Nghĩa của việc xác định đúng vai trò người thực hành trong đồng phạm

Một phần của tài liệu Người thực hành trong đồng phạm theo luật hình sự Việt Nam (Trang 39)

đồng phạm

Từ khái niệm người thực hành đã phân tích ở trên, thấy rằng: Chế định đồng phạm, khái niệm đồng phạm nói chung và khái niệm người thực hành nói riêng được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 1985, Bộ luật Hình sự năm 1999 có ý nghĩa hết sức to lớn về mặt lập pháp. Đánh dấu sự trưởng thành về kỹ thuật lập pháp hình sự của nước ta. Khái niệm người thực hành là cơ sở để từ đó xác định đúng vai trò của họ trong những loại người đồng phạm; các giai đoạn thực hiện tội phạm của người thực hành trong đồng phạm; tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội của người thực hành trong đồng phạm; các hình thức đồng phạm và trách nhiệm hình sự của người thực hành trong đồng phạm. Khái niệm người thực hành trong đồng phạm còn là cơ sở pháp lý để phân biệt hành vi đồng phạm của người thực hành và những hành vi liên quan đến tội phạm đảm bảo thực hiện nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực hình sự nhằm xử lý đúng người, đúng tội, không kết tội oan và không bỏ lọt tội phạm. Như vậy, khái niệm người thực hành trong đồng phạm có ý nghĩa thống nhất về mặt nhận thức trong nghiên cứu lý luận cũng như trong thực tiễn xét xử.

Về mặt lý luận, khái niệm người thực hành trong đồng phạm được quy định trong pháp luật hình sự là cơ sở lý luận cho việc tiếp tục nghiên cứu những vấn đề khác mang tính đặc thù đối với người thực hành trong đồng phạm như: các giai đoạn thực hiện tội phạm, các hình thức đồng phạm, tổ chức tội phạm… Bên cạnh đó khái niệm người thực hành trong đồng phạm còn có ý nghĩa trong việc xác định tính nguy hiểm cho xã hội của người thực

hành trong đồng phạm khi so sánh với các hình thức phạm tội khác như phạm tội riêng lẻ, phạm tội do nhiều người thực hiện nhưng không có đồng phạm.

Một phần của tài liệu Người thực hành trong đồng phạm theo luật hình sự Việt Nam (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)