- Công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ ngành Công an, Viện kiểm sát, Tòa án chưa được chú trọng, chưa có sự đổi mới về
3.1.1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện các quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999 về người thực hành trong đồng phạm
1999 về người thực hành trong đồng phạm
3.1.1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện các quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999 về người thực hành trong đồng phạm Hình sự Việt Nam năm 1999 về người thực hành trong đồng phạm
Trong giai đoạn xây dựng Nhà nước Pháp quyển, Bộ luật Hình sự Việt là công cụ pháp luật sắc bén, hữu hiệu của Đảng, Nhà nước và của nhân dân ta để đảm bảo pháp chế, củng cố và duy trì trật tự pháp luật, góp phần quan trọng trong công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm, cũng như bảo vệ một cách hữu hiệu lợi ích của Nhà nước, của xã hội, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Tuy nhiên, do ban hành từ năm 1999, dù được xây dựng trên cơ sở tiếp thu, kế thừa các thành tựu của Bộ luật Hình sự năm 1985 và tổng kết thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm trong suốt quá trình từ khi lập nước đến khi xây dựng Bộ luật này, nhưng qua quá trình áp dụng, Bộ luật Hình sự năm 1999 đã bộc lộ vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế về kỹ thuật lập pháp, chưa đồng bộ theo lôgic chung của Bộ luật Hình sự; hoặc chưa phù hợp với quy định của các ngành luật khác có liên quan;… Mặt khác trong quá trình xây dựng thể chế chúng ta chưa coi trọng việc nghiên cứu khoa học và thiếu sự tổng kết điều tra thực tiễn. Nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn chưa được làm sáng tỏ, nên việc xây dựng các quy định không sát, không hợp lý, không sửa đổi kịp thời, tính dự báo không cao, một số vấn đề được hướng dẫn thì văn bản hướng dẫn đã quá lâu, nhiều vấn đề được hướng dẫn nhiều lần nhưng có vấn đề vướng mắc từ lâu nhưng lại chưa được hướng dẫn. Các văn bản hướng dẫn còn thiếu tập trung và đôi khi còn chưa thống nhất dẫn đến khi áp dụng các
cơ quan tiến hành tố tụng lúng túng, không thống nhất quan điểm trong việc xác định hành vi có cấu thành tội phạm hay không; nếu có thì phạm tội theo điều khoản nào của Bộ luật Hình sự, trách nhiệm hình sự đối với mỗi bị cáo, mỗi người đồng phạm, người thực hành ra sao...một số quy định của Bộ luật Hình sự - đặc biệt là một số quy định tại phần chung về đồng phạm và người thực hành trong đồng phạm - còn chưa đầy đủ, chặt chẽ và chính xác về nội dung, chưa phù hợp với thực tiễn đấu tranh phòng và chống tội phạm; còn nhiều quy định cần có sự hướng dẫn thống nhất và kịp thời của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Bộ luật Hình sự năm 1999 chưa thể chế hoá được những quan điểm, chủ trương của Đảng về cải cách tư pháp được thể hiện trong Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02-01-2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới và Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, tinh thần của nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX, X, XI.
Có thể nói rằng, quan điểm của Đảng về cần thiết phải sửa đổi Bộ luật Hình sự đã thể hiện rõ tổng hợp tình hình của các yêu cầu phát triển đất nước, các mối quan hệ đối nội và đối ngoại, các xu thế quốc tế và nhằm bảo vệ tốt hơn nữa các quyền con người. Trên quan điểm này, chúng tôi cho rằng cần sửa đổi hệ thống pháp luật trong đó có pháp luật hình sự là một yêu cầu tất yếu. Cần phải hình sự hoá những hành vi vi phạm pháp luật mới xuất hiện nhưng có tính nguy hiểm cao, phi hình sự những hành vi không còn tính nguy hiểm, không đến mức bị coi là tội phạm hình sự để xử lý vi phạm hành chính hoặc bằng biện pháp khác.
Do đó, đòi hỏi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần có văn bản hướng dẫn các quy định tương ứng đó hoặc có sự sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, và điều này cũng hoàn toàn phù hợp với yêu cầu sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự năm 1999 do Bộ Tư pháp đang tiến hành chủ trì và luận chứng. Việc tiếp tục sửa đổi, bổ sung những quy định cũ, xây dựng những quy định mới
nhằm hoàn thiện pháp luật hình sự nói chung và các quy định liên quan đến đồng phạm và người thực hành trong đồng phạm nói riêng là đòi hỏi có tính cấp bách. Tuy nhiên, việc đổi mới và hoàn thiện này phải dựa trên quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về đấu tranh phòng và chống tội phạm, trên cơ sở tổng kết thực tiễn và phải là cơ sở pháp lý vững chắc thể hiện được các tư tưởng pháp chế, nhân đạo, dân chủ, cũng như phù hợp với pháp luật hình sự các nước trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế.