trường xuất nhập khẩu đầy tiềm năng Vùngbiển Đông Nam Á được coi là vị trí bản lề nối liền Thái Bình Dương với Ấn ĐộDương Hiện nay, vùng biển này được coi là tuyến hàng hải sôi động nhất thế giới,
là cửa ngõ thông thương quốc tế từ các nước Đông Á Và Việt Nam có 3 mặt giápbiển, đường bờ biển dài 3200km, nối liền 90 cảng biển trải dài từ Bắc vào Nam Với
Trang 24vị trí thiên nhiên ưu đãi ngành vận tải biển nói chung và công ty vận tải biển Đôngnói riêng có nhiều cơ hội phát triển.
Tuy nhiên tình hình thời tiết, thiên tai (động đất, sóng thần, bão, lũ ) có tácđộng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của công ty mà không thể kiểm soát được
Ví dụ, công ty đã ký kết hợp đồng vận tải hàng hóa với đối tác vào một thời giannhất định, nhưng do thời tiết không thuận lợi, kế hoạch đó bị hoãn lại, hoặc công ty
sẽ bị thiệt hại nếu trên đường vận chuyển xảy ra thiên tai, tai nạn Vụ đắm tàu MỹĐình năm 2004 là một minh chứng điển hình nhất
c Môi trường kinh tế
- Tốc độ phát triển kinh tế: Nền kinh tế phát triển với tốc độ cao và bền vữngthì giao thương, buôn bán trong nước và với nước ngoài ngày càng lớn Nhu cầuvận tải biển tăng lên, đây là điều kiện thuận lợi cho ngành phát triển Ngược lại nềnkinh tế suy thoái có tác động tiêu cực tới vận tải biển Minh chứng điển hình cho sựảnh hưởng này là cuộc khủng hoảng kinh tế gần đây nhất năm 2008 đã làm cho vậntải biển xuống dốc nghiêm trọng
- Thị trường hàng hóa vận chuyển bằng đường biển: Đây là nhân tố “cầu” vềvận tải đường biển nên ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty Từ khi ViệtNam mở cửa hội nhập đã làm cho lượng hàng hóa lưu thông vô cùng dồi dào đang
và sẽ là “đòn bẩy” cho vận tải biển Theo thống kê, vận chuyển bằng đường biểnchiếm tới 80% tổng nhu cầu hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam Ngoài ra,trong khu vực, Indonesia và Philippines là 2 nước nhập khẩu gạo lớn của nước ta,Thái Lan cũng có lượng hàng xuất nhập khẩu vô cùng dồi dào Tuy nhiên đội tàubiển của những nước này chưa đáp ứng được nhu cầu vận tải Đặc biệt Lào là nướckhông có biển, nên hầu hết lượng hàng hoá xuất nhập khẩu hầu hết đều thông quacác cảng biển của Việt Nam Vì vậy đội tàu biển Việt Nam ngoài việc vận chuyểnhàng hóa xuất nhập khẩu trong nước vẫn còn nhiều cơ hội để chia sẻ thị trường vớicác nước trong khu vực Tuy nhiên từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nhucầu vận tải biển giảm xuống và còn với đặc trưng mang tính chất mùa vụ Điều này
Trang 25có tác động tiêu cực đến lợi nhuận ngành vận tải biển nói chung và công ty vận tảibiển Đông nói riêng.
- Thị trường nhiên liệu: Chi phí cho hoạt động vận tải biển phụ thuộc khá lớnvào giá nhiên liệu (nhiên liệu chiếm khoảng 50% giá thành dịch vụ vận tải) Tronggiai đoạn gần đây giá dầu luôn biến động theo chiều hướng tăng vì vậy giá thànhtăng cao, giá cước vận tải tăng (do chi phí tăng) sẽ kéo theo rất nhiều khó khăn chodoanh nghiệp: tìm kiếm khách hàng, đưa ra chính sách giá có tính cạnh tranh Hơnnữa dầu cũng là một loại hàng hóa có nhu cầu vận chuyển bằng đường biển Sựkhủng hoảng của thị trường dầu mỏ làm cho sản lượng dầu thô và các sản phẩm của
nó sụt giảm nghiêm trọng
- Lãi suất tín dụng: Vì công ty sử dụng vốn vay ngoài nhiều nên lãi suất tíndụng có ảnh hưởng đến lợi nhuận công ty Lãi suất tăng cao có thời điểm lên tới21% làm cho chi phí sử dụng vốn tăng lên vì vậy lợi nhuận của công ty bị giảm
- Tỷ giá hối đoái: Ngoại tệ được sử dụng rất nhiều trong các giao dịch củacông ty: doanh thu dịch vụ vận tải quốc tế, chi phí nhiên liệu cho nhà cung cấp vàcủa nhà môi giới nước ngoài, phần lớn các khoản vay để đầu tư đội tàu đều lànhững khoản vay bằng ngoại tệ Vì vậy sự biến động của tỷ giá hối đoái ảnh hưởngđến doanh thu, lợi nhuận của công ty Trong năm 2010 Ngân hàng Nhà nước đã 2lần điều chỉnh tăng tỷ giá: ngày 11/2 tăng 3,36% và ngày 18/8 tăng 2,1% làm chochi phí tài chính của công ty tăng lên
- Lạm phát: Lạm phát tác động đến tất cả các ngành kinh tế không chỉ riêngvận tải biển Lạm phát cao (năm 2010 là 11,75%), tốc độ tăng trưởng kinh tế giảmlàm cho nhu cầu vận tải đường biển giảm mạnh thêm vào đó chi phí doanh nghiệptăng cao
d Môi trường công nghệ
Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển đồng nghĩa với việc các con tàu tiêntiến được ra đời, dịch vụ vận tải cần hoàn thiện hơn Để cạnh tranh với các doanhnghiệp vận tải trong nước đặc biệt là với các doanh nghiệp vận tải nước ngoài, công
Trang 26nên lợi nhuận trong mấy năm đầu của việc đầu tư này sẽ bị ảnh hưởng nhưng đổi lạichất lượng dịch vụ của công ty được nâng cao.
Việc áp dụng công nghệ trao đổi số liệu điện tử giúp công ty và đối tác liên lạcđiện tử và thực hiện các thủ tục một cách nhanh chóng Chi phí cho việc ký kết hợpđồng hay thanh toán nhờ đó sẽ được giảm bớt Hay nếu quản lý kho bãi bằng mãvạch, đưa công nghệ bốc xếp tự động – tiên tiến vào sử dụng thì sẽ góp phần nângcao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
e Đối thủ cạnh tranh:
Đây là nhân tố ảnh hưởng đến thị phần do đó tác động đến lợi nhuận của công
ty Hiện nay cạnh tranh trong lĩnh vực vận tải biển đang diễn ra khốc liệt do sự mấtcân đối cung cầu Nhiều doanh nghiệp trong ngành đang ở trong tình trạng tàu mớiđóng đưa vào sử dụng nhưng không được xuất cảng do thiếu hàng Phương thứccạnh tranh chủ yếu giữa các doanh nghiệp trong ngành vận tải biển chủ yếu là giá
cả, chất lượng dịch vụ và các dịch vụ kèm theo Song yếu tố chi phối mạnh nhất vẫn
là giá cả Không chỉ phải cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước như: Công tyvận tải biển Việt Nam, Công ty cổ phần container Việt Nam, Công ty cổ phần Hànghải Hà Nội, Công ty cổ phần vận tải và thuê tàu Công ty vận tải biển Đông cònphải đối mặt với sự chia sẻ thị phần của các công ty vận tải nước ngoài nhất là từkhi Việt Nam ký tuyên bố chung về lộ trình hội nhập vận tải biển khối ASEAN cuốinăm 2007 Các công ty nước ngoài có lợi thế về vốn, đội tàu và cả trình độ củathuyền viên Đây là một khó khăn đối với công ty và các doanh nghiệp cùng ngành
3.2.2.2.Các nhân tố thuộc môi trường bên trong ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.
Trang 27chính họ tạo ra kết quả kinh doanh Người lao động có trình độ chuyên môn, ý thứctrách nhiệm cao, tác phong làm việc khoa học và có kỷ luật nghiêm sẽ nâng caochất lượng dịch vụ vận vận tải từ đó tác động đến lợi nhuận đạt được của công ty.Công ty vận tải biển Đông luôn coi con người là yếu tố quyết định trong mọithành công, phát triển của doanh nghiệp Hiện nay công ty có 150 người quản lý,hơn 250 nhân viên tốt nghiệp đại học và trên đại học với 15 thạc sỹ với chuyênngành khác nhau, 10 thạc sỹ được đào tạo ở nước ngoài, 30 thuyền trưởng, 15 kỹ sưchuyên ngành kỹ thuật tàu biển bậc cao, 108 cử nhân chuyên ngành vận tải biển,ngoại thương Với đội ngũ nhân viên có trình độ sẽ góp phần nâng cao lợi nhuậncho công ty.
b Nguồn lực tài chính
Vốn là tiền đề vật chất cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, do vậy nó
là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến hiệu quả kinh doanh và lợinhuận của doanh nghiệp Vốn giúp cho doanh nghiệp đảm bảo hoạt động sản xuấtđúng theo kế hoạch Trong quá trình cạnh tranh trên thương trường, doanh nghiệpnào có lợi thế về vốn thì sẽ có lợi thế kinh doanh Vì vậy, vốn thật sự là nhân tốquan trọng giúp cho doanh nghiệp đứng vững và phát triển
Nguồn vốn của công ty vận tải biển Đông chủ yếu là do vay mượn (chiếmkhoảng 80%) - đây là một khó khăn lớn đối với công ty Do đó chi phí lãi vaykhông nhỏ ảnh hưởng đến lợi nhuận tài chính Trong những năm gần đây khủnghoảng tài chính thế giới làm cho việc huy động vốn khó khăn hơn Công ty cần phải
có kế hoạch huy động vốn và sử dụng một cách hiệu quả nhất
c Đội tàu của công ty
Tài sản cố định của công ty chủ yếu là các con tàu Lợi nhuận thu được củacông ty cũng chủ yếu từ việc chuyên chở của các con tàu Hiện nay công ty đangđầu tư phát triển dịch vụ vận tải container nên số lượng tàu đã được cải tiến về kỹthuật Hiện nay công ty vận tải biển Đông có 10 tàu container với tổng sức chởkhoảng 8500 TEU và 2 tàu chở dầu Với đội tàu trẻ, công ty có lợi thế cạnh tranh
Trang 28Bảng 01: Danh sách đội tàu công ty vận tải biển Đông
3 Morning Viship Container Nhật Bản 2000 9108 600
Chú thích:
- DWT: viết tắt của cụm từ tiếng Anh deadweight tonnage, là đơn vị đo năng lực
vận tải an toàn của tàu thủy tính bằng tấn Một con tàu được khẳng định là có trọngtải ví dụ 20 nghìn DWT nghĩa là tàu này có khả năng an toàn khi chuyên chở 20nghìn tấn trọng lượng tổng cộng của toàn bộ thủy thủ đoàn, hành khách, hàng hóa,nhiên liệu, nước trên tàu, không xét các yếu tố khác ảnh hưởng đến an toàn của tàu
- TEU: viết tắt của twenty-foot equivalent units trong tiếng Anh, tức "đơn vị tươngđương 20 foot".Đây là đơn vị chuyển đổi các container kích cỡ khác nhau thànhcontainer 20 đã được tiêu chuẩn hóa TEU tương đương với một côngtenơ tiêuchuẩn 20 ft (dài) × 8 ft (rộng) × 8,5 ft (cao) (khoảng 39 m³ thể tích)
d Vị thế, uy tín của doanh nghiệp trên thương trường
Công ty tuy mới tham gia vào thị trường vận tải container nhưng với sự nỗ lựccủa mình công ty đã vươn lên trở thành một trong những công ty vận tải containerlớn nhất trên thị trường nội địa Đặc biệt Công ty vận tải biển Đông là công ty vận
Trang 29tải đầu tiên thành công mở tuyến quốc tế đưa tàu mang thương hiệu Việt Nam thamgia vào khai thác thị trường chuyên tuyến quốc tế Với 16 năm đi vào hoạt động,công ty đã tạo dựng được niềm tin với khách hàng cả trong và ngoài nước, khẳngđịnh thương hiệu của mình trong lĩnh vực vận tải biển.
3.3 Kết quả điều tra trắc nghiệm vấn đề phân tích lợi nhuận và kết quả tổng hợp đánh giá của các chuyên gia.
3.3.1 Kết quả điều tra sử dụng phiếu điều tra
Số phiếu điều tra phát ra 5 phiếu và thu về đủ, hợp lệ Kết quả như sau:
Bảng 02: Kết quả điều tra sử dụng phiếu điều tra
6 Lợi nhuận công ty được hình thành chủ yếu từ nguồn nào?