1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng môi trường văn hoá thẩm mỹ trong các trường cao đẳng, đại học ở Việt Nam hiện nay

110 1,2K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 862,9 KB

Nội dung

Nguyên nhân của những hạn chế trong xây dựng môi trường văn hóa thẩm mỹ trong các trường cao đẳng, đại học ở Hà Nội hiện nay 2.3 Dự báo khái quát về xu hướng phát triển môi trường văn ho

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ THỊ THUỲ DUNG

XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG VĂN HOÁ THẨM

MỸ TRONG CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC Ở HÀ NỘI HIỆN NAY

Chuyên ngành: CNDVBC&CNDVLS

Mã số :60 22 80

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn: PGS.TS.PHẠM DUY ĐỨC

Hà Nội - 2006

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC

A PHẦN MỞ ĐẦU

B PHẦN NỘI DUNG

Chương 1 Vai trò của môi trường văn hóa thẩm mỹ đối với

sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên

1.1 Khái niệm văn hoá thẩm mỹ

1.2 Khái niệm môi trường văn hoá thẩm mỹ và tác động của nó

đối với sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên

1.3 Nội dung chủ yếu của xây dựng môi trường văn hoá thẩm

mỹ

Chương 2 Thực trạng và những giải pháp chủ yếu trong xây

dựng môi trường văn hóa thẩm mỹ trong các trường cao đẳng, đại

học ở Hà Nội hiện nay

2.1 Thực trạng xây dựng môi trường văn hóa thẩm mỹ trong các

trường cao đẳng, đại học ở Hà Nội hiện nay

2.2 Nguyên nhân của những hạn chế trong xây dựng môi trường

văn hóa thẩm mỹ trong các trường cao đẳng, đại học ở Hà Nội hiện nay

2.3 Dự báo khái quát về xu hướng phát triển môi trường văn hoá

thẩm mỹ trong các trường cao đẳng, đại học ở Hà Nội trong thời kỳ đẩy

mạnh hội nhập quốc tế

2.4 Những giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng và phát triển môi

trường văn hoá thẩm mỹ trong các trường cao đẳng, đại học ở Hà Nội

Trang 3

A PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội nói chung và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước ta nói riêng, thế hệ trẻ ngày càng có vai trò

và vị trí đặc biệt quan trọng Đại hội IX của Đảng đã xác định: “ Đối với thế hệ trẻ chăm lo giáo dục, bồi dưỡng đào tạo, phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, văn hoá, sức khoẻ, nghề nghiệp, giải quyết việc làm, phát triển tài năng, sức sáng tạo, phát huy vai trò xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ

tổ quốc”[16,126] Sinh viên - bộ phận ưu tú nhất trong thế hệ trẻ, nguồn bổ sung chủ yếu cho giới trí thức, là lực lượng chủ chốt, hay có thể nói là hiện thân tương lai của đất nước Sự phát triển toàn diện của sinh viên chính là tiền đề cho sự đóng góp tích cực của họ đối với tiến bộ xã hội Các trường cao đẳng, đại học là môi trường chủ yếu cho giới trí thức tương lai được giáo dục và tự giáo dục Hà Nội - trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của cả nước, là một trong những địa bàn có nhiều trường cao đẳng đại học lớn của cả nước, nơi tập trung một lượng sinh viên đông đảo nhất cả nước

Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay, sự phát triển của khoa học kỹ thuật công nghệ chiếm vị trí vô cùng quan trọng, là một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết định trong sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Tuy nhiên, nếu chúng ta chỉ chú trọng phát triển khoa học kỹ thuật công nghệ, ít quan tâm tới đời sống tình cảm, tinh thần con người thì cùng với những mặt trái của nền kinh tế thị trường, đó sẽ là một trong những nguyên nhân dẫn đến mất cân đối trong giáo dục và tình trạng suy thoái đạo đức của sinh viên hiện nay Đại hội X của Đảng đã chỉ rõ: “Xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc

Trang 4

trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế Bồi dưỡng các giá trị văn hoá trong thanh niên, học sinh, sinh viên, đặc biệt là lý tưởng sống, lối sống, năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hoá con người Việt Nam” [17,106]

Văn hóa thẩm mỹ hiện diện trong tất cả các hoạt động của con người, đặc biệt nó tác động đến con người bằng cái đẹp và thông qua cái đẹp, trong sự hài hoà với cái chân, cái thiện, cái có ích Nó đánh thức không chỉ năng lực thẩm mỹ mà toàn bộ năng lực sáng tạo tiềm ẩn, lay động những sợi dây tình cảm tinh tế nhất của của tâm hồn con người Tác động thẩm mỹ làm nảy sinh nhu cầu cảm thụ và sáng tạo cái đẹp không chỉ trong lĩnh vực nghệ thuật mà trong toàn bộ hoạt động sản xuất vật chất và tinh thần Nhờ đó, nó tác động đến toàn bộ thế giới tinh thần, tình cảm của con người, góp phần hình thành và phát triển nhân cách con người nói chung và sinh viên nói riêng

Xây dựng môi trường văn hóa thẩm mỹ trong các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn Hà Nội là một trong những nhiệm vụ quan trọng để góp phần xây dựng

và phát triển nhân cách của giới trí thức tương lai, góp phần xây dựng con người

mới xã hội chủ nghĩa Vì những lí do trên, việc đi sâu nghiên cứu đề tài “Xây dựng

môi trường văn hóa thẩm mỹ trong các trường cao đẳng, đại học ở Hà Nội hiện nay” là một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp thiết hiện nay

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Dưới những hình thức và mức độ nhất định, vấn đề văn hóa thẩm mỹ đã được đề cập đến từ lâu Khái niệm văn hóa thẩm mỹ chỉ được sử dụng phổ biến bắt đầu từ những năm 60, 70 của thế kỷ 20 trong giới nghiên cứu lý luận triết học, mỹ học và văn hoá học

Trang 5

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa thẩm mỹ Ở Liên Xô trước đây có:

Công trình chuyên khảo của M.X Cagan “Văn hóa thẩm mỹ của con người

Xô Viết”- Trường Đại học Tổng hợp Lêningrát, 1976, tác giả đã khảo sát bản chất của văn hoá thẩm mỹ, xem giáo dục thẩm mỹ như một phương tiện hình thành nhân cách và khẳng định vai trò của nghệ thuật trong sự phát triển nhân cách của con người nói chung

Giáo trình “Cơ sở lý luận văn hóa Mác- Lênin”, Nxb Văn hoá, Hà Nội, 1983 của tập thể tác giả Liên Xô do giáo sư A.I.Ácnônđốp chủ biên đã giành cả chương

XV để trình bày về “Văn hóa thẩm mỹ xã hội chủ nghĩa” Trong chương này tác giả đã trình bày những quan niệm chung nhất về văn hoá thẩm mỹ, chức năng và các lĩnh vực biểu hiện của nó Văn hoá nghệ thuật được xem là hạt nhân của văn hoá thẩm mỹ và là một nội dung quan trọng trong nhiệm vụ giáo dục thẩm mỹ cho nhân dân lao động Tuy chưa đưa ra định nghĩa hoàn chỉnh song các tác giả đã có quan niệm rõ rệt về bản chất, chức năng, đặc thù của văn hoá thẩm mỹ

Trong cuốn “Nguyên lý mỹ học Mác- Lênin” của IU.A Lukin và V.C Xcachenrơsicôp, Nxb Sách giáo khoa Mác- Lênin, Hà Nội, 1984, các tác giả này cho rằng: “Văn hoá thẩm mỹ được hình thành bởi các giá trị thẩm mỹ”

Ở trong nước cũng có nhiều tác giả nghiên cứu như: Luận án tiến sĩ “Văn hóa thẩm mỹ và sự phát triển năng lực sáng tạo của con người’ của Nguyễn Ngọc Thu - Viện triết học, 1998; “Văn hóa thẩm mỹ và nhân cách” của Lương Thị Quỳnh Khuê- Nxb CTQG, Hà Nội, 1995; “Xây dựng và phát triển nền văn hoá thẩm mỹ ở nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào trong điều kiện đổi mới và hội nhập quốc tế” của Xỉ Lửa Bun Khăm- Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh,

Trang 6

người” trong sách “Văn hóa mới Việt Nam, sự thống nhất và đa dạng” của Nguyễn Văn Huyên – Nxb KHXH, Hà Nội, 1996; “Tính phổ quát và tính đặc thù trong các khía cạnh thẩm mỹ của văn hóa” trong sách “Đạo đức học- mỹ học và đời sống văn hóa nghệ thuật” của GS.TS Đỗ Huy – Nxb KHXH, Hà Nội 2002; …

Các công trình trên đã đề cập đến các vấn đề: khái niệm văn hóa, văn hóa thẩm mỹ; bản chất, cấu trúc và chức năng của văn hóa thẩm mỹ; vai trò của văn hóa thẩm mỹ trong sự hình thành và phát triển con người Đồng thời các công trình trên cũng đã đưa ra một số phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của văn hóa thẩm mỹ

Tuy nhiên, cho đến nay chưa có tác giả nào bàn đến vấn đề xây dựng môi trường văn hóa thẩm mỹ trong các trường cao đẳng, đại học Đây là một đề tài mới

có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách đối với việc xây dựng nền văn hoá mới trong xu hướng hội nhập ở Việt Nam hiện nay

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

Mục đích của luận văn:

Góp phần làm sáng tỏ khái niệm văn hóa thẩm mỹ và môi trường văn hóa thẩm mỹ, thông qua khảo sát thực trạng xây dựng môi trường văn hoá thẩm mỹ ở một số trường cao đẳng, đại học trên địa bàn Hà Nội, luận văn đánh giá và đề xuất một số giải pháp xây dựng và phát triển môi trường văn hóa thẩm mỹ trong các trường cao đẳng, đại học ở Hà Nội hiện nay, nhằm góp phần phát triển nhân cách sinh viên

Để thực hiện được mục đích đó, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm

vụ như sau:

Trang 7

- Làm sáng tỏ khái niệm văn hóa thẩm mỹ và môi trường văn hóa thẩm mỹ

- Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng xây dựng môi trường văn hoá thẩm mỹ ở một số trường cao đẳng, đại học trên địa bàn Hà Nội hiện nay

- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm xây dựng và phát triển môi trường văn hóa thẩm mỹ trong các trường cao đẳng, đại học ở Hà Nội hiện nay

4 Phạm vi nghiên cứu của luận văn

Văn hoá thẩm mỹ là một khái niệm rộng, ẩn chứa trong nhiều dạng hoạt động khác nhau, gắn liền với sinh hoạt và cuộc sống của con người Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, tác giả tập trung nghiên cứu, khảo sát và đánh giá vấn

đề xây dựng môi trường văn hóa thẩm mỹ ở một số trường cao đẳng, đại học trên địa bàn Hà Nội hiện nay

Khối trường khoa học xã hội và nhân văn: Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội

Khối trường kỹ thuật- công nghệ: Đại học Bách khoa Hà Nội

Khối trường kinh tế: Học viện Tài chính

Khối trường cao đẳng: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn

Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận chủ yếu của quan điểm mỹ học Mác- Lênin, tư tưởng về văn hóa nghệ thuật của chủ tịch Hồ Chí Minh, đường lối

và chính sách văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam

Trang 8

Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp các phương pháp lôgíc và lịch sử, phân tích và tổng hợp, so sánh và thống kê, khảo sát xã hội học…để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho những người nghiên cứu, học tập và giảng dạy về văn hóa thẩm mỹ trong các trường cao đẳng, đại học Đồng thời, luận văn cũng có ý nghĩa gợi ý, khuyến nghị đối với những người làm công tác quản lý và công tác giáo dục đào tạo trong các trường cao đẳng, đại học hiện nay

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 2 chương, 7 tiết

Trang 9

B PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 VAI TRÕ CỦA MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA THẨM MỸ ĐỐI VỚI SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH SINH VIÊN

1.1 Khái niệm văn hoá thẩm mỹ

1.1.1 Định nghĩa về văn hoá thẩm mỹ

Văn hoá thẩm mỹ là khái niệm dùng để chỉ trình độ của con người trong thưởng thức, đánh giá và sáng tạo các giá trị thẩm mỹ, nó biểu hiện trình độ tổng hợp phát triển cao của văn hoá xã hội Văn hóa thẩm mỹ là một bộ phận quan trọng hợp thành và là bộ phận hữu cơ của nền văn hóa nhân loại Vì vậy, cần xem xét văn hoá thẩm mỹ trong trong sự thống nhất với văn hoá từ bản chất, đặc trưng đến cấu trúc, đồng thời văn hoá thẩm mỹ lại biểu hiện như một lĩnh vực văn hoá đặc thù

Trên những phương diện tiếp cận khác nhau, khái niệm văn hoá được thể hiện một cách phong phú và đa dạng Năm 1952, A.L.Kroeber và C.L.Kluckhohn

đã trích lục được trên dưới 300 định nghĩa của các tác giả ở nhiều nước khác nhau

về văn hoá Ngày nay, xu hướng chung là mở rộng nội hàm của khái niệm văn hoá Việc mở rộng nội hàm của khái niệm văn hoá được dựa trên cơ sở quan niệm của Mác về sự đối tượng hoá những sức mạnh bản chất của con người trong các hoạt động và giá trị hoạt động của họ Từ đó, văn hoá được nhìn nhận như là mức độ thể hiện và thực hiện các sức mạnh bản chất của con người trong mọi hoạt động xã hội, đồng thời là bản thân phương thức hoạt động đó Theo quan niệm triết học, văn hoá được định nghĩa: “Văn hoá- toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra trong quá trình thực tiễn xã hội lịch sử và tiêu biểu cho trình độ đạt được trong lịch sử phát triển xã hội… Văn hoá là một hiện tượng lịch sử, phát triển

Trang 10

Cũng xuất phát từ sinh hoạt hiện thực của con người, năm 1942 Hồ Chí Minh đã đưa ra định nghĩa văn hoá: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn hoá nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn mặc, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá Văn hoá là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [47,431]

Theo quan điểm giá trị, Nguyễn Duy Quý và Đỗ Huy coi: “văn hoá là biểu trưng của trình độ phát triển các quan hệ nhân tính, thông qua cách thức hoạt động sống và sáng tạo theo chuẩn chân, thiện, mỹ, có nội dung xã hội cụ thể” [57,10]

Văn hoá là sản phẩm của hoạt động người, là kết quả sáng tạo của nhiều thế

hệ nhằm thoả mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần không ngừng tăng lên của con người Văn hoá tồn tại trong tổng thể những sản phẩm do con người sáng tạo

ra Nhưng không phải bất cứ cái gì con người tạo ra cũng là văn hoá mà chỉ trong những sản phẩm vật chất và tinh thần phản ánh, chứa đựng những cái chân, thiện,

mỹ Hơn nữa, văn hoá không phải là bản thân sản phẩm do con người sáng tạo ra

mà chỉ là dấu ấn biểu hiện trình độ sáng tạo, trình độ “con người” trên đó mà thôi

Văn hoá là những hệ giá trị nhân văn được con người sáng tạo và phát triển trong các mối quan hệ của họ với tự nhiên, xã hội và bản thân, đánh dấu trình độ phát triển của “bản chất người” trong lịch sử xã hội và chi phối trở lại đời sống và hoạt động của con người trong một cộng đồng nhất định Văn hoá là hệ thống những giá trị phong phú trong hiện thực Các giá trị này biểu hiện trình độ phát triển và những đặc tính riêng của mỗi dân tộc Mỗi thế hệ vừa cải tạo, vừa sáng tạo thêm nhiều giá trị mới trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những giá trị của thế hệ trước

Trang 11

để lại cùng tinh hoa văn hoá nhân loại làm cho nền văn hoá mỗi dân tộc không ngừng phát triển

Văn hoá thẩm mỹ là một bộ phận quan trọng hợp thành và là một bộ phận hữu cơ của nền văn hoá nhân loại Trong giáo trình “Cơ sở lý luận văn hoá Mác-Lênin”, tập thể tác giả Liên Xô do A.I.Ácnônđốp chủ biên đã dành cả một chương (chương15) để trình bày “Văn hoá thẩm mỹ của xã hội xã hội chủ nghĩa” Trong chương này, tác giả đã trình bày những quan niệm chung nhất về văn hoá thẩm mỹ, chức năng và các lĩnh vực biểu hiện của nó Văn hoá nghệ thuật được xem là hạt nhân của văn hoá thẩm mỹ và là một nội dung quan trọng trong nhiệm vụ giáo dục thẩm mỹ cho nhân dân lao động Tuy chưa đưa ra định nghĩa hoàn chỉnh song các tác giả đã có quan niệm rõ rệt về bản chất, chức năng đặc thù của lĩnh vực văn hoá này: “văn hoá thẩm mỹ là một thành tố nằm trong hệ thống văn hoá tinh thần Chức năng đặc thù của văn hoá thẩm mỹ là đem lại cho chủ thể con người một biểu tượng trực quan một hiện thực như lý tưởng mong muốn”[1, 217]

Hai tác giả I.A.Lukin và Scacherosicốp đã cố gắng liệt kê những lĩnh vực biểu hiện của văn hoá thẩm mỹ Theo các ông “văn hoá thẩm mỹ được hợp thành bởi các giá trị thẩm mỹ (tức là bởi những cái đẹp và cái cao cả trong mọi hoạt động của con người, trong lĩnh vực lao động, trong các quan hệ xã hội, trong giao tiếp, trong sinh hoạt, trong nghệ thuật); bởi những tập quán, phương thức, phương tiện

mà con người có được và sử dụng để cảm thụ, nhận thức, chiếm lĩnh các giá trị này; bởi các năng lực tự hoạt động sáng tạo được thực hiện trong các công trình lao động, khoa học và nghệ thuật có mang tính chất và ý nghĩa thẩm mỹ”[37,339] Trong định nghĩa này, các tác giả đã xuất phát từ giá trị thẩm mỹ, coi đó như là đặc trưng tiêu biểu của văn hoá thẩm mỹ

Trang 12

M.X.Kagan trong chuyên khảo “Văn hoá thẩm mỹ của con người Xô Viết” cho rằng: “Văn hóa thẩm mỹ là một hệ thống chỉnh thể phức tạp, bao hàm trong nó tính nhạy cảm và những năng lực trí tuệ của con người, những quan niệm tộc loại

và nhóm của nó về “một cuộc sống tốt đẹp” và cuối cùng là những đối tượng hiện thực và những hình thức của hành vi (giao tiếp) được sáng tạo bởi con người không chỉ theo những quy luật tất yếu tự nhiên mà còn theo những quy luật cái đẹp” [50,6]

Trong cuốn “Mỹ học với tư cách là một khoa học”, Đỗ Huy coi văn hoá thẩm mỹ là biểu hiện tập trung của quan hệ thẩm mỹ Văn hoá thẩm mỹ chính là trình độ của con người trong thưởng thức, đánh giá và sáng tạo thẩm mỹ: “Văn hoá thẩm mỹ là sự thể hiện những năng lực thẩm mỹ của bản chất con người Đó là sự thể hiện toàn bộ sức mạnh, khả năng sáng tạo có dự kiến của con người theo quy luật cái đẹp Trong quá trình thể hiện các lực lượng bản chất theo quy luật cái đẹp, con người xác lập các quan hệ thẩm mỹ Hành động lịch sử đầu tiên của con người

là thoả mãn nhu cầu thực dụng Bản chất người là bản chất sáng tạo Con người khi sáng tạo ra đời sống xã hội thì nó cần tái sản xuất các thể chất cá nhân Nó tạo ra các hoạt động sống, kiểu sống nhất định, trạng thái nhất định của hoạt động sống

Đó là quá trình hoàn thiện cuộc sống vươn tới giá trị chân thiện mỹ” [32,73]

Mặc dù có những khác biệt trong chi tiết song các định nghĩa trên đều thống nhất ở chỗ cho rằng văn hoá thẩm mỹ là một phương diện đặc thù của văn hoá nói chung Nó không có lĩnh vực tồn tại riêng mà hoà quyện vào nền văn hoá, làm cho nền văn hoá đạt tới sự vận hành “theo quy luật của cái đẹp” Tính đặc thù của văn hoá thẩm mỹ thể hiện ở nhân tố thẩm mỹ Nó giúp con người cảm thụ, nhận thức, đánh giá và sáng tạo các giá trị thẩm mỹ Văn hoá thẩm mỹ là sự thể hiện và thực hiện năng lực thẩm mỹ của con người trong các hoạt động xã hội

Trang 13

Văn hoá nghệ thuật là hạt nhân của văn hoá thẩm mỹ Bởi mục đích trực tiếp của sáng tạo nghệ thuật chính là việc thể hiện những năng lực tinh thần, tình cảm, cảm quan, những quan điểm và lý tưởng thẩm mỹ của con người Như vậy, không

có nghĩa văn hoá thẩm mỹ chỉ tồn tại trong các hoạt động nghệ thuật mà nó còn tồn tại trong những hoạt động ngoài nghệ thuật của con người Dù trong lĩnh vực sản xuất vật chất hay sản xuất tinh thần thì bản chất của con người chính là năng lực sáng tạo một cách toàn diện, vươn tới cái đẹp, cái hài hoà, hoàn mỹ Hoạt động của con người bao giờ cũng là hoạt động có đối tượng, kết quả cuối cùng của hoạt động thẩm mỹ là việc tạo nên các giá trị thẩm mỹ Do đó, ở đâu có hoạt động sống của con người thì ở đó có văn hoá thẩm mỹ

Văn hoá thẩm mỹ là một hệ thống chỉnh thể bao hàm bên trong nó những năng lực tinh thần - thực tiễn đặc biệt, giúp con người có khả năng hoạt động theo các quy luật của cái đẹp nhằm cảm thụ, nhận thức, đánh giá và sáng tạo các giá trị thẩm mỹ Nó là một phương diện đặc thù của văn hoá, góp phần to lớn vào việc giáo dục cái đẹp cho con người, làm cho con người và xã hội ngày càng hoàn thiện hơn

1.1.2 Cấu trúc của văn hoá thẩm mỹ

Có nhiều quan điểm về cấu trúc của văn hoá thẩm mỹ Đỗ Văn Khang cho rằng văn hoá thẩm mỹ bao gồm: khách thể thẩm mỹ, chủ thể thẩm mỹ và nghệ thuật Theo Lương Thị Quỳnh Khuê, văn hoá thẩm mỹ bao gồm: năng lực thẩm

mỹ, hoạt động thẩm mỹ và các giá trị thẩm mỹ Chúng tôi cho rằng cấu trúc của văn hoá thẩm mỹ bao gồm các yếu tố cơ bản sau: ý thức thẩm mỹ, năng lực thẩm

mỹ, hoạt động thẩm mỹ và giá trị thẩm mỹ

Trang 14

1.1.2.1 Ý thức thẩm mỹ

Ý thức thẩm mỹ là một trong những hình thái ý thức xã hội của con người,

nó phản ánh tồn tại khách quan trong dạng hình tượng - tình cảm nhằm đáp ứng nhu cầu sáng tạo hiện thực theo quy luật của cái đẹp

Như mọi hình thái ý thức xã hội khác, ý thức thẩm mỹ là “hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan”, là một hình thức nhận thức thế giới của con người Do vậy, ý thức thẩm mỹ có mối quan hệ biện chứng với những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội (tồn tại xã hội) Là một hình thái ý thức xã hội, song ý thức thẩm

mỹ không đồng nhất với với các hình thái ý thức xã hội khác mà đặc trưng nổi bật nhất của ý thức thẩm mỹ đó là tính chất hình tượng, tình cảm, tính chất cảm tính của nó

Nếu khoa học nhận thức thế giới bằng tư duy trừu tượng, tư duy khái niệm, nghĩa là để đạt được cái bản chất của đối tượng thì người ta phải loại bỏ những gì là riêng lẻ, cá biệt, cảm tính, chỉ giữ lại nét chung nhất phổ quát, khái quát chúng thành những khái niệm, phạm trù, quy luật, công thức Ngược lại, ý thức thẩm mỹ phản ánh thực tại một cách toàn vẹn, sinh động, đầy sắc thái tình cảm, nhằm đáp ứng nhu cầu thưởng thức, đánh giá và sáng tạo hiện thực Tuy mang tính chất cảm tính, nhưng ý thức thẩm mỹ không đơn thuần chỉ là sự phản ánh các yếu tố thuộc hình thức bề ngoài của sự vật, hiện tượng “Sự độc đáo diệu kỳ của ý thức thẩm mỹ chính là ở chỗ vừa giữ được những ấn tượng cảm tính phong phú, nó vừa đồng thời khái quát hoá, thâm nhập vào những mối liên hệ và quan hệ bản chất ẩn kín của các hiện tượng”[52,110-111]

Ý thức thẩm mỹ có vai trò to lớn trong hoạt động thẩm mỹ nói riêng và trong toàn bộ sự nghiệp cải tạo thiên nhiên và xã hội của con người nói chung Thiếu đi

Trang 15

sự dẫn dắt của nó con người sẽ không thực hiện được sự “nhào nặn vật chất theo quy luật của cái đẹp”

Những đặc trưng cơ bản của ý thức thẩm mỹ được bộc lộ rõ nét trong các thành tố của nó: cảm xúc thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ và lý tưởng thẩm mỹ

- Cảm xúc thẩm mỹ: là trạng thái rung cảm của con người trước các ấn tượng thẩm mỹ nhận được khi con người tri giác các khách thể thẩm mỹ trong cuộc sống

Trong hoạt động thẩm mỹ, cảm xúc thẩm mỹ luôn bao hàm cả nhân tố lý tính, trí tuệ Bởi trong mỗi cảm xúc thẩm mỹ đều có sự chi phối trực tiếp của các bộ phận hợp thành khác của ý thức thẩm mỹ như thị hiếu thẩm mỹ, lý tưởng thẩm mỹ

Đó là những thành tố tuy vẫn biểu hiện trong hình thức hình tượng - cảm tính nhưng đã mang đậm chất khái quát của tư duy lý luận Các nhân tố thuộc về lý trí, trí tuệ đóng vai trò quan trọng bậc nhất tạo nên độ nông sâu của cảm xúc thẩm mỹ

- Thị hiếu thẩm mỹ: là khả năng của con người trong việc tiếp nhận đánh giá một cách có phân hoá các đối tượng thẩm mỹ khác nhau của hiện thực, được biểu hiện thông qua các xét đoán thái độ, cảm xúc… Nói cách khác, thị hiểu thẩm mỹ

Trang 16

biểu thị năng lực lựa chọn của con người trước cái đẹp, cái cao cả, cái xấu, cái bi, cái hài trong đời sống và trong nghệ thuật

Thị hiếu thẩm mỹ là sự thống nhất hài hoà giữa tình cảm và lý trí, giữa cảm xúc và trí tuệ Cảm xúc mang lại cho thị hiếu thẩm mỹ tính riêng biệt, độc đáo trong đánh giá còn lý trí, trí tuệ mang lại tính định hướng cho sự lựa chọn của thị hiếu thẩm mỹ Nếu không có lý trí, trí tuệ thì sự đánh giá của thị hiếu thẩm mỹ chẳng thể có được độ tin cậy như nó cần phải có

Thị hiểu thẩm mỹ biểu hiện năng lực thẩm mỹ chủ quan của chủ thể, nhưng

sự hình thành, vận động và phát triển của nó không tách rời với các yếu tố xã hội Nói khác đi, thị hiếu thẩm mỹ là một quan hệ biện chứng của cái cá nhân và cái xã hội, đươc biểu hiện thành năng lực thẩm mỹ của chủ thể xác định

Bộ phận quan trọng nhất của thị hiếu thẩm mỹ là thị hiếu nghệ thuật, nó biểu hiện năng lực lựa chọn đánh giá của con người trong lĩnh vực nghệ thuật Thị hiếu nghệ thuật có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của thị hiếu thẩm mỹ Để có thị hiếu nghệ thuật tốt, phải tiếp xúc thường xuyên với nghệ thuật và phải được trang bị tri thức về nghệ thuật Khi công chúng tham gia vào việc cảm thụ nghệ thuật một cách tích cực, họ sẽ trở thành người đồng sáng tạo với nghệ sĩ, góp phần nâng cao thị hiếu thẩm mỹ của xã hội

- Lý tưởng thẩm mỹ: là quan niệm về cái đẹp hoàn mĩ, hoàn thiện, là ước mơ

về những giá trị thẩm mỹ cao nhất mà con người cho rằng cần phải có Lý tưởng thẩm mỹ là sự biểu hiện tập trung nhất của ý thức thẩm mỹ và là giai đoạn phát triển cao nhất của nhận thức thẩm mỹ Trong các giai đoạn của quá trình nhận thức,

lý tưởng là hình thái phản ánh đầy đủ, tập trung nhất cả hiện thực tồn tại, cả hiện thực cần tồn tại trong khát vọng của con người

Trang 17

Lý tưởng thẩm mỹ có mặt trong mọi lĩnh vực của cuộc sống Nhưng lĩnh vực hoạt động cơ bản và chủ yếu của lý tưởng thẩm mỹ là ở nghệ thuật Chỉ có trong thế giới nghệ thuật, lý tưởng thẩm mỹ mới được thể hiện một cách đầy đủ, trọn vẹn nhất Trong nghệ thuật, lý tưởng thẩm mỹ biểu hiện tập trung nhất ở hệ thống hình tượng nghệ thuật, bởi đó chính là cái thể hiện cụ thể nhất và rõ nét nhất lý tưởng thẩm mỹ của nghệ sĩ

Lý tưởng thẩm mỹ không phải là một hiện tượng cá nhân Nó là chiều hướng phát triển cái đẹp của xã hội Lý tưởng thẩm mỹ của cá nhân được định hướng, được đánh giá bởi lý tưởng thẩm mỹ của xã hội Mỗi giai cấp, mỗi dân tộc, mỗi thời đại đều có những lý tưởng thẩm mỹ riêng Lý tưởng thẩm mỹ là một bộ phận quan trọng trong lý tưởng xã hội Lý tưởng thẩm mỹ tiên tiến thống nhất với lý tưởng chính trị- xã hội tiên tiến Lý tưởng thẩm mỹ phản ánh những nhu cầu những khát vọng và mục tiêu vươn tới của cá nhân và cộng đồng

1.1.2.2 Năng lực thẩm mỹ

Năng lực thẩm mỹ là một tập hợp các khả năng thể hiện tâm lý, tư tưởng, tình cảm cũng như phẩm chất đặc biệt về thể chất và tinh thần giúp cho con người

có khả năng cảm thụ, nhận thức, đánh giá và sáng tạo các giá trị thẩm mỹ

Năng lực thẩm mỹ là năng lực tinh thần, thực tiễn, là phẩm chất bậc cao của con người và chỉ con người mới có Con người có những năng lực bản chất hoàn toàn khác về chất so với loài vật Mác đã từng phân biệt sự khác nhau giữa con người với con vật ở chỗ con vật hoạt động theo bản năng còn con người thì hoạt động có mục đích, có sáng tạo Hoạt động đầu tiên của con người là hoạt động sản xuất, về bản chất là hoạt động sáng tạo Hơn nữa, trong lao động, con người còn cải biến chính bản thân mình Trong “Biện chứng của tự nhiên” Ăngghen viết: “Lao

Trang 18

một mức mà trên một ý nghĩa nào đó chúng ta phải nói: Lao động đã sáng tạo ra chính bản thân con người”[44,641]

Thông qua lao động, thông qua hoạt động thực tiễn mà con người ngày càng phát triển cả về mặt thể chất và tinh thần, đôi bàn tay trở nên khéo léo, các giác quan phát triển, trí tưởng tưởng phong phú, tư duy hình tượng phát triển, nhờ đó các hoạt động người trở thành các hoạt động thẩm mỹ Mác viết: “Thông qua sự phong phú đã được phát triển về mặt vật chất của con người thì sự phong phú về tính cảm giác chủ quan của con người mới phát triển và một phần, thậm chí lần đầu tiên mới sản sinh ra lỗ tai thính âm nhạc, con mắt thấy được cái đẹp của hình thức – nói tóm lại là những cảm giác có khả năng về hưởng thụ có tính người và tự khẳng định mình như một lực lượng bản chất của con người”[46,118]

Nhưng không phải ngay từ đầu hoạt động của con người đã là hoạt động thẩm mỹ, chủ thể người đã đồng nghĩa với chủ thể thẩm mỹ Lúc đầu, con người lao động để làm ra những sản phẩm thực dụng nhằm thoả mãn các lợi ích cá nhân

và cộng đồng Khi đó lao động chỉ đáp ứng những nhu cầu vật chất trước mắt Trình độ thao tác, các kinh nghiệm còn ít ỏi, con người chưa thể sản xuất, chế tác ra được những sản phẩm thẩm mỹ Do đó, ngay từ lúc đầu không phải mọi vật đã được sáng tác “theo quy luật của cái đẹp” Trải qua giai đoạn lịch sử khá dài, khi con người không còn bị rơi vào tình trạng khốn cùng, dày vò vì những nhu cầu vật chất tối thiểu trước mắt, khi các giác quan và tư duy hình tượng đã phát triển thì năng lực thẩm mỹ mới hình thành và phát triển

Năng lực thẩm mỹ là một phẩm chất bậc cao của con người Với năng lực bản chất này con người không chỉ là chủ thể người mà còn là chủ thể thẩm mỹ Chủ thể thẩm mỹ là chủ thể người xã hội có khả năng hưởng thụ, sáng tạo, đánh giá

Trang 19

thẩm mỹ thông qua các giác quan và được rèn luyện về sự đồng hoá thế giới về mặt thẩm mỹ

Sự hình thành và phát triển năng lực thẩm mỹ ở con người là cả một quá trình học tập và rèn luyện, từ những rung cảm đầu tiên trước sự hùng vĩ của núi non, những cánh cò trước những buổi chiều tà, từ câu ca của bà, từ ông bụt trong chuyện cổ tích của mẹ đến sự thương cảm trước số phận éo le của đồng loại… Tất

cả những rung cảm đó đã ẩn chứa những giá trị thẩm mỹ, làm tâm hồn con người được nhân văn hoá, làm cho năng lực thẩm mỹ ở con người hình thành và phát triển

Ở một khía cạnh khác, năng lực thẩm mỹ còn được hình thành từ yếu tố năng khiếu bẩm sinh Song nó được giải thích một cách biện chứng và khoa học Không

có tài năng bẩm sinh thì ta sẽ giải thích ra sao khi thần đồng âm nhạc người Áo Môza (1756-1791) mới 4 tuổi đã đàn lại được những bản nhạc vừa nghe, 7 tuổi đã

là nhạc sư, 14 tuổi đã ghi lại được bài thánh ca 9 bè Ta không phủ nhận hiện tượng năng khiếu bẩm sinh song tất cả những tài năng lỗi lạc của loài người đều do khổ luyện mà nên Nếu có được năng khiếu bẩm sinh mà thiếu ý chí và sự đam mê thì khó có thể tạo thành một chủ thể sáng tạo tài năng Năng khiếu chỉ là dấu hiệu của tài năng còn hoạt động thực tiễn mới là yếu tố quyết định cho sự phát triển của năng lực và tài năng Có người cho rằng trong khoa học mọi sự thành công chỉ phụ thuộc 1% vào năng khiếu bẩm sinh còn 99 % là mồ hôi và nước mắt Hoạt động thẩm mỹ cũng không nằm ngoài quy luật nghiệt ngã ấy

Vì vậy, để phát triển năng lực thẩm mỹ với tính cách là một lĩnh vực hoạt động đặc thù của con người chúng ta phải thúc đẩy việc xây dựng và phát triển các nhu cầu, cảm xúc, thị hiếu và lý tưởng thẩm mỹ đúng đắn, lành mạnh và cao đẹp Đây chính là những yếu tố quy định năng lực hoạt động thẩm mỹ của chủ thể

Trang 20

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin cho rằng chỉ trong chế độ xã hội Xã hội Chủ nghĩa và Cộng sản Chủ nghĩa thì năng lực thẩm mỹ của con người mới được phát huy theo đúng nghĩa của nó Bởi đó là chế độ xã hội mang bản chất nhân đạo, một chế độ mà trong đó mục tiêu duy nhất là tất cả vì con người, tất cả cho sự phát triển hoàn thiện của con người với phẩm chất “sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của mọi người”

1.1.2.3 Hoạt động thẩm mỹ

Hoạt động là một hệ thống thao tác có tính chất kỹ thuật nhằm thực hiện những mục đích nhất định Ở loài vật, hoạt động chỉ là những tập tính hành vi có xu hướng thích ứng với môi trường tự nhiên Hoạt động của con người mang tính mục đích, chủ động, sáng tạo nhằm khám phá bản chất của tự nhiên, xã hội và con người

Hoạt động thẩm mỹ là hoạt động đặc biệt chỉ có ở con người, biểu hiện sâu sắc những phẩm chất văn hoá của hoạt động người nói chung Hoạt động thẩm mỹ

là khái niệm phản ánh các hoạt động của con người do nhu cầu thẩm mỹ và mục đích thẩm mỹ quy định nhằm tạo ra một giá trị thẩm mỹ nhất định Hoạt động thẩm

mỹ là hoạt động của con người nhằm khám phá, nhận thức, thấu hiểu, chiếm lĩnh, đánh giá và sáng tạo thế giới một cách thẩm mỹ

Hoạt động thẩm mỹ chính là việc đưa các yếu tố thẩm mỹ vào các lĩnh vực khác nhau của hoạt động người nhằm trau dồi sự sâu sắc, tinh tế về phương diện thẩm mỹ trong toàn bộ hoạt động đời sống con người Chính với nghĩa này mà nhiều nhà nghiên cứu cho rằng văn hoá không bao giờ tồn tại dưới những hình thức thô thiển, văn hoá nào cũng là văn hoá thẩm mỹ

Trang 21

Hoạt động của con người khác căn bản về chất so với hoạt động của con vật chính ở tính tự do, sáng tạo Hoạt động thẩm mỹ chính là sự biểu hiện sâu sắc của tính sáng tạo, tính tự do và khuynh hướng vươn tới cái đẹp

Sáng tạo là một phẩm chất, một năng lực gắn liền với con người, tiêu biểu cho con người Nó được hình thành, phát triển và được thể hiện, thực hiện trong mọi hoạt động sống của con người Hoạt động sản xuất vật chất nói chung đều có những quy tắc, quy trình nhất định Ai nằm vững chúng đều có thể tham gia sản xuất vật chất Hoạt động thẩm mỹ cũng có những quy tắc chung nhưng không phải bất cứ ai học thuộc các quy tắc là có thể sáng tạo nên các giá trị thẩm mỹ, giá trị nghệ thuật Sáng tạo thẩm mỹ đòi hỏi một năng lực đặc biệt Người sáng tạo phải kết hợp được trong bản thân mình không chỉ năng lực nhận thức mà cả năng lực biểu hiện, không chỉ trí tuệ mà cả tình cảm, không chỉ óc phân tích, khả năng tư duy lôgic mà cả năng lực cảm xúc, tưởng tượng, trực giác… Sáng tạo thẩm mỹ là một hoạt động tinh thần đầy cá tính, tinh tế và đa dạng Nghệ thuật là sáng tạo, sự sáng tạo in đậm dấu ấn cá nhân, mỗi tác phẩm nghệ thuật là một giá trị đơn nhất

Sáng tạo trong lĩnh vực thẩm mỹ còn bao gồm cả sáng tạo của người thưởng thức Cảm thụ thẩm mỹ là một quá trình thống nhất giữa giải mã các tín hiệu thẩm

mỹ từ các hiện tượng thẩm mỹ và bộc lộ thể hiện những năng lực thẩm mỹ của chủ thể thụ cảm (tình cảm, thị hiếu, quan niệm, lý tưởng thẩm mỹ, các năng lực cảm hứng, tưởng tượng, trực giác…) Năng lực sáng tạo của người thưởng ngoạn phụ thuộc vào sự phong phú và chiều sâu phông văn hoá thẩm mỹ và phông văn hoá nói chung của họ Sự cảm thụ thẩm mỹ vừa có tính chung, vừa có tính cá biệt và luôn mới mẻ

Hoạt động thẩm mỹ là một hoạt động tự do Khi con người làm chủ tâm hồn mình, có cảm hứng sáng tạo, sinh ra cái đẹp Nói như vậy không có nghĩa là các tác

Trang 22

phẩm nghệ thuật đều ra đời trong hoàn cảnh nên thơ, lãng mạn mà nhiều tác phẩm

ra đời trong hoàn cảnh éo le, nghiệt ngã Phải có sự thôi thúc mạnh mẽ của tình yêu nghệ thuật, có sự tự do của tâm hồn và tình cảm thì con người mới đạt được sự tự giác cao trong hoạt động nghệ thuật, mới say mê, khát khao sáng tạo Điều này khẳng định tính tự do của hoạt động thẩm mỹ là biểu hiện phẩm chất văn hoá của hoạt động người

Hoạt động thẩm mỹ còn là một hoạt động đặc thù- hoạt động theo quy luật của cái đẹp Khi hoạt động con người tác động vào tự nhiên, đòi hỏi con người phải hiểu biết tự nhiên, bắt tự nhiên khuất phục trước con người, cũng khi ấy con người

đã tạo ra cái đẹp, tạo ra khả năng thẩm mỹ

Hoạt động thẩm mỹ như trên đã trình bày là loại hoạt động hướng tới toàn bộ thế giới hiện thực, vừa khám phá vẻ đẹp của nó vừa thẩm mỹ hoá nó vì sự hoàn thiện của con người

1.1.2.4 Giá trị thẩm mỹ

Giá trị thẩm mỹ là kết quả của quá trình hoạt động thưởng thức, đánh giá và sáng tạo thẩm mỹ của chủ thể thẩm mỹ Giá trị thẩm mỹ là một loại giá trị tinh thần thể hiện quan hệ giữa đối tượng thẩm mỹ và chủ thể thẩm mỹ

Trong tác phẩm Tư bản và Phép biện chứng của tự nhiên, Mác và Ăngghen

đã khẳng định: Không có một sự vật nào không thông qua thực tiễn của con người lại có thể trở thành đẹp được Trước khi có con người, đúng là trái đất đã tồn tại sông, núi, hoa cỏ, ánh sáng, bầu trời, mặt trăng và cả những động vật nguyên thuỷ nữa Chúng tồn tại độc lập với xã hội loài người, chúng không vì có hay không có loài người mà biến đổi Nhưng nó không phải là cái đẹp Các giá trị thẩm mỹ không tồn tại “tự nó”, tự thân như thế

Trang 23

Trong hoạt động sáng tạo, con người đã đưa vào toàn bộ những đặc tính cá nhân của mình như tình cảm, cảm xúc, sự khéo léo, tinh tế… vào sản phẩm làm nên giá trị thẩm mỹ của sản phẩm Vì vậy, mỗi một sản phẩm của hoạt động sáng tạo không chỉ chứa đựng trong nó những giá trị xã hội mà mang đậm nét cá nhân của chủ thể sáng tạo Giá trị thẩm mỹ của sản phẩm sáng tạo chính là sự đối tượng hoá của bản thân con người, là tấm gương phản chiếu nội tâm của chủ thể sáng tạo

Giá trị thẩm mỹ mang tính chủ quan cảm tính của chủ thể thẩm mỹ Cùng một đối tượng thẩm mỹ nhưng dưới lăng kính của những chủ thể thẩm mỹ khác nhau sẽ mang lại những giá trị thẩm mỹ khác nhau Bản thân sự đánh giá của chủ thể thẩm mỹ không tạo nên giá trị thẩm mỹ nhưng mọi giá trị thẩm mỹ đều phải thông qua sự đánh giá của chủ thể thẩm mỹ thì mới được xác định

Giá trị thẩm mỹ được bộc lộ từ cả hai mặt nội dung và hình thức của khách thể thẩm mỹ Bản thân nội tại khách thể thẩm mỹ đã chứa đựng những giá trị ngoài giá trị thẩm mỹ như giá trị đạo đức, giá trị chính trị hay giá trị sử dụng… Sự hoàn thiện về mặt hình thức của khách thể thẩm mỹ là một trong những điều kiện để biểu hiện nội dung của khách thể thẩm mỹ

Các giá trị thẩm mỹ được thể hiện dưới hình thức cái đẹp, cái cao cả, cái bi, cái hài… trong đó cái đẹp là trung tâm Đó là những giá trị được hình thành trong quan hệ thẩm mỹ của con người với hiện thực Chính vì được hình thành trong quan hệ thẩm mỹ, thực tiễn thẩm mỹ, nên cái cao cả, cái bi, cái hài… là những biến thể, dạng phái sinh, các hình thức tồn tại khác của cái đẹp trong những điều kiện nhất định Vì vậy, tự phương diện giá trị, khi phân biệt văn hoá thẩm mỹ với các dạng văn hoá khác người ta thường coi cái đẹp là tiêu chí tiêu biểu nhất cho tính đặc thù của văn hoá thẩm mỹ

Trang 24

Giá trị thẩm mỹ biểu hiện vô cùng đa dạng, nó có mặt ở toàn bộ các quan hệ thẩm mỹ của con người Tuy nhiên giá trị thẩm mỹ được biểu hiện cao nhất trong giá trị nghệ thuật Giá trị nghệ thuật khắc phục được những giới hạn về không gian, thời gian của giá trị thẩm mỹ Giá trị thẩm mỹ được coi là nguồn gốc, nền tảng và tiền đề trực tiếp của giá trị nghệ thuật

Giá trị thẩm mỹ là thuộc tính chung nhất, có vị trí bao trùm, là mục đích cuối cùng và cao nhất của cái thẩm mỹ do quan hệ thẩm mỹ mang lại Giá trị thẩm mỹ

có tác dụng nhân đạo hoá con người thông qua tình cảm đối với cái toàn vẹn, hài hoà và hoàn thiện về mặt thẩm mỹ của thế giới hiện thực Nó là sự biểu hiện của quá trình phát triển tự do, tiến bộ của con người và xã hội

Như vậy, giá trị thẩm mỹ là những giá trị văn hoá được tạo nên bởi hoạt động của con người Nó không chỉ tuân theo những quy luật tự nhiên, tất yếu mà còn tuân theo những quy luật của cái đẹp Bản chất của giá trị thẩm mỹ là sự xã hội hoá ý nghĩa của đối tượng thẩm mỹ thông qua hoạt động đánh giá của chủ thể thẩm

mỹ

Sự phát triển của văn hoá thẩm mỹ trong một xã hội cụ thể bao gồm hàng loạt quan hệ thẩm mỹ giữa con người với tự nhiên, với truyền thống, với gia đình, với các năng lực sáng tạo cá nhân và đặc biệt là liên quan chặt chẽ đến cương lĩnh văn hoá, chính sách văn hoá của nhà nước cùng các tổ hợp, các thiết chế nhà văn hoá, bảo đảm cho việc sáng tạo, truyền bá, bảo quản, gìn giữ các giá trị thẩm mỹ

và tiến hành chiến lược giáo dục thẩm mỹ cho toàn thể nhân dân lao động

1.1.3 Chức năng xã hội của văn hoá thẩm mỹ

Văn hoá thẩm mỹ là một phương diện đặc thù của văn hoá Chức năng của văn hoá thẩm mỹ cũng giống như tất cả các lĩnh vực văn hoá khác là hoàn thiện con

Trang 25

người xã hội, đảm bảo cho con người sự phát triển tự do và toàn diện tất cả các khả năng, tự khẳng định chính mình Tuy nhiên, văn hoá thẩm mỹ lại đi sâu vào khía cạnh cảm thụ, nhận thức và sáng tạo cái đẹp trong toàn bộ hoạt động của con người Vì vậy, văn hoá thẩm mỹ trực tiếp tác động tới các giác quan, cảm xúc của con người, thông qua đó góp phần hình thành và phát triển nhân cách con người

Cụ thể văn hoá thẩm mỹ góp phần hình thành và phát triển nhân cách con người thông qua các chức năng xã hội cơ bản sau: chức năng nhận thức, chức năng giáo dục, chức năng thẩm mỹ, chức năng giao tiếp và chức năng giải trí Văn hoá thẩm

mỹ là một lĩnh vực đa chức năng Trong đó, chức năng thẩm mỹ là chức năng bản chất của văn hoá thẩm mỹ Các chức năng khác là các chức năng phái sinh

Cái đẹp tồn tại trong tự nhiên, do tạo hoá sinh ra Nó tồn tại một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người Trong tự nhiên, cái đẹp vừa là khuôn mẫu vừa là sự gợi ý để con người tạo ra cái đẹp Cái đẹp cũng tồn tại trong xã hội, nó là kết quả hoạt động thực tiễn của con người dưới muôn hình nghìn vẻ khác nhau Cái đẹp còn tồn tại trong nghệ thuật, nó phản ánh chân thực cái đẹp trong cuộc sống nhưng không hoàn toàn đồng nhất với cái đẹp trong tự

Trang 26

cuộc sống đã được nhìn dưới lăng kính của chủ thể sáng tạo với khả năng điển hình hoá nghệ thuật Sức mạnh của nghệ thuật chính là ở chỗ đánh thức và bồi dưỡng khả năng và nhu cầu thẩm mỹ của con người

Nghệ thuật vừa có khả năng thoả mãn nhu cầu thẩm mỹ của con người, vừa góp phần vào việc định hướng nhu cầu đó Sự phản ứng chủ quan của người tiếp nhận tác phẩm nghệ thuật đã được các lý tưởng, các thị hiếu nghệ thuật chi phối tạo nên các khoái cảm mạnh mẽ trong tâm hồn người đọc, người nghe, người xem Khi

bị thu hút bởi các hình tượng nghệ thuật, mọi tư tưởng, tình cảm, cảm xúc của công chúng được thanh lọc theo hướng vươn tới cái đẹp, khắc phục cái xấu trong mỗi con người Sự hoàn thiện của con người và xã hội được hình thành dần dần từ đó

Vì vậy, chức năng thẩm mỹ không tách rời chức năng nhận thức và đều hướng tới chức năng giáo dục con người

1.1.3.2 Chức năng nhận thức

Văn hoá thẩm mỹ có chức năng nhận thức, đó là chức năng giúp cho con người nhận thức được những giá trị thẩm mỹ, biết rung cảm trước cái đẹp, mang lại cho con người những nhận thức mới về cuộc sống, về con người xung quanh

Trong cuộc sống của con người, cái đẹp luôn là người bạn đồng hành có mặt khắp mọi nơi, cái đẹp vây quanh con người trong mỗi bước đi, mỗi việc làm, mỗi hành vi ứng xử Ở đâu có cuộc sống con người ở đó có cái đẹp Cái đẹp mang lại niềm vui, niềm hành phúc, nâng đỡ con người trong mọi khó khăn, tiếp thêm sức mạnh để con người vượt qua thử thách Nhờ có cái đẹp mà con người không mất lòng tin vào cuộc sống, vào chân lý, vào ngày mai Cái đẹp luôn là khát khao vươn tới của con người

Trang 27

Nói như vậy không có nghĩa là văn hoá thẩm mỹ chỉ giúp con người nhận thức về cái đẹp mà cả cái cao cả, cái bi, cái hài Bởi các phạm trù thẩm mỹ đó đều

có quan hệ với cái đẹp dù trực tiếp hay gián tiếp Như một tác phẩm nghệ thuật chân chính vẫn có thể là đẹp ngay cả khi nó phản ánh cái xấu Khi đó giá trị thẩm

mỹ bộc lộ ở phương diện hình thức nghệ thuật và bộc lộ trong cái đẹp của tâm hồn,

tư tưởng của tác giả khi họ xuất phát từ một lý tưởng thẩm mỹ đúng đắn, tiến bộ để phê phán và phủ định cái xấu, làm cho người ta nhận diện nó rõ hơn, căm ghét và tránh xa nó

Chức năng nhận thức của văn hoá thẩm mỹ được biểu hiện rõ khi nó phản ánh đời sống xã hội Là một hình thái ý thức xã hội đặc thù văn hoá thẩm mỹ không chỉ giúp con người nhận thức ở hiện tại, trở về quá khứ mà còn dự báo cả tương lai

Nó không chỉ giúp con người nhận thức thế giới hữu hình mà con khám phá tâm hồn, tình cảm của con người Sự phản ánh của các chủ thể sáng tạo chân thực, đúng đắn bao nhiêu, khả năng nhận thức mà văn hoá thẩm mỹ mang lại cho con người càng đầy đủ và sâu sắc bấy nhiêu

Chức năng nhận thức của văn hoá thẩm mỹ cũng được thể hiện trong nghệ thuật Bởi đối tượng của nghệ thuật là toàn bộ thế giới hiện thực có ý nghĩa với sự sống của con người, mang lại tư tưởng, tình cảm, khát vọng của con người Nghệ thuật được coi là phương tiện cơ bản để con người nhận thức hiện thực và bản thân mình

1.1.3.3 Chức năng giáo dục

Văn hoá thẩm mỹ có chức năng giáo dục, nó tác động có định hướng, có kế hoạch nhằm xây dựng và phát triển ở con người các năng lực nhận thức, cảm thụ và sáng tạo các giá trị thẩm mỹ

Trang 28

Chức năng giáo dục của văn hoá thẩm mỹ thể hiện trước hết ở lĩnh vực phát triển năng lực hoạt động trong lĩnh vực thẩm mỹ với tính cách là một lĩnh vực hoạt động đặc thù của con người Để thực hiện được mục tiêu này chúng ta phải thúc đẩy việc xây dựng và phát triển các nhu cầu, cảm xúc, thị hiếu và lý tưởng thẩm mỹ đúng đắn, lành mạnh và cao đẹp

Với chức năng giáo dục, văn hoá thẩm mỹ tạo nên sự phát triển liên tục của lịch sử dân tộc, lịch sử nhân loại, nó gắn bó nhiều thế hệ trong một mục tiêu về cái chân- thiện -mỹ Mọi hoạt động thẩm mỹ đều mang ý nghĩa giáo dục cá nhân và cộng đồng hướng tới cái đẹp

Chức năng giáo dục của văn hoá thẩm mỹ được thể hiện thông qua nghệ thuật Điều này đã được M.Goocki nhận xét: mục đích của nghệ thuật là giúp con người tự hiểu lấy mình, nâng cao lòng tin tưởng ở nơi mình, thức tỉnh con người khát vọng vươn tới chân lý, đấu tranh chống lại những thói thô bỉ của người đời; biết phát hiện ra cái tốt ở nơi con người, khơi dậy lòng dũng cảm, sự căm giận, chí sáng tạo của họ, làm cho tất cả những gì cần thiết ở nơi họ trở nên tráng kiện và cho họ biết vận dụng tinh hoa thần thánh của cái đẹp làm cảm hứng cho đời họ

Văn hoá thẩm mỹ giáo dục con người thông qua hình tượng nghệ thuật Đó

có thể là hình tượng cụ thể về một con người (chị Dậu, Chí Phèo, lão Hạc ), cũng

có thể hình tượng là một tập thể người (nhân dân, tổ quốc…), một con vật, một đồ vật, một cảch sắc thiên nhiên hay một khung cảnh lao động … đều có thể được xem

là một hình tượng nghệ thuật khi nó biểu hiện một quan niệm nào đó về con người,

về cuộc sống Khi xây dựng hình tượng nghệ thuật, người nghệ sĩ không chỉ dừng ở mục đích truyền đạt cho người đọc, người nghe, người xem những tình cảm, cảm xúc của mình về đời sống mà hơn thế họ muốn gửi gắm trong đó những thông tin

về cuộc sống, những quan niệm, tư tưởng về cuộc sống Con người cảm thụ,

Trang 29

thưởng thức nghệ thuật cũng thông qua những biểu hiện cụ thể của hình tượng mà khám phá ra những chân lý về đời sống

1.1.3.4 Chức năng thông tin - giao tiếp

Cuộc sống của con người không thể thiếu thông tin giao tiếp Thông tin giao tiếp giúp cho con người trao đổi tư tưởng, tình cảm, truyền đạt kinh nghiệm trong sản xuất và cuộc sống Văn hóa thẩm mỹ là một kênh thông tin giao tiếp quan trọng

trong cuộc sống ngày nay

Thông qua các đối tượng thẩm mỹ mà thông tin được truyền đạt ở trong đó

Nó không chỉ được truyền đạt giữa người này với người khác, cộng đồng này với cộng đồng khác, dân tộc này với dân tộc khác trong cùng một thế hệ mà nó còn được truyền lại từ thế hệ này qua thế hệ khác Như khi ta thưởng thức tác phẩm

“truyện Kiều” của Nguyễn Du thì không phải chỉ có người Việt Nam ở xã hội phong kiến mới khóc than cho thân phận nàng Kiều mà mọi con người có lương tri trên thế giới dù sống trong chế độ phong kiến hay sống ở thời đại hiện nay hoặc nhiều thế hệ sau nữa cũng khóc than cho thân phận người phụ nữ trong chế độ phong kiến

Văn hoá thẩm mỹ còn có khả năng dự báo tương lai Sêchxpia sống cách đây

4 thế kỷ, thông qua các tác phẩm vĩ đại của mình đã dự báo trước về tác hại xấu của đồng tiền, hay những bài sấm của trạng Trình- Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng đã dự báo chính xác vận mệnh của đất nước mấy chục năm về sau thời ông sống

Hiện nay, nghệ thuật không chỉ tồn tại trong cuộc sống như một cách thức giải trí của con người mà nó đã trở thành một kênh thông tin chính thức nhằm tác động đến toàn bộ đời sống tinh thần, tình cảm của con người, kính thích cảm hứng, trí tưởng tượng, thúc đẩy nhu cầu thưởng ngoạn và khát vọng sáng tạo của con

Trang 30

người mà nó còn nhằm thông tin, tuyên truyền cổ động đường lối và chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước một cách hữu hiệu

1.1.3.5 Chức năng giải trí

Giải trí là một nhu cầu chính đáng của con người Nó giúp cho con người bù đắp những tiêu hao về thần kinh, cơ bắp, đồng thời giúp họ cân bằng tâm- sinh lý,

tạo niềm hứng khởi trong quá trình sống, lao động và học tập

Các loại hình nghệ thuật ra đời góp phần đáp ứng nhu cầu giải trí của con người Khi có thời gian rảnh rỗi hay khi công việc căng thẳng, mệt mỏi họ tìm đến với những hoạt động nghệ thuật, các bảo tàng, các câu lạc bộ nghệ thuật … nhằm giải toả căng thẳng sau thời gian làm việc, bù đắp sức lao động đã mất mà còn nhận thêm kiến thức thẩm mỹ, tăng khả năng sáng tạo vốn tiềm tàng ở mỗi con người

Có thể nói rằng đến với nghệ thuật ta như được tắm mình trong thế giới của cái đẹp Đó là cái đẹp của hiện thực được phản ánh một cách sáng tạo trong tác phẩm, là cái đẹp trong tư tưởng tình cảm, lý tưởng thẩm mỹ của nghệ sĩ và là cái đẹp của hình thức nghệ thuật do tài năng của nghệ sĩ tạo nên

Như vậy, tác dụng của văn hoá thẩm mỹ đối với đời sống xã hội là vô cùng quan trọng, vai trò của văn hoá thẩm mỹ đối với đời sống tinh thần của con người

là không thể thay thế Dù nhìn dưới góc độ nào thì văn hoá thẩm mỹ cũng không thể không gắn với cái đẹp, với những giá trị thẩm mỹ Mọi giá trị của văn hoá thẩm

mỹ đều thấm nhuần cái đẹp, đều được thực hiện dựa trên nền tảng của cái đẹp, xuất phát từ một lý tưởng thẩm mỹ nhất định

Trang 31

1.2 Khái niệm môi trường văn hóa thẩm mỹ và tác động của nó đối với

sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên

1.2.1 Định nghĩa môi trường văn hoá thẩm mỹ

Hiện nay có nhiều cách tiếp cận với đối tượng môi trường, do vậy cũng có nhiều định nghĩa về môi trường Trong Đại từ điển tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên, định nghĩa về môi trường được nêu như sau: môi trường là “tất cả những

gì bao quanh sinh vật, tất cả các yếu tố vô sinh và hữu sinh có tác động trực tiếp lên

sự sinh sống, phát triển và sinh sản của sinh vật” [75,1134] Đó là sự tiếp cận môi trường ở góc độ sinh học đầu tiên Trong Luật Bảo vệ Môi trường được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá IX kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 27/12/1993: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.” Như vậy, môi trường trước hết được người ta hiểu đó là không gian địa lý nơi con người sống Hiểu rộng

ra “môi trường là toàn bộ các điều kiện vô cơ và hữu cơ liên quan đến hoạt động sinh tồn và tự bảo tồn cũng như giao tiếp của cơ thể sống.”[34,31]

Môi trường có mối liên hệ phổ biến và là một chỉnh thể Vì vậy, con người không những không thể tồn tại bên ngoài môi trường mà con người có mối quan hệ gắn bó hữu cơ không thể tách rời với môi trường

Con người là một động vật bậc cao, vì vậy con người cũng tuân theo mọi quy luật của tự nhiên như các loài động vật khác Nhưng con người khác con vật ở chỗ con người là động vật biết chế tạo công cụ lao động, nhờ công cụ lao động mà con người không chỉ tồn tại trong môi trường tự nhiên mà còn biến đổi môi trường tự nhiên theo nhu cầu và hình ảnh của mình Nhờ vậy con người trở thành động vật

Trang 32

văn hóa Con người tồn tại trong môi trường của mình chính là tồn tại trong môi trường văn hóa

Khái niệm về môi trường văn hoá đã được một tập thể tác giả Liên Xô đưa

ra trong tác phẩm “Cơ sở lý luận văn hoá Mác- Lênin” như sau: “Môi trường văn hoá là một tổng thể ổn định những yếu tố vật thể và nhân cách, nhờ đó các cá thể tác động lẫn nhau Chúng ảnh hưởng tới hoạt động khai thác và sáng tạo giá trị văn hoá, tới nhu cầu tinh thần, hứng thú và định hướng giá trị của họ Môi trường văn hoá không chỉ là tổng hợp những yếu tố văn hoá vật thể mà còn có những con người hiện diện văn hoá”[1,75] Ở Việt Nam, một số tác giả cũng đã đề cập tới khái niệm môi trường văn hoá Phan Thanh Tá trong bài “Về khái niệm đời sống văn hoá ở nông thôn” (Tạp chí Văn hoá nghệ thuật số 4/2002) cho rằng: “môi trường văn hoá, tức là văn hoá của cộng đồng nhỏ và của toàn xã hội: toàn bộ những hình thái biểu thị giá trị xã hội đang hiện hữu trong đời sống của cộng đồng, của xã hội

và những thiết chế tương ứng để bảo quản, lưu giữ và phân phối chúng”

Từ những cách hiểu và góc độ tiếp cận khác nhau có thể khái quát đưa ra một định nghĩa về môi trường văn hoá như sau: Môi trường văn hoá là tổng thể phức hợp các hiện tượng, các giá trị văn hoá vật thể, văn hoá phi vật thể, biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, con người với xã hội, con người với con người; tác động đến con người, cộng đồng, xã hội trong những điều kiện hoàn cảnh, không gian, thời gian nhất định

Môi trường văn hóa thẩm mỹ là một bộ phận hợp thành môi trường văn hóa

Nó phản ánh mối quan hệ thẩm mỹ của con người đối với hiện thực thông qua hoạt động thẩm mỹ Hoạt động thẩm mỹ bao giờ cũng gắn liền với những yếu tố, điều kiện hợp thành môi trường tự nhiên, môi trường xã hội xung quanh nó Môi trường

Trang 33

văn hoá thẩm mỹ chính là khía cạnh thẩm mỹ của những điều kiện tự nhiên và xã hội trong đó hoạt động thẩm mỹ của con người được thực hiện

Con người luôn hoạt động theo quy luật của cái đẹp, nhằm cảm thụ, đánh giá, nhận thức và sáng tạo nên các giá trị thẩm mỹ Vì vậy, trong mọi hoạt động của mình con người luôn có xu hướng thẩm mỹ hóa môi trường, biến môi trường thành hiện tượng thẩm mỹ

Môi trường văn hoá thẩm mỹ được thể hiện cụ thể thông qua những yếu tố, những điều kiện hài hoà giữa con người với tự nhiên, những quan hệ tốt đẹp giữa những con người trong xã hội Ở đó chứa đựng sự thống nhất hữu cơ giữa cái đẹp với cái chân, cái thiện và cái có ích

Cấu trúc của môi trường văn hoá thẩm mỹ bao gồm:

- Hệ thống những giá trị văn hoá thẩm mỹ: tồn tại dưới hai dạng thức những giá trị văn hoá vật thể như cảnh quan, kiến trúc, các thiết chế văn hoá như bảo tàng, thư viện, nhà hát… và những giá trị văn hoá phi vật thể như các loại hình nghệ thuật, các hoạt động văn hoá dân gian… Tất cả những giá trị văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể đều chứa đựng trong cơ sở vật chất- văn hoá, trong hoạt động thẩm

mỹ, trong nhân cách của chủ thể thẩm mỹ

- Hệ thống những quan hệ văn hoá thẩm mỹ: nằm trong tổng hoà các mối quan hệ xã hội của chủ thể thẩm mỹ, không nằm đơn lẻ, rời rạc mà liên kết thành

hệ thống nhất định

- Hệ thống những hình thái hoạt động văn hoá thẩm mỹ: là biểu hiện tập trung nhất và sinh động nhất những quan hệ văn hoá thẩm mỹ và những giá trị văn hoá thẩm mỹ Nó tồn tại ở hai hình thái cơ bản: hình thái trực tiếp chính là đời sống

Trang 34

học tập, lao động, sinh hoạt văn nghệ…, hình thái gián tiếp gồm các dạng thức hoạt động thẩm mỹ như các hoạt động tham gia hội trại sáng tác, tổ chức triển lãm… Một môi trường văn hoá thẩm mỹ phong phú, đa dạng phải là một môi trường chứa đựng những hoạt động văn hoá thẩm mỹ đa dạng, phong phú

- Hệ thống những thiết chế văn hoá thẩm mỹ: nhằm đảm bảo đời sống văn hoá thẩm mỹ, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình “sản xuất”, “trao đổi” các giá trị văn hoá thẩm mỹ Hệ thống này bao gồm các thiết chế lãnh đạo- quản lý như: kế hoạch hoạt động văn hoá thẩm mỹ, quy chế hoạt động, bộ văn hoá thông tin, bộ trưởng…, các thiết chế tổ chức thực hiện như các cơ quan chức năng: hội nhà văn, hội mỹ thuật…, các thiết chế cơ sở vật chất- văn hoá như thư viện, bảo tàng, triển lãm, các câu lạc bộ…

Mỗi hệ thống trên đều ở trong quá trình phát triển không ngừng, không phải

là những yếu tố tĩnh, bất biến Xây dựng môi trường văn hoá thẩm mỹ thực chất là xây dựng và phát huy tác dụng từng hệ thống trong cấu trúc tổng thể của nó

1.2.2 Những nhân tố cơ bản tác động đến môi trường văn hoá thẩm mỹ

1.2.2.1 Điều kiện sinh thái- tự nhiên

Môi trường văn hoá nói chung và môi trường văn hoá thẩm mỹ nói riêng là

sự đan bện lẫn nhau giữa môi trường tự nhiên và môi trường xã hội Vì vậy, muốn xây dựng môi trường văn hoá thẩm mỹ đẹp, phong phú, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân cách con người hình thành và phát triển không thể bàn đến sự tác động của đồng thời cả yếu tố tự nhiên và xã hội

Điều kiện sinh thái- tự nhiên là môi trường của mối quan hệ giữ con người với tự nhiên Nó bao gồm toàn bộ những điều kiện tự nhiên cả vô cơ và hữu cơ

Trang 35

Một mặt, con người là sản phẩm của tự nhiên nhưng mặt khác, con người tác động lại tự nhiên nhằm biến đổi tự nhiên theo ý muốn của con người Vì vậy, chất lượng sống của con người một phần phụ thuộc vào chất lượng của môi trường tự nhiên Khó có thể nói đến chất lượng sống của con người, đến môi trường văn hoá thẩm mỹ khi mà con người phải sống trong một điều kiện sinh thái- tự nhiên bị ô nhiễm, tàn phá, bị làm vẫy bẩn Những cánh rừng bị chặt phá tàn nhẫn, những dòng sông khô cạn, nước bị ô nhiễm vì tràn ngập chất thải, bầu trời đen ngòm khói than, khói chứa đầy các hoá chất độc hại được thải ra từ các nhà máy, xí nghiệp, đường phố tràn ngập rác rưởi, cống rãnh bẩn thỉu, hôi thối, âm thanh ồn ào…

Điều kiện sinh thái- tự nhiên trước hết tác động đến cảnh quan Nó là một trong những yếu tố xây dựng nên cảnh quan Con người vốn sống gắn bó với tự nhiên Cảnh quan do con người xây dựng nên không thể thiếu những yếu tố tự nhiên Nó góp phần làm đẹp cho cảnh quan nơi con người sinh sống, học tập và làm việc

Điều kiện sinh thái- tự nhiên còn tác động tới tâm lý, tình cảm, tinh thần của con người Trong nhịp sống hối hả với nhiều phương tiện hiện đại như ngày nay, nhiều khi con người thấy bị bức bối, gò ép Họ tìm đến với thiên nhiên để giải toả,

để được thoả sức đắm mình trong tự nhiên, để được nghe một tiếng chim hót, để được hít căng lồng ngực mùi thơm từ rơm nếp, để được ngắm ánh trăng rằm… Sống hoà mình với tự nhiên như vậy, con người trở lại với chính bản thân mình, tinh thần trở nên khoan khoái, tiếp tục học tập, làm việc cống hiến cho xã hội

Điều kiện sinh thái- tự nhiên tác động tới môi trường văn hoá thẩm mỹ Nó làm cho môi trường văn hoá thẩm mỹ đẹp hơn, hài hoà hơn, nhân văn hơn Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta vấn đề ô nhiễm môi trường sinh thái đang được đặt ra cấp bách Việc bảo vệ môi trường sinh thái không chỉ nhằm bảo vệ sự tồn tại và phát

Trang 36

triển về thể lực, sức khoẻ của con người mà còn vì sự phát triển tinh thần- văn hoá của con người, góp phần xây dựng môi trường văn hoá thẩm mỹ đẹp và lành mạnh

1.2.2.2 Điều kiện kinh tế- xã hội

Kinh tế- xã hội là điều kiện cơ bản quyết định tới cơ sở vật chất của môi trường văn hoá thẩm mỹ Mác cho rằng, đầu tiên con người phải ăn, mặc, ở, đi lại

và làm việc rồi sau đó mới làm triết học, nghệ thuật Con người không thể nghĩ đến cái đẹp khi trong lòng nặng trĩu chuyện sinh tồn Con người cũng không thể xây dựng được môi trường văn hoá thẩm mỹ đẹp khi thiếu những điều kiện về vật chất

Khi kinh tế- xã hội được cải thiện nó sẽ góp phần quan trọng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho mở mang dân trí, phát triển văn hoá, củng cố truyền thống yêu nước và lòng tự hào dân tộc, nhờ đó

mà nhận thức của con người được nâng cao trong đó có cả ý thức về môi trường văn hoá thẩm mỹ

Tuy nhiên, kinh tế phát triển không phải lúc nào cũng song trùng với tiến bộ

xã hội Thực tế cho thấy, trong nhiều xã hội khi kinh tế phát triển nó cũng kéo theo

xã hội chuyển biến dồn dập, các chuẩn mực xã hội, các giá trị đạo đức bị phá vỡ, phải trái, đúng sai không còn rạch ròi Trong hoàn cảnh đó con người dễ thờ ơ với cái thiện, dửng dưng trước cái ác Chính điều đó đã tạo điều kiện cho cái ác, cái bất lương phát triển Lối sống thực dụng, cá nhân ích kỷ đã làm cho tình trạng tham nhũng, buôn lậu, lừa đảo càng có đà sinh sôi, nảy nở Chính tâm lý sống gấp, sống hưởng thụ đã làm cho nhiều người thuộc nhiều tầng lớp khác nhau sa vào các tệ nạn xã hội Thậm chí một bộ phận không nhỏ bị tha hóa bởi đồng tiền, vì những hưởng thụ vật chất mà hành động mù quáng Trong điều kiện xã hội như vậy thì việc xây dựng môi trường văn hoá thẩm mỹ lành mạnh là rất hạn chế

Trang 37

Xây dựng và phát triển kinh tế phải nhằm mục tiêu văn hoá, vì công bằng, dân chủ, văn minh và con người phát triển toàn diện Như vậy văn hoá là kết quả của kinh tế nhưng đồng thời các nhân tố văn hoá phải gắn chặt chẽ với đời sống và hoạt động xã hội trên mọi phương diện: chính trị, kinh tế, xã hội, pháp luật, kỷ cương… trở thành động lực của sự phát triển kinh tế- xã hội, góp phần xây dựng môi trường văn hoá thẩm mỹ

1.2.2.3 Nhân tố chủ thể thẩm mỹ

Chủ thể thẩm mỹ là chủ thể người xã hội có khả năng hưởng thụ, sáng tạo,

và đánh giá thẩm mỹ thông qua các giác quan và được rèn luyện về sự đồng hoá thế giới về mặt thẩm mỹ

Chủ thể thẩm mỹ là những con người xã hội, họ khác với các loài động vật khác ở chỗ các loài động vật khác chỉ hoạt động mang tính bản năng, sinh tồn còn hoạt động của chủ thể thẩm mỹ chính là những hoạt động mang tính sáng tạo Chính lao động sáng tạo đã làm cho con người khác biệt với loài vật, biến con người từ một chủ thể sinh vật trở thành chủ thể thẩm mỹ Trong “Bản thảo kinh tế triết học năm 1844”, Mác viết: “con vật chỉ chế tạo theo kích thước và nhu cầu giống loài của nó, còn con người thì có thể sản xuất theo kích thước của bất cứ loài nào và ở đâu cũng biết vận dụng bản chất cố hữu của mình vào đối tượng, do đó con người cũng chế tạo theo quy luật của cái đẹp” Như vậy, hoạt động theo quy luật của cái đẹp không chỉ là nhu cầu mà còn là bản chất của con người Mọi hoạt động của con người đều hướng tới cái đẹp

Mặt khác, con người là sản phẩm của tự nhiên Chính môi trường tự nhiên là tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của con người Mác khẳng định: “Giới tự nhiên

là thân thể vô cơ của con người”, “đời sống thể xác và tinh thần của con người gắn

Trang 38

hoạt động và trưởng thành nhưng con người thông qua lao động còn tác động vào

tự nhiên, cải biến tự nhiên, nhào nặn, sản xuất ra một tự nhiên thứ hai cho mình Điều đó có nghĩa con người tạo ra chính môi trường sống của mình thông qua hoạt động lao động Mà mọi hoạt động của con người đều hướng tới cái đẹp Vì vậy, dù

vô tình hay chủ ý, con người cũng xây dựng nên môi trường sống của mình tuân thủ theo quy luật của cái đẹp hay nói cách khác chính con người xã hội- những chủ thể thẩm mỹ đã góp phần tạo nên môi trường văn hoá thẩm mỹ của mình

Tuy nhiên, con người cũng tác động tới môi trường văn hoá thẩm mỹ theo cả hai khía cạnh tích cực và tiêu cực Một mặt, con người xây dựng môi trường văn hoá thẩm mỹ theo quy luật của cái đẹp nhưng mặt khác cũng chính tác động của con người đã phá vỡ môi trường văn hoá thẩm mỹ của mình Đặc biệt, trong cơ chế thị trường và xu hướng hội nhập ở nước ta hiện nay, nhiều vấn đề về môi trường tự nhiên, môi trường xã hội đang đặt ra như vấn đề ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, phá vỡ cảnh quan thiên thiên, lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền, suy thoái đạo đức xã hội… Những hạn chế đó đã làm ô nhiễm môi trường văn hoá thẩm mỹ

Chủ thể thẩm mỹ là một nhân tố cơ bản và quan trọng nhất tác động tới môi trường văn hoá thẩm mỹ Hoạt động tích cực của họ sẽ cải tạo môi trường tự nhiên

và môi trường xã hội nhằm xây dựng môi trường văn hoá thẩm mỹ Họ chính là những người tạo nên môi trường văn hoá thẩm mỹ, đồng thời cũng chính họ là người hưởng thụ những thành quả do môi trường văn hoá thẩm mỹ mang lại Vì vậy, môi trường văn hoá thẩm mỹ lành mạnh hay không phụ thuộc vào vai trò hoạt động của chủ thể thẩm mỹ

Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa” Con người xã hội chủ nghĩa phải là

Trang 39

những con người có thói quen, nhu cầu học tập, tự đào tạo trong một xã hội học tập

và có tư cách đạo đức tốt, có lập trường chính trị vững vàng, có lối sống đẹp, biết phát huy truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, tinh thần trách nhiệm, ý thức tập thể, gắn bó với cộng đồng, biết làm phong phú cuộc sống tinh thần của bản thân

Triết học cũng nghiên cứu về nhân cách, tuy nhiên khái niệm nhân cách chỉ được nêu ra lần đầu tiên vào cuối thế kỷ XIX bởi hai nhà tâm lý học người Đức Dilthey và Spranger Nhân cách được coi như mặt nạ có tính chất xã hội che đậy cái tôi bên trong Khi nào cái tôi bên trong trùng với cái mặt nạ là lúc nhân cách phát triển đến độ chín muồi Nhân cách là những phẩm chất xã hội mà đòi hỏi mỗi con người phải tuân theo, phải có sự phù hợp với những yêu cầu của xã hội về những phẩm chất, năng lực hành động Đó chính là thước đo đánh dấu sự phát triển của nhân cách

Theo quan niệm của C.Mác, nhân cách mang tính xã hội, bị quy định bởi xã hội, thông qua xã hội mà nhân cách hình thành và phát triển Nhân cách tồn tại trong từng con người cụ thể, do vậy, nó vừa mang tính chất xã hội, vừa có những đặc điểm cá nhân, có cá tính của mỗi người

Trang 40

Hiện nay, có nhiều quan niệm về nhân cách Có quan niệm cho rằng “nhân cách mỗi con người đều được quy định bởi nhân tố xã hội, nhân tố sinh vật và nhân

tố tâm lý trong đó nhân tố xã hội đóng vai trò quyết định” [74,118]

Trong bài “Về phát triển toàn diện con người trong thời kỳ công nghiệp hoá”, Phạm Minh Hạc cho rằng: “Nhân cách là bộ mặt tâm lý - đạo đức của con người, là toàn bộ những đặc điểm, phẩm chất quy định giá trị xã hội và hành vi xã hội của con người”

Từ những định nghĩa trên có thể khẳng định: Nhân cách là tổng hợp những đặc điểm quy định con người như một thành viên của xã hội, thể hiện giá trị đạo đức, cốt cách của cá nhân đã được mang tính xã hội hoá

Sinh viên là những người đang theo học ở một trường cao đẳng, đại học nào

đó, đang trong quá trình học tập, nghiên cứu, tích luỹ kiến thức, hình thành năng lực tư duy, tiếp nhận nghề nghiệp, chuẩn bị cho việc bước vào quá trình lao động nghiên cứu khoa học sản xuất hay phục vụ sản xuất Sinh viên là những người được học tập, đào tạo một cách có hệ thống, theo từng chuyên ngành cụ thể Do vậy, họ hiểu sâu các kiến thức trong lĩnh vực mà họ nghiên cứu, họ là những người tiếp thu nhanh khoa học công nghệ, những thành tựu mới của tri thức nhân loại, tiếp nhận đầy đủ những tri thức truyền thống dân tộc

Họ đang ở độ tuổi sinh lý đã trưởng thành, có thể phát triển hoàn chỉnh, tràn đầy sinh lực, tự tin vào khả năng của mình Họ là những người trẻ, khoẻ, có nhiều

mơ ước, hoài bão, nhiều khát vọng, luôn muốn vươn lên khẳng định mình

Thanh niên là mùa xuân của đất nước, là lực lượng lao động quan trọng trong

xã hội Họ chiếm một tỉ lệ lớn trong lao động xã hội Thời nào cũng vậy, thanh niên

là lực lượng quan trọng trong phát triển xã hội Sinh viên là một bộ phận ưu tú

Ngày đăng: 24/03/2015, 09:23

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w