Nguyên nhân của những hạn chế trong xây dựng môi trƣờng văn hóa thẩm mỹ trong các trƣờng cao đẳng, đại học ở Hà Nội hiện nay

Một phần của tài liệu Xây dựng môi trường văn hoá thẩm mỹ trong các trường cao đẳng, đại học ở Việt Nam hiện nay (Trang 81)

hóa thẩm mỹ trong các trƣờng cao đẳng, đại học ở Hà Nội hiện nay

Công tác xây dựng môi trường văn hoá thẩm mỹ trong các trường cao đẳng, đại học ở Hà Nội đạt được nhiều thành tựu đáng kể như trên trước hết do Đảng ta đã có các chính sách đúng đắn về văn hoá. Trong nghị quyết trung ương 5 khoá 8, Đảng ta đã xác định xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là chiến lược văn hoá của Đảng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, bình đẳng, văn minh. Chiến lược này đã được thực hiện bằng nhiều hoạt động cụ thể, tiêu biểu là việc xây dựng môi trường văn hoá như gia đình văn hoá, bản, làng, khu phố văn hoá, cơ quan, xí nghiệp, trường học… văn hoá. Hoạt động này đã nâng cao nhận thức văn hoá cho đông đảo nhân dân, tạo một cơ sở nền tảng cho việc nâng cao nhận thức về văn hoá thẩm mỹ cho các chủ thể trong các nhà trường nói chung và các trường cao đẳng, đại học ở Hà Nội nói riêng.

Bộ Giáo dục và Ban lãnh đạo các trường đã phối hợp triển khai thực hiện tốt công tác “Toàn dân đoàn kết xây dựng môi trường văn hoá trong các trường học” với các nội dung như sau:

+ Giáo dục chính trị, tư tưởng, truyền thống yêu nước cách mạng và đạo đức cho học sinh, sinh viên.

+ Tổ chức các cuộc vận động, các phong trào thi đua trong ngành giáo dục nhằm tạo những chuyển biến về vật chất và tinh thần cho học sinh, sinh viên.

+ Xây dựng và phát triển hệ thống thư viện trường học.

+ Phối hợp chặt chẽ trong lĩnh vực xuất bản sách, báo, tài liệu, đồ dùng học tập.

Ngoài ra, tác động tích cực của cơ chế thị trường, chủ động mở cửa hội nhập khu vực và thế giới đã làm cho đời sống vật chất của đại bộ phận nhân dân được nâng cao kéo theo sự phát triển về đời sống tinh thần, trong đó sự giao lưu, tiếp xúc với nhiều nền văn hoá tiên tiến của khu vực và thế giới đã nâng cao nhận thức và thị hiếu của nhân dân nói chung và của sinh viên các trường cao đẳng, đại học ở Hà Nội nói riêng. Khi được nâng cao nhận thức và thị hiếu, sinh viên sẽ phát huy được tính chủ động, tích cực và sáng tạo trong hoạt động làm đẹp cho môi trường sống, lao động và học tập của mình.

Thực hiện chủ trương chủ động hội nhập khu vực và thế giới trong những năm qua nước ta đã có quan hệ thương mại với 170 quốc gia và vùng lãnh thổ, đã ký hơn 60 Hiệp định kinh tế về thương mại song phương và thiết lập quan hệ đầu tư với khoảng 70 nước và vùng lãnh thổ. Đồng thời, chúng ta đã khai thông và nối lại quan hệ với Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB), gia nhập hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), bắt đầu thi hành nghĩa vụ của các nước tham gia Hiệp định khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA), là thành viên sáng lập diến đàn hợp tác Á- Âu (ASEM), gia nhập diễn đàn châu Á- Thái Bình Dương và chuẩn bị gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO. Nhờ mở cửa hội nhập khu vực và thế giới, Việt nam trong hàng thập kỷ giữ được tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm từ 6,7 đến 8% đạt mức thứ nhì châu Á và thế giới. Trong vòng 10 năm nay giảm tỉ lệ hộ nghèo từ 40% xuống còn 11% năm 2003, kết quả xoá đói giảm nghèo được Liên Hợp Quốc đánh giá là đứng đầu thế giới. Những thành tựu đó đã làm cho mức sống của đại bộ phận nhân dân được nâng cao.

Tác động của sự hội nhập khu vực và thế giới đã tạo nên những chuyển biến tích cực đến đời sống tinh thần của nhân dân ta trong những năm vừa qua. Nghị quyết TW 5 khoá 8 của Đảng Cộng sản Việt nam đã đánh giá: “Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh được vận dụng và phát triển sáng tạo ngày càng tỏ rõ

giá trị bền vững làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và của cách mạng nước ta, nhân tố hàng đầu đảm bảo cho đời sống tinh thần xã hội phát triển đúng hướng… Nhiều nét mới trong các giá trị văn hoá và chuẩn mực đạo đức từng bước được hình thành. Tính năng động và tính tích cực của công dân được khuyến khích. Không khí dân chủ trong đời sống xã hội tăng lên. Thế hệ trẻ tiếp thu nhanh chóng những kiến thức mới và có ý chí vươn lên, lập nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá không chỉ là một quá trình mà còn là một trạng thái, một trình độ của sự phát triển xã hội. Con người ở trình độ của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là con người có năng lực và nhu cầu phát triển cao. Nhu cầu thẩm mỹ, nhu cầu về cái đẹp đòi hỏi được thoả mãn không chỉ trong nghệ thuật mà còn chính môi trường của sản xuất, bản thân quá trình sản xuất, trong các sản phẩm, các vật dụng tiêu dùng, trong việc làm đẹp nhà ở, trường học, khu vui chơi giải trí… Sự tăng trưởng kinh tế trong những năm qua đã tạo những điều kiện vật chất- kỹ thuật cho phép để thực hiện các giải pháp thẩm mỹ nhằm đưa cái đẹp vào mọi lĩnh vực của môi trường sống, lao động và học tập của con người. Đồng thời, cơ chế thị trường khi được hoàn thiện đòi hỏi các chủ thể kinh tế, vì chính lợi ích của mình, phải tính đến nhân tố thẩm mỹ trong trong sản xuất tạo ra các sản phẩm hàng hoá vừa tốt vừa đẹp đủ sức tồn tại và cạnh tranh trong thương trường. Chính những hiệu quả của sự nâng cao sản xuất đó đã tạo góp phần làm nên thành công trong việc xây dựng môi trường văn hoá thẩm mỹ trong các trường cao đẳng, đại học nói chung và các trường ở Hà Nội nói riêng.

Nguyên nhân của những hạn chế

Thứ nhất, do tác động tiêu cực từ mặt trái của cơ chế thị trường, hội nhập khu vực và thế giới

Cơ chế thị trường mang lại sự phát triển về đời sống vật chất và tinh thần của xã hội song nó cũng mang lại những tiêu cực trong đời sống tinh thần của xã hội mà rõ nét nhất được thể hiện trong lĩnh vực văn hoá.

Trước hết, cơ chế thị trường làm cho lối sống tiêu thụ, đề cao giá trị đồng tiền đang sống dậy mạnh mẽ, len lỏi vào tâm thức của một số người. Con người trở nên thực tế hơn, thực dụng trong các mối quan hệ, thậm chí cả mối quan hệ thầy trò trong nhà trường. Điều đó đã làm cho tình cảm trong sáng của thầy trò trong nhà trường bị vẩn đục. Lối sống thực tế trong một bộ phận sinh viên còn thể hiện trong chính động cơ học tập. Để có cơ may tìm kiếm được việc làm tốt, có thu nhập cao, sinh viên đã tập trung tâm trí, sức lực và thời gian vào học tập chuyên ngành mà coi nhẹ vấn đề giáo dục thẩm mỹ, dẫn đến tình trạng nghèo nàn trong đời sống tinh thần, kém ý thức trong xây dựng môi trường văn hoá thẩm mỹ.

Trào lưu dân chủ hoá, làn sóng công nghệ thông tin và việc nâng cao dân trí đã làm ý thức cá nhân được tăng lên, đặc biệt trong những người trẻ có học vấn là sinh viên. Họ ý thức cao về bản thân mình và muốn thể hiện vai trò cá nhân. Tuy nhiên cái cá nhân nhiều khi lấn át cái cộng đồng.

Sự vận động về kinh tế, sự tồn tại đa thành phần kinh tế, sự mở rộng của môi trường đầu tư kinh tế cũng tạo ra sự đa dạng trong văn hoá. Có thể nói, chưa bao giờ ở nước ta có bước chuyển lớn với sự xuất hiện của nhiều yếu tố văn hoá, nhiều dạng sản phẩm văn hoá- nghệ thuật như hiện nay. Bên cạnh cái “được” là công chúng có thể chủ động lựa chọn trong tiêu thụ văn hoá thì liệu chúng ta sẽ thâu nhận được giá trị văn hoá nước ngoài hay sẽ bị đồng hoá, làm tiêu tan đi bản sắc văn hoá dân tộc. Đây là yếu tố tác động không nhỏ tới môi trường văn hoá nói chung và môi trường văn hoá thẩm mỹ nói riêng.

Trong thực tiễn hoạt động văn hoá, ngoài những hoạt động văn hoá mang tính chất nhà nước, đang xuất hiện hàng loạt các sản phẩm văn hoá dưới dạng tự phát, không phù hợp với nhu cầu hưởng thụ văn hoá tinh thần lành mạnh của nhân dân nói chung, gây mất ổn định, thậm chí gây ô nhiễm môi trường văn hoá xã hội. Một bộ phận người do chạy theo lợi nhuận đã tung ra thị trường đủ loại văn hoá phẩm độc hại, phản thẩm mỹ. Bằng nhiều con đường, hình thức và lý do khác nhau các sản phẩm đó đã xâm nhập vào đời sống tinh thần của nhân dân, gây ô nhiễm tâm hồn và làm tầm thường hoá thị hiếu thẩm mỹ của một bộ phận không nhỏ nhân dân, trong đó có cả sinh viên Hà Nội.

Mặt khác, sự hạn chế trong lĩnh vực văn hoá thẩm mỹ thể hiện ở sự mất cân đối giữa lý luận và hoạt động thực tiễn trong văn hoá nghệ thuật. Về mặt lý luận và hướng dẫn hoạt động, các nhà quản lý văn hoá nghệ thuật đang có nhiều lúng túng. Ngành lý luận, phê bình văn hoá nghệ thuật đang tỏ rõ lạc hậu so với thực tiễn văn hoá, khiến khoảng cách giữa lý luận và hiện thực ngày càng xa. Nhiều lúc, nhiều nơi lý luận đành chạy theo thực tiễn làm nhiệm vụ giải thích, đánh giá, tổng kết thực tiễn là chính, còn vai trò tiên phong, dẫn dắt thực tiễn của lý luận hầu như không được tính đến. Đó là lý do chủ yếu dẫn đến tình trạng lộn xộn, nhiều khi tự phát trong hoạt động văn hoá nghệ thuật nói chung. Khi nhân dân tiếp xúc với thực tiễn văn hoá như vậy cùng với sự hạn chế về năng lực thẩm mỹ, họ không phân biệt được đâu là thẩm mỹ đâu là phản thẩm mỹ dẫn đến kết quả hoạt động trái với những mong muốn chủ quan của chủ thể. Sự hạn chế này cũng tồn tại trong các nhà quản lý ở các trường cao đẳng, đại học ở Hà Nội, là một trong những nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong xây dựng môi trường văn hoá thẩm mỹ.

Thứ hai, do sự đầu tư về cơ sở vật chất chưa phù hợp với mức độ phát triển trong các trường cao đẳng, đại học ở Hà Nội

Chính sách đổi mới kinh tế ở nước ta đã được Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra và từ đó đến nay đã thực hiện theo hướng kinh tế thị trường, tạo cho nền kinh tế có sự biến đổi sâu sắc. Đời sống của đại bộ phận nhân dân được cải thiện, tạo điều kiện để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại cho sự nghiệp phát triển văn hoá dân tộc. Tuy nhiên, trong các trường cao đẳng, đại học nói chung và các trường ở Hà Nội nói riêng, sự đầu tư về cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế.

Điều dễ nhận thấy nhất trong sự hạn chế về cơ sở vật chất trong các trường cao đẳng, đại học ở Hà Nội là sự thiếu thốn trong trang thiết bị sinh hoạt cho sinh viên. Hầu hết các trường cao đẳng, đại học ở Hà Nội đều có tình trạng không đủ phòng ở trong các khu ký túc xá dành cho sinh viên. Hiện nay, Hà Nội có khoảng 50 trường cao đẳng, đại học với hơn 20 vạn sinh viên. Trung bình số lượng phòng ở trong các khu ký túc xá chỉ đủ để cung cấp cho 20% số lượng sinh viên của Hà Nội. Đây chỉ là nơi dành cho những sinh viên thuộc diện chính sách, con thương binh, liệt sĩ, gia đình khó khăn. Chất lượng sinh hoạt ở trong các khu ký túc xá cũng không đảm bảo. Trung bình mỗi phòng ký túc xá là nơi sinh hoạt của 8 đến 12 sinh viên, với sự thiếu thốn về điện và nước sinh hoạt. Vì phòng ở quá đông người, không có nơi tiếp khách và phòng tự học riêng nên ảnh hưởng tới điều kiện học tập của sinh viên. Hơn nữa, những dịch vụ và các phương tiện thông tin chưa được đáp ứng đầy đủ. Rất ít các khu ký túc xá có phòng sinh hoạt chung được trang bị ti vi để đáp ứng nhu cầu thông tin hằng ngày của các em. Những sinh viên không thuộc diện được ở trong ký túc xá phải thuê nhà trọ ở các khu nhà dân. Với điều kiện sinh hoạt tự do, không có người quản lý nên các em rất dễ bị sa đà vào vào các tệ nạn xã hội mà nhà trường không quản lý được.

Trang thiết bị dành cho học tập của sinh viên cũng không khá hơn. Tình trạng các phòng học kém tiện nghi là phổ biến ở các trường cao đẳng, đại học. Thậm chí do thiếu phòng học, thiếu thầy dạy, sinh viên phải học ghép lớp ở hội trường lớn với số lượng sinh viên lên tới 200 người. Giáo viên chỉ được trang bị micro, không thể áp dụng các phương pháp dạy hiện đại cho những lớp học quá đông như vậy. Tình trạng này sẽ ảnh hưởng tới chất lượng bài giảng cũng như sự tiếp thu bài của sinh viên.

Ngoài ra, tình trạng chung ở các trường cao đẳng, đại học ở Hà Nội là sự thiếu các phòng học chức năng, phòng thực hành, phòng thí nghiệm, hoặc có thì trang thiết bị cũng quá cũ không theo kịp sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại.

Thư viện của các trường cao đẳng, đại học hiện nay cũng chưa đáp ứng được nhu cầu của sinh viên. Một phần do hạn chế về số lượng đầu sách, thể loại sách, một phần do phòng đọc chật chội, không đủ tiện nghi nên chưa thu hút được sinh viên. Mặc dù hiện nay, công nghệ tin học đã được áp dụng vào hầu hết các thư viện của các trường cao đẳng, đại học ở Hà Nội nhưng được dùng chủ yếu để quản lý, còn khâu mượn và trả sách vẫn làm thủ công cùng với thái độ kém hoà nhã của một bộ phận thủ hư làm cho sinh viên ngại giao tiếp, ít tìm đến với thư viện.

Do điều kiện kinh tế có hạn nên các khu vui chơi, giải trí, thể thao dành cho sinh viên còn ít, dụng cụ thể thao kém phong phú, chủ yếu là xà đơn, xà kép, bóng đá, bóng rổ, cầu lông, bóng bàn, chưa có các máy tập hiện đại nên chưa thu hút được sinh viên tham gia tập luyện, đặc biệt là đối với sinh viên nữ.

Ở Hà Nội, hầu hết các trường cao đẳng, đại học đều nằm lẫn trong các khu dân cư, khu công nghiệp nên chưa tạo ra được môi trường sư phạm riêng biệt. Khá phổ biến ở các nhà trường là tình trạng khu giảng đường nằm liền kề với khu ký túc

xá, với sân thể thao, vui chơi, giải trí, thậm chí cả khu nhà ở của cán bộ giáo viên. Điều kiện học tập và sinh hoạt này đã phá vỡ cảnh quan của các trường cao đẳng, đại học, chưa tạo được tính thẩm mỹ trong kiến trúc của nhà trường.

Sự hạn chế trong trang bị cơ sở vật chất là một trong những điều kiện dẫn tới hạn chế trong vấn đề xây dựng môi trường văn hoá thẩm mỹ trong các trường cao đẳng, đại học ở Hà Nội.

Thứ ba, do nhận thức còn hạn chế

Trong quá trình hội nhập khu vực và thế giới ở Việt Nam hiện nay, con người Việt Nam đã có những thay đổi về khả năng nhận thức và trình độ dân trí. Tuy nhiên, đặc điểm tính cách và tư duy truyền thống vẫn còn tồn tại khá đậm nét trong con người Việt Nam hiện nay. So với nhiều nước trong khu vực và thế giới thì trình độ dân trí của Việt Nam còn thấp. Tình trạng này đã ảnh hưởng tới trình độ

Một phần của tài liệu Xây dựng môi trường văn hoá thẩm mỹ trong các trường cao đẳng, đại học ở Việt Nam hiện nay (Trang 81)