1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản trị khoản phải thu tại công ty TNHH Thịnh Phát

59 3,4K 90

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 620,5 KB

Nội dung

Quản trị khoản phải thu đòi hỏi trả lời tập hợp năm câu hỏi sau : - Doanh nghiệp đề nghị bán hàng hoá hay dịch vụ của mình với điều kiện gì ?Dành cho khách hàng thời gian bao lâu để than

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập tại trường Đại học Thương Mại và thời gian thực tập tạicông ty TNHH Thịnh Phát, để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp “Quản trị khoảnphải thu tại công ty TNHH Thịnh Phát” em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình củacác thầy, cô giáo đặc biệt là Ths Đàm Thị Thanh Huyền và các anh chị nhân viêntrong công ty TNHH Thịnh Phát

Em chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa tài chính ngân hàng, TrườngĐại học Thương Mại đã tận tình truyền đạt kiến thức trong 4 năm học tập Với vốnkiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trìnhnghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quí báu để em bước vào đời một cáchvững chắc và tự tin

Em chân thành cảm ơn Giám đốc công ty TNHH Thịnh Phát đã cho phép và tạođiều kiện thuận lợi để em thực tập tại Công ty Em xin gởi lời cảm ơn đến các anhchị trong phòng kế toán tài chính của công ty TNHH Thịnh Phát đã giúp đỡ emtrong quá trình thu thập số liệu

Cuối cùng em xin kính chúc Cô Đàm Thị Thanh Huyền đồi dào sức khoẻ vàthành công trong sự nghiệp cao quý Đồng thời kính chúc các cô, chú, anh, chịtrong công ty TNHH Thịnh Phát luôn dồi dào sức khoẻ, thành công trong công viêc

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2013

Sinh viên

Trang 2

MỤC LỤC

Trang 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Trang 5

5 CBCNV : Cán bộ công nhân viên

6 SXKD : Sản xuất kinh doanh

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Ngày nay, chúng ta đang chứng kiến sự phát triển kinh tế nhanh chóng của ViệtNam nói riêng và cả thế giới nói chung Việc Việt Nam gia nhập Tổ chức thươngmại thế giới WTO (World Trade Organization) và hội nhập kinh tế thế giới mở rarất nhiều cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp trong nước Bên cạnh đó, cũng sẽkhông ít những khó khăn, thách thức chờ đợi chúng ta Điều này đòi hỏi các doanhnghiệp phải có được các chiến lược kinh doanh hợp lý để có thể cạnh tranh đượcvới các doanh nghiệp nước ngoài và tạo được vị thế của mình trên thị trường thếgiới

Năm 2012 là năm nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế trong nước nóiriêng gặp nhiều khó khăn Do đó, các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với môitrường kinh doanh khó khăn đặc biệt là đối với các doanh nghiệp non trẻ Nhữngbiến động trên lĩnh vực tài chính ngân hàng như tỷ lệ lãi suất, tỷ giá, tỷ lệ lạm phát,

nợ xấu ,giá nguyên – nhiên – vật liệu và mọi chi phí đầu vào không ngừng tăng,khách hàng thanh toán chậm,thậm trí mất vốn.… Bài toán đặt ra cho các doanhnghiệp là làm thế nào có thể tồn tại được, duy trì và phát triển hoạt động kinh doanhcủa mình đứng vững trong vượt qua thời kì khó khăn như hiện nay và tiếp tục pháttriển trong các năm tiếp theo

Qua thời gian thực tập, nghiên cứu và tổng hợp kết quả điều tra đồng thời emhiểu rằng vốn cho hoạt động SXKD luôn là bài toán cho các DN; theo đó, có đượcvốn đã là một vấn đề phức tạp, khó hơn nữa là sử dụng vốn làm sao có hiệu quả Đểgiải quyết thỏa đáng, DN phải quản trị tốt các nguồn vốn, trong đó công tác quản trị

“khoản phải thu” có tầm quan trọng hàng đầu Nhận thức được tầm quan trọng cũngnhư sự cần thiết của công tác quản trị, đặc biệt là quản trị khoản phải thu của doanhnghiệp trước tình hình hiện nay em đã lựa chọn đề tài “ Quản trị khoản phải thu tạicông ty TNHH Thịnh Phát” này làm đề tài nghiên cứu của mình Em thấy đề tài nàyrất phù hợp với một khoá luận tốt nghiệp, bên cạnh đó đề tài cũng đáp ứng được

Trang 7

nhu cầu thực tế hiện nay tại doanh nghiệp Vấn đề khoản phải thu đang là vấn đề màdoanh nghiệp Thịnh Phát gặp nhiều khó khăn trong công tác quản trị.

2 Mục đích nghiên cứu.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này nhằm :

- Hệ thống hoá các cơ sở lý luận về khoản phải thu và quản trị khoản phải thu

- Tìm hiểu tình hình kinh doanh và phân tích và đánh giá thực trạng các khoảnphải thu tại công ty TNHH Thịnh Phát

- Đánh giá thực trạng hiệu quả quản trị khoản phải thu tại công ty TNHHThịnh Phát

- Tìm ra một số giải pháp, ý kiến nhằm đóng góp cho công tác quản trị khoảnphải thu tại công ty TNHH Thịnh Phát

3 Đối tượng phạm vi nghiên cứu.

Về không gian: đề tài được nghiên cứu tại công ty TNHH Thịnh Phát, doanhnghiệp đã có bề dày hoạt động và kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất kinh doanhbao bì Nhưng do khả năng có hạn nên em chỉ nghiên cứu các khoản phải thu trongdoanh nghiệp Thịnh Phát

Về thời gian: dữ liệu thứ cấp em thu thập và phân tích chỉ trong 3 năm từ

2010-2012 Có thể nói, 3 năm không thể phản ánh đầy đủ và chính xác hoạt động thực tếcủa công ty TNHH Thịnh Phát nhưng nó cũng phần nào cho thấy kết quả hiện tạitrong thời gian gần đây nhất, đồng thời cho thấy rõ hiệu quả của công tác quản trịkhoản phải thu của doanh nghiệp Thịnh Phát tại thời điểm nghiên cứu

Giới hạn đối tượng nghiên cứu : quy mô và đối tượng nghiên cứu của doanhnghiệp là rất lớn, nhưng em chỉ giới hạn nghiên cứu tập trung vào nghiên cứu côngtác quản trị khoản phải thu, chủ yếu là khoản phải thu của khách hàng tại công tyTNHH Thịnh Phát

4 Phương pháp nghiên cứu.

- Phương pháp thu thập dữ liệu

- Phương pháp quan sát thực tế

- Phương pháp phân tích dữ liệu

5 Kết cấu khoá luận.

Khoá luận bao gồm 3 chương :

Chương 1: Cơ sở lý thuyết cơ bản về khoản phải thu và quản trị khoản phải thu

Trang 8

Chương 2: Thực trạng về quản trị khoản phải thu tại công ty TNHH Thịnh Phát.Chương 3: Các phát hiện nghiên cứu và hướng giải quyết nhằm hoàn thiện công tácquản trị khoản phải thu tại công ty TNHH Thịnh Phát.

Trang 9

CHƯƠNG I:

CƠ SỞ LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ KHOẢN PHẢI THU VÀ QUẢN TRỊ

QUẢN PHẢI THU 1.1 Một số khái niệm liên quan tới quản trị khoản phải thu.

1.1.1 Khái niệm khoản phải thu.

Khi đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các chủngân hàng, hay các đối tác kinh doanh thường quan tâm đến tình hình tài chính củadoanh nghiệp Phải nhấn mạnh rằng, bất cứ một doanh nghiệp hay một tổ chức kinh

tế nào cũng tồn tại những khoản tiền phải thu đối với các con nợ Khoản phải thukhông bao giờ tách khỏi quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phản ánhtình hình tài chính của doanh nghiệp Vậy khoản phải thu là gì?

Khoản phải thu là giá trị của tất cả hàng hoá và dịch vụ mà khách hàng còn

nợ công ty, đây thực chất là nguồn vốn mà công ty bị khách hàng chiếm dụng

1.1.2 Khái niệm quản trị khoản phải thu.

Quản trị khoản phải thu là quá trình quản lý tài sản của doanh nghiệp hiện

đang bị khách hàng chiếm dụng Đảm bảo cho doanh nghiệp thu được khoản tiền nợđúng hạn với chi phí thấp nhất, giảm các khoản phải thu khó đòi tạo ra lợi thế vềvốn, giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Cùng với quản trị tiền mặt và hàng tồn kho, quản trị khoản phải thu liên quantới quyết định về quản trị tài sản của giám đốc tài chính Quyết định quản trị khoảnphải thu gắn với việc đánh đổi giữa chi phi liên quan đến khoản phải thu và doanhthu tăng thêm do bán chịu hàng hoá

Quản trị khoản phải thu đòi hỏi trả lời tập hợp năm câu hỏi sau :

- Doanh nghiệp đề nghị bán hàng hoá hay dịch vụ của mình với điều kiện gì ?Dành cho khách hàng thời gian bao lâu để thanh toán tiền mua hàng ? Doanhnghiệp của chuẩn bị giảm giá cho khách hàng thanh toán nhanh hay không?

- Doanh nghiệp cần đảm bảo gì về số tiền khách hàng nợ ? Chỉ cần kháchhàng kí nhận vào biên nhân hay buộc khách hàng kí nhận một loại giấy nhận nợchính thức nào?

Trang 10

- Phân loại khách hàng: Loại khách hàng nào có thể trả tiền vay ngay ? Để tìmhiểu, doanh nghiệp có nghiên cứu hồ sơ quá khứ hay các báo cáo tài chính đã quacủa khách hàng không? Hay doanh nghiệp dựa vào chứng nhận của ngân hàng?

- Doanh nghiệp chuẩn bị dành cho từng khách hàng với những hạn mức tíndụng như thế nào để tránh rủi ro? Doanh nghiệp có từ chối cấp tín dụng đối với cáckhách hàng có nghi ngờ? Hay doanh nghiệp chấp nhận một vài món nợ khó đòi vàđiều này xem như là chi phí của việc xây dựng một nhóm lớn khách hàng thườngxuyên?

- Biện pháp nào doanh nghiệp áp dụng thu nợ khi đến hạn? Doanh nghiệp theodõi thanh toán như thế nào? Doanh nghiệp làm thế nào với những khách hàng trảtiền miễn cưỡng hay kiệt sức vì họ ?

1.2 Nội dung lý thuyết liên quan tới quản trị khoản phải thu.

1.2.1 Phân loại khoản phải thu.

Khoản phải thu có liên quan đến các đối tác có quan hệ kinh tế đối với doanhnghiệp bao gồm các khoả :

• Khoản phải thu từ khách hàng

• Khoản ứng trước cho người bán

• Khoản phải thu nội bộ

• Khoản tạm ứng cho công nhân viên

• Các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ

• Các khoản phải thu khác

- Khoản phải thu từ khách hàng là những khoản cần phải thu do doanh nghiệp

bán chịu hàng hoá, thành phẩm hoặc cung cấp dịch vụ cho khách hàng

Trong điều kiện kinh tế thị trường, việc chiếm dụng vốn lẫn nhau tronghoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp là một nét đặc trưng thươngmại Thậm chí còn được coi như là một “sách lược” kinh doanh hữu hiệu của cácdoanh nghiệp ngang nhiên hoạt động trên thương trường mà trong tay không hề cómột đồng vốn Do vậy, vấn đề quản lý khoản phải thu đặc biệt trở nên quan trọngđối với những doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn với tỷ lệ cao so với vốn kinh doanh

Trang 11

- Khoản ứng trước cho người bán: là khoản tiền doanh nghiệp phải thu từ người

bán, người cung cấp do doanh nghiệp trả trước tiền hàng cho người bán để muahàng hoá, thành phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp chưa được giao

- Khoản phải thu nội bộ: là các khoản phải thu phát sinh giữa đơn vị, doanh

nghiệp hạch toán kinh tế độc lập với các đơn vị trực thuộc có tổ chức kế toán riênghoặc giữa các đơn vị trực thuộc với nhau

- Khoản tạm ứng cho công nhân viên: là những khoản tiền hoặc vật tư do doanh

nghiệp giao cho các cán bộ công nhân viên để thực hiện một nhiệm vụ được giaohoặc giải quyết một số công việc như mua hàng hoá, trả chi phí công tỏc…

- Khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ:

+ Khoản thế chấp: thường phát sinh trong quan hệ vay vốn Khi vay vốn có thế

chấp,

+ Khoản ký cược: là số tiền doanh nghiệp dùng vào việc đặt cược khi thuê mướn tài

sản theo yêu cầu của người cho thuê nhằm mục đích ràng buộc trách nhiệm vật chất

và nâng cao trách nhiệm cho người đi thuê trong việc quản lý sử dụng tài sản đithuê và sử dụng đúng hạn Số tiền ký cược do bên cho thuê quy định và có thể lớnhơn giá trị tài sản cho thuê

+ Ký quỹ: là số tiền, hay tài sản được gửi trước để làm tin trong các quan hệ mua

bán, nhận đại lý bán hàng, tham gia đấu thầu

1.2.2 Vai trò ,mục tiêu của quản trị khoản phải thu.

a) Vai trò của quản trị khoản phải thu.

- Khoản phải thu thường chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng tài sản lưu độngcủa các doanh nghiệp Do đó quản trị khoản trị khoản phải thu tốt, thì vòng quayvốn của doanh nghiệp sẽ tốt Từ đó kích thích hoạt động kinh doanh phát triển

- Tổ chức kiểm soát nợ phải thu chuyên nghiệp, đầy đủ thông tin kịp thời,nhanh chóng, sẽ giúp cho các doanh nghiệp hạn chế đến mức thấp nhất các rủi rokhông thu hồi được nợ, chi phí thu hồi nợ thấp

b) Mục tiêu của quản trị khoản phải thu.

Trang 12

Sơ đồ 1: Quy trình nguyên lý quản trị khoản phải thu

Có thể nói hầu hết các công ty đều phát sinh các khoản phải thu nhưng vớimức độ khác nhau, từ mức không đáng kể cho đến mức không thể kiểm soát nổi.Kiểm soát khoản phải thu liên quan đến việc đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro.Nếu không bán chịu hàng hóa thì sẽ mất đi cơ hội bán hàng, do đó, mất đi lợinhuận Nếu bán chịu hàng hóa quá nhiều thì chi phí cho khoản phải thu tăng cónguy cơ phát sinh các khoản nợ khó đòi, do đó, rủi ro không thu hồi được nợ cũnggia tăng Vì vậy, doanh nghiệp cần có chính sách bán chịu phù hợp

Để quyết định xem có nên gia tăng các khoản bán chịu hay không ? Giám đốctài chính cần xem xét khoản lợi nhuận gia tăng có lớn hơn các chi phí liên quan tớikhoản phải thu và chi phí cơ hội do đầu tư khoản phải thu không

1.2.3 Chính sách tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng tới chính sách tín dụng.

1.2.3.1 Sự cần thiết của chính sách tín dụng.

Trong mối quan hệ tài chính giữa các doanh nghiệp, những doanh nghiệpđóng vai trò là người bán thường phải bán chịu hàng hoá của mình trong một thờigian nhất định và những doanh nghiệp đóng vai trò người mua lại thường cố gắng

Bán chịu

Tăng doanh thu Tăng khoản phải thu

Tăng lợi nhuận Tăng chi phí liên quan tới khoản phải thu

Chi phí cơ hội do đầu tư khoản phải thu

Quyết định chính sách bán chịu hợp lý

So sánh lợi nhuận và chi phí gia tăng

Trang 13

kéo dài thời hạn thanh toán Mỗi doanh nghiệp đều có các khoản mua chịu và bánchịu hàng hoá từ đó hình thành nên khoản phải thu của doanh nghiệp

Khoản phải thu của doanh nghiệp phát sinh nhiều hay ít phụ thuộc vào cácyếu tố như tình hình nền kinh tế, giá cả sản phẩm, chất lượng sản phẩm, và chínhsách bán chịu của doanh nghiệp Trong các yếu tố này, chính sách bán chịu ảnhhưởng mạnh nhất đến khoản phải thu và sự kiểm soát của giám đốc tài chính Giámđốc tài chính có thể thay đổi mức độ bán chịu để kiểm soát khoản phải thu sao chophù hợp với sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro Hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu có thểkích thích được nhu cầu dẫn tới gia tăng doanh thu và lợi nhuận, nhưng vì bán chịu

sẽ làm phát sinh khoản phải thu, và do bao giờ cũng có chi phí đi kèm theo khoảnphải thu nên giám đốc tài chính cần xem xét cẩn thận sự đánh đổi này

1.2.3.2 Nội dung của chính sách tín dụng.

a) Tiêu chuẩn tín dụng.

Tiêu chuẩn tín dụng là những yếu tố liên quan tới sức mạnh tài chính và mức

độ tín nhiệm mà mỗi khách hàng phải đảm bảo để có quyền hưởng mức tín dụng màcông ty cấp cho họ Nếu khách hàng không đáp ứng được yêu cầu với thời hạn tíndụng thông thường, họ vẫn có thể mua hàng của công ty nhưng với thời hạn khắtkhe hơn Tiêu chuẩn này được sử dụng để xác định những khách hàng nào đượcđảm bảo tiêu chuẩn tín dụng bình thường và mức tín dụng họ có thể được hưởng.Tiêu chuẩn tín dụng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chính sách của doanh nghiệptrong mỗi thời kỳ,giá trị sản phẩm cao hay thấp…

Phân tích tín dụng khách hàng thông qua việc phân tích các thông số tàichính sau:

-Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh

-Bản mô tả điều kiện vật lý về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.-Lịch sử thanh toán tín dụng của công ty trong thời gian gần đây: thường trảđúng thời hạn hay trễ hạn, trong thời gian gần đây có lần nào không thanh toán nợhay không, nếu có thì tỉ lệ là bao nhiêu lần

Trang 14

Khi mở rộng thời hạn tín dụng, các nhà quản trị tài chính cần xem xét giữaviệc lợi nhuận tăng thêm và các khoản chi phí tăng thêm Cần phải phân tích nhữngảnh hưởng có thể có của việc kéo dài thời hạn tín dụng tới lợi nhuận của công ty.

Cụ thể, cần phải so sánh khả năng sinh lợi của doanh số kỳ vọng tăng thêm với tỷsuất sinh lợi cần thiết vào các khoản đầu tư vào khoản phải thu và tồn kho

c) Chiết khấu thanh toán.

Là biện pháp khuyến khích khách hàng trả tiền sớm bằng cách thực hiện việcgiảm giá đối với các trường hợp mua hàng trả tiền trước thời hạn

Chiết khấu nhờ trả sớm cho khách hàng là tỉ lệ phần trăm giảm giá và thời hạntrả trước để được nhận chiết khấu tiền mặt

Được áp dụng để tăng tốc độ thu hồi khoản phải thu và giảm đầu tư vào khoảnphải thu và chi phí liên quan Mặt khác, công ty mất đi chi phí chiết khấu trên phầndoanh thu của các hóa đơn

d) Chính sách thu tiền

Bao gồm các quy định về cách thức thu tiền như thu 1 lần hay nhiều lần, haytrả góp và biện pháp xử lý đối với các khoản tính dụng quá hạn

1.2.3.3 Các yếu tố tác động đến chính sách tín dụng:

a) Điều kiện của doanh nghiệp

Đặc điểm về sản phẩm, ngành nghề kinh doanh và tiềm lực tài chính là nhữngyếu tố tác động trực tiếp đến chính sách tín dụng của doanh nghiệp Doanh nghiệpnày có quy mô lớn, có tiềm lực tài chính mạnh, sản phẩm có thời gian sử dụng lâubền thường cho phép mở rộng chính sách tín dụng hơn các doanh nghiệp ít vốn, sảnphẩm hư hỏng, mất phẩm chất, khó bảo quản Đối với những doanh nghiệp sản xuất

Trang 15

kinh doanh có tính thời vụ, trong thời kỳ sản phẩm của doanh nghiệp có nhu cầutiêu thụ lớn cần khuyến khích tiêu thụ để thu hồi vốn.

b) Điều kiện của khách hàng.

Điều kiện của khách hàng được đánh giá dựa vào các phán đoán sau:

- Vốn hay sức mạnh tài chính (capital): là thước đo về tình hình tài chính củamột doanh nghiệp, nó ảnh hưởng đến rủi ro thanh toán Yếu tố này được xác địnhdựa vào quy mô vốn chủ sở hữu, tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp, khả năngsinh lợi từ hoạt động kinh doanh

- Khả năng thanh toán (capacity): được đánh giá qua các hệ số thanh toánchung, hệ số thanh toán nhanh, hệ số thanh toán lãi vay…của khách hàng

Tư cách tín dụng (character): là thái độ tự giác đối với việc thanh toán nợ củakhách hàng Yếu tố này được coi là rất quan trọng vì mỗi một giao dịch tín dụngđược ngầm hiểu là một sự hứa hẹn thanh toán

- Vật thế chấp (collateral): là tài sản khách hàng dùng đảm bảo cho món nợcủa mình

- Điều kiện kinh tế (condition): là sự phát triển của nền kinh tế nói chung vàmức độ phát triển của từng vùng địa lý nói riêng có ảnh hưởng đến việc thanh toáncủa khách hàng đối với món nợ

Thông tin về khách hàng có thể thu thập được thông qua việc điều tra trựctiếp như phân tích báo cáo tài chính của khách hàng, phỏng vấn trực tiếp, phân tíchthông tin thu thập từ các nhà cung cấp thông tin trước đó, đến thăm khách hàng…Đồng thời có thể thu thập thông tin từ các trung tâm xử lý dữ liệu về vị thế tín dụngcủa doanh nghiệp

Kết quả điều tra là căn cứ quan trọng để xác định chính sách tín dụng đối vớikhách hàng Nếu khách hàng có tiềm lực tài chính hạn chế, uy tín ( hay tư cách tíndụng) thấp không thể thực hiện một chính sách tín dụng nới lỏng như những kháchhàng có tiềm lực tài chính mạnh luôn giữ chữ tín trong quan hệ thanh toán

Trang 16

1.2.4 Phân tích, đánh giá các khoản phải thu

1.2.4.1 Xếp hạng nhóm nợ doanh nghiệp.

Người làm công tác quản lý tài chính phải mở sổ theo dõi chi tiết các khoảnphải thu, đồng thời thường xuyên đôn đốc khách nợ để thu hồi vốn đúng hạn Theođịnh kì nhất định, doanh nghiệp phải tiến hành phân loại tổng nợ phải thu và chi tiếttheo từng khách nợ Tổng nợ phải thu có thể phân loại theo các tiêu thức sau :

Nhóm 1: Nợ loại A (nợ có độ tin cậy cao hay nợ đủ tiêu chuẩn): thường bao

gồm các khoản nợ trong hạn mà doanh nghiệp đánh giá có đủ khả năng thu hồiđúng hạn Các khách nợ này thường là những doanh nghiệp vững chắc về tài chính,

về tổ chức, uy tín và thương hiệu

Nhóm 2 : Nợ loại B (nợ có rủi ro thấp hay nợ cần chú ý): thường bao gồm các

khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày và các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn nợ Cáckhách nợ này thường là những doanh nghiệp có tình hình tài chính khá tốt, khách

nợ truyền thống, có độ tin cậy

Nhóm 3 : Nợ loại C (nợ quá hạn có thể thu hồi được hay nợ dưới tiêu chuẩn):

thường bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày và các khoản nợ đã

cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn cơ cấu lại Các khách

nợ này thường là các doanh nghiệp có tình hình tài chính không ổn định, hiện tại cókhó khăn nhưng có triển vọng phát triển hoặc cải thiện

Nhóm 4 : Nợ loại D (nợ ít có khả năng thu hồi và nợ quá hạn khó đòi hay nợ

nghi ngờ): thường bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày và cáckhoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày theo thời hạn cơcấu lại Các khoản nợ này thường là những doanh nghiệp có tình hình tài chính xấu,không có triển vọng rõ ràng hoặc khách nợ cố ý không thanh toán nợ

Nhóm 5 : Nợ loại E (nợ không thể thu hồi được hay nợ có khả năng mất vốn):

thường bao gồm các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày và các khoản nợ đã cơ cấu lạithời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn cơ cấu lại Các khách nợ nàythường là những doanh nghiệp phá sản hoặc chuẩn bị phá sản không có khả năng trả

nợ hoặc không tồn tại

Trang 17

Kết quả phân loại nợ là cơ sở quan trọng giúp nhà quản trị xác định đúng thựctrạng và tính hữu hiệu của các chính sách thu tiền của doanh nghiệp Nếu tỉ lệ nợxấu (bao gồm các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5) cao, chứng tỏ chất lượng quản trịkhoản phải thu của doanh nghiệp còn yếu kém Doanh nghiệp cần nhanh chóngtriển khai các biện pháp giải quyết thích hợp Đồng thời đây cũng là căn cứ để xâydựng các chính sách tín dụng trong các kỳ tiếp theo.

1.2.4.2 Một số công cụ khác theo dõi khoản phải thu.

Ngoài ra, để theo dõi các khoản phải thu (KPT) có thể sử dụng các công

cụ sau :

a Kỳ thu tiền bình quân

- Kỳ thu tiền bình quân (còn gọi là số ngày của một vòng quay các khoản phảithu) phản ánh số ngày cần thiết bình quân để thu được các khoản phải thu Nó đượctính bằng cách lấy số dư bình quân khoản phải thu nhân (x) với 360 ngày rồi chiacho tổng doanh thu bán chịu trong kỳ

- Kỳ thu tiền bình quân ngắn, chứng tỏ doanh nghiệp không bị đọng vốn trongkhâu thanh toán Ngược lại, nếu kỳ thu tiền dài chứng tỏ thời gian thu hồi khoảnphải thu chậm Tuy nhiên, để đánh giá thực trạng này tốt hay xấu còn phụ thuộc vàochính sách tín dụng thương mại và thực tế thanh toán nợ của từng khoản phải thu.Trong nhiều trường hợp do công ty muốn chiếm lĩnh thị trường thông qua bán hàng trảchậm, hay tài trợ cho các chi nhánh đại lý nên dẫn tới kỳ thu tiền bình quân tăng lên

b Phân tích “tuổi” của các khoản phải thu

- Phương pháp phân tích này dựa trên thời gian biểu về tuổi của các khoảnphải thu tức là khoảng thời gian có thể thu được tiền của các khoản phải thu đểphân tích

- Xác định tuổi của các khoản phải thu cho phép đánh giá một cách chi tiết hơnquy mô và độ dài thời gian tương ứng của các khoản phải thu đó tại một thời điểmnhất định Đây là căn cứ quan trọng để các doanh nghiệp lựa chọn các biện phápquản lý và chính sách thu tiền thích hợp

Trang 18

c Mô hình số dư khoản phải thu

Phương pháp này đo lường quy mô doanh số bán chịu chưa thu được tiền tạithời điểm cuối các tháng do kết quả bán hàng của tháng và của các tháng trước đó.Thực tế cho thấy, khối lượng hàng bán chịu phụ thuộc nhiều vào đặc điểm củangành và mặt hàng kinh doanh, điều kiện của khách hàng ở từng khu vực địa lý Do

đó nếu chỉ dựa vào những con số trong mô hình này để so sánh và đánh giá thựctrạng khoản phải thu của từng chi nhánh, bộ phận ở các khu vực khác nhau trongmột công ty thì sẽ không phù hợp Bởi vậy, cách tốt nhất là nên phân loại và theodõi số dư nợ của từng nhóm khách hàng theo tập quán thanh toán của họ

1.2.5 Phòng ngừa rủi ro và xử lý các khoản phải thu khó đòi.

1.2.5.1 Phòng ngừa rủi ro.

Phòng ngừa rủi ro đối với các khoản phải thu là nhu cầu cần thiết đối với mọidoanh nghiệp để ổn định tình hình tài chính, tăng hiệu quả của chính sách tín dụng.Rủi ro đối với các khoản phải thu thường bao gồm:

(1) Phòng ngừa rủi ro tín dụng

Để phòng ngừa rủiro tín dụng, trước hết doanh nghiệp cần hải tìm hiểu

kỹ khách hàng về tình hình tài chính, khả năng thanh toán,… của khách hàng để xácđịnh giới hạn tín dụng phù hợp với từng khách hàng Bên cạnh đó, căn cứ vào kết quả phân loại nợ phải thu doanh nghiệp cần phải lập dự phòng đối với những khoảnphải thu khó đòi

Việc lập dự phòng có thể xác định theo những tỷ lệ % nhất định trên từng loại khoản phải thu, hoặc theo khách nợ đáng ngờ Cách thức này giúp doanh nghiệp

có thể chủ động đối phó khi rủi ro xảy ra

(2) Rủi ro thanh khoản

Một doanh nghiệp hoạt động bình thường phải đảm bảo được khả năng thanhtoán kể cả trong các trường hợp bất thường Khi doanh nghiệp thiếu khả năng thanhtoán nếu không giải quyết kịp thời có thể dẫn tới mất khả năng thanh toán Mặtkhác, khi doanh nghiệp dự trữ tiền cho hoạt động thanh toán dễ dẫn tới việc doanhnghiệp ứ động vốn trong kinh doanh

Trang 19

Rủi ro thanh toán của các khoản phải thu do các nguyên nhân: Quy mô cáckhoản phải thu khá lớn, số nợ phải thu quá hạn nhiều, khách hàng không trả nợ, (3) Rủi ro lãi suất.

Do tiền có giá trị theo thời gian, nên trong chính sách tín dụng của doanhnghiệp, doanh nghiệp sẽ bán hàng với giá cao hơn khi khách hàng trả chậm, mứcgiá cao hơn đó chính là giá của chi phí cơ hội khi doanh nghiệp chưa thu hồi đượckhoản phải thu ngay Mặt khác, do tính chất của thị trường là luôn biến động khôngngừng, một trong những chỉ số đó là lãi suất

(4) Rủi ro do tác động của sự thay đổi tỷ giá

Tỉ giá hối đoái là giá của một đơn vị ngoại tệ tính theo đồng nội tệ Rủi ro hối đoái là rủi ro do sự biến động của tỷ giá hối đoái gây ra Rủi ro hối đoái xảy ra đối với doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, các khoản phải thu của doanh nghiệp được thực hiện bằng ngoại tệ

1.2.5.2 Xử lý khoản phải thu khó đòi.

Các doanh nghiệp bán chịu cho khách hàng cần phải xem xét kỹ khả năngthanh toán trên cơ sở hợp đồng đã được ký kết giữa các bên.Có sự rằng buộc chặtchẽ trong hợp đồng, nếu vượt quá thời hạn thanh toán trong hợp đồng thì doanhnghiệp được thu lãi phạt tương ứng như lãi quá hạn của ngân hàng

Các khoản nợ phát sinh phải có chứng từ hợp lệ chứng minh.Doanh nghiệpphải thường xuyên đôn đốc và áp dụng mọi biện pháp cần thiết để thu hồi các khoản

nợ quá hạn Định kỳ doanh nghiệp phải đối chiếu, tổng hợp, phân tích tình hìnhkhoản phải thu, đặc biệt các khoản nợ quá hạn và các khoản nợ khó đòi Các tổnthất do không thu hồi được kịp và đầy đủ cần xác định rõ mức độ,nguyên nhân củatừng khoản nợ và có biện pháp xử lý kịp thời như gia hạn nợ, thoả ước xử lý nợ,xoá một phần nợ cho khách hàng hoặc khởi kiện trước pháp luật Các doanh nghiệpphải có biện pháp phòng ngừa rủi ro như lựa chọn khách hàng, giới hạn tín dụng,yêu cầu đặt cọc, tạm ứng,

Đối với các doanh nghiệp nhà nước, các khoản nợ khó đòi thực sự không cókhả năng đòi, được cơ quan quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp xem

Trang 20

xét, thẩm định cho phép hạch toán vào kết quả kinh doanh.Doanh nghiệp phải tiếptục theo dõi trên sổ kế toán và đôn đốc thường xuyên để thu hồi khoản phải thuđược sau khi trừ đi các chi phí thu nợ, hạch toán vào thu nhập bất thường của doanhnghiệp

Đối với những khoản nợ quá hạn, doanh nghiệp có thể áp dụng các quy trìnhthu hồi nợ theo cấp độ: gọi điện thoại, thư nhắc lại, thư khuyên nhủ hoặc thư gửicho cơ quan chuyên trách thu hồi giúp Nếu các biện pháp này không có hiệu lực,doanh nghiệp có thể nhờ đến các hãng chuyên thu nợ hoặc tư vấn cảu luật sư Đồngthời đối với khách hàng không trả nợ đúng hạn, doanh nghiệp cần ngừng cấp tíndụng cho đến khi họ thanh toán xong nợ cũ Ngoài ra doanh nghiệp cũng có thể ápdụng hình thức mua nợ để tránh những món nợ khó đòi và chuyển rủi ro sang công

ty mua nợ

1.2.6 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị khoản phải thu.

a Vòng quay các khoản phải thu

Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thuthành tiền mặt Hệ số này là một thước đo quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạtđộng của doanh nghiệp, được tính bằng cách lấy doanh thu trong kỳ chia cho số dưbình quân các khoản phải thu trong kỳ

Vòng quay các khoản phải thu =

Khoản tiền phải thu từ khách hàng là số tiền mà khách hàng hiện tại vẫn cònchiếm dụng của doanh nghiệp Chỉ đến khi khách hàng thanh toán bằng tiền chokhoản phải thu này thì coi như lượng vốn mà doanh nghiệp bị khách hàng chiếmdụng mới không còn nữa

Vòng quay khoản phải thu cao là một điều tốt, có nghĩa là khách hàng thanhtoán tiền đúng hoặc ngắn hơn thời hạn của chính sách tín dụng thương mại Tuynhiên, nếu vòng quay khoản phải thu quá cao so với mức trung bình ngành, cónghĩa là doanh nghiệp có chính sách TDTM thắt chặt (thời hạn bán chịu ngắn) vàkhông mở rộng đủ tín dụng cho khách hàng Do đó, doanh nghiệp cần đánh giá mức

Trang 21

độ hợp lý vòng quay các khoản phải thu của mình qua việc so sánh với vòng quaycác khoản phải thu của các doanh nghiệp cùng ngành hoặc trung bình của ngành.

b Kỳ thu tiền bình quân

Công thức tính:

Kỳ thu tiền bình quân =

Kỳ thu tiền bình quân cho biết trung bình mất bao nhiêu ngày để một khoảnphải thu được thanh toán Để có thể đánh giá hiệu quả thu tiền qua kỳ thu tiền bìnhquân, DN có thể so sánh với kỳ thu tiền bình quân của các năm trong quá khứ Nếu

kỳ thu tiền ngày càng tăng, có nghĩa là các khoản phải thu không được chuyển đổithành tiền mặt nhanh chóng; ngược lại kỳ thu tiền bình quân có xu hướng giảm, chothấy hiệu quả của công tác quản trị khoản phải thu mà DN đang thực hiện là khảquan Ngoài ra, DN cũng cần so sánh kỳ thu tiền bình quân với thời hạn của chínhsách TDTM Nếu kỳ thu tiền bình quân, ví dụ là 50 ngày, nhưng chính sách tíndụng của DN cho phép thời hạn nợ 30 ngày (net 30) Điều này cho thấy, DN cầnxem lại công tác quản trị khoản phải thu của mình

Nhằm xác định xác đáng tỷ lệ các khoản phải thu hưởng chiết khấu thanh toán,

tỷ lệ các khoản trả đúng hạn của chính sách tín dụng và tỷ lệ khoản phải thu trảchậm so với qui định của chính sách, DN phải tiến hành đánh giá tuổi nợ của khoảnphải thu, từ đó nắm bắt những thông tin tín dụng tổng quát về khách hàng và điềuchỉnh các yếu tố của chính sách tín dụng cho phù hợp

Điều đáng lưu ý khi phân tích là kết quả phân tích có thể được đánh giá là rất tốt,nhưng do kỹ thuật tính toán đã che dấu những khuyết điểm trong việc quản trị cáckhoản phải thu Nên cần phải phân tích định kỳ các khoản phải thu để sớm pháthiện những khoản nợ khó đòi để có biện pháp xử lý kịp thời

c Chỉ tiêu tỷ lệ các khoản phải thu trên doanh thu

Được sử dụng để đánh giá xu hướng hiệu quả các khoản phải thu tỷ lệ này càng cao, công ty càng bị chiếm dụng vốn nhiều Khi tỷ lệ này vượt quá định mức

do công ty đặt ra, Ban Giám đốc cần có những qui định siết chặt, tránh tình trạng thiếu vốn lưu động

Trang 22

d Chỉ tiêu giữa tổng khoản phải thu/ vốn lưu động.

Đây là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ giữa khoản phải thu và vốn lưu động Chỉtiêu này càng cao chứng tỏ khoản phải thu của doanh nghiệp càng lớn và vốn lưu động của doanh nghiệp bị chiếm dụng càng nhiều

e Chỉ tiêu nợ khó đòi/ tổng khoản phải thu

Đây là chỉ tiêu phản ánh khoản nợ khó đòi với tổng khoản phải thu của doanh nghiệp Nếu chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ công ty đang vướng mắc trong hoạt động thu hồi nợ dài hạn

f Chỉ tiêu về khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp

KNTTTT=

Chỉ tiêu này này trong thực tế cho thấy nếu lớn hơn 0,5 thì tình hình thanh toán của doanh nghiệp tương đối khả quan đồng nghĩa với việc quản trị khoản phải thu tốt còn nếu nhỏ hơn 0,5 thì doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong công việc thanh toán công nợ và do đó có thể phải bán gấp hàng hoá, sản phẩm để trả nợ vì không có tiền để thanh toán tiền hàng chứng tỏ hiệu quả quản trị khoản phải thu củacông ty gặp vấn đề khiến khoản phải thu lớn

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị khoản phải thu.

1.3.1 Nhân tố kinh doanh bên ngoài.

1.3.1.1 Nhân tố vĩ mô.

a, Yếu tố kinh tế.

Nhân tố kinh tế là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới độ lớn của khoảnphải thu và công tác quản trị khoản phải thu của doanh nghiệp.Một nền kinh tế pháttriển sẽ giúp quan hệ mua bán hàng hoá tốt hơn giảm tình trạng nợ khó đòi vàngược lại với tình hình kinh tế khó khăn ,sản xuất kinh doanh đình trệ như hiệnnay ,các doanh nghiệp gia tăng các khoản phải thu, các doanh nghiệp gặp khó khăntrong công tác quản trị khoản phải thu

Năm 2012 là một năm khó khăn của nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh

tế Việt nam nói riêng.Từ nội tại nền kinh tế Việt Nam, có 3 yếu tố chính khiến mứctăng giá hàng hóa và dịch vụ năm 2012 giữ ở mức thấp Đó là tồn kho cao, nợ xấulàm giảm khả năng tiếp cận vốn và tổng cầu giảm.Theo đó, dù cung cầu hàng hóa

Trang 23

không mất cân đối nên giá cả thị trường ít chịu những biến động đột biến bấtthường nhưng sản xuất kinh doanh vẫn phải đối mặt tình hình kinh tế suy giảm, việcthích nghi với các giải pháp kiềm chế lạm phát khiến doanh nghiệp gặp nhiều khókhăn

Bên cạnh đó, nợ xấu trong nền kinh tế vẫn là yếu tố cản trở sức tăng trưởng

và góp phần kiềm chế mức tăng giá hàng hóa Theo đó, tổng mức đầu tư toàn xãhội ước cả năm chỉ bằng khoảng 30% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), thấp hơnmức 34,7% của năm 2011 và thấp hơn nhiều so với mức khoảng trên 40% của giaiđoạn 2007-2010.Hiện nay, dù phần lớn chính sách nới lỏng chưa có hiệu lực nhưngmức lạm phát của tháng 1 vừa qua đã khiến nhiều người bất ngờ Chỉ số tăng giácủa 2 thành phố lớn là Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh đều ở mức thấp hơn 1% Trongkhi đó, mức tăng giá tháng 01/2013 trong cả nước lại lên đến 1,25% - mức tăng caothứ hai trong 5 năm trở lại đây Điều này càng gây khó khăn cho các doanh nghiệptrong nước

Tỷ lệ lao động không có việc làm tăng cao,đây là cơ hội cho các doanh nghiệptuyển chọn lao động cho mình.Nhưng tỷ lệ thất nghiệp cao cũng đang là gánh nặnglớn cho xã hội, nó làm cho nền kinh tế trì trệ biểu hiện của nền kinh tế phát triểnkhông toàn diện

b,Pháp luật chính trị.

Việt Nam là một quốc gia có nền chính trị ổn định trên thế giới Nhân tố chínhtrị là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới nền kinh tế cũng như công tác quản trị khoảnphải thu Môi trường chính trị ổn định, các quy chế pháp luật hợp lý sẽ tạo môitrường kinh doanh minh bạch, nghiêm chỉnh dẫn đến các quan hệ mua bán diễn ratốt hơn Yếu tố pháp luật là một trong yếu tố quan trọng , đó là công cụ cho côngtác quản trị khoản phải thu của doanh nghiệp

c, Nhân tố văn hoá

Nhân tố văn hoá ảnh hưởng tới văn hoá kinh doanh, hình thành thói quenmua bán chịu Văn hoá mua bán chịu của các địa phương là khác nhau vì vậy côngtác quản trị khoản phải thu phải có chính sách hợp lý

1.3.1.2 Môi trường vi mô.

Trang 24

Môi trường kinh tế vi mô bao gồm các yếu tố trong ngành Đó là mối quan

hệ giữa các yếu tố khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh, các trung gian tàichính và doanh nghiệp được phản ánh trên mô hình :

Sơ đồ 2: Các nhân tố chính yếu thuộc môi trường vi mô của doanh nghiệp.

Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng tới các chinh sách của công ty, trong đó cóchính sách tín dụng Nếu công ty đối thủ có các chính sách tín dụng nới lỏng hơncông ty thì công ty sẽ mất đi các khách hàng và ngược lại Vì vậy căn cứ vào cácchính sách của đối thủ cạnh tranh mà công tác quản trị khoản phải thu cần đưa racác chính sách thích hợp vừa thu hút khách hàng nâng cao vị thế cạnh tranh vừađảm bảo lợi ích cho công ty

Khách hàng

Khách hàng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới quản trị khoản phải thu củakhách hàng, phải thu của khách hàng chiếm tỷ trọng chủ yếu trong khoản phải thu.Năng lực tài chính của khách hàng ảnh hưởng tới khả năng thanh toán tiền hàng chodoanh nghiệp Đồng thời khách hàng và nhu cầu của khách hàng ảnh hưởng tới quy

mô của các khoản phải thu

Nhà cung cấp

Nhà cung cấp quyết định tới quy mô của khoản trả trước cho người bán, nếudoanh nghiệp hạn chế trong lựa chọn nhà cung cấp thì khoản trả trước cho ngườibán thường cao do nhà cung cấp thường yêu cầu ứng trước tiền hàng

Và ngược lại nếu doanh nghiệp có nhiều sự lựa chọn nhà cung cấp thì sẽ cónhiều ưu đãi hơn như không cần cấp tín dụng cho nhà cung cấp,

Doanh nghiệp

Các trung gian

Đối thủ cạnh tranh

Trang 25

1.3.1 Nhân tố bên trong doanh nghiệp

1.3.1.1Mục tiêu và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

Các quyết định quản trị phải thu bị chi phối mạnh mẽ bởi các mục tiêu, chiếnlược trong ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp, vì cuối cùng, việc quản trị khoảnphải thu là là nhằm đặt được mục tiêu của công ty một cách tốt nhất, với chi phíthấp nhất Với mỗi chiến lược khác nhau của doanh nghiệp sẽ tương ứng đề xuấtcác chính sách quản trị khoản phải thu khác nhau

1.3.1.2Chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng ảnh hưởng mạnh nhất tới khoản phải thu Nhà quản trị tàichính có thể thay đổi chính sách tín dụng để kiểm soát khoản phải thu sao cho phùhợp với sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro

Hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng có thể kích thích nhu cầu, tăng doanh thu và lợinhuận, nhưng vì bán chịu sẽ làm phát sinh khoản phải thu, đồng thời phát sinh cácchi phí đi kèm theo khoản phải thu, giám đốc cần xem xét cẩn thận sự đánh đổi này

1.3.1.3Năng lực trình độ của các cấp quản lý của doanh nghiệp

Một vấn đề quan trọng nữa là chất lượng nguồn nhân lực, nhận thức và quyếtđịnh của các cấp quản trị trong công ty tác động mạnh mẽ đến công tác quản trịkhoản phải thu Năng lực của các cấp quản trị trong doanh nghiệp ảnh hưởng lênmọi khâu trong quá trình thực hiện công tác quản lý khoản phải thu, chỉ một khâuyếu cả hệ thống sẽ bị ảnh hưởng

1.3.1.4Nguồn lực tài chính của doanh nghiệp

Với nguồn lực tài chính mạnh mẽ, dồi dào, việc quản trị khoản phải thu sẽ rấtphức tạp khi công ty có nhiều phương thức cho vay, bán chịu hơn Nhưng vớinguồn tài chính hạn hẹp còn gây cho quản trị khoản phải thu nhiều áp lực hơn nữa, đểđảm bảo đủ vốn quay vòng cho công ty nhưng vẫn gia tăng doanh thu cho công ty

Trang 26

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ KHOẢN PHẢI THU TẠI CÔNG

TY TNHH THỊNH PHÁT

2.1 Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Thịnh Phát

2.1.1 Thông tin tổng quát về công ty TNHH Thịnh Phát

2.1.1.1Giới thiệu chung về công ty

-Tên đơn vị : Công ty TNHH Thịnh Phát.

-Địa chỉ : Điểm công nghiệp Ngọc Hoà ,Huyện Chương mỹ, Hà Nội -Điện thoại : (04) 73047968.

-Fax : (04) 73047988

-Website : http://www.thinhphatplastic.com

-Loại hình đơn vị : Công ty trách nhiệm hữu hạn

Công ty TNHH thịnh phát là một trong những nhà sản xuất bao bì nhựa hàngđầu tại Việt Nam với các sản phẩm :Bao bì PP,bao bì PP có ghép màngOPP/BOP,túi dệt, PP shopping, vải dệt,

-Ngành nghề kinh doanh :

- Hạt nhựa, hạt nhựa nguyên sinh

- Bao bì nhựa

- Bao bì thực phẩm

2.1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty

 Chức năng của công ty :

- Sản xuất các mặt hàng bao bì các loại ,các loại bao bì chính như bao

bì thực phẩm ,bao bì nhựa ,

- Kinh doanh và phân phối các mặt hàng bao bì

- Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm hạt nhựa và hạt nhựa nguyênsinh

 Nhiệm vụ của công ty :

- Mở rộng thị trường ,đáp ứng tốt các yều cầu về chất lượng sản phẩm bao bì

- Khẳng định uy tín và thương hiệu của công ty

- Thực hiện chế độ thanh toán tiền lương và chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, cho người lao động đồng thời thực hiện nghĩa vụ nộp thuế ngân sách nhà nước

2.1.1.3 Mô hình tổ chức.

Sơ đồ 3: Mô hình tổ chức công ty TNHH Thịnh Phát.

Giám đốc

Trang 27

Giám đốc hiện nay của Công ty là ông Ngô Văn Phương

- Phó giám đốc:

Các phó giám đốc là người giúp việc cho giám đốc và chịu trách nhiệm trướcgiám đốc về phần việc được phân công, chủ động giải quyết những công việc đãđược giám đốc ủy quyền và phân công theo đúng điều lệ của Công ty

Công ty hiện có phó giám đốc gồm:

• Nguyễn Hữu Thuỵ

Phòng nghiên cứu thị trường

Phòng

kế toán vật tư

Phòng tài vụ

Xí ngiệp

bao bì

nhựa

Xí nghiệp bao bì thực phẩm

Xí nghiệp sản xuất hạt nhựa

Xí nghiệp dệt

Trang 28

- Phòng Tài vụ:

Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch, dự toán ngân sách kinh phí hạn mức hàng năm đểtrình các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Quản lý và sử dụng có hiệu quả ngânsách được cấp và các nguồn tài chính ngoài ngân sách, thực hiện nghiêm túc chế độquản lý, tổ chức hạch toán kế toán tài chính theo chế độ kế toán của Nhà nước banhành Tổ chức hướng dẫn kiểm tra việc chi tiêu mua sắm tài sản, vật tư, việc thanhtoán của các cá nhân và đơn vị trong Công ty theo quy định

- Phòng Kế hoạch vật tư:

Có chức năng lập kế hoạch sản xuất, tìm nguồn cung ứng vật tư cho công ty.Đồng thời điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh phối hợp các phòng chức năngthực hiện hợp đồng đã ký kết nhằm đạt được hiệu quả cao nhất Quản lý và phụtrách Thủ kho

- Phòng nghiên cứu thị trường:

Có nhiệm vụ nghiên cứu các nhu cầu khách hàng để từ đó đưa ra các sản phẩm đápứng thị hiếu của người tiêu dùng Khai thác và mở rộng thị trường của côngty.Đồng thời phối hợp chặt chẽ với phòng kế hoạch vật tư và phòng kỹ thuật tạo ranhững sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng

- Phòng kỹ thuật:

Xây dựng, quản lý, theo dõi các quy trình, quy phạm kỹ thuật trong quá trìnhsản xuất đảm bảo chất lượng sản phẩm Khi có kế hoạch thì triển khai thử mẫuthông qua khách hàng duyệt sau đó mới đem xuống sản xuất hàng loạt, xác địnhmức hao phí nguyên vật liệu, hướng dẫn cách đóng dán hộp cho các phân xưởngsản xuất Đồng thời kiểm tra chất lượng sản phẩm từ các kho ở phân xưởng

- Phòng Tổ chức hành chính:

Là chức năng văn phòng và tổ chức lao động tiền lương, có nhiệm vụ quản lý

hồ sơ, quản lý quỹ tiền lương, tổ chức thực hiện chính sách tiền lương với người laođộng, tham mưu cho giám đốc điều động, tiếp cận sắp xếp CBCNV phù hợp vớinhu cầu và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh

- Các xí nghiệp, phân xưởng:

Trang 29

Là nơi trực tiếp tạo ra sản phẩm qua từng công đoạn của quy trình sản xuất.Qua sơ đồ bộ máy quản lý và chức năng nhiệm vụ của từng phòng ta thấy sự

bố trí biên chế bộ máy và cơ cấu tổ chức của công ty là hợp lý Giám đốc là ngườiđiều hành và chịu trách nhiệm mọi công việc trong công ty, cùng bàn bạc trao đổivới các phòng ban tạo điều kiện thuận lợi trong khâu chỉ đạo và điều hành sản xuấtkinh doanh Mỗi phòng ban có nhiệm vụ chức năng khác nhau song có mỗi quan hệmật thiết với nhau cùng phục vụ cho việc quản lý, điều hành sản xuất kinh doanhcủa công ty nhằm đạt được hiểu quả cao

2.1.2 Tình hình tài sản - vốn của công ty TNHH Thịnh Phát giai đoạn 2010- 2012.

Ngày đăng: 24/03/2015, 10:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1) Giáo trình quản trị tài chính-Trường đại học Thương Mại Khác
2) Bài giảng tài chính doanh nghiệp, khoa tài chính ngân hàng Đại học Thương Mại Khác
3) Giáo trinh quản trị tài chính, trường Học viện Tài chính Khác
4) Bảng cân đối kế toán 3 năm 2010-2012 của công ty TNHH Thịnh Phát Khác
5) Bảng báo cáo kết quả kinh doanh 3 năm 2010, 2011, 2012 của công ty TNHH Thịnh Phát Khác
6) Giáo trình tài chính quốc tế- Trường đại học Thương Mại Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w