- Phòng Tổ chức hành chính:
3.1.3.2 Nguyên nhân chủ quan.
a, Sự nới lỏng của chính sách tín dụng
Trong việc áp dụng chính sách tín dụng đối với các khách hàng, Thịnh phát thường áp dụng các chính sách nới lỏng tín dụng đối với khách hàng lâu năm. Tuy nhiên, chính sách tín dụng nới lỏng này có khi sẽ dẫn đến những rủi ro lớn đối với Thịnh Phát khi khách hàng lợi dụng điều này mà không thanh toán đúng hạn, đòi gia hạn nợ, thậm chí có những khách hàng chây ì không chịu thanh toán tiền hàng, dẫn đến xuất hiện các khoản nợ khó đòi, các khoản nợ quá hạn. Đối với khách hàng mới, có những trường hợp thông tin thiếu hoặc sai sót dẫn tới đánh giá vị thế tín dụng của khách hàng sai.
b, Sự buông lỏng quản lý, yếu kém của cán bộ quản trị khoản phải thu.
Sự buông lỏng quản lý nói chung, trong đó có quản lý tài chính ở Thịnh phát. Điều này được chứng minh ở sự yếu kém của bộ máy kế toán. Cán bộ làm nghiệp vụ kế toán chưa chú ý phát hiện và phân tích những rủi ro tiềm ẩn, chưa có cán bộ
chuyên trách làm về công tác tài chính để phán đoán, theo dõi đánh giá sự thay dổi của lãi suất. Các nhân viên kế toán thường có kiến thức sơ lược về quản trị khoản phải thu nhưng chưa chuyên sâu chỉ dựa vào kinh nghiệm bản thân.
c, Nhận thức sai lầm về trách nhiệm quản lý khoản phải thu.
Nhiều doanh nghiệp đang nhận thức sai lầm rằng, hiệu quả quản lý các khoản phải thu là trách nhiệm của riêng bộ phận kế toán – tài chính. Điều này không chỉ là chưa đúng mà còn chưa đủ. Kế toán – Tài chính là đầu mối để phối hợp giải quyết các khoản phải thu, nhưng để phối hợp được hiệu quả, họ phải có sự hỗ trợ của bộ phận bán hàng, bộ phận dịch vụ khách hàng, thậm chí của cả Ban Giám đốc. Thông thường, với mục tiêu tăng doanh thu, bộ phận bán hàng sẽ cố gắng dành nhiều ưu ái, trong đó có ưu đãi về tín dụng, cho khách hàng. Nếu quản lý các khoản tín dụng này không tốt, sẽ dẫn đến doanh thu trên sổ sách cao, nhưng hiệu quả kinh tế thấp và lượng thu tiền mặt cũng thấp. Từ đó, doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng thiếu vốn lưu động. Ngoài ra, việc bộ phận dịch vụ khách hàng thường xuyên cập nhật sai hoặc thiếu chi phí cũng làm cho quá trình thanh toán kép dài. Đặc biệt, nếu Ban Giám đốc có các chính sách tín dụng dành cho khách hàng không rõ ràng, hoặc quá trình phê chuẩn tín dụng cho khách hàng phức tạp, cũng ảnh hưởng đến hiệu quả các khoản phải thu.
Đây cũng là vấn đề gặp phải tại Thịnh Phát. Trong công tác quản trị khoản phải thu, Thịnh Phát chưa quan tâm đến mối quan hệ giữa các phòng ban trong công tác quản trị khoản phải thu.
d, Công ty chưa có chính sách đôn đốc cũng như các biện pháp phòng ngừa cụ thể.
Các chính sách trong công tác thu nợ chưa mang tính chuyên nghiệp, cũng chưa có bộ phận chuyên trách các vấn đề này, tất cả đều mang tính nghiệp dư. Trình độ cán bộ về việc sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro còn hạn chế nên việc chưa biết sử dụng các công cụ này trong công tác quản trị khoản phải thu.