Xây dựng môi trường kinh tế, văn hoá xã hội lành mạnh

Một phần của tài liệu Xây dựng môi trường văn hoá thẩm mỹ trong các trường cao đẳng, đại học ở Việt Nam hiện nay (Trang 92)

Môi trường sống, điều kiện kinh tế văn hoá xã hội có ảnh hưởng rất lớn tới nhận thức, lối sống, tư tưởng, tình cảm, sự hình thành nhân cách của con người. Vì vậy, một môi trường kinh tế văn hoá xã hội lành mạnh là điều kiện để xây dựng môi trường văn hoá thẩm mỹ đẹp trong các trường cao đẳng, đại học nói chung và ở Hà Nội nói riêng. Một môi trường kinh tế, văn hoá xã hội được coi là trong sạch, lạnh mạnh khi sự phát triển và tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các mặt của đời sống xã hội và ngược lại, chính sự phát triển các mặt của đời sống xã hội tạo động lực cho sự phát triển và tăng trưởng kinh tế.

Để có một môi trường kinh tế lành mạnh thì trước hết Nhà nước ta phải thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa. Thứ hai, phải nhanh chóng hình thành một nền kinh tế thị trường với đầy đủ ý nghĩa của nó. Có như vậy nền kinh tế của nước ta mới phát triển lành mạnh, nhanh và bền vững, góp phần tích cực cho sự phát triển các mặt của đời sống xã hội.

Một môi trường văn hoá lành mạnh là một trong những tiền đề vật chất và tinh thần cơ bản để giúp cho sinh viên có điều kiện học tập, tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu vươn lên, đồng thời nó còn góp phần làm cho đời sống tinh thần của sinh viên luôn ở trạng thái cân bằng, ổn định, lạc quan, tin yêu cuộc sống. Môi trường

văn hoá lành mạnh còn góp phần xây dựng cho sinh viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, có lối sống đạo đức tiến bộ, hình thành và phát triển nhân cách sinh viên.

Trong điền kiện hiện nay, để xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, các tổ chức. Trước hết, Đảng và Nhà nước cần có những chính sách văn hoá phù hợp với thực tiễn nước ta hiện nay. Bộ Văn hoá Thông tin cần phải có những quy định và biện pháp để kiểm soát luồng văn hoá nghệ thuật và luồng thông tin từ nước ngoài đưa vào Việt Nam, tăng cường khâu quản lý xuất nhập khẩu, xuất bản các văn hoá phẩm, phối hợp với Bộ Công an để ngăn chặn nhưng thông tin chứa nội dung văn hoá phản động đang phát triển trên mạng Internet. Thủ đô Hà Nội đẩy mạnh hơn nữa cuộc vận động “xây dựng gia đình văn hoá”. “Xây dựng và phát triển thủ đô xã hội chủ nghĩa giàu đẹp, văn minh, thanh lịch, hiện đại, tiêu biểu cho cả nước”. Các nhà trường phải tập trung xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh bằng cách đưa ra những quy chế đánh giá sinh viên cụ thể, thiết thực hơn. Đối với Đảng uỷ và Ban giám hiệu nhà trường, với Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên, cần có những chương trình hành động mang tính thường xuyên, liên tục, nâng cao hiệu của việc sinh hoạt Đoàn, Hội bằng việc đưa ra những hình thức thi đua thích hợp trong mọi hoạt động sinh hoạt và học tập của sinh viên.

Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội hiện nay ở nước ta với sự tồn tại của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, xã hội tồn tại đan xen cả mặt tích cực và cả những mặt tiêu cực, chúng ta buộc phải chấp nhận sự tồn tại đồng thời của nhiều thị hiếu, nhiều nhu cầu thẩm mỹ khác nhau, thậm chí mâu thuẫn nhau. Vì vậy, Đảng uỷ và Ban lãnh đạo các trường cao đẳng, đại học ở Hà Nội cần có nhận thức và quan điểm chấp nhận hiện thực trên để có thái độ xử lý tốt nhất đối với những hiện tượng văn hoá xảy ra trong nhà trường, vừa thoả mãn được nhu cầu, vừa điều chỉnh, uốn nắn

sự hình thành nhu cầu cũng như phương thức thoả mãn chúng. Các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý văn hoá, quản lý giáo dục cũng nhìn nhận hiện thực trên một cách biện chứng để đưa ra những chính sách phù hợp.

Chúng ta cần phải nhận thức sâu sắc rằng văn hoá thẩm mỹ là một bộ phận hữu cơ trong thể thống nhất rộng lớn của văn hoá. Nhưng văn hoá thẩm mỹ đi sâu vào khía cạnh nhân văn tinh tế nhất của văn hoá loài người, đó chính là khía cạnh hưởng thụ, nhận thức, sáng tạo cái đẹp trong toàn bộ hoạt động của con người. Vì thế, văn hoá thẩm mỹ thẩm thấu vào toàn bộ nền văn hoá với tất cả các bộ phận cấu thành nó, đồng thời, các thành tố của văn hoá thẩm mỹ có mặt ở trong tất cả các thuộc tính của cấu trúc nhân cách. Do đó, cần phải quán triệt mục tiêu nhân văn trong việc giáo dục thẩm mỹ nói riêng và hoạt động thẩm mỹ nói chung để giúp cho thế hệ trẻ nói chung và sinh viên nói riêng có năng lực sáng tạo, bảo quản, tiếp nhận và hưởng thụ các giá trị thẩm mỹ cao trong quá trình đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay.

2.4.2 Nâng cao trình độ nhận thức của sinh viên, đặc biệt là trình độ thẩm

mỹ

Trong xã hội hiện đại, nếu thiếu trình độ học vấn tiên tiến thì không thể chiếm lĩnh được vốn tri thức văn hoá đang phát triển rất cao, rất phong phú, đa dạng của nhân loại. Do vậy, cần tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên được tiếp cận với tri thức khoa học tiên tiến, hiện đại của thế giới. Đối với sinh viên nước ta nói chung và với sinh viên Hà Nội nói riêng thì trở ngại lớn nhất trong việc tiếp thu các tri thức khoa học mới mẻ, hiện đại vẫn là sự hạn chế của trình độ tin học và ngoại ngữ. Vì vậy, sinh viên cần phải trau dồi nâng cao hơn nữa trình độ của mình, đồng thời, Bộ Giáo dục và các nhà trường cần xem xét đưa ra những phương pháp và nội dung phù hợp với trình độ của mỗi đối tượng sinh viên hiện nay về hai bộ môn này

Để nâng cao năng lực thẩm mỹ của sinh viên, trước hết sinh viên phải được cung cấp một cách tổng quát các tri thức thẩm mỹ chủ yếu của các giai đoạn, các thời kỳ phát triển của lịch sử mỹ học nhân loại. Sự phát triển của lịch sử nhân loại suốt từ thời cổ đại đến nay đã và đang trải qua nhiều thời kỳ, nhiều giai đoạn và trong mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn đều có sự tồn tại của các trường phái, các khuynh hướng mỹ học tiêu biểu cùng với hệ thống các tư tưởng, quan điểm, nguyên lý, phạm trù mỹ học mang tính đặc thù của nó. Sinh viên cần phải nắm được nội dung, tính chất của các hệ thống mỹ học trong các thời kỳ, giai đoạn cũng như các yếu tố chi phối sự hình thành, vận động và phát triển của chúng. Sự hiểu biết có tính khái quát và cơ bản các tư tưởng, quan điểm, nguyên lý, phạm trù mỹ học của các trường phải mỹ học khác nhau trong các giai đoạn khác nhau cũng như tính quy luật của sự tác động chi phối lẫn nhau trong quá trình vận động, biến đổi, phát triển của chúng sẽ tạo cho sinh viên cơ sở khoa học để tiếp cận một cách lịch sử cụ thể các hiện tượng thẩm mỹ, đặc biệt là các tác phẩm nghệ thuật, nhằm có được sự thẩm định, đánh giá và cảm thụ chính xác, đúng đắn, sâu sắc. Mặt khác, việc làm chủ các tri thức thẩm mỹ như đã nêu trên sẽ giúp sinh viên khẳng định được cái gì làm nên sự trường tồn của các kiệt tác nghệ thuật. Điều đó rất quan trọng, vì nó có tác dụng định hướng cả về tình cảm, thị hiếu và lý tưởng thẩm mỹ cho sinh viên trong các hoạt động thẩm mỹ.

Khi bàn về việc giáo dục, trang bị tri thức mỹ học nhằm tạo cơ sở khoa học cho hoạt động thẩm mỹ của công chúng nói chung và sinh viên nói riêng, các nhà mỹ học thường xem việc cung cấp các tri thức mỹ học Mác-Lênin là quan trọng nhất và có tính chiến lược. Bởi thứ nhất, mỹ học Mác- Lênin ra đời là sự khái quát, kế thừa và phát triển những tinh hoa giá trị của lịch sử tư tưởng mỹ học nhân loại suốt từ thời kỳ cổ đại cho đến nay. Thứ hai, bằng việc áp dụng vào lĩnh vực mỹ học phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, sự ra đời của mỹ học Mác-

Lênin đã tạo ra một bước ngoặt lớn trong lịch sử mỹ học và thực sự trở thành cơ sở lý luận, khoa học cho việc nghiên cứu toàn diện và lý giải một cách đúng đắn các vấn đề cơ bản của mỹ học. Nắm được mỹ học Mác-Lênin “nó sẽ đưa mỗi người từ nhận thức bên ngoài của đời sống thẩm mỹ đến chiều sâu bên trong của các quan hệ thẩm mỹ. Nó đã tìm đến cội nguồn, tìm đến nhân của các quả trong tình cảm, trong thưởng thức, trong sáng tạo. Nắm được mỹ học Mác-Lênin là nắm được cơ sở lý luận quan trọng để vững bước tiến về phía trước trong tư thế của những người khắc phục cái xấu, chiếm lĩnh những đỉnh cao của cái đẹp, cái cao thượng, cái anh hùng” [29,216].

Để sinh viên làm chủ được các tri thức mỹ học, tri thức nghệ thuật cơ bản nhằm nâng cao năng lực thẩm mỹ của sinh viên, Bộ giáo dục đào tạo và Ban lãnh đạo các trường cao đẳng đại học nói chung và các trường cao đẳng, đại học ở Hà Nội nói riêng cần giải quyết một số công việc cụ thể:

+ Tuyên truyền giáo dục đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển văn hoá mới

+ Thực hiện phổ cập việc giảng dạy mỹ học cho mọi đối tượng sinh viên, thêm một số môn học cơ sở về văn hóa và thẩm mỹ trong chương trình học ở các trường cao đẳng, đại học

+ Sớm đưa ra một bộ giáo trình mỹ học thống nhất cho các trường cao đẳng, đại học với hệ thống tri thức hiện đại, dung lượng hợp lý

+ Tạo điều kiện hơn nữa cho sinh viên được tham quan các bảo tàng, triển lãm, tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ…

+ Nâng cao hơn nữa cả số lượng và chất lượng giáo viên mỹ học trong các trường cao đẳng, đại học

Một phần của tài liệu Xây dựng môi trường văn hoá thẩm mỹ trong các trường cao đẳng, đại học ở Việt Nam hiện nay (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)