Hoạt động thẩm mỹ trong các trường cao đẳng, đại học ở Hà Nộ

Một phần của tài liệu Xây dựng môi trường văn hoá thẩm mỹ trong các trường cao đẳng, đại học ở Việt Nam hiện nay (Trang 61)

Hoạt động thẩm mỹ là hoạt động của con người nhằm khám phá, nhận thức, thấu hiểu, chiếm lĩnh, đánh giá và sáng tạo thế giới một cách thẩm mỹ. Đó chính là việc đưa các yếu tố thẩm mỹ vào các lĩnh vực khác nhau của hoạt động người nhằm trau dồi sự sâu sắc, tinh tế về phương diện thẩm mỹ trong toàn bộ hoạt động đời sống con người. Hoạt động thẩm mỹ là biểu hiện của sự sáng tạo, tính tự do và khuynh hướng vươn tới cái đẹp. Hoạt động thẩm mỹ là hoạt động hướng tới toàn bộ thế giới hiện thực, vừa khám phá vẻ đẹp vốn có của nó, vừa thẩm mỹ hoá nó vì sự hoàn thiện của con người.

Nghiên cứu hoạt động thẩm mỹ trong các trường cao đẳng, đại học ở Hà Nội, luận văn chủ yếu đi sâu nghiên cứu vào thực trạng các hoạt động thẩm mỹ của giáo viên và sinh viên trong nhà trường, cũng như hoạt động của Ban lãnh đạo nhà trường trong việc hướng dẫn, chỉ đạo hoạt động thẩm mỹ, các tổ chức đoàn thể như Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội sinh viên và các phòng ban chức năng khác trong các trường cao đẳng, đại học ở Hà Nội.

Hoạt động của Đảng uỷ và Ban giám hiệu nhà trường

Trong các trường cao đẳng, đại học, Đảng uỷ và Ban giám hiệu có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo các hoạt động trong trường cũng như triển khai thực hiện

các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước và phong trào thi đua, các thông tư, quyết định, chỉ thị của Bộ giáo dục đào tạo và các Bộ, ngành có liên quan.

Trong lĩnh vực văn hoá thẩm mỹ, Đảng uỷ và Ban giám hiệu các trường cao đẳng, đại học ở Hà Nội đã hưởng ứng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá trong các trường học” của Bộ Giáo dục và Đào tạo kết hợp với Bộ Văn hoá thông tin nhằm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII về xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và được nhấn mạnh một lần nữa trong Kết luận Hội nghị trung ương 10 khoá IX của Đảng. Hầu hết các trường cao đẳng, đại học ở Hà Nội đều thành lập Ban chỉ đạo của đơn vị mình theo mô hình: Đồng chí Bí thư Đảng uỷ (hoặc phó Hiệu trưởng) làm trưởng ban, phòng công tác chính trị sinh viên làm phó ban thường trực, và các thành viên gồm đại diện Công đoàn, Đoàn thanh niên và các phòng ban có liên quan như: phong hành chính, ban quản lý ký túc xá… Trong Hội nghị sơ kết 2 năm (2001-2003) thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá trong các trường học”, Bộ trưởng bộ giáo dục đào tạo đã tặng bằng khen cho 17 đơn vị đạt thành tích xuất sắc trong đó có một số trường cao đẳng, đại học ở Hà Nội như: cao đẳng Nhà trẻ mẫu giáo Trung ương I, đại học Bách khoa Hà Nội, đại học Kinh tế Quốc dân và đại học Nông nghiệp I.

Trong công tác giáo dục tư tưởng chính trị, lối sống, đạo đức cho sinh viên, ngoài việc chỉ đạo hoạt động giảng dạy các môn khoa học Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong chương trình chính khoá, Đảng uỷ và Ban giám hiệu các trường cao đẳng, đại học còn chỉ đạo và phối hợp với các lực lượng làm tốt công tác giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên bằng các hoạt động: Học tập và tuyên truyền Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ X của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XIV, lãnh đạo tổ chức tốt “Tuần sinh hoạt công dân-

sinh viên”, học tập 6 bài học chính trị cơ bản, tổ chức nghe báo cáo thời sự trong nước và quốc tế, các chuyên đề về kinh tế-chính trị, văn hoá, xã hội. Một số trường cũng đã đổi mới nội dung, cách chỉ đạo, chỉ thị, nghị quyết, đa dạng hoá các hình thức sinh hoạt chính trị, tăng cường các công tác hội thảo chuyên đề. Qua đó tạo ra phương pháp luận đúng đắn, nâng cao nhận thức của sinh viên về chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, nhận thức được những thành tựu đã đạt được trong sự nghiệp đổi mới của đất nước cũng như của thủ đô Hà Nội, những thời cơ và thách thức mới, củng cố niềm tin vào sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trên cơ sở đó nâng cao tinh thần trách nhiệm, biết vận dụng để điều chỉnh hành vi trong học tập và rèn luyện.

Thực hiện chỉ thị 34 CT-TW ngày 30/5/1998 của Bộ Chính trị về “Tăng cường công tác tư tưởng chính trị, củng cố tổ chức Đảng, đoàn thể quần chúng và công tác phát triển đảng viên trong trường học”, các trường đã đặc biệt quan tâm chỉ đạo trong công tác phát triển đảng trong cán bộ, giáo viên trẻ và sinh viên. Số đảng viên được kết nạp trong các trường cao đẳng, đại học chiếm tỉ lệ ngày càng cao. Theo số liệu báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tổng số đảng viên được kết nạp trong giai đoạn 1998-2005 ở 68 trường đại học trong cả nước là 37.712 sinh viên, ở 71 trường cao đẳng là 9.074 sinh viên. Theo số liệu của Thành đoàn Hà Nội, năm học 2003-2004 đã có 603 sinh viên ưu tú được vinh dự đứng trong hàng ngũ của Đảng, năm học 2004-2005 có 622 sinh viên được kết nạp vào Đảng. Trong năm học 2005-2006, Đoàn trường đại học Thương mại đã giới thiệu cho Đảng uỷ trường kết nạp được 15 đoàn viên và công nhận chính thức cho 9 đảng viên dự bị, trường cao đẳng Sư phạm Hà Nội kết nạp được 7 đảng viên, học viện Tài chính 45 đảng viên, trường đại học Lao động - Xã hội 20 đảng viên, trường đại học Mỏ-Địa chất 50 đảng viên, trường đại học Bách khoa Hà Nội 11 đảng viên… Đảng uỷ các trường đại học Sư phạm Hà Nội, đại học Bách khoa Hà Nội, đại học Luật Hà Nội

đã đưa ra những quy định cụ thể về điều kiện, tiêu chuẩn kết nạp sinh viên vào Đảng cùng những yêu cầu đối với tổ chức Đảng, Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên trong công tác này nhằm tuyên truyền, lựa chọn cho Đảng những sinh viên ưu tú.

Đảng uỷ và Ban giám hiệu còn tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất kinh phí cho Đoàn thanh niên, Hội sinh viên hoạt động, khuyến khích phát triển phong trào thanh niên sinh viên trong trường, động viên phong trào văn hoá- văn nghệ thể dục thể thao, giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc qua các hoạt động kỷ niệm những ngày lễ lớn, chăm lo nơi ăn ở tạo điều kiện học tập cho sinh viên. Nhiều trường đã trích nguồn kinh phí lớn để mua báo chí, loa đài, máy thu thanh phục vụ sinh viên. Đa số các trường đều có tập san, bản tin của nhà trường, xây dựng nhà văn hoá, nhà tập luyện đa năng của trường như Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội…

Tuy nhiên, do kinh phí có hạn nên sự đầu tư về cơ sở vật chất trong các nhà trường còn nhiều hạn chế. Trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy các bộ môn chuyên ngành còn thiếu dẫn đến hiệu quả giảng dạy và học tập chưa cao. Tài liệu, giáo trình, sách tham khảo trong các thư viện chưa đủ để đáp ứng cho nhu cầu của sinh viên. Ngay cả số lượng giảng đường, phòng máy tính, thư viện, phòng thí nghiệm trong các trường cũng chưa đủ để đáp ứng nhu cầu. Theo số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong năm học 2005-2006, trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường chỉ có 2 phòng thư viện, 3 phòng thí nghiệm, 26 phòng học, 3 phòng máy tính; trường Cao đẳng Điện lực có 4 phòng thư viện, 27 phòng thí nghiệm, 37 phòng học và 5 phòng máy tính; trường Đại học Công đoàn có 8 phòng thư viện, 2 phòng thí nghiệm, 43 phòng học và 3 phòng máy tính; Viện Đại học Mở Hà Nội có 11 phòng thư viện, 93 phòng học, 10 phòng máy tính và không có phòng thí nghiệm; Đại học Quốc Gia Hà Nội có 10 phòng thư viện, 128 phòng thí nghiệm, 435 phòng học và 34 phòng máy tính…

Sau mỗi năm học Đảng uỷ và Ban Giám hiệu tổ chức họp rút kinh nghiệm lãnh đạo, phát huy những mặt tốt đã đạt được và rút kinh nghiệm khắc phục những hạn chế, đồng thời đề ra chủ trương, biện pháp cho những hoạt động tiếp theo. Mục đích của Đảng uỷ và Ban giám hiệu nhà trường ngoài mục tiêu đào tạo còn xây dựng nhà trường có đời sống văn hoá tốt, có môi trường cảnh quan sự phạm, điều kiện giảng dạy học tập, sinh hoạt văn hoá, thể thao, vui chơi phù hợp với yêu cầu giáo dục, có nếp sống văn hoá lành mạnh, có quan hệ giao tiếp ứng xử đúng mực, văn minh góp phần hình thành nhân cách của những trí thức tương lai vừa có tài vừa có đức, là công dân tốt của xã hội.

Hoạt động của Đoàn thanh niên và Hội sinh viên

Sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta đang bước sang giai đoạn mới đó là thực hiện thắng lợi công nghiệp hoá, hiện đại hoá định hướng xã hội chủ nghĩa. Trước những diến biến phức tạp của tình hình thế giới hiện nay, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội sinh viên dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam luôn phát huy vai trò xung kích. Do đó, Đoàn thanh niên và Hội sinh viên là tổ chức tham gia tích cực, trực tiếp giáo dục tư tưởng chính trị cho sinh viên đồng thời tổ chức các hoạt động rèn luyện thể chất cũng như tinh thần trong sinh viên. Trong những năm qua các cơ sở Đoàn và Hội sinh viên trong các trường cao đẳng, đại học ở Hà Nội đã kế thừa, phát huy những hình thức, phương pháp mới để tác động một cách có hiệu quả tới tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của sinh viên. Mục tiêu mà Hội sinh viên thành phố Hà Nội đề ra trong thế kỷ XXI đó là “sinh viên thủ đô là những người vững vàng về chính trị, năng động sáng tạo, tài giỏi về chuyên môn, tươi sáng tâm hồn, khoả mạnh thể chất, nêu cao tinh thần tình nguyện, vững bước vào thế kỷ mới, xứng đáng là sinh viên thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá của thành phố ngàn năm văn hiến”.

Năm học 2005-2006 là năm học có nhiều ngày lễ lớn nhiều sự kiện trọng đại như Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XIV, Đại hội Toàn quốc lần thứ X của Đảng, 995 năm Thăng Long- Hà Nội, 75 năm thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh… Đây là những sự kiện để các Đoàn trường thực hiện tốt vai trò của mình.

Hưởng ứng chương tình hành động của Trung ương Đoàn, Thành đoàn và Hội sinh viên thành phố trong công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng văn hoá, các Đoàn trường ngay từ đầu năm học đã phối hợp với các phòng ban, tổ chức học tập chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, giáo dục tư tưởng Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục truyền thống, tìm hiểu lịch sử Thăng Long Hà Nội. Các Đoàn trường đều tổ chức cho sinh viên của mình hưởng ứng tham gia những phong trào như: cuộc thi “Tìm hiểu 75 năm lịch sử vẻ vang Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh”,“Tìm hiểu Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ thành phố Hà Nội”, “60 năm nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”, tham gia cuộc thi Ôlimpic các môn khoa học Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, tổ chức “Tuần sinh hoạt công dân”, cuộc vận động “Sống đẹp”… Ngoài ra, mỗi Đoàn trường có những hoạt động riêng tiêu biểu của mình. Cụ thể Đoàn trường Đại học Mỏ - Địa chất đã tham gia và đoạt giải nhất cuộc thi “Tuyên truyền văn hoá lịch sử Thăng Long Hà Nội” cụm Cầu Giấy - Từ Liêm, tham gia cuộc giao lưu “Tiếp lửa truyền thống - Mãi mãi tuổi 20” với Đoàn thanh niên xã Cổ Nhuế,… Đoàn trường Học viện Tài chính đã tổ chức cho 1.751 sinh viên năm thứ nhất tham quan Viện bảo tàng Lịch sử, Bảo tàng Hồ Chí Minh, viếng lăng Bác, tổ chức chiếu phim, tư liệu về Bác, hoạt động tình nguyện tại nghĩa trang huyện Từ Liêm, vận động ủng hộ đồng bào gặp thiên tai bão lũ… Đoàn Trường Đại học Bách khoa phối hợp với Hội sinh viên tổ chức chương trình “Âm vang tháng 10”- Giao lưu với các bạn học và gia đình, người thân của 2 liệt sĩ Đặng

Thuỳ Trâm và Nguyễn Văn Thạc, tuyên truyền, động viên sinh viên đọc 2 tác phẩm “Mãi mãi tuổi 20” và “Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm”, Tham gia chương trình giao lưu “20 năm - một chặng đường đổi mới” do VTV 1 tổ chức… Đoàn Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội đã chủ động tuyên truyền trên báo ảnh, bản tin và phát thanh của Đoàn trường về hai phong trào “Thanh niên lập nghiệp” và “Tuổi trẻ giữ nước”, tổ chức sâu khấu hoá “60 năm nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”, “Những năm tháng không quên”….

Trong phong trào thi đua tình nguyện, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, các trường đều tổ chức thực hiện trên hai lĩnh vực thi đua học tập - nghiên cứu khoa học và xây dựng môi trường văn hoá trong trường học, đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội. Tuỳ thuộc vào tính chất đặc thù của trường mình, các trường đã tổ chức rất nhiều các hoạt động cụ thể và mang lại hiệu quả rất cao.

Thực hiện phong trào thi đua học tập và nghiên cứu khoa học, các trường đã tổ chức rất nhiều các hoạt động học thuật với mục đích tạo ra các sân chơi trí tuệ và để tuyên truyền thúc đẩy sinh viên chăm chỉ học tập, hăng say nghiên cứu khoa học. Các trường thường tổ chức theo một số mô hình như:

- Tổ chức các hội nghị học tốt để tuyên dương những sinh viên học giỏi, đạt thành tích cao trong học tập và rèn luyện. Đây còn là diễn đàn để chia sẻ về phương pháp, kinh nghiệm học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên khoá trên với sinh viên khoá dưới, của các sinh viên xuất sắc với các bạn chưa đạt thành tích cao.

- Tổ chức các buổi “Giới thiệu ngành nghề”: Đây thực sự là một hoạt động bổ ích không chỉ đối với sinh viên năm thứ nhất mà còn đối với cả sinh viên năm thứ hai, ba… Những thông tin về các chuyên ngành hẹp, xu thế phát triển và các hướng nghiên cứu giúp cho những sinh viên yêu ngành nghề hơn và từ đó có động cơ đúng đắn cho việc học tập và nghiên cứu khoa học của mình. Hình thức của các

buổi giới thiệu ngành nghề được tổ chức kết hợp giao lưu với các nhà doanh nghiệp, nhà tuyển dụng, cựu sinh viên thành đạt, các nhà giáo, nhà khoa học đầu ngành nên đã đáp ứng được nguyện vọng của đông đảo sinh viên tham gia. Hình thức hoạt động này đã được rất nhiều trường thực hiện như trường Đại học Bách khoa, trường Đại học Ngoại thương, trường Đại học Thương mại, trường Đại học Quốc gia…

- Tổ chức tham quan, kiến tập tại các cơ sở sản xuất, góp phần nâng cao hiểu biết thực tế về ngành nghề cho sinh viên.

- Tổ chức các cuộc thi Ôlimpic như: Tin học, Hoá học, các môn khoa học Mác –Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Ngoại ngữ, Cơ học, Vật lý, Toán học. Trong năm học 2005-2006, trường Đại học Bách khoa đã tổ chức được 9 kỳ thi Ôlimpic các môn học với hàng ngàn sinh viên tham gia. Kết quả đạt được: 1 giải nhất Ôlimpic Tin học, 1 giải nhì Ôlimpic các môn khoa học Mác- Lênin, 1 giải nhì Rôbôcon. Trường Đại học Thương mại đã tổ chức cuộc thi Ôlimpic các môn khoa

Một phần của tài liệu Xây dựng môi trường văn hoá thẩm mỹ trong các trường cao đẳng, đại học ở Việt Nam hiện nay (Trang 61)