1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chủ nghĩa nhân văn phục hưng và sự thể hiện nó trong một số tác phẩm bi kịch của William Shakespeare

99 5,5K 23

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 0,91 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --- NGUYỄN THỊ LAN CHỦ NGHĨA NHÂN VĂN PHỤC HƯNG VÀ SỰ THỂ HIỆN Nể TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM BI KỊCH CỦA WILLIAM SHAKESPEARE LUẬ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

NGUYỄN THỊ LAN

CHỦ NGHĨA NHÂN VĂN PHỤC HƯNG VÀ SỰ THỂ HIỆN Nể TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM

BI KỊCH CỦA WILLIAM SHAKESPEARE

LUẬN VĂN THẠC SỸ TRIẾT HỌC

Hà Nội, 2010

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1 Chương 1 BẢN CHẤT CỦA CHỦ NGHĨA NHÂN VĂN PHỤC HƯNG 12

1.1 Thời đại và những tiền đề của chủ nghĩa nhân văn Phục hưng 12 1.2 Chủ nghĩa nhân văn Phục hưng trào lưu tư tưởng cơ bản tạo nờn giỏ trị rực rỡ của nền văn nghệ Phục hưng 24

Chương 2 BIỂU HIỆN CỦA CHỦ NGHĨA NHÂN VĂN TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM BI KỊCH CỦA WILLIAM SHAKESPEARE Error! Bookmark not defined

2.1.Thời đại Phục hưng ở Anh và con người Shakespeare 43 2.2 Hamlet, Otenlo, Vua Lia và Macbet những tỏc phẩm tiờu biểu của W.Shakespeare thể hiện được tính nhân văn cao cả 58 2.3 Shakespeare - con người cú cống hiến vĩ đại đối với chủ nghĩa nhân văn Phục hưng 82

Chương 3 SỰ KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ CỦA CHỦ NGHĨA NHÂN VĂN PHỤC HƯNG TRONG VIỆC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA NHÂN VĂN KIỂU MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 84

3.1 Định hướng về kế thừa và phỏt huy cỏc giỏ trị của chủ nghĩa nhõn văn 84 3.2 Giải phỏp kế thừa và phỏt huy cỏc giỏ trị của chủ nghĩa nhân văn Phục hưng trong việc xõy dựng chủ nghĩa nhân văn kiểu mới ở Việt Nam hiện nay 86

KẾT LUẬN 94 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 96

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong lịch sử Triết học cũng như Mỹ học thành tựu nghiờn cứu con người cú một giải tần rất rộng Cú những thời điểm sự sỏng tạo theo quy luật của cỏi Đẹp đó đưa con người đạt đến đỉnh cao đáng ghi nhớ, cú thể kể tới Mỹ

học cổ đại Hy Lạp với thành tựu "con người là thước đo của muụn loài" (Protagorat) Phục hưng với sự phỏt hiện "con người khổng lồ" Cận đại với

"con người trớ trêu đi tỡm cỏi đẹp hài hoà" Thời đại xó hội chủ nghĩa Việt Nam với con người tạo nờn “dáng đứng tạc vào thế kỷ”, làm lay chuyển nhõn

loại đi theo hướng nhân văn kiểu mới Nhỡn toàn cục, những thành tựu kể trên đều dựa vào chủ nghĩa nhõn văn (CNNV) cú mầm mống từ thời cổ đại Hy Lạp,

kế thừa, phỏt triển tiếp ở Phục hưng và hoàn thiện dần đến ngày nay Sự hoàn thiện đó được biểu hiện ở cỏc mục tiờu xõy dựng xó hội mới

Đối với Đảng và Nhà nước ta mục tiờu lớn nhất đề ra hiện nay là : Xõy

dựng nước cộng hũa xó hội chủ nghĩa Việt Nam thành một quốc gia "dân

giàu, nước mạnh, xó hội cụng bằng, dõn chủ, văn minh" [10,341] Đây là

những cơ sở mang tính nhân văn đối với sự tiến bộ và phỏt triển của con người Việt Nam trong thời kỳ quá độ xõy dựng chủ nghĩa xó hội Đó cũng là nền tảng để xõy dựng CNNV kiểu mới - tức là CNNV cho con người Việt

Nam trong thời kỳ mới, giai đoạn phỏt triển mới Trong đó CNNV được hiểu

là học thuyết hướng đến con người, khẳng định vị thế của con người, tụn trọng con người, mở đường cho sự phỏt triển toàn diện đối với sở trường, tài trớ, khả năng của mỗi con người, cũng như tất cả mọi người

Hiện nay, dưới sự lónh đạo của Đảng, Nhà nước, dõn tộc Việt Nam đang tiến hành sự nghiệp cụng nghiệp húa - hiện đại húa (CNH - HĐH) đất nước một cỏch toàn diện Quỏ trỡnh CNH - HĐH ở Việt Nam cú những nét

Trang 5

tương đồng với chõu Âu thời Phục hưng : thoát thai từ chế độ phong kiến, xuất phát điểm là nền kinh tế nụng nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh Do đó, để phỏt huy tối đa sức sỏng tạo của người Việt Nam nhằm CNH

- HĐH thành cụng chỳng ta cần thiết phải nghiờn cứu sõu về CNNV Phục hưng để cú thể kế thừa, tiếp thu những giỏ trị của nú

Chớnh trong thời Phục hưng - những năm của thế kỷ XIV, XV, XVI với những thành tựu đó cú, với những trầm tích hào quang để lại người ta

thấy đây thật sự là thời đại của những "con người khổng lồ" Sự "khổng lồ" ấy

nằm trong trớ tuệ, tư tưởng của những cỏ nhõn cụ thể cũng như tư duy của thời đại Nghiờn cứu CNNV Phục hưng chúng ta không thể khụng nghiờn cứu William Shakespeare nhà soạn kịch thiờn tài của nước Anh núi riờng, của nhõn loại nói chung Tư tưởng nhân văn chủ nghĩa của ụng khụng chỉ mang lại sức sống cho thời đại Phục hưng mà cũn khơi nguồn cho dũng chảy nhân văn tạo nên bước tiến bộ trong lịch sử loài người Cú thể núi, CNNV được hội

tụ một cỏch rừ nột, sõu sắc, qua cỏc tỏc phẩm nghệ thuật của W.Shakespeare, nhất là cỏc tỏc phẩm bi kịch của ụng Với lẽ đó, luận văn đó chọn một số tỏc phẩm bi kịch tiờu biểu của W.Shakespeare như Hamlet, Otenlo, Vua Lia và Macbet để phõn tớch sự thể hiện tính nhân văn của thời đại

Trong tiến trỡnh hội nhập và đổi mới đất nước, dõn tộc và con người Việt Nam tất yếu phải tiếp xỳc với cỏc dõn tộc và những nền văn hóa Nhu

cầu xõy dựng nước Việt Nam "đàng hoàng hơn, to đẹp hơn" đũi hỏi phải phỏt

huy những trầm tích văn hóa hàng ngàn năm của dõn tộc để tạo nờn những phong thỏi riờng, những yếu tố riờng làm nờn sự tự hào cho con người Việt Nam trước cộng đồng thế giới, đồng thời chỳng ta phải chủ động và triệt để tiếp thu cỏc thành tựu trớ tuệ của nhõn loại Vấn đề là ở chỗ, làm thế nào để trong khi tiếp thu, lĩnh hội, hợp tỏc với bạn bố thế giới, người Việt Nam vẫn ngẩng cao đầu tự tin, giữ được phong thỏi riờng của mỡnh, trong khi thực tiễn

Trang 6

xõy dựng và phỏt triển đất nước trong thời kỳ đổi mới đó và đang đặt ra nhiều vấn đề bức xúc đối với dõn tộc : những giỏ trị truyền thống tốt đẹp đang bị xuống cấp, những thúi quen khụng cũn phự hợp vẫn tồn tại và có xu hướng lấn ỏt cỏi tiến bộ, trật tự xó hội xuất hiện nhiều vấn đề cần nghiêm túc điều chỉnh Cựng với việc CNH - HĐH đất nước thỡ nhu cầu văn minh hóa, nhân văn hóa, đồng bộ húa xó hội cũng nảy sinh một cỏch tự nhiờn Trong đó, sự nghiệp CNH - HĐH làm nền tảng vật chất, kỹ thuật để thực hiện thành cụng việc văn minh hoá đất nước Quỏ trỡnh văn minh hóa đất nước là quỏ trỡnh thực hiện việc tăng trưởng kinh tế gắn liền với thực hiện cụng bằng và tiến bộ

xó hội Đó cũng chính là những nội dung cốt lừi của CNNV Nghĩa là, người Việt Nam cần được đào tạo, bồi dưỡng để nhân văn hóa chính mỡnh, văn minh hóa chính mỡnh, tự bỏ đi những thúi quen, nếp nghĩ khụng cũn phự hợp

để chủ động vận dụng những giỏ trị có được từ sự nghiệp CNH - HĐH vào thực tiễn cuộc sống Người Việt Nam đó cú những nền tảng nhân văn, đó cú nền văn hiến dõn tộc ngàn năm Nhưng trong thời đại mới, những giỏ trị ấy cần được nõng lờn một trỡnh độ mới, cao hơn về chất, tạo ra bước đột phá, vượt lờn chớnh mỡnh để người Việt Nam sỏnh ngang với những dõn tộc văn minh, những cường quốc phỏt triển trờn thế giới

Đi từ khởi điểm đến mục đích cần cú những giải pháp để đạt đến hiệu quả tối ưu Vỡ vậy, trong tiến trỡnh vận động để hiểu rừ về giỏ trị của phương thức sản xuất mới, để tỡm hiểu thấu đáo những giỏ trị nhân văn được tạo nờn bởi con người thỡ con đường ngắn nhất, cỏch thức hợp lý, hiệu quả nhất là tỡm hiểu về CNNV ở chính quê hương của nú - nơi thăng hoa của CNNV đến đỉnh cao Đó chính là Tõy Âu thời Phục hưng Những giỏ trị và thành tựu của thời kỳ Phục hưng đó được lịch sử chứng minh

Với những căn cứ trờn, luận văn được thực hiện nhằm nghiờn cứu bản chất triết học của CNNV Phục hưng và sự thể hiện của nú trong một số tỏc

Trang 7

phẩm bi kịch : Hamlet, Otenlo, Vua Lia và Macbet của W.Shakespeare Đồng thời, đề xuất một số vấn đề của CNNV kiểu mới ở nước ta hiện nay

2 Tổng quan tỡnh hỡnh nghiờn cứu

Cho đến nay cú khỏ nhiều cụng trỡnh khoa học nghiờn cứu về CNNV Phục hưng và về cỏc tỏc phẩm bi kịch của W.Shakespeare Tuy nhiên chưa có công trỡnh khoa học nào nghiờn cứu đề tài trờn bỡnh diện bản chất CNNV Phục hưng qua một số tỏc phẩm bi kịch của W.Shakespeare

Gần với đề tài này, nhưng ở một góc độ khỏc, cú một số cụng trỡnh như :

* Sỏch tiếng Việt

1 Đặng Thai Mai (1949) : Chủ nghĩa nhân văn Phục hưng dưới thời kỳ

văn hóa Phục hưng Tập thi luận và tài liệu

Trong tỏc phẩm này, tỏc giả đó giới thiệu một cỏch tương đối toàn diện

và cú sự phõn tớch một cỏch sõu sắc về những điều kiện phỏt sinh, cỏc yếu

tố, cỏc nhõn vật cựng nhiều tỏc phẩm tiờu biểu của phong trào văn húa Phục hưng Đồng thời, trong cuốn sỏch này, tỏc giả cũng phõn tớch vai trũ, ảnh hưởng của CNNV Phục hưng đối với cỏc thời kỳ lịch sử sau này Tỏc phẩm

cho thấy “Chủ nghĩa nhân văn Phục hưng có tính khoa học” và “tiến triển

theo sự giỏc ngộ của nhõn dõn, quần chỳng và xó hội” [28,3] Tỏc phẩm

mang đậm tớnh chất văn học, ngụn từ gọt rũa, chau chuốt, mang tính tư tưởng cao, cú nhiều giỏ trị

2 VP.Vonghin (1956) : Chủ nghĩa nhân văn Phục hưng và chủ nghĩa

xó hội

Cuốn sỏch trỡnh bày “nguồn gốc, nội dung, thực chất và quỏ trỡnh

phỏt triển của CNNV qua cỏc thời đại từ thế kỷ XIV đến nay, phõn tớch mối quan hệ giữa CNNV và chủ nghĩa xó hội” [43,3] Theo quan điểm của

Vonghin - một nhà bỏc học người Nga nổi tiếng những năm 1950 - trong cuốn sỏch tỏc giả đó đưa ra quan điểm về CNNV theo cả nghĩa rộng và nghĩa

Trang 8

hẹp Đồng thời, tỏc giả cũng nờu lờn vai trũ của CNNV cỏc thế kỷ XVI và

XVII “đối với thời đại của nú cú một giỏ trị tiến bộ khụng ai chối cói

được”[43, 8] Trong tỏc phẩm này, ụng cũng phõn tớch vắn tắt quan điểm của

các đại biểu như T.More, Voltaire…

Tuy nhiờn, cuốn sỏch chưa luận chứng một cỏch hệ thống cỏc thành tựu và hạn chế của CNNV, chưa nêu bật cỏc giỏ trị xó hội và tầm vóc tư tưởng mà CNNV xỏc lập nờn trong thời đại Phục hưng Những nội dung viết

về CNNV của tỏc giả cũn sơ lược…

3 PGS.TS Lờ Nguyờn Cẩn (biờn soạn) : Tỏc giả tỏc phẩm văn học

nước ngoài trong nhà trường : William Shakespeare

Cuốn sỏch viết về thời kỳ Phục hưng bao gồm những nội dung cơ bản của CNNV, văn học Phục hưng Anh Tác phẩm cũng đi vào nghiên cứu cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, phong cỏch sỏng tỏc của W.Shakespeare Nội dung chớnh của cuốn sỏch tập trung đi vào phân tích các tác phẩm cụ thể của W.Shakespeare như : Thương nhân thành Vơnidơ, Hamlet, vở kịch Rụmờụ và Juliet…

Nhỡn chung, cỏc vấn đề, cỏc tỏc phẩm mà cuốn sách đề cập đến được phõn tớch, nhỡn nhận dưới góc độ văn học chứ khụng phải góc độ triết học Tuy nhiờn, cuốn sỏch là một tư liệu đáng quý cho luận văn trong quá trỡnh nghiờn cứu

* Sỏch tiếng Anh

1 Donald Kagan (cựng nhiều tỏc giả) (1999) : The Wester Heritage prentice

hall, Internation Ltd (UK) London ( từ trang 212 : Renaissance and discovery)

2 Robert E Lerner (cựng nhiều tỏc giả) (1993): Western Civilizations -

their history and their culture W.W.Norton and Company Ltd 10 Coptic street London (Chương 13 : The Civilization of the Renaissance trang 403 đến trang

440)

Trang 9

Đây là những cụng trỡnh nghiờn cứu bằng tiếng Anh của cỏc tỏc giả nước ngoài Trong những cuốn sỏch này, cỏc tỏc giả đó trỡnh bày một cỏch

hệ thống về lịch sử văn minh phương Tây, con người phương Tây hay những

di sản văn minh phương Tây Trong các tỏc phẩm ấy cú những chương, phần viết về thời Phục hưng (tác giả luận văn đó ghi rừ số trang trong phần ngoặc đơn sau mỗi tỏc phẩm) Cỏc cuốn sỏch này viết về thời Phục hưng trong vai trũ là một giai đoạn tất yếu của lịch sử với những thành tựu to lớn, thậm chớ rất huy hoàng Tỏc giả của những cụng trỡnh này đó thể hiện phương pháp làm việc khoa học, nghiờm tỳc, cú hệ thống, đưa ra được những dẫn chứng,

cứ liệu sinh động về thời Phục hưng Những cụng trỡnh này đó mang lại những thông tin, tư liệu quý giỏ, cú thể sử dụng để nghiờn cứu tổng hợp về thời kỳ này Tuy nhiờn, những cụng trỡnh mới chỉ dừng lại ở việc nghiờn cứu lịch sử, thống kê Đây chưa phải là những chuyờn luận nghiờn cứu sõu về thời kỳ Phục hưng và CNNV

3 Kenneth Muir (1985) : Interpretations of Shakespeare : Bristish accademy Shakespeare lectures

Cuốn sỏch bằng tiếng Anh này tập hợp những bài giảng của cỏc nhà phờ bỡnh nổi tiếng cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX bỡnh luận về sự thể hiện trong nghệ thuật kịch của W.Shakespeare bao gồm : Những nội dung cơ bản như : tư tưởng chớnh trị của W.Shakespeare, cỏc tỏc phẩm kịch nổi tiếng của ụng, cỏch thể hiện nội dung và nghệ thuật trong cỏc tỏc phẩm Hamlet, Otenlo, Vua Lia, Macbet… Mặc dự cuốn sỏch khụng trực tiếp núi về vấn đề mà luận văn bàn đến, nhưng những bài giảng của cỏc nhà phờ bỡnh được viết khoa học, dễ hiểu là nguồn tư liệu quan trọng cho đề tài mà luận văn đang nghiên cứu

Như vậy, từ trước đến nay chưa có một cụng trỡnh nào trựng với luận văn về cả tờn gọi và tớnh chất khoa học

Trang 10

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

* Mục đích của luận văn

Luận văn nghiờn cứu bản chất triết học của CNNV thời kỳ Phục hưng

Từ đó, tập trung đi sâu vào nghiên cứu một số tỏc phẩm bi kịch Hamlet, Otenlo, Vua Lia và Macbet của W Shakespeare Những tỏc phẩm biểu hiện sõu sắc tư tưởng nhân văn của W.Shakespeare và nội dung của CNNV Trên cơ sở

đó, luận văn mạnh dạn đề xuất một số giải phỏp kế thừa để xõy dựng CNNV kiểu mới ở Việt Nam hiện nay

* Nhiệm vụ của luận văn

- Luận văn nghiên cứu bối cảnh xó hội, những tiền đề cho sự ra đời của CNNV Phục hưng

- Sự thể hiện của CNNV trong cỏc tỏc phẩm bi kịch Hamlet, Otenlo, Vua Lia và Macbet của W.Shakespeare

- Luận văn cũng đề xác định định hướng và giải phỏp kế thừa CNNV Phục hưng trong việc xõy dựng CNNV kiểu mới ở nước ta hiện nay

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

* Đối tượng nghiờn cứu

Luận văn tập trung nghiờn cứu bản chất triết học của CNNV và sự thể hiện nú trong tỏc phẩm bi kịch của Shakespeare

* Phạm vi nghiờn cứu

Trong phạm vi của một luận văn thạc sỹ khoa học Triết học, luận văn chỉ đi sâu nghiên cứu bốn tỏc phẩm kịch Hamlet, Otenlo, Vua Lia và Macbet của W.Shakespeare một trong những đại biểu điển hỡnh nhất của phong trào văn hóa Phục hưng

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

* Cơ sở lý luận

Trang 11

Luận văn đó vận dụng thế giới quan duy vật và phương pháp biện chứng của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để giải quyết vấn đề Đồng thời, luận văn cũn dựa vào luận điểm của Lờnin, khi

Lờnin núi rằng, mỗi một xó hội luụn cú hai nền văn hóa, văn hóa của giai cấp

thống trị giữ vai trũ thống trị Như thế, khi giai cấp tư sản lớn mạnh muốn chiếm lĩnh xó hội nú phải chiếm lĩnh văn hóa trước Luận văn đó tỡm thấy sự

điển hỡnh này ở thời đại Phục hưng

* Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được thực hiện bằng phương pháp liên ngành : Triết học - Mỹ học - Văn học qua việc xác định ảnh hưởng của tư tưởng triết học thời đại, của văn học đối với sự hỡnh thành CNNV Phục hưng

6 Đóng góp của luận văn

Luận văn đó nghiờn cứu được bản chất cũng như biểu hiện của CNNV trong một số tỏc phẩm bi kịch của W.Shakespeare

7 Ý nghĩa của luận văn

Luận văn được thực hiện nhằm tỡm ra tiến trỡnh phỏt triển của tư tưởng nhân văn và đặc trưng phát triển của CNNV trong cỏc tỏc phẩm bi kịch của W.Shakespeare

Luận văn cú thể được sử dụng làm tư liệu giảng dạy, nghiờn cứu, tham khảo trong những nội dung có liên quan đến chủ nghĩa nhân văn, đến tư tưởng

và cỏc tỏc phẩm kịch của W.Shakespeare về những vấn đề con người và sự tiến bộ, phỏt triển của xó hội loài người

8 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có 3 chương và 7 tiết

Trang 12

Chương 1 BẢN CHẤT CỦA CHỦ NGHĨA NHÂN VĂN PHỤC HƯNG

1.1 Thời đại và những tiền đề của chủ nghĩa nhân văn Phục hưng

Chõu Âu thời hậu kỳ Trung cổ đó cú những biến đổi về mọi mặt Từ trong lũng xó hội phong kiến, sức sản xuất phỏt triển nhanh chúng, cụng nghiệp tiến bộ vượt bậc, do sự phân công lao động giữa cỏc ngành nghề và cỏc vựng sản xuất đó thỳc đẩy sự phỏt triển kinh tế hàng hoỏ - điều kiện cơ bản cho sự ra đời của chủ nghĩa tư bản Giai cấp tư sản với thế lực kinh tế ngày càng mạnh đang gặp phải trở lực phong kiến - Giỏo hội bảo thủ - bức tường già cỗi cũn rất kiờn cố Những đũi hỏi bức thiết cho sự ra đời của chủ nghĩa tư bản như một ngũi nổ đang chờ bung phỏ Những điều kiện để chõm ngũi nổ đó được chuẩn bị trờn nhiều phương diện như : kinh tế xó hội, văn hóa, tư tưởng, nghệ thuật, tụn giỏo Đặc biệt, để thuyết phục Giỏo hội và khai mở dân trí, các nhà nhân văn Phục hưng trước hết đó dựa vào những thành tựu của khoa học văn húa - xó hội Chõu Âu thế kỷ XIV đến đầu thế kỷ XVII sôi động và quyết liệt với những cuộc phỏt kiến vĩ đại, những hoạt động thương mại xuyờn quốc gia, phong trào văn hoá Phục hưng và cải cỏch tụn giỏo Những thành quả của các phong trào trên đó đặt nền múng vững chắc cho nền văn minh chõu Âu thời kỳ Cận đại Mở đầu cho thời kỳ bung phỏ ấy

là sự ra đời và phỏt triển của phong trào văn hoá Phục hưng

1.1.1 “Renascita” hay “Le-Renaissance” - “Phục hưng”, “Tỏi sinh” hay " Sống lại "

Phong trào văn hoá Phục hưng - ngọn giú mới này bắt đầu thổi lờn từ đất Italia Tiếp đó nó lan rộng ra các nước ở tõy Âu và trung Âu Người Italia gọi

phong trào này là “Renascita”, người Pháp đặt tờn cho nú là “Le - Renaissance”,

"Renascita” hay “Le- Renaissance” đều cựng một nghĩa, cú thể dịch là “Phục

hưng” hoặc “Tỏi sinh” hoặc nôm na hơn nữa cú thể dịch là “sống lại”

Trang 13

Nhưng “Phục hưng” cỏi gỡ ? Cỏi gỡ được “Tỏi sinh”, được làm “sống

lại”? Một số học giả phương Tây cho rằng phong trào này nhằm khôi phục lại

nền văn hoá cổ đại Hy Lạp và La Mó vừa được phỏt hiện nhờ những cuộc khai quật, nhờ những bản sỏch chộp tay từ thời đó cũn giữ gỡn được Đúng là

từ thế kỷ XIV và tiếp theo là trong hai thế kỷ XV, XVI ở chõu Âu cú cả một phong trào đi tỡm kiếm những di tớch của hai nền văn hoá cổ đại Hy Lạp, La

Mó Người ta đua nhau học tiếng Hy Lạp và tiếng La Tinh để đọc cỏc bản chép tay đó Việc dịch thuật, giới thiệu sỏch và xuất bản cỏc tỏc phẩm triết học, văn học cổ Hy Lạp đó thu hỳt được số đông những học giả, nhà nghiờn cứu, những ụng chủ nhà in… Đúng là chưa bao giờ Hy Lạp và La Mó cổ đại được chú ý, được đề cao, được say mờ nghiờn cứu đến như vậy

Nhưng thật là sai lầm nếu cho rằng mục đích của văn hoá Phục hưng là nhằm khụi phục lại những nền văn hoá cổ đại đó, thật là sai lầm nếu nghĩ rằng phong trào sôi động này chỉ mang ý nghĩa phục cổ đơn thuần

Thật vậy, nhờ được tận mắt nhỡn ngắm những di tớch cũn xút lại của hai nền văn minh Hy Lạp, La Mó mà cỏc cuộc khai quật mới phỏt hiện được, nhờ được tự mỡnh đọc và tỡm hiểu ý nghĩa của cỏc tỏc phẩm cổ đại Hy Lạp,

La Mó (qua nguyờn tỏc hoặc bản dịch) phương Tây có dịp để đối chiếu và so sỏnh với nền văn hoá Trung cổ, họ đó rỳt ra được một kết luận quan trọng : Thời kỳ Trung cổ Nhà nước phong kiến và Nhà thờ đó kỡm hóm nền văn hoá, hơn thế nữa, đó chà đạp thụ bạo lờn quyền sống, quyền tự do của con người

Họ cảm thấy như mỡnh vừa trải qua một “đêm trường” tăm tối Họ nhận ra

rằng cổ đại Hy Lạp sở dĩ đó xõy dựng một nền văn minh rực rỡ chớnh là vỡ

nú chưa hề biết đến chế độ phong kiến, nó chưa phải chịu sự thống trị tinh

thần của Giỏo hội Thiờn Chúa Ph.Ănghen viết “Trong những cuốn sỏch viết

tay cũn cứu vớt được sau khi nền văn minh Byzăngxơ đó sụp đổ, trong những pho tượng thời cổ đại khai quật được trong những đống hoang tàn ở La Mó, người ta thấy cả một thế giới mới lạ hiện ra trước mắt phương Tây kinh

Trang 14

ngạc : đó là thời cổ đại Hy Lạp; những hỡnh thức chúi loà của nó đánh tan những búng ma của thời Trung Cổ” [25, 102]

Nhưng đối với Chõu Âu cỏc thế kỷ XIV, XV, XVI, vấn đề đâu phải là khụi phục lại nền văn hoá, văn minh Hy Lạp, La Mó cho dự những nền văn

minh, văn hoá đó đó khiến cho họ phải “kinh ngạc” ! Những sản phẩm làm cho

họ "kinh ngạc" ấy lại thuộc về chế độ cụng xó thị tộc tan ró chuyển sang chế độ chiếm hữu nụ lệ Lịch sử theo đà phát triển của nú chỉ tiến tới chứ khụng thể

quay lại Vỡ vậy, vấn đề là “Phục hưng” là làm “sống lại” những truyền thống

văn hoá tốt đẹp của cổ đại Hy Lạp, La Mó chỉ là một cỏi cớ, đằng sau cỏi cớ cần khụi phục ấy là vỡ mục đớch khỏc, mục đớch phỏt triển cỏi mới

Những truyền thống văn húa được cỏc nhà nhõn văn cổ đại Hy Lạp, La

Mó đó nờu cao như :

- Truyền thống trõn trọng, đề cao con người trái ngược với thái độ miệt thị, coi rẻ con người của thời kỳ Trung cổ

- Truyền thống đấu tranh cho tự do của con người, trái ngược với nền chuyờn chế độc tụn của phong kiến và Giỏo hội

Vỡ thế phong trào văn hoá Phục hưng trong khi hướng về cổ đại để học tập những truyền thống tốt đẹp đó, đó luụn phờ phỏn, tố cỏo Trung cổ phong kiến và nhà thờ đồng thời núi lờn nhu cầu, khỏt vọng của con người mới, vạch rừ và biểu dương những khả năng, triển vọng của con người mới, xó hội mới

Con người mới là những con người sẽ xõy dựng xó hội mới, con người

mà thời đại Phục hưng đang cần đến Đó là “những con người khổng lồ…

khổng lồ về tư tưởng, về nhiệt tỡnh và về tớnh cỏch, khổng lồ về tài năng mọi mặt và về sự hiểu biết sõu rộng” [25,106] Kiểu người “khổng lồ” đó trên thực

tế đó xuất hiện như Leonadơvanxi, nhà hoạ sỹ kiờm bỏc học, kiờm kỹ sư…

Đó là Anbe Đuyree, vừa là học sỹ, vừa là nhà điêu khắc, nhà kiến trỳc

Trang 15

Copenic người đề xuất ra lý thuyết mới về hệ mặt trời Những Crixtop Colong, những Vacxco đơ Gama, những Magielang… đó cú cụng trong cỏc cuộc phỏt kiến địa lý… Trong cỏc tỏc phẩm văn học, nghệ thuật, đó là những nhõn vật Gacgangchuya và Phangtagruyen của Rabơle, đó là bác sỹ Fauxt trong vở kịch của Maclovơ, đó là Hamlet, Otenlo… của W.Shakespeare, là David của Mikenlanggelo, nàng Monalisa của Leonadơvanxi…

Cuộc vận động tư tưởng, văn húa Phục hưng đó gặt hái được những thành cụng, đó đơm hoa kết trỏi tốt đẹp, phong phú vô cùng Nó đó làm cho

tây Âu như bừng thức giấc sau “đêm trường Trung cổ” đưa những nước này

tiến nhanh, tiến mạnh vào lịch sử Cận đại Văn hoá Phục hưng vỡ vậy được thừa nhận là một trong những nền văn hoá rực rỡ của loài người

Tác động thúc đẩy của cuộc vận động tư tưởng và văn hoá Phục hưng đối với lịch sử phương Tây và lịch sử nhõn loại nói chung là điều rừ ràng Nhưng chúng ta cần phải núi rằng bản thõn cuộc vận động tư tưởng và văn hoá đó là sản phẩm của một bước ngoặt lịch sử, do những điều kiện kinh tế, chớnh trị, xó hội bấy giờ đũi hỏi, tạo ra và quy định Cần tránh hai khuynh hướng sai lầm khỏ phổ

biến xưa nay là “Trung cổ hoỏ” hoặc “hiện đại hoỏ” thời Phục hưng

Khuynh hướng thứ nhất, "Trung cổ húa", phủ nhận chất lượng mới của

thời Phục hưng, chỉ coi nó như là giai đoạn sau của thời Trung cổ, coi những thành tựu của nó như là hoa quả muộn mằn của Trung cổ, do Trung cổ gieo giống và chăm nom Nhưng về thực chất, khuynh hướng này do cỏc học giả nặng tư tưởng bảo thủ, gắn với lập trường và quan điểm của giai cấp quý tộc phong kiến và đẳng cấp tăng lữ đề xướng ra

Khuynh hướng thứ hai, "hiện đại húa" thỡ ngược lại, quan niệm rằng

Phục hưng là một "lỏt cỏt" hoàn toàn với Trung cổ và mở đầu cho thời hiện đại Khuynh hướng này đề cao Phục hưng nhằm tụ vẽ cho nền văn minh tư sản Những người đề xướng khuynh hướng này nhấn mạnh rằng Buổi bỡnh

Trang 16

minh của kỷ nguyên tư bản chủ nghĩa thật là huy hoàng trỏng lệ và đó chính

là sự tự khẳng định của chủ nghĩa tư bản ngay trong buổi mới chào đời, là cống hiến đầu tiờn, to lớn của chủ nghĩa tư bản đối với lịch sử nhõn loại… Khoa kinh tế - Chớnh trị học Macxớt nhận định rằng : Phục hưng (hai thế kỷ

XV - XVI Tõy Âu) là giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ từ Trung cổ - phong kiến sang thời Cận đại tư bản chủ nghĩa

Ph.Ănghen viết “Khoa học tự nhiờn cận đại, cũng như toàn bộ lịch sử

cận đại bắt đầu từ thời kỳ cường thịnh mà người Đức chỳng ta gọi là thời kỳ cải cỏch tụn giỏo - vỡ đấy là một tai họa của dõn tộc đó xảy đến với chỳng ta trong thời gian đó - mà người Phỏp gọi là thời kỳ Phục hưng và người Italia gọi là Cinquecentụ, tuy rằng cỏc danh từ đó chưa có một danh từ nào nói được đầy đủ hết ý nghĩa Đó là thời đại bắt đầu từ nửa cuối của thế kỷ XV Chớnh quyền nhà vua, dựa vào bọn tư sản thành thị, đó đập tan thế lực của giai cấp quý tộc phong kiến và đó lập ra những nước quõn chủ lớn chủ yếu dựa trờn dõn tộc tớnh, trong khuụn khổ các nước quõn chủ đó, các quốc gia chõu Âu cận đại và xó hội tư sản cận đại đều phải phỏt triển; và trong khi giai cấp tư sản và giai cấp quý tộc cũn đương đối chọi với nhau thỡ cuộc chiến tranh nụng dõn ở Đức đó bỏo trước những cuộc đấu tranh giai cấp sau này bằng cách đưa lên vũ đài không những là người nụng dõn khởi nghĩa mà thôi - điều này khụng cũn phải là mới lạ nữa - mà đằng sau họ cũn là những người bỏo hiệu cho giai cấp vụ sản hiện đại, tay cầm cờ đỏ, miệng đũi quyền cụng hữu tài sản” [25, 112] Và Ph.Ănghen đánh giá “đó là bước ngoặt tiến

bộ, vĩ đại nhất, từ trước đến bõy giờ loài người chưa từng thấy” [25,113]

Bước ngoặt đó diễn ra trờn mọi lĩnh vực kinh tế, chớnh trị, xó hội, tôn giáo, tư tưởng khoa học kỹ thuật, văn học nghệ thuật Nú làm biến đổi sõu sắc đời sống vật chất và tinh thần của xó hội Tây Âu, phơi bày tính chất trỡ trệ, lạc hậu, lỗi thời của những thiết chế tinh thần và vật chất của chế độ phong kiến

và Nhà thờ Trung cổ Nú tạo nờn một đà phát triển mới cho cỏc lĩnh vực núi

Trang 17

trờn, khiến cho xó hội Tõy Âu vào nửa sau của thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII thực sự đó mang bộ mặt mới, khởi sắc phồn vinh, đầy khớ thế

1.1.2 Sự hỡnh thành và phỏt triển của công thương nghiệp

Vựng bắc Italia là một trung tõm kinh tế và một trung tõm văn húa phỏt triển mạnh thế kỷ XIV Ở đó các quốc gia - đô thị như Vơnizơ, Giênơ, Plorăngxơ đó chứng kiến một thời kỳ phát đạt của cụng thương nghiệp Trên cơ sở một nền kinh tế công thương nghiệp phỏt triển như vậy, một nền văn hóa nghệ thuật mới, phong phỳ, rực rỡ đó đơm hoa kết trỏi Chớnh vỡ vậy

mà Italia trở thành cỏi nụi của phong trào văn hóa Phục hưng

Thành phố Venezia (Venise)

Trang 18

Thành phố Firenze (Florence)

Vựng thấp (gồm các nước Hà Lan, Bỉ và Luycxămbua ngày nay) cũng

là một trung tõm kinh tế và văn hóa hỡnh thành tương đối sớm (hỡnh như cựng một lỳc với vựng trung tõm kinh tế Bắc Italia) Ở đó, các đô thị như Bruygiơ, Anve (ngày nay thuộc Bỉ), Amxtexđam (nay thuộc Hà Lan) cũng tấp nập, trự phỳ vụ cựng Chớnh vỡ vậy nơi đây cũng từng là một trung tâm văn hóa mới của thời kỳ Phục hưng

Sau sự kiện Côngxtăngtinốp bị Thổ Nhĩ Kỳ chiếm đóng (1453) cắt đứt đường giao thụng liờn lạc, buụn bỏn giữa Tây và Đông, các nước phương Tây bèn lao đi tỡm những con đường giao thụng buụn bỏn mới Cỏc phỏt kiến địa

lý dẫn tới một kết quả to lớn, bất ngờ, ngoài dự kiến Trong tuyờn ngụn của Đảng Cộng sản, C.Mác và Ph.Ănghen đó núi về ý nghĩa đó như sau : Việc tỡm ra chõu Mỹ và đường hàng hải quanh châu Phi đó tạo ra cho giai cấp tư sản đang lên một hoạt động mới Thị trường của Ấn Độ và Trung Hoa, việc

Trang 19

chiếm chõu Mỹ làm thuộc địa, việc buụn bỏn với cỏc thuộc địa, việc tăng thêm một số phương tiện trao đổi và số lượng hàng húa, những cỏi ấy nói chung đó đem lại cho thương nghiệp, hàng hải, cụng nghiệp một đà phát triển chưa từng có, và do đó, đó làm cho yếu tố cỏch mạng phỏt triển nhanh chúng trong lũng xó hội phong kiến đang suy tàn

Phương thức kinh doanh phong kiến hay phường hội trước kia khụng cũn

cú thể thoả món được nhu cầu đang lên theo sự mở mang nhiều thị trường mới

Từ khi những con đường biển mới được phỏt hiện, việc buụn bỏn giờ đõy chuyển hướng ra các đại dương là chính nên các đô thị ven biển trở thành những điểm kinh tế tấp nập chưa từng thấy : Vơnizơ, Gienevơ, Baccơlon, Lixbon Trong các đô thị này đó xuất hiện những tổ chức kinh tế mới Ở

Anve Sở giao dịch được thành lập, trước cửa cú tấm biển : Vỡ lợi ớch của

thương nhân các dân tộc và cỏc chủng tộc Hầu hết những việc trao đổi, mua bán đều thụng qua sở giao dịch này Tiền vốn của sở rất to, cú thể mua hàng húa từ Ấn Độ hay từ chõu Mỹ sang Sở cũng cho vay lói Vua chỳa cỏc nước thường là con nợ của sở

Đến đầu thế kỷ XVI, một kiểu tổ chức thương nghiệp nữa ra đời :

Nghiệp đoàn thương mại nghiệp đoàn này do những người cựng họ hàng tổ

chức ra và mang những cỏch gọi khỏc nhau Vớ dụ : ở Italia, đó là Ragio, ở Đức đó là Firma, ở Anh đó là Partnership Vào giữa thế kỷ XVI, khi việc buụn bỏn giữa cỏc lục địa phỏt triển mạnh thỡ cỏc thương đoàn Đông Ấn của

Hà Lan được độc quyền buụn bỏn với Ấn Độ Cỏc ngõn hàng lần lượt được xõy dựng ở Giene, Vơnizơ, ở Amxtexđam… và ngày càng cải tiến thể thức gửi tiền, rỳt tiền… Chữ số Arập thay thế chữ số La Mó trong việc tớnh toỏn Khối lượng tiền lưu thụng trờn thị trường ngày càng tăng Nói riêng ở chõu

Âu thỡ từ năm 1400 đến năm 1690, ước tính đó từ 800 triệu lờn tới 3.300 triệu Việc tăng nhanh khối lượng tiền tệ này đó dẫn tới những cuộc khủng

Trang 20

hoảng giỏ cả trầm trọng Chẳng hạn cuộc khủng hoảng giỏ cả trầm trọng ở vùng Angđaluzi, cửa ngừ đón nhận vàng bạc từ chõu Mỹ đổ về

Sự phỏt triển của thương nghiệp đó thỳc đẩy cụng kĩ nghệ mở mang nhanh chóng Các công trường thủ cụng, cỏc xớ nghiệp sản xuất tập trung một

số lượng lao động lớn đó hỡnh thành, cụng nghiệp khai thỏc đóng tàu, kỹ nghệ sản xuất mặt hàng len dạ, hàng xa xỉ, kỹ nghệ giấy, kỹ nghệ in đều tăng với tốc độ cao

Trong nụng nghiệp cũng cú những chuyển biến đáng kể Địa tụ bằng tiền được ỏp dụng ở một số vựng Xung quanh một số đô thị đó xuất hiện lối kinh doanh nụng nghiệp mới Ở Hà Lan nghề trồng cây ăn quả và trồng lỳa thu được nhiều lói khiến nhiều người trước kia chuyờn sản xuất lỳa giờ đây chuyển sang trồng lờ, tỏo… Ở Anh, nhiều địa chủ chuyển sang trồng cỏ để nuụi cừu

Một số cải tiến cũng được đem ra áp dụng trong nụng nghiệp Chế độ hữu canh được thay thế bằng chế độ luõn canh Một vài giống mới được gieo trồng phổ biến như ngô, lỳa mỳ, khoai tõy Kĩ thuật tưới và tiờu nước ở Hà Lan được hoàn chỉnh

Những năm cuối của thế kỷ XIV, XV những bộ óc đầy tớnh trớ tuệ và đôi tay khéo léo của Jame Hagrever và Jame Watt đó mở ra một cỏch nhỡn mới, một hướng đi mới cho chõu Âu Những chiếc máy hơi nước đó thay thế cối xay gió và đem lại cho con người biết bao nhiờu lợi ớch Với sự ra đời của mỏy múc, gia sỳc chỉ cũn được nuôi để mang lại nguồn thực phẩm cho con người chứ khụng phải cày kộo Những con tàu ra khơi lộng giú trờn biển Đại tõy dương hay biển Địa Trung Hải khụng cũn phải dựng sức của nụ lệ, mà thay vào đó là những cỗ mỏy hàng nghỡn sức ngựa Những công xưởng dệt ra đời khiến hàng trăm ngàn cái xa kéo sợi thành đồ cổ, hoặc gỗ mục Sự ra đời của máy hơi nước đó thực sự mang lại một nền văn minh tươi sáng và mới mẻ

cho chõu Âu "Bắt đầu từ thế kỷ XV ở Tõy Âu, chế độ Phong kiến với nền sản

Trang 21

xuất nhỏ và các đạo luật hà khắc Trung cổ bước vào thời kỳ tan ró (…) thay thế cho nền kinh tế tự nhiờn kộm phỏt triển là những công trường thủ cụng đem lại năng suất lao động cao hơn (…) Việc sỏng chế ra mỏy tự kộo sợi (…)

đó làm cho cụng nghiệp dệt (…) đặc biệt phỏt triển, nhất là ở Anh Sự khỏm phỏ và chế tạo hàng ngàn đồng hồ cơ học đó giỳp cho con người thời kỳ này sản xuất cú kế hoạch, tiết kiệm thời gian và tăng năng suất lao động" [40,

243] Những sỏng chế và phát minh được đem ra ứng dụng càng thúc đẩy đà

tiến bộ của sản xuất Sức nước được dùng để chạy máy cưa, máy nghiền, mỏy xay, mỏy xỏt…

Cỏc lũ cao cú nhiệt lượng lớn, đồng hồ, địa bàn, kính… đua nhau ra chào khỏch

Tuy nhiờn, so với thương nghiệp và cụng kĩ nghệ thỡ nụng nghiệp ở chõu Âu thời Phục hưng vẫn trỡ trệ

Cú thể nói, đây là thời kỳ mà chõu Âu thực hiện cuộc cỏch mạng to lớn, thay đổi về chất trong phương thức sản xuất Nền sản xuất nhỏ, manh mỳn, lạc hậu, năng suất lao động thấp dưới chế độ phong kiến được thay thế bằng phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa mang tớnh cụng nghiệp, hiện đại, năng suất lao động cao Những lỏi buụn, chủ tàu, chủ xưởng, thợ thủ cụng… từ lâu đó tạo được tiềm lực kinh tế khỏ vững trong lũng chế độ phong kiến - bỗng lớn mạnh thành tầng lớp tư sản Khi tiềm lực kinh tế đó mạnh, họ muốn cú cỏc chớnh sỏch kinh tế, phỏp luật, bộ máy nhà nước cũng cú cỏc chế tài - tức là một kiểu kiến trúc thượng tầng đồng bộ - đảm bảo cho sự phỏt triển ngày càng cao của họ Sự biến đổi và phỏt triển mạnh về kinh tế đó thổi bựng lờn những khỏt khao giải phóng con người, cụ thể là thoỏt khỏi sự kỡm kẹp của nhà thờ với những điều luật khắt khe và vụ nghĩa

Trang 22

1.1.3 Những biến động trong đời sống chớnh trị, xó hội, tư tưởng và văn hóa

Sự phỏt triển mạnh mẽ, chưa từng thấy của hoạt động kinh tế, đặc biệt

là trong thương nghiệp và cụng kỹ nghệ Ở đây, đô thị đóng vai trũ chủ đạo

Đó cũng chính là nguyên nhân sâu xa gây nên những biến động to lớn trong đời sống chớnh trị, văn hóa và tư tưởng

Sự phỏt triển của công thương nghiệp, của đô thị đó làm cho tầng lớp thị dân ngày càng đông đảo và lớn mạnh

Chế độ phõn tỏn giờ đây trở thành vật chướng ngại trên con đường tiến lờn, thị dõn bốn ủng hộ chớnh quyền nhà vua đập tan thế lực của bọn phong kiến cỏt cứ, để lập nờn những nước quõn chủ lớn thống nhất Những quốc gia này, về mặt đối ngoại, mới đủ khả năng cạnh tranh với cỏc quốc gia khỏc, chủ yếu là đủ khả năng giành giật thị trường, nụ dịch và búc lột cỏc dõn tộc nhỏ

bé hơn Về đối nội, chớnh sự hỡnh thành thị trường thống nhất và một quốc gia thống nhất mới giỳp cho tầng lớp quý tộc và tư sản làm giàu nhanh vỡ chỉ phải đứng thuế một lần

Quỏ trỡnh hỡnh thành cỏc quốc gia quõn chủ ấy cũng là một quỏ trỡnh đấu tranh sục sụi : Mõu thuẫn giữa cỏc giai cấp nổ ra gay gắt giữa cỏc quý tộc phong kiến cũ và qỳy tộc mới, giữa quý tộc và tư sản, giữa cỏc giai cấp thống trị với quảng đại quần chỳng nụng dõn, thợ thủ cụng, dõn nghốo… Quỏ trỡnh

đó được đánh dấu bằng những phong trào nụng dõn rầm rộ mà tiờu biểu hơn

cả là cuộc chiến tranh nụng dõn ở Đức

Tham gia cuộc vận động này khụng những chỉ cú nụng dõn mà cũn cú

cả dõn nghốo thành thị và thợ thuyền Sự liờn minh này là một cơ sở cho sự thắng lợi

Cựng với những nền tảng kinh tế - xó hội ấy, những tiền đề về văn hóa

tư tưởng khoa học kỹ thuật cũng phỏt triển vụ cựng mạnh mẽ

Trang 23

Về mặt văn hóa tư tưởng chỳng ta phải kể đến ảnh hưởng dũng văn hóa

Hy Lạp và La Mó cổ đại được khụi phục và trở thành một nền tảng vững chắc

tạo tiền đề để chủ nghĩa nhân văn Phục hưng được hỡnh thành "Nói đến cỏc

tiền đề nhận thức của triết học chõu Âu thời kỳ này, trước tiờn, phải đề cập đến những thành tựu về tư tưởng văn hóa cổ đại nói chung và văn hóa Hy Lạp núi riờng Cỏc phỏt kiến khoa học của thời cổ như toán học của Talột, Pitago, hỡnh học của ơclít, vật lý học của Acsimet… được khụi phục lại sau đêm trường Trung cổ Nếu như thời Trung cổ người ta đó Cơ đốc húa, xuyờn tạc các tư tưởng vĩ đại của Aristote, Platon… thỡ sang thời Phục hưng và Cận đại, những tư tưởng đó được những nhà triết học thời kỳ này kế thừa và phỏt triển… í nghĩa của những giỏ trị tư tưởng, văn hóa Hy Lạp, La Mó cổ đại đối với xó hội Tõy Âu thời kỳ này lớn tới mức người ta gọi giai đoạn lịch

sử cuối thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XVI là thời kỳ Phục hưng" [40, 241] Sự

khụi phục những giỏ trị của thời cổ đại đó mang lại những ý nghĩa to lớn như : Chúng có cơ sở từ việc quan sỏt, nghiờn cứu tự nhiờn, phản ỏnh những quy luật của tự nhiờn, nú mang tớnh vĩnh cửu Những định lý của Talet, Pitago, số Arập, La Mó trở nên đắc dụng trong những thay đổi to lớn của xó hội Những cụng trỡnh kiến trỳc, những ỏng sử thi, những giỏ trị văn hóa với tinh thần quật khởi và anh hùng được sống lại và mang những sinh khớ mới sau giấc ngủ dài suốt nghỡn năm của chõu Âu Trung cổ Lúc này người chõu

Âu khao khỏt sống một cuộc sống mónh liệt Họ mạnh mẽ đũi vứt bỏ cỏi trầm mặc yếu đuối cũng như sự lặng lẽ đến u uất của những cỏnh cửa nhà thờ Họ khụng muốn phải chờ đến khi chết đi rồi mới được lên thiên đường với Chỳa Một thiên đường xa tớt tắp khụng biết cú dành cho họ khụng ? Họ đoàn kết và quyết tõm làm một thiên đường thật sự nơi trần thế - nơi mà vợ con, anh em, bạn bố của họ đang sống Họ muốn tỡnh yờu được cụng khai và tự do Họ muốn cõy trỏi và sản phẩm của họ làm ra, sau khi đó đóng góp phần nghĩa vụ cụng dõn, phải thuộc về họ, phải là của họ và nú phải là phần lớn, phần nhiều,

Trang 24

phần cơ bản chứ khụng phải nộp cho ông chúa đất Sau hồi chuụng dài thờ thiết suốt thời Trung cổ nghỡn năm, ánh bỡnh minh của thời đại mới cựng những cơn gió mới của thời đại thổi đến làm bựng lờn sinh khớ mới trờn khắp chõu Âu

Với trớ tuệ anh minh và hàng loạt cỏc phỏt minh mới người ta sẵn sàng làm bất cứ thứ gỡ và cú khả năng làm bất cứ thứ gỡ nếu người ta muốn Hiệu quả kinh tế được đặt lên hàng đầu Lợi nhuận kinh doanh là trờn hết Những

cơ sở ấy khiến người ta nghĩ đến những điều xa xụi to lớn và hoàn toàn cú thật Những ước muốn ấy người ta quyết tõm làm ngay cho cuộc sống con người ở cừi trần thế chứ khụng chờ đến ngày mai khi khụng cũn sống nữa hay lúc được lờn thiờn đường Vẻ đẹp phải được biểu lộ nơi trần tục Vẻ đẹp ấy phải cú hương thơm trắng trẻo, khoẻ mạnh Phải ăn, ngủ, cảm nhận, xúc giác được Phải là thứ mắt nhỡn, tai nghe, tay chạm, chõn đi đến được Hạnh phỳc,

tự do, thiên đường, vườn địa đàng phải là sung sướng, chạy nhảy, no nê, thơm ngát, giàu có, ngây ngất… Người ta cầu Chỳa khi muốn những cỗ mỏy mới được xuất hiện và cú thờm những tính năng mới Chỳa chỉ cú tỏc dụng thư gión, làm cho người ta nghĩ ra và làm thêm được những cỏi mới mà thụi

Ph.Ănghen đó chỉ ra một đặc điểm rất quan trọng của thời đại này "Đó là một

thời đại cần cú những con người khổng lồ và đó sinh ra những con người khổng lồ Khổng lồ về năng lực suy nghĩ, về nhiệt tỡnh và tớnh cỏch, khổng lồ

về mặt cú lắm tài, lắm nghề và về mặt học thức sõu rộng" [24, 459-460]

1.2 Chủ nghĩa nhân văn Phục hưng trào lưu tư tưởng cơ bản tạo nờn giỏ trị rực rỡ của nền văn nghệ Phục hưng

1.2.1 Khỏi niệm chủ nghĩa nhân văn Phục hưng

Trong cuốn sỏch Từ điển văn học bộ mới, thỡ thuật ngữ CNNV được

hiểu là "một hệ thống quan điểm triết học - đạo đức, chớnh trị - xó hội coi con người và đời sống hiện thực, trần thế của con gnười là một đời sống văn

Trang 25

minh, hạnh phỳc, hữu ỏi, là mục đích cao nhất Nú giải thớch những nguyên nhân đó gõy ra cho nhõn loại cảnh bất hạnh, tội lỗi, đồ truỵ… và đề ra phương pháp giải quyết những hành động đó để cho con người được sống một cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn"

Theo Từ điển thuật ngữ văn học thỡ CNNV được gọi là chủ nghĩa nhân

đạo Xột từ cấp độ thế giới quan, chủ nghĩa nhõn văn được hiểu là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, tỡnh cảm quý trọng cỏc giỏ trị con người như trí tuệ, tỡnh cảm, phẩm giỏ sức mạnh, vẻ đẹp CNNV khụng phải là một khỏi niệm đạo đức đơn giản về nhiều mặt (vị trớ, vai trũ, khả năng, bản chất…) trong cỏc quan hệ với tự nhiờn, xó hội, đồng loại

Xột ở cấp độ lịch sử, cuốn sỏch này viết : CNNV là một trào lưu tư tưởng văn hóa nảy sinh ở Italia và một số nước khỏc ở chõu Âu thời Phục hưng (XIV- XVI) Khi núi về CNNV Phục hưng chúng ta có thể hiểu nó là trào lưu tư tưởng

và văn hóa thời Phục hưng ở châu Âu Đây là một phong trào chống giỏo hội nhằm đề cao con người và giải phúng cỏ nhõn khỏi sự đè nén tinh thần của chế

độ phong kiến, chống chủ nghĩa Kinh viện và giỏo hội, hướng con người vào xõy dựng cuộc sống thực tại

Chủ nghĩa nhân văn có nguồn gốc từ thời kỳ cổ đại, nhưng để trở thành một trào lưu tư tưởng, một học thuyết thỡ phải đến thời kỳ Phục hưng, mà bắt đầu từ Italia Sở dĩ như vậy, vỡ muốn phỏt triển chủ nghĩa nhân văn Phục hưng trước hết phải cú nguyờn cớ của nú Cỏc nhà nhõn văn đó viện cớ khụi phục lại nền văn hóa cổ đại - tức nền văn hóa đó được Chỳa cho phộp, chớnh

vỡ vậy mà Giỏo hội khụng cú lý gỡ ngăn trở "Tinh thần nhân văn trước hết

là một tinh thần tranh đấu Tranh đấu cho giai cấp tư sản thành thị chống phong kiến Tranh đấu cho dõn tộc Italia chống cuộc xâm lăng của những dị tộc" [27, 23] Bằng cuộc đấu tranh chống lại sự hà khắc của chế độ phong

kiến, CNNV chiến thắng trờn khắp chõu Âu và nú trở thành một trào lưu tư tưởng hiện thực với sức mạnh to lớn và cú ý nghĩa sõu sắc Những người thực

Trang 26

hiện và đem lại sức sống cho chủ nghĩa ấy đó được tụn vinh và lưu truyền sử sỏch (…) Các nhà nhân văn chủ nghĩa đều là những nhà nhân văn uyên bác,

họ đọc Platon, Aristote, Epicure, Zờnon… Họ đó dẫn giải Homere, Sophocle, Horace, đó thấu hiểu tư tưởng và nghệ thuật thời kỳ này cũng như dưới thời đại của Augustin (…) cổ học Hy Lạp dưới ỏnh sỏng của tinh thần mới đó tươi

sáng thờm và cú một khớ sắc mới “Tinh thần nhân văn là tinh thần tranh đấu

cho một tư tưởng, một chế độ tiến bộ hơn, một đời sống lành mạnh, đầy đủ, cụng bằng hơn đời sống phong kiến [27, 23]

Sơ khởi, tư tưởng nhân văn đó xuất hiện trong lũng người, mang õm hưởng của thời đại, được quần chỳng nhiệt liệt hưởng ứng, mang tớnh tự nguyện, tự phát Các tư tưởng này hướng về cỏi mới, chống lại thủ cựu, chống lại sự tham ụ, hủ húa của những kẻ búc lột, đồng thời chống lại sự xuống cấp

về đạo đức trong lũng xó hội và cỏc thầy tu nữa

Dần dần những tư tưởng tiến bộ này đó được cỏc nhà triết học, cỏc nhà văn, các nghệ sỹ cú tờn tuổi tỏn thành và nhiệt tỡnh đem kiến thức sõu sắc của bản thân để hoàn thiện, nõng cao thành CNNV Phục hưng Đó là những người như Dante, Boccacio, Leonaơvanxi, Bruno… và nhà soạn kịch vĩ đại của thế giới - W Shakespeare CNNV Phục hưng đó được hoàn thiện trong cỏc tỏc phẩm của Voltaire, Diderot, Rouseau thời kỳ Khai sỏng - thế kỷ XVIII

Nói đến tư tưởng cơ bản của CNNV Phục hưng người ta cú thể coi nú kết tinh trong một cụm từ “Tự do - Bỡnh đẳng - Bỏc ỏi”, bắt đầu với hành vi muốn lật nhào chế độ phong kiến Mặc dự, CNNV là một trào lưu tư tưởng dõn chủ, nhân đạo, tiến bộ vỡ con người nhưng nó vẫn cũn tồn tại nhiều hạn chế Chẳng hạn, trong lý luận, nú cũn mang tớnh trừu tượng về bản chất của con người và xó hội Nó chưa phát hiện ra quy luật đấu tranh giai cấp Đồng thời, CNNV cũn lấy cơ sở là chế độ tư hữu, lấy chủ nghĩa cá nhân làm điểm tựa, điều này cho thấy, nú rất dễ dẫn tới chủ nghĩa cỏ nhõn vị kỷ Mặt khỏc,

Trang 27

nú cũn chứa đựng nhiều mõu thuẫn bờn trong Cho nờn, càng về sau CNNV càng tỏch ra nhiều khuynh hướng Trong số đó có chủ nghĩa xó hội không tưởng của thế kỷ XVIII với các đại biểu như : T.More (Anh), Campanelle (Italia), Muynxe (Đức), đỉnh cao là thời kỳ của R.Owen (Anh), S.Simon, Furie (Phỏp)…

Một cõu hỏi được đặt ra là, tại sao giới học thuật khụng gọi là "Chủ

nghĩa nhân đạo" Phục hưng, "Chủ nghĩa nhõn bản" Phục hưng thay vỡ cỏch

gọi mà chúng ta đang sử dụng “Chủ nghĩa nhân văn Phục hưng” Để trả lời cõu hỏi này, chỳng ta cần phải tỡm hiểu, nghiờn cứu xem giữa ba khỏi niệm này giống và khác như thế nào? giữa chỳng cú mối liờn hệ ra sao?

Khỏi niệm nhân văn nghiêng về văn hóa - tư tưởng coi con người là một chủ thể văn hóa; yêu cầu đối xử với con người trờn bỡnh diện văn hóa: coi trọng con người; coi trọng tự do và vai trũ cỏ nhõn của con người trong xó hội

Ở phương Tây người ta thường đồng nhất khỏi niệm nhân văn với khỏi niệm nhân đạo Thuật ngữ Humanism (Anh), Humanisme (Phỏp) và Gumannizm (Nga) có nghĩa chung là nhân văn = nhân đạo Vớ dụ : trong Từ điển triết học, Nxb Chớnh trị, Matxcơva, 1975 do VS.GS M.M Rozental chủ biên đó đồng nhất khỏi niệm nhân văn với nhõn đạo

Khỏi niệm nhân văn ở phương Đông lại được hiểu với nội dung là văn

húa, giỏo húa "Sỏch Kinh Dịch cú viết : Quan hồ nhân văn dĩ hóa thành

thiờn hạ, nghĩa là : xem xét nhân văn để giỏo húa cho toàn thiờn hạ" [14,

173]

Phương Đông và phương Tây có những cỏch hiểu khỏc nhau về hai phạm trù nhân văn và nhân đạo Tuy nhiờn, trong luận văn này, khi nghiên cứu về CNNV thời kỳ Phục hưng, tác giả đó sử dụng thuật ngữ nhõn văn với

ba cơ sở khoa học sau :

Trang 28

Thứ nhất, cỏc khỏi niệm trong lịch sử cú sự chuyển dịch từ truyền

thống đến hiện đại Vớ dụ : khỏi niệm cổ điển được dùng để chỉ trong văn học nghệ thuật Phỏp thế kỷ XVII và trong õm nhạc thế kỷ XVIII Trong thời đại ngày nay, từ Cổ điển lại được dựng với nghĩa mẫu mực, chuẩn mực, yếu tố đó

đó được lịch sử đánh giá cao như : Văn học Việt Nam cổ điển tức là nền văn học được viết bằng chữ Hỏn và chữ Nụm thời Trung đại ở nước ta

Thứ hai, nhân văn là hệ tư tưởng bắt đầu từ thời Phục hưng với nghĩa

cơ bản là sự đánh giá con người với tư cách một chủ thể văn hóa

Thứ ba, khỏi niệm nhân đạo được tỏch ra khỏi nhân văn biểu hiện

phẩm chất con người với tư cách một chủ thể nhõn ỏi, với chủ thể nhõn ỏi, chỳng ta dễ dàng núi về việc cứu giỳp những người nạn nhõn bị động đất ở Nhật, Ấn Độ, Tứ Xuyờn - Trung Quốc… là một hành vi nhân đạo chứ khụng phải hành vi nhân văn Đây chính là điểm khỏc biệt cơ bản giữa khỏi niệm nhân văn và nhân đạo

Khỏi niệm nhõn bản thường dùng để xem xột bản chất con người trờn bỡnh diện triết học Khỏi niệm nhõn bản thuộc quan điểm của chủ nghĩa duy vật trước Mỏc Cỏc nhà triết học của trường phỏi này coi bản chất con người

cú nguồn gốc trong tự nhiên Để chống lại quan niệm duy tõm về con người (tức là chống lại sự tỏch rời giữa tõm và vật), cỏc ngành triết học nhõn bản lại đồng nhất con người với tự nhiờn, coi bản chất con người là cú tớnh sinh học Đại biểu lớn nhất của chủ nghĩa nhõn bản là L.Fuerbach và Tsộcnepxki

Thiếu sót cơ bản của chủ nghĩa nhõn bản là cũn xem xột con người một cỏch trừu tượng; tỏch rời khỏi cỏc quan hệ xó hội Như vậy, do bú hẹp con người trong bản chất sinh học nờn chủ nghĩa nhõn bản khụng thể tiếp cận cỏc quy luật đích thực của xó hội Từ đó, dễ dẫn chủ nghĩa nhõn bản đến phương diện duy tõm về lịch sử

Trang 29

1.2.2 Những nội dung cơ bản của chủ nghĩa nhân văn Phục Hưng

Ra đời trong thời kỳ Phục hưng ở Chõu Âu, với những quan điểm nhằm kờu gọi, thức tỉnh và phục vụ cho lợi ớch của loài người tiến bộ, đặc biệt là những người lao động, để giỳp họ tự khẳng định những giỏ trị cao đẹp, tài năng, nhân phẩm bản thõn Với những mục đích cao cả ấy, CNNV Phục Hưng đó tập hợp được những lực lượng hựng hậu, những con người tài giỏi, tõm huyết và xõy dựng nờn một hệ thống lý luận phong phú, đáp ứng được yờu cầu của thực tiễn Cú thể núi, CNNV Phục Hưng đó thể hiện được những nội dung cơ bản của tinh thần thời đại Đó là :

1 Thế giới do tự nhiờn sinh ra, khụng phải do chỳa trời tạo nờn

2 Con người là sản phẩm của sự phỏt triển tự nhiờn, chứ khụng phải

do Chỳa tạo ra từ “mẩu đất” hay cái “xương sườn cụt”

3 Cuộc sống khụng phải là nơi đầy ải mà là nơi con người cú thể xõy dựng hạnh phúc dưới trần thế, khụng phải đợi ngày mai lờn thiờn đàng

4 Cuộc đời chứa đựng vô vàn cái đẹp mà con người là trung tõm của cái đẹp, vỡ thế con người phải trở thành đối tượng của nghệ thuật [19, 44]

Đó là những đặc trưng, những nội dung làm nờn bản chất của CNNV Phục hưng về thế giới, cuộc sống và vẻ đẹp con người, là bước đột phỏ mang tớnh cỏch mạng hết sức sõu sắc trong tư duy của thời đại bấy giờ Nói cách khác,

tư tưởng của CNNV đó đưa con người trở thành chỳa tể của thế giới Quyết định cuộc sống con người là chính con người chứ khụng phải là Chỳa trời Để đạt được những điều ấy châu Âu đó phải trải qua những cuộc cỏch mạng to lớn Đặc biệt trong đó nổi bật lờn cuộc cỏch mạng toàn diện, sõu sắc trong nghệ thuật thời Phục hưng mà PGS TSKH Đỗ Văn Khang gọi là thời kỳ “Văn hóa thẩm mỹ đó

đi trước thanh gươm và khẩu sỳng” “Sau những cuộc đấu tranh về văn hóa (…)

tư tưởng ý nguyện Phục hưng với nội dung nhân văn đó đẩy lựi Trung cổ, tạo điều kiện cho nghệ thuật phỏt triển rực rỡ Nền nghệ thuật này trước hết dựa

Trang 30

trên quan điểm về cái đẹp hài hoà, trong sáng đầy khỏt vọng hướng tới ngày mai Cái đẹp này tiếp thu cổ đại Hy Lạp nhưng cái đẹp của nó là hướng tới cái đẹp ngoại cỡ, khụng tiếp thu cái đẹp mực thước của Hy Lạp mà phỏt triển cái đẹp khổng lồ, nú muốn bộc lộ cái đẹp thời Phục hưng, tiếp thu toàn bộ quan niệm cái đẹp vụ biờn của con người cụng nghiệp thay thế con người nụng nghiệp, lấy máy hơi nước thay thế cối xay giú [19, 48]

Con người trở thành “hạt nhõn” trung tõm của thời đại Quan niệm cỏi đẹp thời Phục hưng tiếp thu toàn bộ quan niệm cái đẹp của cổ đại Hy Lạp : sự hài hoà, đăng đối, tớnh thuần khiết, tớnh trật tự, sự tiến bộ, sự phỏt triển… Song cái đẹp mực thước của Hy Lạp cổ được thay thế bằng cái đẹp ngoại cỡ, cái đẹp khổng lồ (do tớnh thời đại)… Hơn thế nữa, lý tưởng thẩm mỹ thời Phục hưng là lý trớ về con người trần thế, biết hành động và giàu nghị lực; con người

cú chớ tiến thủ, biết cảm nhận mọi hương vị chõn chớnh của cuộc đời Cú nghĩa

là “Thế giới trong thực tế như thế nào thỡ họ nhận thức nó, đón nhận nú và

chinh phục nú về mỡnh như thế ấy” [18, 214-215] Và để lại cỏc thành tựu quan

trọng như xây dựng được những mẫu người lý tưởng trên cơ sở lý tưởng thẩm

mỹ :

- Người cụng dõn anh hựng : Đó là những con người khổng lồ, mang tầm

vúc của thời đại Một vẻ đẹp chõn chớnh của con người tràn đầy sức mạnh và trỏch nhiệm trước cộng đồng Vớ dụ : bức tượng đài David của Mikenlangelo đặt tại quảng trường Florence - Italia Trong văn học, đó là hỡnh tượng cậu bộ với sức mạnh phi thường (thỏo quả chụng khổng lồ của nhà thờ Đức bà Paris để đeo vào cổ ngựa cưỡi chơi) - tác phẩm “Gacgangchuya” của Rabole Hỡnh tượng này muốn núi lờn rằng, cỏi thiờng liờng nhất, cao quý nhất, khổng lồ nhất của thời đại trước chỉ là một trũ chơi của con người thời đại mới

- Nhà bỏc học, những con người có đầu úc thiờn tài và một nội tõm

phong phỳ Họ là những con người để lại dấu ấn thời đại Họ khụng chỉ giỏi

Trang 31

về một lĩnh vực mà cũn rất uyờn thõm về nhiều lĩnh vực khỏc của đời sống

Vớ dụ : Cỏc nghệ sỹ Leonadơvanxi, Raphael, Mikenlangelo, W Shakespeare, nhà hằng hải Cristop Clombo…

- Nhà doanh nghiệp tài năng : Cú thể nói đây là mẫu hỡnh mang tớnh

chất mới của thời đại Thời Phục hưng mở màn cho sự xuất hiện của một giai cấp mới, mang hơi thở sôi động của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa : giai cấp tư sản Bởi vậy, hỡnh tượng nhà doanh nghiệp tài năng là một hỡnh tượng mang đầy ý nghĩa của thời đại mới

Hỡnh tượng con người trong thời Phục hưng được đánh giá là khá hoàn chỉnh - Con người được coi là một đối tượng sinh động chứa đựng trong bản thõn những khỏt vọng lý tưởng Bản thân con người được coi là bao gồm cả hoà điệu và bất hoà điệu, cả thiện và ỏc, cả những khoảnh khắc vươn cao và những khoảnh khắc bị sụp đổ, cả chiến thắng và thất bại Thế giới nội tõm của con người được phỏt hiện là một vũ đài đấu tranh giữa những thế lực và những khỏt vọng khỏc nhau… Con người với danh nghĩa là người sỏng tạo nờn bản thõn mỡnh, mang những khả năng nội tại hết sức phong phỳ và cú thể chiến thắng được những say đắm, quá đà do nghị lực của chớnh mỡnh -

đó là hỡnh tượng nghệ thuật mà thời Phục hưng đó để lại cho cỏc thế kỷ sau

Như vậy, CNNV Phục hưng là cuộc cỏch mạng diễn ra trờn lĩnh vực văn hóa, tư tưởng Điều đó cũng cú nghĩa là CNNV Phục Hưng là bước chuẩn

bị tiền đề tư tưởng, thực tiễn “cuộc cỏch mạng” trong nhận thức để con người thực hiện cuộc cỏch mạng xó hội trong thực tiễn ở thế kỷ XVIII

1.2.3 Vai trũ của chủ nghĩa nhân văn trong việc phỏt triển tư duy của thời đại

Vốn cú mầm mống, nguồn gốc bắt nguồn từ thời Hy Lạp cổ đại đến thời

kỳ Phục hưng CNNV đó phỏt triển trở thành một hệ tư tưởng chủ đạo của thời đại Cú thể núi sự phỏt triển của CNNV đó tỏc động lớn đến tư duy thời đại

Trang 32

* Khoa học và cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa Kinh viện, chủ nghĩa giáo điều

Trong xó hội Trung cổ, cuộc đấu tranh giữa những thành tựu của khoa học kỹ thuật với những giáo điều tụn giỏo diễn ra hết sức quyết liệt Giỏo hội tôn giáo đó đàn áp quyết liệt những tư tưởng, học thuyết, những phỏt minh cú

ý hướng đi ngược lại quyền lợi của giới tăng lữ, nhà thờ Ngược lại, tầng lớp thị dõn và trớ thức tư sản đang hừng hực khớ thế canh tõn muốn thoỏt khỏi sự kỡm kẹp, sự đè nén của tụn giỏo cả về tinh thần và những quyền lợi vật chất nờn họ làm thành một lực lượng cổ vũ cỏi mới Do nhu cầu phỏt triển tất yếu của lịch sử nhõn loại giỏo hội đó phải cú những điều chỉnh để giới tăng lữ được chấp nhận và cựng tồn tại với sự phỏt triển mạnh mẽ của tầng lớp thị dõn Vỡ vậy, thần quyền thời kỳ này vẫn phỏt triển song khoỏc trờn mỡnh bộ

ỏo mới, mang những hỡnh thức mới trong khi vẫn đảm bảo nội dung phục vụ

quyền lợi và quyền uy của giỏo hội “Giỏo hội phải dựng những luận điệu

mới, những căn cứ mới và đem toàn lực để mà củng cố địa vị và quyền lợi của tôn giáo Trên cơ sở đó, lý luận khụng thể xõy dựng trờn những tín ngưỡng

mự quỏng mà phải xõy dựng trờn nền tảng của lý tớnh ở Paris và ở Oxford bắt đầu thiết lập những trường Đại học (…) Các trường đại học đó sẽ là những đất “phát tướng” mới cho Kinh viện triết học” [29, 83]

Chủ nghĩa Kinh viện là thứ triết học thần thỏnh, là sự diễn đạt về tớnh

vĩ đại và vĩnh hằng của Chúa, con người sống chỉ biết gật đầu trước Chỳa, tin vào những gỡ Chỳa núi Chủ nghĩa Kinh viện trở thành lý luận, chủ nghĩa, triết thuyết là vỡ nú đó biết lợi dụng uy tớn và những thành quả của Aristote Nhưng thật là đáng tiếc khi chủ nghĩa Kinh viện đó làm biến chất, mất sinh khớ, thậm chớ xuyờn tạc Aristote

Cú thể núi, chủ nghĩa Kinh viện hiện lờn với những đặc điểm điển hỡnh như : thừa nhận địa vị độc tụn của Giỏo hội Sử dụng logic hỡnh thức

Trang 33

với mục đích xây dựng và bảo vệ thần học Làm mất dần đi tính độc lập và tính tư tưởng của triết học Hy Lạp

Trong dũng triết học Kinh viện tõy Âu thời Trung cổ phải kể đến tờn tuổi của hai nhà triết học Augustin và Thomas d’Aquin

Augustin (354 - 430) là một trong những cây đại thụ của triết học Kinh viện Tư tưởng của ụng ảnh hưởng đối với nhà thờ là rất lớn, lớn đến mức người ta phong Thánh cho ông - Saint Augustin Ông được tôn xưng như vậy

vỡ ụng là người “ra sức bảo vệ tụn giỏo, chống lại khoa học và triết học duy

vật Triết học của ông là cơ sở lý luận quan trọng cho cả đạo Thiờn chỳa sau này” [40, 218] Augustin được giới thần học đương thời coi là trụ cột trong

lĩnh vực lý luận Nội dung tư tưỏng của Augustin được thể hiện trong rất

nhiều tỏc phẩm viết về triết học và thần học “Những tỏc phẩm quan trọng nhất

của ụng là chống lại cỏc nhà Hàn lõm viện, về sự bất tử của linh hồn, về khoa học Cơ đốc giỏo, sự thỳ tội, về thành đô của thượng đế, về những tà đạo” [40,

218] Cỏc tỏc phẩm này đều tập trung biện hộ và bảo vệ cho sự tồn tại của

Chỳa, của giỏo hội và tụn giỏo Theo ụng “Một nền tụn giỏo chõn chớnh và

một nền triết học chõn chớnh cũng chỉ là một” [29, 73] Tội lỗi của con người

chỉ được rũ bỏ bằng quyền năng và lũng nhõn từ của Chỳa Mà Chỳa hiện diện

ở trần gian này qua ai? Qua cỏc Cha và giỏo hội Cỏc Giỏo hoàng, Hội đồng giỏm mục và cỏc Cha xứ là hiện thõn của Chúa, thay Chúa chăn dắt con chiờn Mặt khỏc thay Chỳa ban phỏt quyền lực cho cả Vua và cỏc triều đỡnh nữa, bằng chứng là, vua chỉ chớnh thức lờn ngụi khi tuyờn thệ trước giỏo hoàng, hoặc vị chức sắc tôn giáo đứng đầu địa phương hay quốc gia mà vị Vua ấy trị

vỡ Cho nờn, cỏc con Chiờn “phải nương tựa vào giỏo hội mới cú thể tỡm được

con đường “cứu vớt” Ngoài giỏo hội ra, loài người quyết khụng thể tỡm cỏch

tự cứu được (vỡ) giỏo hội là đại biểu của “Chỳa” ở cừi đời” [29,73]

Với những nội dung ấy, học thuyết của Augustin đó cú ảnh hưởng sõu sắc đến hệ tư tưởng chung của phong kiến Đây cũng là điểm tựa tinh thần

Trang 34

cho sự tồn tại của đế chế La Mó Thần quyền và thế quyền là hai cạnh của lưỡi kiếm Trung cổ sẵn sàng đàn áp, chém đứt bất cứ cỏi gỡ, lực lượng nào ngăn cản những lợi ớch và quyền lực của nú

Cựng với Augustin cũn một nhà triết học nữa, được coi là đại biểu xuất sắc của triết học Cơ đốc giáo đó là Thomas d’Aquin (1225 - 1274), người được coi là Ông thánh sinh ra để bảo vệ nhà thờ Thomas d’Aquin cũng cho

rằng “Quyền giỏo hội phải ở trờn cả cỏc chớnh phủ; Giỏo hoàng “vị tổng

thống của Đức Chỳa Christ” ở trờn mặt đất phải nắm quyền cai quản cả thế giới” [29, 86] Ông đó sử dụng học thuyết của Aristote để diễn đạt tư tưởng

của mỡnh Song ụng chỉ viện dẫn học thuyết của Aristote để lý giải, luận chứng cho sự vĩ đại và vĩnh hằng về sự tồn tại của Chúa Tư tưởng của ụng luụn nhất quỏn, luụn lấy Chỳa là người soi sỏng cho hoạt động và cụng việc của mỡnh Suốt đời phụng sự cho Chỳa Theo ụng, hết thảy những gỡ được coi là trớ tuệ, anh minh, sõu sắc, mạnh mẽ, thiêng liêng đều từ Chỳa mà ra và

vỡ Chỳa mà tồn tại

Cú thể núi, nghiờn cứu Thomas d’Aquin núi riờng và về chủ nghĩa kinh viện núi chung chỳng ta thấy triết học Kinh viện nổi lờn hai nội dung đặc trưng :

- Lấy thủ phỏp lý luận thay cho chõn lý

- Lấy hỡnh thước thay cho nội dung

Khi giải thớch về cỏc hiện tượng tự nhiờn với xuất phát điểm hết sức mạnh siờu nhiờn của Chỳa trời, sự nhất quỏn trong việc thừa nhận quyền tối cao của giỏo hội, chủ nghĩa Kinh viện (đặc biệt là Thomas d’Aquin) đó cú cỏch lý giải cú thể được túm tắt như sau : người ta cú thể rốn nấu được sắt là

vỡ sắt cú “tớnh chất rốn nấu được”; thuốc phiện cú thể làm cho người ta ngủ

là “bởi vỡ thuốc phiện cú tớnh chất làm cho người ta ngủ” Ống hỳt hỳt được nước là vỡ “tự nhiờn vẫn sợ sự trống khụng” [29, 86]

Thomas d’Aquin đó cú vai trũ to lớn ở chỗ ông đó kế thừa và phỏt triển tư tưởng thần học của Thiên Chúa giáo và đưa chủ nghĩa Kinh viện thành hệ thống

Trang 35

mang tính quan phương, đến mức “Giỏo hội Giato cụng nhận học thuyết của

Thomas d’Aquin làm “hệ thống triết học chõn chớnh duy nhất” [27, 85]

Như vậy, chỳng ta thấy đại diện, đứng đầu chủ nghĩa Kinh viện chủ yếu

là cỏc tu sỹ Tuy nhiờn họ khụng hề là những con người tu hành đơn giản Hầu hết giới tăng lữ đều là trớ thức, tất nhiờn là những trớ thức tụn giỏo Họ rất uyờn bỏc Với những con người như thế, với những tầm cỡ tư duy như thế, khi ứng xử, đối đáp với di sản tư tưởng và cả một thế lực đi theo và sùng bái

họ, khoa học thời Phục hưng tất yếu phải được chuẩn bị kỹ lưỡng và được thực hiện bởi những người có tư tưởng lớn, có phương pháp khoa học Đó

phải là những “người uyờn bỏc cả về phương diện triết học lẫn khoa học tự

nhiờn Họ là những bộ óc bách khoa toàn thư thể hiện trỡnh độ phỏt triển trớ tuệ nhõn loại thời đó” [40, 245]

Điển hỡnh cho cuộc đấu tranh chống lại luận điểm sai lầm của triết học Kinh viện, của Augustin và Thomas d’Aquin phải kể đến hai nhà triết học Copernic và Bruno Nếu như thời kỳ tõy Âu Trung cổ, thời kỳ chịu ảnh hưởng của Thiên chúa giáo và người ta cho rằng, trái đất là trung tõm của vũ trụ và tồn tại trong trạng thái tĩnh, đứng yờn thỡ đến thời kỳ của Copernic và Bruno

sự phỏt triển của khoa học và những thành tựu của nó trong khám phá thiên

văn học mang lại đó chứng minh hoàn toàn ngược lại, rằng “Quả địa cầu xoay

quanh theo đường trục tõm của nó và đồng thời nú lại cùng các ngôi hành tinh khác đi vũng quanh mặt trời”, rằng “Mặt trời là trung tõm của cỏc vỡ tinh tỳ” [27, 98] Đó là những nhận định của Copernic (1473 - 1543) trong hai

cuốn Về sự vận động của cỏc tinh tỳ và Học thuyết thiên văn Với cụng trỡnh

này, Copernic đó làm cho Giỏo hội lao đao không chỉ vỡ nú chứng minh một

sự thật khụng giống như Kinh thánh đó dạy, mà cũn làm cho ngụi chớ tụn của

Thượng đế ngả nghiờng Bởi Copernic đó “dựng lời lẽ của toỏn học và cơ

học để giải thớch sự thành lập của vũ trụ” [29, 99]

Trang 36

Học thuyết của Copernic khụng chỉ là phỏt sỳng tấn cụng nhà thờ mà cũn ảnh hưởng to lớn đến cỏc trớ thức đương thời Một nhà triết học, một nhà khoa học tự nhiờn xuất sắc thời kỳ Phục hưng ở Italia kế thừa học thuyết Copernic và đó hy sinh cho sự nghiệp khoa học, suốt đời đấu tranh với tôn giáo, người xuất thõn là một tu sĩ dũng Dominic, đó là Giodano Bruno

G.Bruno (1548 - 1600) là một nhà khoa học Cuộc đời Bruno trước sau bảo vệ cho những lẽ phải của chõn lý khoa học, đấu tranh khụng khoan nhượng với bất cứ lý lẽ nào biện hộ cho những tín điều ẩn chứa lợi ớch của giới thầy tu Cuộc đời ông đó để lại một số tỏc phẩm cú giỏ trị, phản ánh tương đối sõu sắc và rừ nột những sự biến trong quỏ trỡnh đấu tranh giữa cỏc

hệ tư tưởng lỳc bấy giờ Những tỏc phẩm điển hỡnh của Bruno bao gồm : Về

nguyên nhân, cơ sở và tớnh thống nhất (1584), Về tớnh vụ tận, vũ trụ và thế giới (1591); Về đơn tử, số và hỡnh (1591)

Nét đặc trưng của Bruno là thế giới quan duy vật và vụ thần của ụng nằm trong vỏ phiếm thần luận Từ quan điểm của Bruno, ta thấy giới tự nhiên là cơ sở thống nhất, phổ biến của mọi hiện tượng vật chất và tinh thần Chỉ riờng luận điểm này của Bruno đó đi ngược lại những tụn chỉ của Thần thánh Bruno đó phỏt triển quan điểm duy vật và đó đưa ra quan niệm riờng về thế giới thực tại

“Theo ý Bruno, trong giới tự nhiờn, cỏi lớn nhất và cỏi nhỏ nhất phự hợp với

nhau ễng phõn biệt ba loại tối thiểu : trong toỏn học đó là điểm, trong vật lý học

là nguyờn tử, trong triết học là đơn tử (manade); mọi cái đều từ nhỏ mà ra, những lượng to nhất là do những lượng bộ nhất hợp thành” [22, 68]

Với việc phủ nhận vai trũ tối cao của Chúa, ông đó hạ bệ không thương tiếc những giỏ trị phải mất hàng nghỡn năm nhà thờ mới gõy dựng được Với

uy tớn của mỡnh, Bruno đó thuyết giảng bất cứ nơi nào ông đến Cuộc đời lưu lạc, bị truy đuổi của ụng cũng là hành trỡnh khụng mệt mỏi vạch trần những

lý lẽ giả dối, lừa bịp mà cỏc chức sắc tụn giỏo lợi dụng lũng tin của giáo dân đối với Chúa để duy trỡ địa vị chớ tụn của mỡnh trong xó hội

Trang 37

Bruno đó cụng kớch mạnh mẽ chủ nghĩa Kinh viện, cho con người thấy được thực tế rằng chủ nghĩa Kinh viện chỉ nghiờn cứu, bắt bẻ cỏi vỏ, hỡnh thức của cỏi chữ mà bỏ qua những nội dung lý luận trong cỏc học thuyết Vụ hỡnh chung, hoạt động của ông đó trở thành việc tuyờn truyền, dẫn giảng cho những con chiờn của Chúa đến với chủ nghĩa vụ thần Để bảo vệ lợi ớch của mỡnh và nhổ “cỏi gai” Bruno, giỏo hội đương thời đó truy nó và xột xử Bruno với hỡnh phạt nặng nhất : hành hỡnh ụng trờn giàn thiờu trước quảng trường Hoa ở La

Đại biểu cuối cựng trong số cỏc nhà khoa học chống lại sự thống trị của chủ nghĩa Kinh viện là G.Gallie Ông đó cú vai trũ quan trọng trong sự phỏt triển tri thức khoa học và thế giới quan duy vật hồi thế kỷ XVII, là một trong những đại biểu điển hỡnh chống lại thế giới quan và sự thống trị của chủ nghĩa Kinh viện Gallie là một nhà bỏc học cú tri thức trờn nhiều lĩnh vực ễng là nhà toỏn học, vật lý học, thiờn văn học, triết học đồng thời cũng là một người rất am hiểu về mỹ thuật, và là một nhà văn xuất sắc Những tỏc phẩm của Gallie về cơ học cú một ý nghĩa to lớn đối với khoa học và triết học

Ông đó kế thừa và phỏt triển xuất sắc học thuyết Nhật tõm của Copernic Cỏc cụng trỡnh khoa học của ông thường rất thực tế, gắn liền với

cuộc sống, nhu cầu cuộc sống của con người, đặc biệt “việc chế ra kớnh viễn

vọng và những phỏt hiện gắn liền với nó đó tạo ra một bước ngoặt trong thiên văn học” [22, 101] “Thành cụng ấy đó làm cho lý thuyết “mặt trời là trung tõm” của Copernic đó cú bằng chứng mới, cực kỳ quan trọng” [22, 103] Và

nú cú ý nghĩa vạch trần, chứng minh sự phi lý, vô căn cứ trong những lý lẽ, học thuyết của chủ nghĩa Kinh viện

Cỏc tỏc phẩm triết học và khoa học của Gallie cú ý nghĩa hết sức quan trọng Gallie đó thể hiện một thế giới quan duy vật tương đối sõu sắc và toàn

diện Điều đó có ý nghĩa sâu sắc bởi nó đó “giữ vai trũ lịch sử vĩ đại trong cuộc

đấu tranh chống thế giới quan thần học - kinh viện chủ nghĩa” [22, 103]

Trang 38

Gallie đó chứng minh sự phi lý trong những giỏo điều thần học bằng những thực nghiệm khoa học ễng kiờn quyết bỏc bỏ cách tư duy và lối lập luận theo

kiểu “ống hút hút được nước bởi vỡ tự nhiờn vốn sợ sự trống khụng” của

Thomas d’Aquin Gallie đó đề cao khả năng nhận thức của con người và phủ định vai trũ của Chỳa trong sự phỏt triển năng lực tư duy của con người ễng khẳng định giới tự nhiờn tồn tại theo những quy luật riờng và những quy luật

bất biến hợp thành “trật tự tự nhiờn của cỏc sự vật” hay như câu nói nổi tiếng sau khi chấp nhận thoả hiệp để thoỏt bản ỏn tử hỡnh “Dù sao trái đất vẫn

đó cú những giỏ trị khụng thể phủ nhận Trờn nền tảng khoa học ấy, CNNV

đó đẩy chõu Âu tiến những bước xa hơn trong lịch sử, đó thỳc đẩy tư duy của thời đại phỏt triển lờn một tầm cao mới, tiến bộ hơn so với thời kỳ Trung cổ với sự ngự trị của Chỳa trời và giỏo hội nhà thờ

* Từ kinh nghiệm luận sang duy lý luận

Cựng với cuộc đấu tranh của khoa học tự nhiờn chống lại chủ nghĩa Kinh viện Thời kỳ này triết học cú sự phỏt triển từ kinh nghiệm luận sang duy lý luận

Trước hết, chỳng ta thấy rằng, nguyên nhân đầu tiờn làm cho kinh nghiệm luận phỏt triển và thay thế chủ nghĩa Kinh viện là do sự phỏt triển của kinh tế - xó hội chõu Âu Kinh tế hàng hóa đó hỡnh thành và ngày càng tỏ rừ

ưu thế vượt trội so với kinh tế tự nhiờn Cụng việc kinh doanh, buôn bán và giao thương đũi hỏi phải làm ra những phương tiện cú kỹ thuật cao Thực tế của cỏc hoạt động kinh doanh, buụn bán trên đường biển, sự ra đời của những

Trang 39

hạm đội quốc gia do con người làm ra thời bấy giờ rừ ràng cú nhiều điều khụng giống như Kinh thánh Để trả lời cho những băn khoăn ấy một cỏch cú

hệ thống, cỏc học thuyết của Copernic, Gallie lần lượt ra đời Nhưng chỉ dừng lại ở cỏc học thuyết ấy thỡ khụng thể đủ sức đánh đổ chủ nghĩa Kinh viện Nếu đánh đổ được nền tảng của chủ nghĩa Kinh viện, đánh đổ được thúi giỏo điều sẽ làm lung lay được tận gốc quyền lực nhà thờ

Bước đi đầu tiên để làm điều này của cỏc nhà khoa học là dựa vào thực nghiệm Thực nghiệm về khoa học là bước ứng dụng lý luận vào thực tế, là bằng chứng sống khiến cỏc thầy tu khụng thể chối cói được Muốn chứng minh trái đất trũn Magienlang đó xuất phỏt từ một địa điểm, đi mói về một hướng và cuối cựng lại trở về đúng điểm ông đó xuất phát ra đi

Một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất khởi xướng phong trào phỏt triển khoa học thực nghiệm là R.Becon (1214 - 1294) Tư tưởng của ông đánh dấu cho sự phỏt triển của khoa học thực nghiệm với chất lượng mới, đáp ứng nhu cầu phỏt triển của thời đại, và đáp ứng nhu cầu húa giải chủ nghĩa Kinh viện Tư tưởng triết học của Becon khởi điểm đi đến duy lý luận cú sự chớn muồi tương đối toàn diện và khỏ sớm

Mặc dù lúc đầu cú chịu ảnh hưởng của Augustin, song Becon đó cú một lý luận khỏ vững trong tư tưởng triết học của mỡnh khi dựa trờn bốn

“chiếc chõn ghế” tức bốn điều trở ngại cần phải khắc phục trong phần chõn lý:

Một là, sự sựng bỏi quy phục trước cái uy tín không có cơ sở và khụng xứng đáng

Hai là, thói quen lâu đời đối với những quan niệm đó rừ ràng

Ba là, tớnh chất vô căn cứ của những phán đoán về số đông

Bốn là, sự che dấu của cỏc nhà bỏc học đối với sự thiếu hiểu biết của mỡnh dưới cỏi mặt nạ của sự thụng thỏi [40, 235]

Trang 40

Từ đó, Becon “rỳt ra ba nguồn gốc của nhận thức là uy tớn, lý trớ và

kinh nghiệm” [40, 236] Đặt tư tưởng của ụng vào xó hội đương thời ụng đang

sống, chỳng ta cú thể nhận thấy rằng, tư tưởng của Becon đó đưa tư duy của con người châu Âu đạt đến tầm cỡ thật đáng nể Ở đó có sự chừng mực, phự hợp, khụng cực đoan, không phiến diện trong tư tưởng chống thần học của ông Becon đó phờ phỏn gay gắt những biểu hiện xấu xa, những thói hư tật xấu của giới tu sỹ, tăng lữ, nhà thờ sự hủ hoại của giỏo hội Đồng thời Becon

đó cực kỳ khụng ngoan khi ụng “tuyờn bố sự phụ thuộc của triết học vào lũng tin” để tạm gạt sang một bờn sự chỳ ý của tôn giáo Becon đặc biệt coi trọng trớ tuệ ông coi đó là cơ sở, nền tảng để chủ nghĩa Kinh nghiệm đấu tranh cú hiệu quả với những lý lẽ giáo điều cực đoan của chủ nghĩa Kinh viện thầy tu

Do sự phỏt triển của kinh tế, của khoa học cuối thế kỷ XVI đó dẫn đến

sự thắng thế của kinh nghiệm luận đối với chủ nghĩa Kinh viện giỏo điều, điều đó đó tạo ra hai bước tiến :

Một là, khoa học đó thuyết phục và tạo được niềm tin trong nhận thức con

người qua những vớ dụ, thực tiễn phỏt minh trong thực tiễn để làm sỏng tỏ chõn

Hai là, kinh nghiệm luận Trung cổ đó gúp phần nõng cấp tư duy của xó

hội lờn một tầm cao mới Đó là một tầm vóc tư duy được định hỡnh và phỏt triển trong tớnh hệ thống, tớnh hiệu quả, tớnh thực tiễn, tớnh khỏt vọng và cả tớnh chất mang tầm triết luận

Với những thành tựu nổi bật ấy, kinh nghiệm luận và chủ nghĩa duy vật tõy Âu Trung cổ đó tạo lập nền tảng để ra đời một xó hội văn minh, theo quy luật tiến húa của xó hội, của lịch sử và tư duy Những mầm mống của một hỡnh thỏi kinh tế - xó hội mới châu Âu đó hỡnh thành Đây cũng là một tất yếu vỡ lỳc này nhu cầu của con người muốn vươn lên đến tự do khẳng định mỡnh Qua gần ngàn năm tồn tại và yờu Chỳa, linh hồn con người ta khụng

Ngày đăng: 24/03/2015, 09:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Almanach (1999), Những nền văn minh thế giới, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những nền văn minh thế giới
Tác giả: Almanach
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 1999
2. Nguyễn Thị Ánh (2002), Khoa học xó hội và nhân văn với sự phỏt triển kinh tế xó hội trong quá trinh CNH - HĐH ở Việt Nam hiện nay, Luận ỏn tiến sỹ Triết học 5.01.02, Thư viện Quốc Gia Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học xó hội và nhân văn với sự phỏt triển kinh tế xó hội trong quá trinh CNH - HĐH ở Việt Nam hiện nay
Tác giả: Nguyễn Thị Ánh
Năm: 2002
3. IU.B.Bụrep (1974), Những phạm trự mỹ học cơ bản, Trường Đại học tổng hợp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những phạm trự mỹ học cơ bản
Tác giả: IU.B.Bụrep
Năm: 1974
4. Khương Thiếu Ba, Chu Hữu Chớ (chủ biờn) (2002), Thế giới 5000 năm, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thế giới 5000 năm
Tác giả: Khương Thiếu Ba, Chu Hữu Chớ (chủ biờn)
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 2002
5. Đặng Thế Bớnh (chủ biờn) (1995), Tuyển tập kịch W.Shakespeare, Nxb Sõn khấu, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập kịch W.Shakespeare
Tác giả: Đặng Thế Bớnh (chủ biờn)
Nhà XB: Nxb Sõn khấu
Năm: 1995
6. GS.TS Lờ Nguyờn Cẩn (biờn soạn) (2006), Tỏc phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường, Wiliam Sechxpia, Nxb Đại học sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Wiliam Sechxpia
Tác giả: GS.TS Lờ Nguyờn Cẩn (biờn soạn)
Nhà XB: Nxb Đại học sư phạm
Năm: 2006
7. Phạm Văn Chung (2005), Chủ nghĩa nhân đạo hay chủ nghĩa nhân văn, Bài đăng trên báo Giáo dục và thời đại (số ra ngày 6 thỏng 8) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ nghĩa nhân đạo hay chủ nghĩa nhân văn
Tác giả: Phạm Văn Chung
Năm: 2005
8. Crane Brinton (cựng nhiều tỏc giả), Lịch sử phỏt triển văn hóa văn minh nhân loại, Văn minh phương Tây, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn minh phương Tây
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
9. Đảng cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lờn chủ nghĩa xó hội, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lờn chủ nghĩa xó hội
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1991
10. Đảng cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương khóa VIII
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 1998
11. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần IX, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần IX
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2001
12. Fernand Braudel (nd Trần Hương Liên - Hoàng Việt), Tỡm hiểu cỏc nền văn minh thế giới, Nxb Khoa học xó hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tỡm hiểu cỏc nền văn minh thế giới
Nhà XB: Nxb Khoa học xó hội
13. Hội đồng bỏch khoa chỉ đạo biờn soạn từ điển bỏch khoa Việt Nam (1995), Từ điển bỏch khoa Việt Nam, tập 1 (A-D), Nxb Trung tõm biờn soạn từ điển bỏch khoa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển bỏch khoa Việt Nam
Tác giả: Hội đồng bỏch khoa chỉ đạo biờn soạn từ điển bỏch khoa Việt Nam
Nhà XB: Nxb Trung tõm biờn soạn từ điển bỏch khoa
Năm: 1995
14. Nguyễn Thị Hương (2001), Tư tưởng nhân văn truyền thống Việt Nam thế kỷ X đến thế kỷ XV nội dung và phương pháp kế thừa, Luận ỏn tiến sỹ khoa học Triết học 5.01.02, Thư viện Quốc gia Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng nhân văn truyền thống Việt Nam thế kỷ X đến thế kỷ XV nội dung và phương pháp kế thừa
Tác giả: Nguyễn Thị Hương
Năm: 2001
15. Từ Hải (1994), Kinh dịch, Nxb Trung Hoa thư mục, Bắc kinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh dịch
Tác giả: Từ Hải
Nhà XB: Nxb Trung Hoa thư mục
Năm: 1994
16. Đỗ Văn Khang, Đỗ Huy Chỳ (1985), Mỹ học MỏcLờnin, Nxb Đại học và Trung học chuyờn nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mỹ học MỏcLờnin
Tác giả: Đỗ Văn Khang, Đỗ Huy Chỳ
Nhà XB: Nxb Đại học và Trung học chuyờn nghiệp
Năm: 1985
17. Đỗ Văn Khang (1984), Lịch sử mỹ học, Nxb Văn húa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử mỹ học
Tác giả: Đỗ Văn Khang
Nhà XB: Nxb Văn húa
Năm: 1984
18. Đỗ Văn Khang (1992), Nguyờn lý mỹ học Mỏclờnin, phần II, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyờn lý mỹ học Mỏclờnin
Tác giả: Đỗ Văn Khang
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1992
19. Đỗ Văn Khang (2001), Nghệ thuật học, Nxb ĐHQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật học
Tác giả: Đỗ Văn Khang
Nhà XB: Nxb ĐHQG
Năm: 2001
20. Đỗ Văn Khang (chủ biờn) (2004), Mỹ học Mỏclờnin, Nxb ĐH Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mỹ học Mỏclờnin
Tác giả: Đỗ Văn Khang (chủ biờn)
Nhà XB: Nxb ĐH Sư phạm
Năm: 2004

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w