- Công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ ngành Công an, Viện kiểm sát, Tòa án chưa được chú trọng, chưa có sự đổi mới về
3.1.2. Cơ sở của việc hoàn thiện các quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999 về người thực hành trong đồng phạm
Việt Nam năm 1999 về người thực hành trong đồng phạm
* Hiến pháp, pháp luật liên quan và lý luận khoa học
Việc hoàn thiện các quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999 về người thực hành trong đồng phạm cần được xem xét toàn diện, đảm bảo nguyên tắc pháp chế. Cụ thể, việc hoàn thiện phải dựa trên những cơ sở căn bản sau đây:
- Hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự về đồng phạm và người thực hành trong đồng phạm trước hết phải phù hợp với Hiến pháp, đồng thời có tính đến sự đồng bộ các đạo luật khác có liên quan trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Bởi lẽ, Hiến pháp là một đạo luật cơ bản của Nhà nước, đạo luật gốc đặt ra những quy định có tính chất nền tảng của chế độ Nhà nước, chế độ xã hội, tổ chức bộ máy Nhà nước, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và là cơ sở pháp lý rất quan trọng để xác định toàn bộ hệ thống pháp luật nước ta.
Về điều này, GS. TSKH. Đào Trí Úc đã khẳng định:
Sự tồn tại và hiệu lực của Hiến pháp là thước đo về những giá trị bền vững của xã hội và là thước đo về sự ổn định của xã hội. Do đó, nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và phù hợp với Hiến pháp là nhiệm vụ của toàn bộ cơ chế pháp
lý mà trực tiếp nhất là những ngành pháp luật có chức năng chính là chức năng bảo vệ, trong đó có pháp luật hình sự [49].
- Bên cạnh đó, pháp luật hình sự cũng có mối quan hệ chặt chẽ với các ngành luật khác trong hệ thống pháp luật nước ta, đặc biệt là pháp luật tố tụng hình sự. Do đó, việc hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự về đồng phạm và người thực hành trong đồng phạm cũng phải được tiến hành trên cơ sở có tính đến sự đồng bộ với hệ thống pháp luật tố tụng hình sự và các ngành luật khác có liên quan đến. Vấn đề này đòi hỏi và yêu cầu đồng bộ trong các lĩnh vực pháp luật khác có liên quan khi đổi mới và hoàn thiện về một chế định trong pháp luật hình sự. Nói một cách khác, điều này có nghĩa bất kỳ sự sửa đổi, bổ sung nào trong các quy định của pháp luật hình sự hiện hành về đồng phạm và người thực hành trong đồng phạm phải đi liền với việc rà soát và kiểm tra các văn bản và các đạo luật có những quy định liên quan đến nó. Có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn đấu tranh phòng và chống tội phạm, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Ngược lại, sẽ không hiệu quả, không phù hợp với các yêu cầu và đòi hỏi của thực tiễn, là sự chắp vá máy móc và không kỹ càng, nếu chúng ta chỉ đổi mới và hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự về đồng phạm và người thực hành, mà không chú ý (tính đến) đến việc hoàn thiện các quy định và đạo luật khác có liên quan trong tổng thể hệ thống pháp luật Việt Nam.
- Trong nhiều năm qua, Bộ luật Hình sự đã có nhiều quy định được sửa đổi, bổ sung để đáp ứng kịp thời yêu cầu về đấu tranh phòng chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay. Vấn đề đồng phạm và người thực hành trong đồng phạm cũng đã được chú trọng nghiên cứu, xem xét. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn xét xử và góp phần hoàn thiện hơn nữa chính sách hình sự của Nhà nước pháp quyền thì đòi hỏi trong pháp luật hình sự thực định (Bộ luật Hình sự năm 1999 hiện hành) vẫn cần phải bổ sung thêm một số quy định cụ thể, rõ ràng và chặt chẽ hơn về những vấn đề liên quan đến việc xác định người thực hành trong đồng phạm; trách nhiệm của người thực
hành trong đồng phạm; trách nhiệm của những người đồng phạm khác trong trường hợp người thực hành tự ý nửa chừng chấm dứt tội phạm; người thực hành có hành vi thái quá… Đồng thời quá trình áp dụng pháp luật cần có những số liệu thống kê, so sánh từ thực tiễn xét xử trên cơ sở đó đúc rút ra mức độ hiệu quả, mức độ phòng ngừa, mức độ chính xác trong việc áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự qua từng năm đối với từng nhóm hành vi, từng loại tội phạm thậm chí từng loại người trong đồng phạm trong đó có người thực hành.
- Quá trình xây dựng pháp luật cần đảm bảo tính kế thừa có chọn lọc và tiếp thu kinh nghiệm lập pháp hình sự của các nước trên thế giới nói chung, các quy định về đồng phạm nói chung và người thực hành trong đồng phạm nói riêng. Có như vậy, việc tiếp tục đổi mới và hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự về đồng phạm và người thực hành trong đồng phạm mới có thể đạt hiệu quả cao nhất. Xem xét các quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999 hiện hành cho thấy, trong Phần chung (Điều 18, Điều 19, Điều 20) Bộ luật Hình sự quy định về người thực hành trong đồng phạm còn quá kháí quát, có thể dẫn tới việc hiểu và áp dụng khác nhau. Do đó, hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự người thực hành chúng ta phải tiến hành cẩn thận, xem xét hiệu quả của các quy định đó, có nghĩa xem các quy định này được áp dụng trong thực tiễn ra sao. Sự đánh giá hiệu quả này không thể là qua loa, cảm tính, mà phải thông qua các số liệu thực tiễn, qua tổng kết thực tiễn áp dụng quy định về người thực hành của các cơ quan Điều tra, truy tố và xét xử, đồng thời có sự so sánh, đối chiếu với thời gian trước và sau khi có những quy định này có tác dụng như thế nào trong công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm về chức vụ nói chung, trong việc giáo dục, cải tạo người phạm tội nói riêng.
Tuy nhiên, sự kế thừa có thể được thực hiện không những giữa Bộ luật Hình sự năm 1999 hiện hành với những quy định sửa đổi, bổ sung mới, mà còn phải đặt sâu trong phạm vi thời gian trước đó, ví dụ như cần đối chiếu với
cả Bộ luật Hình sự năm 1985 trước đây và có thể đối chiếu với các văn bản pháp luật hình sự trong thời gian trước đó nữa. Chỉ có trên cơ sở nhìn nhận một cách tổng thể, có hệ thống, có chiều dài lịch sử, trên cơ sở kế thừa có chọn lọc kết hợp với việc đánh giá hiệu quả thực tế của từng quy phạm về người thực hành trong đồng phạm mới góp phần đổi mới và hoàn thiện hơn.
Song, hiện nay việc thống kê các số liệu các vụ án có đồng phạm nói chung và có nhiều người thực hành nói riêng còn chưa được chú ý đúng mức. Số liệu thống kê của ngành Toà án cũng mới chỉ thể hiện số lượng bị cáo trong các vụ án, còn cụ thể trong mỗi vụ án có đồng phạm gồm những loại người đồng phạm nào, có bao nhiêu người tham gia, bao nhiêu người thực hành cũng như mức độ hình phạt chi tiết áp dụng đối với họ ra sao cũng chưa được đề cập. Do đó, để đánh giá được hiệu quả của pháp luật hình sự cũng như các quy định về người thực hành trong đồng phạm cần có sự thống kê chi tiết hơn từ các ngành hữu quan, đặc biệt là ngành Toà án.
Bên cạnh việc kế thừa những quy định hợp lý đã có, việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam về người thực hành trong đồng phạm cần phải biết tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm lập pháp của các nước trên thế giới. Tuy nhiên, cũng có những vấn đề mới mẻ nhưng sẽ phù hợp với thực tiễn và điều kiện của nước ta nên cần phải học tập, tiếp thu có chọn lọc để sửa đổi, bổ sung cho hoàn thiện các quy phạm tương ứng trong pháp luật hình sự hiện hành. Chẳng hạn, chúng ta có thể tham khảo pháp luật hình sự Liên bang Nga quy định về hành vi vượt quá của người thực hành, trách nhiệm của những người đồng phạm, miễn trách nhiệm hình sự đối với người thực hành trong đồng phạm. Bộ luật Hình sự Liên bang Nga đã ghi nhận về hành vi vượt quá của người thực hành, trách nhiệm của những người đồng phạm, miễn trách nhiệm hình sự đối với người thực hành trong đồng phạm là một chế định độc lập trong pháp luật hình sự và được ghi nhận tại một chương riêng biệt với những trường hợp cụ thể; hoặc trong pháp luật hình sự một số nước có ghi nhận một số trường hợp miễn trách nhiệm hình sự mà trong pháp luật hình sự
Việt Nam chưa quy định nhưng thực tiễn xét xử nước ta đã thừa nhận và coi những trường hợp đó là các trường hợp miễn trách nhiệm hình sự. Chẳng hạn, miễn trách nhiệm hình sự do hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự (Liên bang Nga, Vương quốc Anh); miễn trách nhiệm hình sự do đặc xá (Liên bang Nga); miễn trách nhiệm hình sự do hòa hoãn giữa người bị hại và người phạm tội (Liên bang Nga, Vương quốc Anh, Thụy Điển)... Những quy định về từng trường hợp miễn trách nhiệm hình sự này chúng ta có thể tham khảo để xây dựng và hoàn thiện chế định miễn trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam trong đó có liên quan đến việc miễn trách nhiệm hình sự của người thực hành và các loại người trong đồng phạm. Tuy nhiên, khi tham khảo để sửa đổi, bổ sung chúng ta không áp dụng máy móc và dập khuôn những quy định tương ứng trong pháp luật hình sự các nước, mà phải có sự sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội, phù hợp với thực tiễn xét xử và đồng bộ với các văn bản và đạo luật khác liên quan trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Vì có như vậy, việc hoàn thiện và đổi mới các quy định pháp luật hình sự Việt Nam về các vấn đề liên quan đến đồng phạm nói chung và người thực hành trong đồng phạm nói riêng mới thực sự có hiệu quả và khả thi khi áp dụng trên thực tế.
* Một số hạn chế tại quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 liên quan đến người thực hành trong đồng phạm:
Qua nghiên cứu các quy định pháp luật hình sự mà cụ thể là Điều 19, Điều 20 Bộ luật Hình sự năm 1999 hiện hành và các văn bản hướng dẫn thi hành có hiệu lực pháp luật liên quân đến các vấn đề về người thực hành trong đồng phạm cho phép chúng tôi chỉ ra một số vấn đề hạn chế về chế định đồng phạm và người thực hành trong đồng phạm theo Bộ luật Hình sự năm 1999 như sau:
- Khái niệm về dạng người thực hành thực hiện hành vi phạm tội thông qua người khác (hay còn gọi là người thực hành không tự mình thực hiện tội phạm) đã có trong lý luận khoa học nhưng chưa được quy định trong điều luật.
- Hành vi thái quá của người thực hành và trách nhiệm của những người đồng phạm khác trong trường hợp này đã xuất hiện rất lâu, rất nhiều trong thực tiễn xét xử và gây nên rất nhiều tranh cãi trong các cơ quan áp dụng pháp luật nhưng chưa được quy định chính thức trong chế định về đồng phạm và người thực hành trong đồng phạm.
- Chưa có khái niệm các hình thức đồng phạm khác ngoài hình thức phạm tội có tổ chức.
- Loại người "người hoạt động đắc lực" tại điều 79, 80, 81 của Bộ luật Hình sự năm 1999 chưa có trong quy định tại Phần chung của Bộ luật.
- Các giai đoạn thực hiện tội phạm của người thực hành chưa được quy định chính thức.
Cần có sự cụ thể hoá đường lối tại Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 05/01/1986 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự về việc tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt. Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 16/11/1988 hướng dẫn bổ sung Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 05/01/1986. Nghị quyết số 01-89/HĐTP ngày 19/04/1989 hướng dẫn chi tiết việc tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội của người thực hành, người giúp sức và việc miễn trách nhiệm hình sự đối với các loại người đồng phạm tự ý nửa chừng chấm dứt tội phạm.
- Cần có quy định cụ thể về việc miễn trách nhiệm hình sự nói chung và người thực hành trong đồng phạm nói riêng trong trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.
Xuất phát từ chỗ tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội còn được xem là một trường hợp miễn trách nhiệm hình sự - thể hiện việc không cần thiết phải truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội mà vẫn bảo đảm được yêu cầu đấu tranh phòng và chống tội phạm, cũng như công tác phòng ngừa chung và phòng ngừa riêng và trong hoạt động giáo dục, cải tạo người phạm tội nên việc áp
dụng nó phải đáp ứng đầy đủ và xem xét các điều kiện do luật định. Chính vì vậy, một số nhà làm luật nước ta và các nhà khoa học - luật gia xếp nó là một trường hợp miễn trách nhiệm hình sự trong Phần chung của Bộ luật Hình sự.