Tác động của môi trường văn hoá thẩm mỹ đối với sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên

Một phần của tài liệu Xây dựng môi trường văn hoá thẩm mỹ trong các trường cao đẳng, đại học ở Việt Nam hiện nay (Trang 39)

phát triển nhân cách sinh viên

Nhân cách đang được nhiều ngành khoa học quan tâm như tâm lý học, xã hội học, đạo đức học.v.v… Các ngành khoa học khác nhau quan tâm tới nhân cách dưới góc độ riêng của nó.

Triết học cũng nghiên cứu về nhân cách, tuy nhiên khái niệm nhân cách chỉ được nêu ra lần đầu tiên vào cuối thế kỷ XIX bởi hai nhà tâm lý học người Đức Dilthey và Spranger. Nhân cách được coi như mặt nạ có tính chất xã hội che đậy cái tôi bên trong. Khi nào cái tôi bên trong trùng với cái mặt nạ là lúc nhân cách phát triển đến độ chín muồi. Nhân cách là những phẩm chất xã hội mà đòi hỏi mỗi con người phải tuân theo, phải có sự phù hợp với những yêu cầu của xã hội về những phẩm chất, năng lực hành động. Đó chính là thước đo đánh dấu sự phát triển của nhân cách.

Theo quan niệm của C.Mác, nhân cách mang tính xã hội, bị quy định bởi xã hội, thông qua xã hội mà nhân cách hình thành và phát triển. Nhân cách tồn tại trong từng con người cụ thể, do vậy, nó vừa mang tính chất xã hội, vừa có những đặc điểm cá nhân, có cá tính của mỗi người.

Hiện nay, có nhiều quan niệm về nhân cách. Có quan niệm cho rằng “nhân cách mỗi con người đều được quy định bởi nhân tố xã hội, nhân tố sinh vật và nhân tố tâm lý trong đó nhân tố xã hội đóng vai trò quyết định” [74,118].

Trong bài “Về phát triển toàn diện con người trong thời kỳ công nghiệp hoá”, Phạm Minh Hạc cho rằng: “Nhân cách là bộ mặt tâm lý - đạo đức của con người, là toàn bộ những đặc điểm, phẩm chất quy định giá trị xã hội và hành vi xã hội của con người”

Từ những định nghĩa trên có thể khẳng định: Nhân cách là tổng hợp những đặc điểm quy định con người như một thành viên của xã hội, thể hiện giá trị đạo đức, cốt cách của cá nhân đã được mang tính xã hội hoá.

Sinh viên là những người đang theo học ở một trường cao đẳng, đại học nào đó, đang trong quá trình học tập, nghiên cứu, tích luỹ kiến thức, hình thành năng lực tư duy, tiếp nhận nghề nghiệp, chuẩn bị cho việc bước vào quá trình lao động nghiên cứu khoa học sản xuất hay phục vụ sản xuất. Sinh viên là những người được học tập, đào tạo một cách có hệ thống, theo từng chuyên ngành cụ thể. Do vậy, họ hiểu sâu các kiến thức trong lĩnh vực mà họ nghiên cứu, họ là những người tiếp thu nhanh khoa học công nghệ, những thành tựu mới của tri thức nhân loại, tiếp nhận đầy đủ những tri thức truyền thống dân tộc.

Họ đang ở độ tuổi sinh lý đã trưởng thành, có thể phát triển hoàn chỉnh, tràn đầy sinh lực, tự tin vào khả năng của mình. Họ là những người trẻ, khoẻ, có nhiều mơ ước, hoài bão, nhiều khát vọng, luôn muốn vươn lên khẳng định mình.

Thanh niên là mùa xuân của đất nước, là lực lượng lao động quan trọng trong xã hội. Họ chiếm một tỉ lệ lớn trong lao động xã hội. Thời nào cũng vậy, thanh niên là lực lượng quan trọng trong phát triển xã hội. Sinh viên là một bộ phận ưu tú

trong thanh niên, nên sinh viên là đội ngũ quan trọng tạo ra tiềm năng giúp cho xã hội phát triển. Trong thời đại phát triển khoa học công nghệ hiện nay, sinh viên lại càng trở nên quan trọng đối với quốc gia. Bởi nguồn lực con người là một trong những yếu tố đảm bảo tạo nên sức mạnh cho một quốc gia, trong đó nguồn lực trí tuệ, lao động có chất xám giữ vị trí quan trọng trong nguồn lực con người.

Ở nước ta, các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước cũng đánh giá rất cao vai trò của sinh viên. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc Hội sinh viên Việt Nam lần thứ VI năm 1999, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã gọi sinh viên “là bộ phận trí tuệ và ưu tú trong thế hệ thanh niên, là nơi kết tinh nhiều tài năng sáng tạo, là nguồn lao động có có học vấn cao, có chuyên sâu và đại bộ phận sinh viên sẽ trở thành trí thức của đất nước.”[26,67].

Có thể hiểu nhân cách sinh viên là tổ hợp những đặc điểm về phẩm chất, năng lực như tình cảm, lý tưởng, sở thích, lối sống cần có ở người sinh viên mà xã hội đang đòi hỏi.

Nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay có thể khái quát một số nét như sau: - Có tinh thần yêu nước, yêu chế độ xã hội chủ nghĩa, biết hi sinh phấn đấu cho mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

- Có quyết tâm vươn lên trong học tập, trong lao động, vượt qua những khó khăn gian khổ, kiên quyết phấn đấu để nhanh chóng đưa Việt Nam thoát khỏi tình trạng nước nghèo.

- Ra sức rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành mọi chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, xây dựng nếp sống giản dị, lành mạnh, quy củ, có tác phong công nghiệp, thực hiện tốt những quy chế của trường, của khoa, của lớp.

- Xây dựng tình đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, tinh thần hợp tác trong nghiên cứu khoa học, trong lao động sản xuất, kiên quyết đấu tranh chống tư tưởng cá nhân chủ nghĩa, tư tưởng bè phái, cục bộ, nếp sống thiếu kỷ cương, kỷ luật.

- Có bản lĩnh chính trị, có ý thức đấu tranh bảo vệ quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, làm thất bại mọi âm mưu chống phá của kẻ thù, có ý thức giữ gìn bí mật quốc gia.

- Có quan hệ đúng mực với cha mẹ, thầy cô, bạn bè, với mọi người trong xã hội, ý thức được trách nhiệm của mình với dân, với nước; giải quyết đúng đắn từng mối quan hệ trong xã hội, biết kết hợp tình và lý trong công việc cũng như trong cuộc sống.

Những phẩm chất nêu trên thể hiện sự kết hợp chặt chẽ hai yếu tố tài và đức trong nhân cách sinh viên hiện nay.

Để thực hiện đựơc mục tiêu xây dựng con người phát triển toàn diện, không thể không nói tới vai trò của môi trường văn hóa thẩm mỹ. Văn hóa thẩm mỹ tác động đến nhân cách con người nói chung và nhân cách sinh viên nói riêng bằng cái đẹp trong sự hài hòa với cái chân, cái thiện, cái tiến bộ. Trong điều kiện xã hội hiện nay, tác động đó càng được phát huy hơn bởi hoạt động tự giác của con người thông qua chiến lược giáo dục thẩm mỹ trên phạm vi toàn xã hội, trong đó nội dung giáo dục thẩm mỹ đã được đưa vào hệ thống giáo dục quốc dân.

Có thể thấy tác động tích cực của môi trường văn hoá thẩm mỹ đối với nhân cách sinh viên thể hiện ở các khía cạnh sau:

Thứ nhất, thông qua hoạt động thẩm mỹ, môi trường văn hoá thẩm mỹ có vai trò đánh thức những năng lực sáng tạo tiềm ẩn, hoàn thiện năng lực tư duy của sinh viên.

Năng lực sáng tạo là toàn bộ những đặc điểm tâm lý của con người khiến cho nó thích ứng một cách tối ưu với những hình thức hoạt động nghề nghiệp nhất định được hình thành trong lịch sử. Sự hình thành và phát triển năng lực sáng tạo đòi hỏi các cá thể phải nắm được những hình thức hoạt động mà loài người đã tạo ra trong quá trình phát triển lịch sử, xã hội.

Văn hoá thẩm mỹ là một phương thức, một loại hình hoạt động sáng tạo của con người. Nó không chỉ tác động đồng bộ lên sự phát triển bản thân năng lực sáng tạo mà trong khi hiện diện như là môi trường của hoạt động sáng tạo nó còn là tác nhân làm cho năng lực sáng tạo được bộc lộ đầy đủ, được phát huy hết mức.

Hoạt động sáng tạo bao giờ cũng được thực hiện trong một môi trường nhất định. Khi nói tới tác động của môi trường văn hoá thẩm mỹ đối với năng lực sáng tạo của con người có nghĩa là nói tới môi trường văn hoá thẩm mỹ tồn tại trong những điều kiện xã hội và tự nhiên trong đó con người sống và hoạt động sáng tạo.

Thanh niên nói chung và sinh viên nói riêng đang là lứa tuổi của những ước mơ, hoài bão lớn lao, cháy bỏng. Môi trường văn hoá thẩm mỹ góp phần hình thành và phát triển năng lực sáng tạo sáng tạo của sinh viên. Bởi về bản chất, môi trường văn hoá thẩm mỹ là hoạt động và kết quả của hoạt động sáng tạo của con người. Môi trường văn hoá thẩm mỹ biểu hiện sự hoàn thiện, sự phát triển theo quy luật cái đẹp cũng như sự biểu hiện ra là bản thân của cái đẹp thì hoạt động sáng tạo của sinh viên không chỉ dừng lại ở sự đáp ứng nhu cầu tồn tại mà hơn thế vượt qua nhu cầu tồn tại nó đáp ứng nhu cầu bên trong của họ, nhu cầu tự thể hiện các sức mạnh bản chất của mình. Vì vậy, năng lực sáng tạo của sinh viên được phát huy.

Sinh viên cũng là lứa tuổi mà cả thế giới quan và nhân sinh quan đang trên con đường phát triển, đang từng bước đi đến chỗ hoàn thiện. Vì mục tiêu xây dựng con người mới phát triển toàn diện, không thể không nói tới giáo dục thẩm mỹ cho sinh viên. Bản chất của giáo dục thẩm mỹ là nâng cao năng lực thẩm mỹ cho sinh viên bằng việc hướng vào các thị hiếu, các lý tưởng thẩm mỹ, hưởng thụ, đánh giá thẩm mỹ, đặc biệt là giáo dục nghệ thuật.

Do bản chất nhận thức thế giới, nghệ thuật giúp cho sinh viên được giáo dục trí tuệ phong phú hơn đồng thời nhận thức các quy luật khách quan thêm sinh động. Nhiều nhà lý luận từng nói: âm nhạc, thi ca, hội hoạ, văn học đã làm cho con người hiểu biết thế giới một cách tổng hợp các tri thức của những nhà kinh tế học, thống kê học, khoa học của thời đại cộng vào. Hơn nữa, hoạt động nghệ thuật không chỉ là hoạt động tâm lý sáng tạo mà căn bản là một khát vọng đạo đức muốn thế giới tốt hơn, con người nhân đạo hơn. Vì lẽ đó, giáo dục thẩm mỹ không chỉ đánh thức năng lực sáng tạo tiềm ẩn của sinh viên mà còn làm cho những kết quả sáng tạo đó có ích hơn, nhân văn hơn.

Sức mạnh của nghệ thuật bắt nguồn từ bản chất của hình tượng, từ những thuộc tính cơ bản của nó. Hình tượng nghệ thuật chính là “một tín hiệu thẩm mỹ đặc biệt” vừa cụ thể vừa khái quát, ở đó có sự dồn nén cao độ cả sức mạnh tình cảm, lý trí, cả những kinh nghiệm sống đa dạng và những khát vọng cháy bỏng của con người. Do vậy, khi tác động đến con người, nghệ thuật tỏ rõ sức mạnh riêng có độc đáo của nó trong việc khơi dậy các tiềm năng sáng tạo, trau dồi độ nhạy cảm của năng lực trực giác, nắm bắt chân lý.

Hình tượng nghệ thuật tác động đến vùng cảm xúc tinh tế và sâu kín nhất của tâm hồn con người, đánh thức những năng lực tiềm ẩn, làm nảy sinh nhu cầu cảm thụ và sáng tạo cái đẹp đồng thời bằng những liên tưởng, tưởng tưởng, gợi mở,

nghệ thuật cũng tác động vào toàn bộ vùng sáng tạo tiềm ẩn của con người làm cho những gì nằm dưới đáy sâu tiềm thức chợt bừng dậy, lay động, lan toả biến thành những tiểu thuyết, tác phẩm nghệ thuật, lý thuyết, nguyên lý… Nghệ thuật đã chuyển sức mạnh tinh thần thành sức mạnh vật chất trong hành động sáng tạo của chủ thể.

Văn hoá thẩm mỹ tác động đối với quá trình hoàn thiện năng lực tư duy của sinh viên. Nghệ thuật khơi gợi và kích thích toàn bộ năng lực trí tuệ, xúc cảm của con người, đưa con người vào một trạng thái đầy cảm hứng, làm nảy sinh một thẩm định trực giác trọn vẹn, giàu sức thuyết phục.

Phương pháp nhận thức chân lý bằng trực giác của nghệ thuật đã phá vỡ thế độc quyền của tư duy logic, mang lại cho con người một năng lực tư duy tròn đầy, toàn diện để nhận thức chân lý. “Con người không thể nhận thức thế giới khách quan vật chất và tinh thần nếu không đi hai con đường đến nhận thức chân lý là con đường trực giác và con đường duy lý” [54,97].

Thứ hai, môi trường văn hoá thẩm mỹ góp phần định hướng giá trị, phê phán cái sai, lên án cái ác, cái xấu hướng sinh viên tới cái đúng, cái thiện, cái đẹp; xây dựng những yếu tố tích cực của xu hướng cá nhân trong sự phát triển nhân cách sinh viên.

Môi trường văn hoá thẩm mỹ là một trong những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình hình thành và phát triển lý tưởng thẩm mỹ của sinh viên. Bởi văn hoá thẩm mỹ tác động trực tiếp tới tư tưởng, tình cảm của sinh viên bằng hệ thống giá trị của nó, đặc biệt là các giá trị nghệ thuật, cái cao cả, cái đẹp trong đời sống. Nghệ thuật lại là lĩnh vực hoạt động cơ bản của lý tưởng thẩm mỹ, nên khi tiếp nhận nghệ thuật dù tự giác hay không tự giác sinh viên cũng tiếp nhận cả lý tưởng thẩm mỹ thể hiện trong chính hình tượng nghệ thuật.

Lý tưởng thẩm mỹ là một bộ phận của lý tưởng xã hội, nó thể hiện các lợi ích của con người cũng như tác động đến các định hướng giá trị của nhân cách. “Nội dung cơ bản của định hướng giá trị là niềm tin chính trị, triết học (thế giới quan), đạo đức của con người, những khát vọng sâu xa và liên tục, những nguyên tắc chân, thiện, mỹ của hành vi. Nó xác định phương hướng hành động, phương hướng phát triển trí tuệ, tình cảm và sự nỗ lực của ý chí” [69,4].

Lý tưởng thẩm mỹ thể hiện sinh động bằng những mẫu mực của đời sống hoặc bằng hình tượng nhân vật, hình tượng cuộc sống trong nghệ thuật. Vì vậy, tính chất tình cảm, cảm tính, khả năng tác động toàn vẹn và trực tiếp là những đặc điểm nổi bật của lý tưởng thẩm mỹ. Mặt khác, lý tưởng thẩm mỹ lại là biểu hiện cao nhất của ý thức thẩm mỹ. Sự hình thành lý tưởng thẩm mỹ ở mỗi cá nhân không chỉ tác động đến các yếu tố cấu thành ý thức thẩm mỹ mà còn tác động đến toàn bộ các nhu cầu, hứng thú, thị hiếu, lý tưởng nói chung trong xu hướng của nhân cách.

Sự định hướng giá trị của lý tưởng thẩm mỹ trong nghệ thuật có thể được thể hiện bằng cả hình tượng tích cực và hình tượng tiêu cực. Hình tượng tích cực vừa khái quát cái đẹp trong cuộc sống vừa thể hiện khát vọng về sự hoàn thiện như một khuynh hướng tất yếu của sự phát triển. Nên nó có thể ảnh hưởng tới định hướng giá trị của cả một thế hệ, một thời đại. Hình tượng tiêu cực phản ánh cái sai, cái xấu, cái ác trong cuộc sống. Song nó phản ánh cái xấu, cái ác là để phê phán cái sai, cái xấu, cái ác, hướng con người tới cái đúng, cái thiện, cái đẹp. Trong giáo trình Mỹ học đại cương, Lê Ngọc Trà viết: “Tầm cao của lý tưởng thẩm mỹ sẽ giúp người ta sáng mắt sáng lòng, biết lựa chọn, biết hướng tình cảm về những cái đẹp chân chính, những tác phẩm có giá trị nhân đạo của quá khứ cũng như hiện tại, những tinh hoa văn hoá văn nghệ của dân tộc và của nhân loại” [68,135].

Lứa tuổi sinh viên được đánh dấu bằng những khát vọng hiểu biết, những hoài bão lớn lao cùng với sự phát triển sâu sắc của tư duy trừu tượng và tư duy trực quan- hình tượng. Đây là lứa tuổi mà cả thế giới quan và nhân sinh quan đang hoàn thiện, lứa tuổi có lý trí, có tình cảm phong phú, đang đi tìm lý tưởng. Môi trường văn hoá thẩm mỹ sẽ hướng lứa tuổi sinh viên vào những định hướng giá trị, mang

Một phần của tài liệu Xây dựng môi trường văn hoá thẩm mỹ trong các trường cao đẳng, đại học ở Việt Nam hiện nay (Trang 39)