1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quan hệ liên cá nhân chi phối hành động xin lỗi, cảm ơn trong một số tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại

125 1,5K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 125
Dung lượng 668,5 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU1. Lí do chọn đề tài1.1 Trong hội thoại, yếu tố nhân vật giao tiếp (thoại nhân) là một yếu tố quan trọng để hình thành nên ngữ cảnh (context). Nhân vật giao tiếp bao gồm vai giao tiếp và quan hệ liên cá nhân. Quan hệ liên cá nhân theo R.Brown và A.Gilman, đó là quan hệ quyền lực (power) và khoảng cách (distance) xã hội hay còn gọi là quan hệ thân hữu (solidarity). Quan hệ liên cá nhân sẽ chi phối đến việc lựa chọn ngôn ngữ (từ ngữ, câu) của mỗi cá nhân trong hoạt động giao tiếp.1.2 Các nghiên cứu về ngữ dụng học đang quan tâm một cách đáng kể về quan hệ liên cá nhân trong hoạt động giao tiếp. Ở đó mỗi con người tham gia vào hoạt động giao tiếp bộc lộ những kinh nghiệm ứng xử, khả năng ứng xử để góp phần tạo dựng nên sự thành công (hay thất bại) của mỗi cuộc giao tiếp.1.3 Nghiên cứu hành động xin lỗi, cảm ơn trong tiếng Việt cũng đã được một số công trình nghiên cứu đề cập và đã có những kết luận khoa học với những cách thức tiếp cận khác nhau. Nhưng nghiên cứu quan hệ liên cá nhân chi phối đến các yếu tố ngôn ngữ trong phát ngôn của các nhân vật giao tiếp mà hẹp hơm là hành động xin lỗi, cảm ơn trong các tác phẩm văn chương vẫn còn những khoảng trống nhất định. Đó chính là lý do để tác giả luận văn lựa chọn đề tài: “Quan hệ liên cá nhân chi phối hành động xin lỗi, cảm ơn trong một số tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại”.2. Lịch sử vấn đềQuan hệ liên cá nhân đã được một số nhà nghiên cứu trên thế giới và trong nước quan tâm nghiên cứu. R.Brown và A.Gilman đã nghiên cứu quan hệ liên cá nhân chi phối đến việc sử dụng đại từ xưng hô trong một số ngôn ngữ phương Tây như tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha,... Theo hai nhà nghiên cứu này, ở đâu người ta tôn trọng quyền lực thì ở đó người ta xưng hô theo đại từ V (vos), còn ở đâu quan hệ thân hữu nổi lên thì người ta xưng hô theo đại từ T (tu). Ở trong nước, các giáo trình nghiên cứu về ngữ dụng học đều viết khá rõ về quan hệ liên cá nhân trong giao tiếp. Đỗ Hữu Châu cho rằng trong giao tiếp, mỗi cá nhân chúng ta đều chịu ảnh hưởng của quan hệ quyền uy và quan hệ thân cận (hay còn gọi là quan hệ dọc và quan hệ ngang). Các quan hệ này sẽ tác động đến lời ăn tiếng nói của mỗi cá nhân khi tham gia hoạt động giao tiếp.Các nghiên cứu trước đây về quan hệ liên cá nhân mới dừng lại ở tính lý luận hoặc vận dụng những lí luận đó vào giải thích một vài hiện tượng sử dụng ngôn ngữ của cá nhân khi tham gia vào hoạt động giao tiếp. Các nghiên cứu chuyên biệt về quan hệ liên cá nhân chi phối đến các yếu tố ngôn ngữ trong một hành động ngôn ngữ cụ thể vẫn còn bỏ ngỏ.3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn3.1. Mục đíchLuận văn hướng tới mục đích là hệ thống hóa lí luận về quan hệ liên cá nhân và quan hệ liên cá nhân có tác động như thế nào đến việc sử dụng các yếu tố ngôn ngữ của hành động xin lỗi, cảm ơn trong tương tác của người Việt.3.2 Nhiệm vụTừ mục đích như trên, luận văn hướng tới các nhiệm vụ: Hệ thống hóa lý luận về quan hệ liên cá nhân dựa trên những kết quả nghiên cứu khoa học đáng tin cậy đã được công bố. Xây dựng được các mô thức tiêu biểu về hành động xin lỗi, cảm ơn (nghi thức xin lỗi, cảm ơn) trong giao tiếp tiếng Việt. Chỉ ra sự tác động của quan hệ liên cá nhân đến việc sử dụng các yếu tố ngôn ngữ của các nhân vật giao tiếp trong một số tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại. Phân tích được các yếu tố ngôn ngữ thể hiện tính lịch sự của hành động xin lỗi, cảm ơn trong hoạt động giao tiếp tiếng Việt.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu4.1. Đối tượng nghiên cứuNghiên cứu các lời thoại mà hẹp hơn là nghiên cứu lời xin lỗi, cảm ơn của các nhân vật giao tiếp trong một số truyện văn học Việt Nam hiện đại.4.2. Phạm vi nghiên cứuLuận văn nghiên cứu quan hệ liên cá nhân được thể hiện qua quan hệ quyền lực (vai hàng trên, vai hàng ngang, vai hàng dưới) và quan hệ khoảng cách (quan hệ thân sơ) sẽ tác động như thế nào đến việc lựa chọn sử dụng các yếu tố ngôn ngữ trong hành động xin lỗi, cảm ơn của các nhân vật giao tiếp trong một số tác phẩm Văn học Việt Nam hiện đại.5. Ý nghĩa của luận văn5.1. Ý nghĩa lí luậnPhân tích một cách có hệ thống các yếu tố chi phối đến việc lựa chọn các yếu tố ngôn ngữ trong phát ngôn của hoạt động giao tiếp tiếng Việt.Xác định một cách có căn cứ quan hệ quyền lực và khoảng cách xã hội sẽ chi phối đến việc lựa chọn các yếu tố ngôn ngữ của hành động xin lỗi, hành động cảm ơn trong hoạt động giao tiếp Tiếng Việt.Xây dựng được những tiêu chí khác biệt trong việc tạo lập và lĩnh hội hành động xin lỗi, hành động cảm ơn giữa tiếng Việt với một số ngôn ngữ khác như tiếng Thái, tiếng Anh, tiếng Pháp,...5.2. Ý nghĩa thực tiễnNếu kết quả nghiên cứu của luận văn công bố được chấp nhận thì đây sẽ là tài liệu tham khảo có ý nghĩa khoa học, bổ sung vào việc giảng dạy Ngữ dụng học trong nhà trường.Kết quả nghiên cứu giúp cho mọi người, nhất là nam nữ thanh niên trong cách ứng xử, đặc biệt là ứng xử bằng ngôn ngữ sẽ tinh tế, lịch sự hơn, góp phần giúp họ thành công trong mỗi cuộc giao tiếp.6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu6.1 Phương pháp nghiên cứuTrong quá trình thực hiện luận văn, để giải quyết được một số nhiệm vụ cũng như công việc đã đề ra, luận văn đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:6.1.1Phương pháp phân tích Phương pháp này được người viết sử dụng trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu các tài liệu về hành động xin lỗi, cảm ơn; phân tích mổ xẻ vấn đề theo nhiều chiều hướng khác nhau để thấy rõ được những biểu hiện của quan hệ liên cá nhân chi phối hành động xin lỗi, cảm ơn trong một số tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại.6.1.2Phương pháp quy nạpQua việc phân tích các tài liệu nghiên cứu, người viết đi đến tổng hợp và khái quát hóa, rút ra những kết luận cần thiết về các vấn đề đã được nghiên cứu.6.1.3Phương pháp hệ thốngVận dụng phương pháp hệ thống nghiên cứu quan hệ liên cá nhân chi phối hành động xin lỗi, cảm ơn.6.1.4Phương pháp khảo sát, thống kêPhương pháp này được sử dụng để tiến hành khảo sát một số tác phẩm Văn học Việt Nam hiện đại liên quan đến đề tài và sau đó thống kê lại toàn bộ nội dung đã được khảo sát. Việc sử dụng phương pháp này giúp cho chúng ta thống kê được nhiều nguồn dữ liệu một cách chính xác và có hiệu quả; giúp ta nắm bắt được những vấn đề nào còn khuyết thiếu để từ đó chúng ta tiến hành bổ sung hoàn chỉnh lại vấn đề.6.2 Nguồn ngữ liệu Nguồn ngữ liệu chủ yếu là các lời thoại xin lỗi, cảm ơn trong các tác phẩm truyện văn học Việt Nam hiện đại. Sử dụng thêm các hành động xin lỗi, cảm ơn trong giao tiếp đời thường để so sánh, đối chiếu và làm rõ được nghi thức xin lỗi, cảm ơn trong giao tiếp tiếng Việt.7. Cấu trúc của luận vănNgoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, cấu trúc luận văn gồm 3 chương, cụ thể:Chương 1: Cơ sở lí thuyếtChương 2: Yếu tố quyền lực và khoảng cách xã hội chi phối đến việc sử dụng các yếu tố ngôn ngữ trong hành động xin lỗiChương 3: Yếu tố quyền lực và khoảng cách xã hội chi phối đến việc sử dụng các yếu tố ngôn ngữ trong hành động cảm ơn CHƯƠNG 1CƠ SỞ LÍ THUYẾT1.1 HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP VÀ VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI VIỆT TRONG HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP1.1.1Hoạt động giao tiếp Giao tiếp là hoạt động liên cá nhân nhằm trao đổi tư tưởng, tình cảm, nhận thức và thể hiện thái độ, tâm trạng của mỗi cá nhân giữa người này với người khác. Giao tiếp chịu sự tác động của hàng loạt các yếu tố như ngữ cảnh, ngôn ngữ và diễn ngôn:+ Nêu và phân tích sáu nhân tố ngữ cảnh trong hoạt động giao tiếp.+ Chú ý đến nhân tố nhân vật giao tiếp (thoại nhân) trong việc hình thànhg nên ngữ cảnh.1.1.2 Văn hóa ứng xử trong tương tác của người Việt Người Việt tôn trọng tôn ti, thứ bậc trong giao tiếp. Người Việt luôn tìm cách ứng xử khéo léo, khiêm nhường, đúng mực, lễ phép để đạt được mong muốn trong mỗi cuộc giao tiếp. Người Việt giao tiếp theo phương châm “hòa đồng”, lấy sự “dĩ hòa vi quý” làm mục tiêu chủ yếu trong mỗi cuộc giao tiếp.1.2 LÍ THUYẾT HÀNH ĐỘNG NÓI1.2.1 Thế nào là hành động nói?1.2.2 Điều kiện của một hành động tại lời1.3 MỘT SỐ KHÁI NIỆM NỀN TẢNG CỦA LÍ THUYẾT HỘI THOẠI1.3.1 Hội thoại và các nguyên tắc của hội thoại1.3.1.1 Hội thoại và một số khái niệm cơ bản Nói đến giao tiếp tức là hội thoại. Một số khái niệm cơ bản.1.3.1.2 Các nguyên tắc hội thoại Nguyên tắc tôn trọng thể diện Nguyên tắc cộng tác Nguyên tắc khiêm tốn...1.4 QUAN HỆ LIÊN CÁ NHÂN CHI PHỐI ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN CÁC YẾU TỐ NGÔN NGỮ TRONG PHÁT NGÔN, DIỄN NGÔN1.4.1 Một số nhân tố chi phối khác đến việc lựa chọn, sử dụng các yếu tố ngôn ngữ trong hành động nói khi tham gia giao tiếp Hoàn cảnh giao tiếp (hiện thực ngoài diễn ngôn): quy thức, phi quy thức, thân tình. Nhân vật giao tiếp (vai giao tiếp, quan hệ liên cá nhân)1.4.2 Quan hệ liên cá nhân Thế nào là quan hệ liên cá nhân? Quan hệ liên cá nhân được thể hiện ở sơ đồ sau:Power (quyền lực)Solidarity (thân hữu)Distance (khoảng cách) Các cặp quan hệ liên cá nhân thường gặp trong tương tác xã hội (sáu cặp). Giao tiếp của người Việt thường tăng cường các mối quan hệ liên nhân (có thể phá vỡ quan hệ liên nhân) Trong giao tiếp, mỗi cá nhân tham gia thường khác nhau về quan hệ quyền lực, hiểu biết và khoảng cách xã hội... Việc lựa chọn các yếu tố ngôn ngữ cho phù hợp với quan hệ liên nhân sẽ góp phần thành công trong mỗi cuộc giao tiếp.TIỂU KẾT CHƯƠNG ICHƯƠNG 2QUAN HỆ QUYỀN LỰC VÀ KHOẢNG CÁCH XÃ HỘI CHI PHỐI ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN CÁC YẾU TỐ NGÔN NGỮ TRONG HÀNH ĐỘNG XIN LỖI2.1 QUAN HỆ QUYỀN LỰC CHI PHỐI ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG CÁC YẾU TỐ NGÔN NGỮ TRONG HÀNH ĐỘNG XIN LỖI2.1.1 Thế nào là quan hệ quyền lực? Quan hệ quyền lực là gì? Quan hệ quyền lực và quan hệ quyền uy trong giao tiếp Văn hóa ứng xử theo tôn ti của người Việt2.1.2 Quan hệ quyền lực chi phối đến việc sử dụng các yếu tố ngôn ngữ trong hành động xin lỗi2.1.2.1 Thế nào là hành động xin lỗi?2.1.2.2 Các điều kiện để nhận diện hành động xin lỗi2.1.2.3 Hành động xin lỗi được khảo sát qua một số tác phẩm truyện Văn học Việt Nam hiện đại Ngữ liệu và phương pháp. Các kiểu dạng hành động xin lỗi.(Lập bảng thống kê, phân loại) Các kiểu dạng hành động xin lỗi gắn với yếu tố quyền lực(Lập bảng thống kê, phân loại) Phân tích việc lựa chọn các yếu tố ngôn ngữ gắn với phép lịch sự trong hành động giao tiếp. Phân tích trong tương quan văn hóa ứng xử của người Việt.2.2 QUAN HỆ KHOẢNG CÁCH XÃ HỘI CHI PHỐI ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG CÁC YẾU TỐ NGÔN NGỮ TRONG HÀNH ĐỘNG XIN LỖI2.2.1 Khoảng cách xã hội là gì?2.2.2 Khoảng cách xã hội và cách thức ứng xử của người Việt Quan hệ thân hữu ứng xử khác với quan hệ có khoảng cách. Người Việt vốn kín đáo trong giao tiếp2.2.3 Quan hệ khoảng cách xã hội với sử dụng các yếu tố ngôn ngữ trong hành động xin lỗi2.2.3.1 Ngữ liệu và phương pháp2.2.3.2 Kết quả khảo sát qua các tác phẩm truyện văn học Việt Nam hiện đại(Lập bảng thống kê theo kiểu dạng hành động xin lỗi) Phân tích trong tương quan với văn hóa ứng xử của người Việt.TIỂU KẾT CHƯƠNG 2CHƯƠNG 3QUAN HỆ QUYỀN LỰC VÀ KHOẢNG CÁCH XÃ HỘI CHI PHỐI ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN CÁC YẾU TỐ NGÔN NGỮ TRONG HÀNH ĐỘNG CẢM ƠN3.1 QUAN HỆ QUYỀN LỰC CHI PHỐI ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG CÁC YẾU TỐ NGÔN NGỮ TRONG HÀNH ĐỘNG CẢM ƠN3.1.1 Quan hệ quyền lực chi phối đến việc sử dụng các yếu tố ngôn ngữ trong hành động cảm ơn3.1.2 Thế nào là hành động cảm ơn?3.1.3 Các điều kiện để nhận diện hành động cảm ơn kiểu hành động cảm ơn trong giao tiếp3.1.4 Hành động cảm ơn được khảo sát qua một số tác phẩm truyện Văn học Việt Nam hiện đại Ngữ liệu và phương pháp. Các kiểu dạng hành động cảm ơn.(Lập bảng thống kê, phân loại) Các kiểu dạng hành động cảm ơn gắn với yếu tố quyền lực(Lập bảng thống kê, phân loại) Phân tích việc lựa chọn các yếu tố ngôn ngữ gắn với phép lịch sự trong hành động giao tiếp. Phân tích trong tương quan văn hóa ứng xử của người Việt.3.2 QUAN HỆ KHOẢNG CÁCH XÃ HỘI CHI PHỐI ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG CÁC YẾU TỐ NGÔN NGỮ TRONG HÀNH ĐỘNG CẢM ƠN3.2.1 Quan hệ khoảng cách xã hội với sử dụng các yếu tố ngôn ngữ trong hành động cảm ơn3.2.2 Ngữ liệu và phương pháp3.2.3 Kết quả khảo sát qua các tác phẩm truyện văn học Việt Nam hiện đại(Lập bảng thống kê theo kiểu dạng hành động cảm ơn) Phân tích trong tương quan với văn hóa ứng xử của người Việt.TIỂU KẾT CHƯƠNG 3KẾT LUẬNDự kiến kết luận:1. Quan hệ liên cá nhân tác động, chi phối đến việc lựa chọn sử dụng các yếu tố ngôn ngữ trong phát ngôn.2. Quan hệ liên cá nhân tác động, chi phối đến việc lựa chọn sử dụng các yếu tố ngôn ngữ trong hành động xin lỗi, cảm ơn của người Việt trong tương tác xã hội.

Trang 1

M c l c ục lục ục lục

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 5

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ THUYẾT 6

1.1 HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP VÀ VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI VIỆT TRONG HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP 6

1.2 LÍ THUYẾT HÀNH ĐỘNG NÓI 15

1.3 MỘT SỐ KHÁI NIỆM NỀN TẢNG CỦA LÍ THUYẾT HỘI THOẠI 17

1.4 QUAN HỆ LIÊN CÁ NHÂN CHI PHỐI ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN CÁC YẾU TỐ NGÔN NGỮ TRONG PHÁT NGÔN, DIỄN NGÔN 23

CHƯƠNG 2 QUAN HỆ QUYỀN LỰC VÀ KHOẢNG CÁCH XÃ HỘI CHI PHỐI ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN CÁC YẾU TỐ NGÔN NGỮ TRONG HÀNH ĐỘNG XIN LỖI 37

2.1 QUAN HỆ QUYỀN LỰC CHI PHỐI ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG CÁC YẾU TỐ NGÔN NGỮ TRONG HÀNH ĐỘNG XIN LỖI 37

2.2 QUAN HỆ KHOẢNG CÁCH XÃ HỘI CHI PHỐI ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG CÁC YẾU TỐ NGÔN NGỮ TRONG HÀNH ĐỘNG XIN LỖI 64

CHƯƠNG 3QUAN HỆ QUYỀN LỰC VÀ KHOẢNG CÁCH XÃ HỘI CHI PHỐI ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN CÁC YẾU TỐ NGÔN NGỮ TRONG HÀNH ĐỘNG CẢM ƠN 77

3.1 QUAN HỆ QUYỀN LỰC CHI PHỐI ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG CÁC YẾU TỐ NGÔN NGỮ TRONG HÀNH ĐỘNG CẢM ƠN 77

3.2 QUAN HỆ KHOẢNG CÁCH XÃ HỘI CHI PHỐI ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG CÁC YẾU TỐ NGÔN NGỮ TRONG HÀNH ĐỘNG CẢM ƠN 97

KẾT LUẬN 109

TÀI LIỆU THAM KHẢO 113

PHỤ LỤC 118

Trang 2

1.2 Các nghiên cứu về ngữ dụng học đang quan tâm một cáchđáng kể về quan hệ liên cá nhân trong hoạt động giao tiếp Ở đó mỗi conngười tham gia vào hoạt động giao tiếp bộc lộ những kinh nghiệm ứng

xử, khả năng ứng xử để góp phần tạo dựng nên sự thành công (hay thấtbại) của mỗi cuộc giao tiếp

1.3 Nghiên cứu hành động xin lỗi, cảm ơn trong tiếng Việt cũng

đã được một số công trình nghiên cứu đề cập và đã có những kết luậnkhoa học với những cách thức tiếp cận khác nhau Nhưng nghiên cứuquan hệ liên cá nhân chi phối đến các yếu tố ngôn ngữ trong phát ngôncủa các nhân vật giao tiếp mà hẹp hơm là hành động xin lỗi, cảm ơntrong các tác phẩm văn chương vẫn còn những khoảng trống nhất định

Đó chính là lý do để tác giả luận văn lựa chọn đề tài: “Quan hệ liên cá nhân chi phối hành động xin lỗi, cảm ơn trong một số tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại”.

2 Lịch sử vấn đề

Quan hệ liên cá nhân đã được một số nhà nghiên cứu trên thế giới

và trong nước quan tâm nghiên cứu R.Brown và A.Gilman đã nghiêncứu quan hệ liên cá nhân chi phối đến việc sử dụng đại từ xưng hô trong

Trang 3

một số ngôn ngữ phương Tây như tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, Theo hai nhà nghiên cứu này, ở đâu người ta tôn trọng quyền lực thì ở đóngười ta xưng hô theo đại từ V (vos), còn ở đâu quan hệ thân hữu nổi lênthì người ta xưng hô theo đại từ T (tu)

Ở trong nước, các giáo trình nghiên cứu về ngữ dụng học đều viếtkhá rõ về quan hệ liên cá nhân trong giao tiếp Đỗ Hữu Châu cho rằngtrong giao tiếp, mỗi cá nhân chúng ta đều chịu ảnh hưởng của quan hệquyền uy và quan hệ thân cận (hay còn gọi là quan hệ dọc và quan hệngang) Các quan hệ này sẽ tác động đến lời ăn tiếng nói của mỗi cánhân khi tham gia hoạt động giao tiếp

Các nghiên cứu trước đây về quan hệ liên cá nhân mới dừng lại ởtính lý luận hoặc vận dụng những lí luận đó vào giải thích một vài hiệntượng sử dụng ngôn ngữ của cá nhân khi tham gia vào hoạt động giaotiếp Các nghiên cứu chuyên biệt về quan hệ liên cá nhân chi phối đếncác yếu tố ngôn ngữ trong một hành động ngôn ngữ cụ thể vẫn còn bỏngỏ

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

3.1 Mục đích

Luận văn hướng tới mục đích là hệ thống hóa lí luận về quan hệliên cá nhân và quan hệ liên cá nhân có tác động như thế nào đến việc sửdụng các yếu tố ngôn ngữ của hành động xin lỗi, cảm ơn trong tương táccủa người Việt

3.2 Nhiệm vụ

Từ mục đích như trên, luận văn hướng tới các nhiệm vụ:

- Hệ thống hóa lý luận về quan hệ liên cá nhân dựa trên những kếtquả nghiên cứu khoa học đáng tin cậy đã được công bố

Trang 4

- Xây dựng được các mô thức tiêu biểu về hành động xin lỗi, cảm

ơn (nghi thức xin lỗi, cảm ơn) trong giao tiếp tiếng Việt

- Chỉ ra sự tác động của quan hệ liên cá nhân đến việc sử dụng cácyếu tố ngôn ngữ của các nhân vật giao tiếp trong một số tác phẩm vănhọc Việt Nam hiện đại

- Phân tích được các yếu tố ngôn ngữ thể hiện tính lịch sự củahành động xin lỗi, cảm ơn trong hoạt động giao tiếp tiếng Việt

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu các lời thoại mà hẹp hơn là nghiên cứu lời xin lỗi,cảm ơn của các nhân vật giao tiếp trong một số truyện văn học Việt Namhiện đại

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu quan hệ liên cá nhân được thể hiện qua quan

hệ quyền lực (vai hàng trên, vai hàng ngang, vai hàng dưới) và quan hệkhoảng cách (quan hệ thân sơ) sẽ tác động như thế nào đến việc lựa chọn

sử dụng các yếu tố ngôn ngữ trong hành động xin lỗi, cảm ơn của cácnhân vật giao tiếp trong một số tác phẩm Văn học Việt Nam hiện đại

5 Ý nghĩa của luận văn

5.1 Ý nghĩa lí luận

Phân tích một cách có hệ thống các yếu tố chi phối đến việc lựachọn các yếu tố ngôn ngữ trong phát ngôn của hoạt động giao tiếp tiếngViệt

Xác định một cách có căn cứ quan hệ quyền lực và khoảng cách

xã hội sẽ chi phối đến việc lựa chọn các yếu tố ngôn ngữ của hành độngxin lỗi, hành động cảm ơn trong hoạt động giao tiếp Tiếng Việt

Trang 5

Xây dựng được những tiêu chí khác biệt trong việc tạo lập và lĩnhhội hành động xin lỗi, hành động cảm ơn giữa tiếng Việt với một sốngôn ngữ khác như tiếng Thái, tiếng Anh, tiếng Pháp,

5.2 Ý nghĩa thực tiễn

Nếu kết quả nghiên cứu của luận văn công bố được chấp nhận thìđây sẽ là tài liệu tham khảo có ý nghĩa khoa học, bổ sung vào việc giảngdạy Ngữ dụng học trong nhà trường

Kết quả nghiên cứu giúp cho mọi người, nhất là nam nữ thanhniên trong cách ứng xử, đặc biệt là ứng xử bằng ngôn ngữ sẽ tinh tế, lịch

sự hơn, góp phần giúp họ thành công trong mỗi cuộc giao tiếp

6 Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu

6.1 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện luận văn, để giải quyết được một sốnhiệm vụ cũng như công việc đã đề ra, luận văn đã sử dụng một sốphương pháp nghiên cứu sau:

6.1.2 Phương pháp quy nạp

Qua việc phân tích các tài liệu nghiên cứu, người viết đi đến tổnghợp và khái quát hóa, rút ra những kết luận cần thiết về các vấn đề đãđược nghiên cứu

6.1.3 Phương pháp hệ thống

Trang 6

Vận dụng phương pháp hệ thống nghiên cứu quan hệ liên cá nhânchi phối hành động xin lỗi, cảm ơn.

6.1.4 Phương pháp khảo sát, thống kê

Phương pháp này được sử dụng để tiến hành khảo sát một số tácphẩm Văn học Việt Nam hiện đại liên quan đến đề tài và sau đó thống kêlại toàn bộ nội dung đã được khảo sát Việc sử dụng phương pháp nàygiúp cho chúng ta thống kê được nhiều nguồn dữ liệu một cách chínhxác và có hiệu quả; giúp ta nắm bắt được những vấn đề nào còn khuyếtthiếu để từ đó chúng ta tiến hành bổ sung hoàn chỉnh lại vấn đề

7 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, cấu trúc luậnvăn gồm 3 chương, cụ thể:

Chương 1: Cơ sở lí thuyết

Chương 2: Yếu tố quyền lực và khoảng cách xã hội chi phối đến việc sử dụng các yếu tố ngôn ngữ trong hành động xin lỗi

Chương 3: Yếu tố quyền lực và khoảng cách xã hội chi phối đến việc sử

dụng các yếu tố ngôn ngữ trong hành động cảm ơn

Trang 7

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÍ THUYẾT

1.1 HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP VÀ VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA

NGƯỜI VIỆT TRONG HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP

1.1.1 Hoạt động giao tiếp

1.1.1.1 Khái niệm

Giao tiếp là hoạt động liên cá nhân nhằm trao đổi tư tưởng, tìnhcảm, nhận thức và thể hiện thái độ, tâm trạng của mỗi cá nhân giữangười này với người khác Nó là “một hoạt động diễn ra khi ít nhất cóhai nhân vật cùng luân phiên sử dụng cùng một hệ thống tín hiệu ngônngữ để trao đổi với nhau những nhận thức, những tình cảm và những ýmuốn của mình nhằm đạt đến một mục đích nào đó” [21;10] Tâm lí họccũng định nghĩa, giao tiếp là “sự tiếp xúc tâm lý giữa người với người,thông qua đó con người trao đổi thông tin, biểu cảm, kích thích hànhđộng và định hướng giá trị” [20;97] Nói cách khác, giao tiếp là quá trìnhxác lập mối quan hệ người – người, hiện thực hóa các quan hệ xã hộigiữa chủ thể này với chủ thể khác

Hoạt động giao tiếp có thể được tiến hành bằng nhiều phương tiệnkhác nhau như: ngôn ngữ, nét mặt, dáng điệu, cử chỉ… trong đó, giaotiếp bằng ngôn ngữ là phổ biến và tiện lợi hơn cả Không chỉ thế, ngônngữ còn là phương tiện giao tiếp có hiệu quả nó giúp cho con người bộc

Trang 8

lộ và truyền đạt được mọi điều trong khi các phương tiện giao tiếp khác

có sự hạn chế hơn

Giao tiếp mang tính chất xã hội Nó được thể hiện ở việc hìnhthành và phát triển trong xã hội và được sử dụng các phương tiện do conngười làm ra, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác Ngoài ra, giaotiếp còn mang tính cá nhân Tính cá nhân thể hiện ở nội dung, phạm vi,nhu cầu, phong cách, kỹ năng,…giao tiếp của mỗi người là khác nhau Giao tiếp có chức năng trao đổi, truyền đạt tri thức, kinh nghiệmvới nhau Giao tiếp là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống conngười bởi vì không ai có thể sống cô độc, lẻ loi mà không cần giao tiếpvới người khác Mỗi cá nhân vừa là nguồn phát thông tin vừa là nơi tiếpnhận thông tin Giao tiếp không chỉ bộc lộ cảm xúc mà còn tạo ra những

ấn tượng, những cảm xúc mới giữa các chủ thể Trong giao tiếp, mỗi chủthể tự bộc lộ quan điểm, tư tưởng, thái độ, thói quen,…của mình, do đócác chủ thể có thể nhận thức được về nhau làm cơ sở đánh gí lẫn nhau

Nó còn có chức năng điều điều hành vi, giúp nhận thức lẫn nhau, đánhgiá lẫn nhau và tự đánh giá được bản thân trong giao tiếp Cuối cùng nó

có chức năng phối hợp hoạt động Nhờ có quá trình giao tiếp, con người

có thể phối hợp hoạt động để cùng nhau giải quyết nhiệm vụ nào đónhằm đạt tới mục tiêu chung

1.1.1.2 Các nhân tố của hoạt động giao tiếp

Hoạt động giao tiếp đó chịu sự chi phối, tác động của những nhân

tố nhất định mà Đỗ Hữu Châu gọi là nhân tố giao tiếp Khi giao tiếp vớimột người nào đó, ta thường nảy sinh những câu hỏi như: Người giaotiếp với mình nói cái gì? Họ nói như thế nào? Tại sao lại nói như vậy màkhông nói khác đi?…luôn đặt ra trong những suy nghĩ của ta Đây lànhững vấn đề thuộc về nhân tố giao tiếp mà ngữ dụng học quan tâm và

Trang 9

tìm cách giải quyết Nó được xem là một trong ba khái niệm nền tảngcủa ngữ dụng học Chúng luôn có mặt trong các cuộc giao tiếp và chiphối cuộc giao tiếp đó về nội dung và hình thức Vì vậy mà cuộc giaotiếp thành công hay thất bại là tùy thuộc người giao tiếp có ứng xử phùhợp với các nhân tố có mặt trong cuộc giao tiếp ấy không Cũng như khixem xét một phát ngôn nào đó ta cũng cần phải biết được phát ngôn đó

do ai nói, nói trong hoàn cảnh nào, nói cái gì và nói để làm gì Nếu trảlời được những câu hỏi trên là ta đã có thể hiểu được điều mà người phátngôn muốn nói Các nhân tố giao tiếp được hiểu là các nhân tố có mặttrong một cuộc giao tiếp, chi phối cuộc giao tiếp đó và chi phối diễnngôn về hình thức cũng như nội dung Có thể thấy điều này trong cáccông trình nghiên cứu về ngữ dụng học của Đỗ Hữu Châu và NguyễnĐức Dân Các ông đều xem ngữ cảnh là một trong những khái niệm nềntảng không thể thiếu trong một công trình nghiên cứu về ngữ dụng học

Vì vậy khi xem xét bất cứ một phát ngôn nào ta cũng cần phải chú ý tớicác nhân tố chi phối phát ngôn đó

Các nhân tố giao tiếp bao gồm: nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp, phương tiện giao tiếp, cách thức giao tiếp

- Hoàn cảnh giao tiếp là nhân tố có mặt trong một cuộc giao tiếpmang tính động, thay đổi trong quá trình diễn ra cuộc giao tiếp Bất kìcái gì muốn trở thành hoàn cảnh của một cuộc giao tiếp cần phải đượcnhân vật giao tiếp ý thức Nó gồm: hoàn cảnh giao tiếp rộng (hay còn gọi

là tri thức văn hoá nền) bao gồm toàn bộ những hiểu biết về lịch sử, vănhoá, chính trị, kinh tế, tôn giáo, khoa học, nghệ thuật, ở thời điểm vàkhông gian trong đó đang diễn ra cuộc giao tiếp Tất cả những hiểu biếttrên tạo thành tiền giả định bách khoa và nó được huy động một cách

Trang 10

khác nhau tùy theo các nhân vật giao tiếp và tùy theo từng cuộc giao tiếp

cụ thể Và hoàn cảnh giao tiếp hẹp là không gian, thời gian cụ thể màcuộc giao tiếp diễn ra Không gian, thời gian thoại trường có những đặctrưng chung đòi hỏi các nhân vật giao tiếp phải có những ứng xử phùhợp với nó

- Nhân vật giao tiếp là những người tham gia vào một cuộc giaotiếp (xin nói kĩ ở dưới)

- Nội dung giao tiếp là tất cả những yếu tố vật chất, xã hội, vănhoá, được nói đến trong diễn ngôn của một cuộc giao tiếp; hay có thể

là những sản phẩm tinh thần của tư duy con người, có thể là cả nhữngtình cảm, cảm xúc và thái độ của con người đối với điều được nói đến.Xem xét một phát ngôn/diễn ngôn là đúng hay sai, có nghĩa hay vô nghĩa

là phụ thuộc vào thế giới khả hữu mà diễn ngôn được quy chiếu vào.Theo Đỗ Hữu Châu thì “về nội dung, diễn ngôn có hai thành tố: nội dungthông tin, bị quyết định bởi tính đúng – sai logic, cũng là nội dung trítuệ, hình thành do quan hệ giữa diễn ngôn và hiện thực được nói tới Thứhai là nội dung liên cá nhân bao gồm tất cả các nội dung của diễn ngônkhông bị qui định bởi tính đúng – sai logic Hai thành tố nội dung này cóthể hiện diện một cách tường minh trong diễn ngôn, qua câu chữ củadiễn ngôn, nó cũng có thể tồn tại một cách hàm ẩn, những người giaotiếp phải suy từ nội dung tường minh của diễn ngôn mới nắm bắt đượcnó” [17;37]

- Mục đích giao tiếp là cái mà người nói hướng tới trong quá trìnhgiao tiếp Mục đích của các hoạt động giao tiếp có thể khác nhau trongtừng hoàn cảnh khác nhau và “ý định hay mục đích giao tiếp sẽ cụ thểhóa thành đích của diễn ngôn thông qua các thành tố nội dung của diễnngôn Nói một cách tổng quát, diễn ngôn có đích tác động Người nói nói

Trang 11

ra một diễn ngôn là nhằm tác động đến người nghe của mình qua cácthành tố nội dung của diễn ngôn” [17;37] Mục đích tác động có thể chialàm ba loại: tác động về mặt nhận thức: giao tiếp nhằm mục đích thểhiện những hiểu biết, những nhận thức của người nói (viết) và truyền đạt

nó đến người nghe (đọc), làm thay đổi trạng thái nhận thức của nhau.Thứ ha, tác động về mặt tình cảm: giao tiếp nhằm mục đích bộc lộnhững cảm xúc, thái độ, tình cảm của con người xác lập hay củng cốnhững mối quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp Thứ ba là tác động vềmặt hành động: giao tiếp nhằm tác động đến người nghe (đọc) làm chongười đó phải thực hiện những hành động cần thiết

- Phương tiện giao tiếp và cách thức giao tiếp là tất cả những yếu tố

mà chúng ta dùng để thể hiện thái độ, tình cảm, mối quan hệ và nhữngtâm lý khác của mình trong một cuộc giao tiếp Ngôn ngữ là phương tiệngiao tiếp chủ yếu của con người, bằng ngôn ngữ con người có thể truyền

đi bất cứ một loại thông tin nào, như diễn tả tình cảm, ám chỉ, miêu tả sựvật Ngoài ra còn có yếu tố phi ngôn ngữ như: nét mặt giúp biểu lộ thái

độ cảm xúc của con người; nụ cười để biểu lộ tình cảm, thái độ củamình Con người có bao nhiêu kiểu cười thì có bấy nhiêu cá tính; áh mắtgiúp phản ánh trạng thái cảm xúc, bộc lộ tình cảm, tâm trạng và ướcnguyện của con người Trong giao tiếp, nó phụ thuộc vào vị trí xã hộicủa mỗi bên;…

Ví dụ 1: Chẳng hạn cuộc giao tiếp trong bài viết ca dao sau:

“- Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng

Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?

– Đan sàng thiếp cũng xin vâng

Tre vừa đủ lá non chăng hỡi chàng”?

Trang 12

Nhân vật giao tiếp là cô gái và chàng trai đang ở độ tuổi lập gia đình Hoàn cảnh giao tiếp rộng là văn hóa, nếp nghĩ của người dân Việt

ở làng quê Việt từ xưa tới nay: trai gái tới độ tuổi trưởng thành cần tìm hiểu nhau và lập gia đình Bối cảnh giao tiếp hẹp là một đêm trăng thanh Các nhân tố này biến bài ca dao giống như lời tỏ tình, cầu hôn và lời chấp thuận Các nhân tố ấy làm lời chàng trai và cô gái thân mật, trang nhã, đầy ẩn ý, vừa kín đáo, tế nhị nhất là trong cách bày tỏ tình cảm vừa nhanh nhạy đáp lại một cách hết sức khôn khéo, thông minh.

Ở đây lại xin đi sâu tiếp vào nhân tố nhân vật giao tiếp Nhân vậtgiao tiếp là nhân tố đóng vai trò chủ động, tích cực trong hoạt động giaotiếp Đỗ Hữu Châu đã định nghĩa về nhân vật giao tiếp như sau: “Nhânvật giao tiếp là người tham gia vào một cuộc giao tiếp bằng ngôn ngữ,dùng ngôn ngữ để tạo ra các lời nói, các diễn ngôn qua đó mà tác độngvào nhau Đó là tương tác bằng ngôn ngữ” [17;15] Giữa các nhân vậtgiao tiếp có mối quan hệ liên cá nhân và quan hệ vai giao tiếp :

- Quan hệ vai giao tiếp là sự phân vai trong cuộc giao tiếp đối vớichính sự phát hay nhận tin Trong giao tiếp hội thoại các nhân vật cùng

có mặt và thường xuyên chuyển đổi vai cho nhau: mỗi người lúc đóngvai người nói (viết), lúc đóng vai người nghe (đọc) Nó thường phânthành “vai phát ngôn – Sp1 (nói/viết) và vai nhận ngôn – Sp2(nghe/đọc)” [32].Vai phát ngôn là vai mà nhiệm vụ các nhân vật phảilàm là sử dụng ngôn ngữ (ở hai dạng nói và viết) để truyền tin gọi làngười nói hay chúng tôi tùy theo hình thức ngôn ngữ sử dụng Vai nhậnngôn có nhiệm vụ sử dụng ngôn ngữ để tiếp nhận các thông tin đượctruyền đến qua ngôn bản Khi tham gia giao tiếp, các vai giao tiếp đều có

ý định hay còn gọi là đích giao tiếp và niềm tin (tin điều mình nói ra làđúng, tin điều mình nói ra người nghe chưa biết, tin người nghe sẵn sàng

Trang 13

nghe lời mình, ) Trong một cuộc giao tiếp hội thoại, hai vai phát tin vànhận tin sẽ có sự chuyển đổi vai theo một quy tắc nhất định để duy trìcuộc hội thoại

Ví dụ 2: trong bài ca dao “Trèo lên cây bưởi hái hoa”, khi biết

tin cô gái đã lấy chồng, chàng trai đau khổ nên đã giải bày tâm sự luyến tiếc qua vai phát tin mở đầu Chàng nhắc lại những kỉ niệm gắn bó với tình yêu của hai người đầy nuối tiếc khôn nguôi Sau khi thực hiện xong vai nhận tin thì cô gái lại đóng vai phát tin nói lên tình cảnh của mình

Cô gái đồng cảm với tình yêu và sự nuối tiếc muộn màng của chàng trai nhưng tỏ ý phàn nàn, trách móc về sự thiếu chủ động của chàng trai đồng thời nàng cũng bày tỏ cảnh ngộ của mình đầy thống thiết, xót xa Khi chàng trai đóng vai người phát tin thì cô gái đóng vai người nhận tin và ngược lại khi cô gái đóng vai người phát tin thì chàng trai đóng vai người nhận tin Như vậy trong cuộc giao tiếp này các nhân vật giao tiếp có sự chuyển đổi vai giao tiếp cho nhau Nhờ đó mà cuộc thoại được diễn ra theo một trình tự logic và cả hai nhân vật đều đạt được đích giao tiếp.

- Quan hệ liên cá nhân: chúng ta có thể xem ở phần 1.4 của luậnvăn

1.1.2 Văn hóa ứng xử trong tương tác của người Việt

1.1.2.1 Người Việt tôn trọng tôn ti, thứ bậc trong giao tiếp

Người Việt có cách cư xử theo những chuẩn mực nhất định, quyước và yêu cầu về tôn ti, thứ bậc đã được mọi người coi là thích hợpnhất Những chuẩn mực, quy ước đó chính là nội dung của cách xử thếđược thể hiện qua phép lịch sự trong đối xử hàng ngày

Ví dụ 3: khi thấy người già người trên, hơn mình về tuổi tác về địa

vị xã hội, về thứ bậc trong gia đình, dòng họ thì chúng ta thường cúi

Trang 14

chào nói: "cháu chào ông, chào bà " Đó là chuẩn mực mới được xã hội chấp nhận.

Kính trọng người trên là thể hiện sự hiểu biết, sự kính trọng và

nhìn nhận những điều họ được hưởng: kính trọng người có tuổi kính nểđịa vị xã hội của họ… Kính trọng ai là giúp đỡ người ấy được giới thiệutheo một hình ảnh tốt và đầy đủ về bản thân họ Ví dụ giới thiệu người

có lòng nhân ái hay giúp đỡ người nghèo, người thương binh đã hy sinhthân mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, tỏ lòng kính trọng giới thiệumột nhân viên cấp dưới đã hết lòng tận tuỵ với công việc Mỗi ngườichú ý đến trật tự xã hội và tự giới thiệu một hình ảnh đúng đắn về bảnthân

1.1.2.2 Người Việt luôn tìm cách ứng xử khéo léo, khiêm nhường,đúng mực, lễ phép

Để đạt được mong muốn trong mỗi cuộc giao tiếp, người Việt luôntìm cách ứng xử khéo léo, khiêm nhường Đó là phép lịch sự được biểuhiện ra trong cách giao tiếp với người xung quanh Những nghi thức lịch

sự đó không phải là những ứng xử máy móc mà những hành động linhhoạt, nhiều vẻ, gắn với hoàn cảnh, môi trường cụ thể, tuỳ theo đối tácgặp gỡ Nó nói lên cách xử thế của mỗi cá nhân trong các trường hợpgiao tiếp khác nhau Khi giao tiếp với người khác, người Việt thường

“xưng khiêm hô tôn”, chú ý tới mặt tốt của đối tượng, tránh cách nói vàhành động kì thị, phân biệt Ngay cả người cấp trên, người tài giỏi cũng

tỏ ra khiêm tốn với người chung quanh, với người cấp dưới, chủ độngchào hỏi, chuyện trò với họ, chứng tỏ mình đánh giá cao đối tác có giáodục

Ví dụ 4: Trong hầu hết những bài viết ca dao biểu hiện quan hệ

giàu nghèo thì phần lớn là chàng trai có gia cảnh nghèo hơn cô gái tức

Trang 15

là theo lẽ thường thì chàng trai có vị thế giao tiếp thấp hơn nhưng cũng phần nhiều các chàng trai là người mở lời trước:

“- Gặp em giữa chốn vườn đào

Kẻ giàu người khó làm sao nên tình.

– Thế gian chuộng của chuộng tài

Em đây chuộng nghĩa chẳng nài giàu sang”.

Thông thường những người giàu thường có vị thế giao tiếp cao và có quyền chủ động nêu lên đề tài của diễn ngôn, lái cuộc thoại theo hướng của mình, điều hành việc nói năng của những người cùng giao tiếp với mình Ở đây tuy chàng trai có vị thế giao tiếp thấp hơn nhưng lại là người mở lời trước Điều này cũng đúng và dễ hiểu thôi, vì theo lẽ thường thì người con trai sẽ là người chủ động trước Trong hoàn cảnh này mặc dù chàng trai có vị thế giao tiếp thấp hơn nhưng lẽ thường đó không hề thay đổi Điều này chứng tỏ trong tình yêu của họ không hề có

sự phân biệt giàu nghèo.

1.1.2.3 Người Việt giao tiếp theo phương châm “hòa đồng”, lấy sự

“dĩ hòa vi quý” làm mục tiêu chủ yếu trong mỗi cuộc giao tiếp

Điều này thể hiện qua việc mỗi cá nhân thừa nhận và tôn trọngnhững quy tắc và giá trị chung của các mối giao tiếp và liên hệ xã hội.Mỗi cá nhân tham gia, hoà đồng vào xã hội và thích ứng được với cuộcsống cộng đồng Mỗi người thừa nhận mình là một thành viên của mộttập thể, một cộng đồng nhất định, mà không phải là một cá nhân duynhất vượt trội, sống tách biệt với người khác Biết thích ứng, đó là yêucầu cơ bản đảm bảo cho cá nhân tham gia và hoà đồng vào xã hội Để cóthể sống với người khác và sống thoải mái với họ, cần thiết phải thíchứng với những luật tục thông thường đang diễn ra chung quanh mình

Trang 16

Ví dụ 5: Khi đến dự một cuộc họp, một buổi kỷ niệm, ta cần ăn

mặc chỉnh tề, nói năng lịch sự, trong khi đến gia đình gặp người quen có thể chuyện trò vui vẻ, gọi nhau anh chị, mày tao Đến dự đám tang, không ăn mặc loè loẹt, không nói chuyện ồn ào, cần nói khẽ, nói ít, tỏ thái độ kính trọng, thương tiếc người đã mất

Hơn nữa, người Việt thường có sự trao đổi và sự quan tâm lẫnnhau trong đối xử xã hội Người ta không nhận gì hết nếu không cho lạicái gì, dù là tượng trưng (thái độ kính nể, trò chuyện bình đẳng ).Người ta cảm ơn cô bán hàng đã tiếp đón mình, trả lời thư khi nhậnđược Sự cân bằng đem lại cho người ta cảm giác về sự công bằng, sựbền vững và sự thoải mái trong giao tiếp xã hội Sự hài hoà giúp cho việcthực hiện được sự cân bằng và thích ứng

Ví dụ 6: như thích ứng với một môi trường mới, đến nơi ở mới và

thiết lập được những quan hệ láng giềng tết Chú ý tạo sự cân bằng trong quan hệ với người khác (người ta giúp mình, mình quan tâm giúp

đỡ họ lại ) đó là sông hài hoà với họ.

1.2 LÍ THUYẾT HÀNH ĐỘNG NÓI

1.2.1 Thế nào là hành động nói?

Hành động nói là “hành động được thực hiện bằng cách nói ra mộtđiều gì đó, trong trường hợp này là nói ra một yêu cầu” [23;125] Ví dụ:câu nói “Đóng giúp tôi cửa sổ” để thực hiện hành động sai khiến Líthuyết về hành động nói đã khởi xướng bởi J.L Austin Ông đã phát hiện

ra bản chất hành động của ngôn ngữ Nói cũng là làm – nói năng cũng làmột dạng hành động Khi nói năng là ta cũng thực hiện một hành độngnhư thực hiện các hành động vật lí khác Hỏi, sai khiến, cầu xin, hứahẹn, cam kết, tuyên bố, xin lỗi, cảm ơn,… cũng là những hành động,được thực hiện bằng lời nói Từ đó, ta sẽ có một số kiểu hành động nói

Trang 17

thường gặp như: trình bày, đe doạ, hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc, tuyên bố,báo tin,….

Ví dụ 7:

+ Bác trai đã đỡ rồi chứ ? (để hỏi).

+ Bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn (để điều khiển).

+ Phải giục anh ấy ăn mau đi (để điều khiển).

Theo Austin, có ba loại hành động nói, đó là hành động tạo lời,hành động mượn lời và hành động tại lời

- Hành động tạo lời chính là việc tạo ra một phát ngôn (tức ngôn-thành-phẩm) với một dạng thức cụ thể và một ý nghĩa ít nhiều xácđịnh người ta có thể phát ngôn ra cùng một câu mà không nhất thiết phảinói cùng một nội dung, và họ có thể nói cùng một nội dung mà khôngnhất thiết phải phát ngôn ra cùng một câu

- Hành động mượn lời là những hành vi ngôn ngữ được thực hiệnbởi việc mượn lời người khác làm lời nói của mình

- Hành động tại lời là những hành vi người nói thực hiện ngay khinói năng Hiệu quả của chúng là gây ra một phản ứng ngôn ngữ tươngứng ở người nhận Nó được chia ra hành vi ở lời trực tiếp và hành vi ởlời gián tiếp

+ Hành động ở lời trực tiếp là những hành vi ngôn ngữ được thựchiện đúng với đích ở lời và đúng với điều kiện sử dụng chúng

+ Hành động ở lời gián tiếp là hành vi ngôn ngữ trong đó người nóithực hiện một hành vi ở lời này nhưng lại nhằm làm cho người nghe dựavào những hiểu biết ngôn ngữ và ngoài ngôn ngữ suy ra hiệu lực ở lờicủa một hành vi khác

1.2.2 Điều kiện của một hành động tại lời

Trang 18

Điều kiện của một hành động tại lời bao gồm:

1.2.2.1 Điều kiện ban đầu

Bao gồm tất cả những sự tình nào đó được xem là cần phải có đểnếu muốn chúng ta có thể sẵn sàng thực hiện được Như vậy là có thể có

đủ điều kiện nhưng vẫn không thực hiện hành vi

Ví dụ 8:

Ra lệnh: - Hành động chưa được thực hiện

- Người nói: có cương vị, vị thế cho phép điều khiển, chi phối hành

vi của người nghe.

- Người nói cho rằng người nghe có khẳ năng thực hiện

- Nếu không ra lệnh thì không chắc chắn người nghe sẽ tự động thực hiện hành động.

1.2.2.2 Điều kiện hiện thực (điều kiện chân thành)

Gắn với trạng thái tâm lí đặc trưng Khác với điều kiện chân thực

về mặt logic: tính đúng – sai của mệnh đề được nói ra

1.2.2.3 Điều kiện cơ bản

Mục đích chính mà hành vi nhằm đạt tới

1.3 MỘT SỐ KHÁI NIỆM NỀN TẢNG CỦA LÍ THUYẾT HỘI THOẠI

1.3.1 Hội thoại và các nguyên tắc của hội thoại

1.3.1.1 Hội thoại và một số khái niệm cơ bản

Giao tiếp có thể diễn ra ở dạng nói hoặc dạng viết, tuy nhiên dạngnói là phổ biến và chủ yếu Trong giao tiếp dạng nói thì hội thoại là hìnhthức giao tiếp phổ biến Hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên,căn bản phổ biến của ngôn ngữ và cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt

Trang 19

động ngôn ngữ khác Các hình thức hành chức khác của ngôn ngữ đềuđược giải thích dựa vào hình thức căn bản này.

Đơn vị cơ sở của hội thoại gồm:

- Ngôn bản hội thoại: là đơn vị lớn nhất của hội thoại bao gồmnhiều cuộc thoại có nội dung hoàn chỉnh xoay quanh một chủ đề nhấtđịnh

- Cuộc thoại là đơn vị lớn thứ hai của hội thoại, là toàn bộ cuộc đốiđáp giữa các nhân vật từ khi khởi động cho đến khi kết thúc hội thoại

- Đoạn thoại: là một bộ phận của cuộc thoại, là một mảng diễn ngôn

do một số cặp trao đáp liên kết chặt chẽ với nhau về ngữ nghĩa và ngữdụng

- Cặp thoại: là lượt lời có quan hệ với nhau về chức năng, nội dung

va có thể liền kề hoặc dãn cách

- Sự trao lời: là vận động mà người nói nói lượt lời của mình ra vàhướng lượt lời của mình về phía người nghe nhằm làm cho người nghenhận biết được lượt lời đó dành cho người nghe

Nó tạo thành cấu trúc hội thoại gồm: cấu trúc tĩnh và cấu trúcđộng Ta có thể thấy qua bảng sau [41]

Đặc điểm

Cấu trúc tĩnh của hội thoại Cấu trúc động của hội thoại

- Ngôn bản hội thoại:

là đơn vị lớn nhất củahội thoại bao gồmnhiều cuộc thoại cónội dung hoàn chỉnhxoay quanh một chủ

- Sự trao lời: là vận

động mà người nói nóilượt lời của mình ra vàhướng lượt lời củamình về phía ngườinghe nhằm làm cho

Trang 20

- Cuộc thoại là đơn vị

lớn thứ hai của hộithoại, là toàn bộ cuộcđối đáp giữa các nhânvật từ khi khởi độngcho đến khi kết thúchội thoại

- Đoạn thoại: là một bộ

phận của cuộc thoại,

là một mảng diễnngôn do một số cặptrao đáp liên kết chặtchẽ với nhau về ngữnghĩa và ngữ dụng

- Cặp thoại: là lượt lời

có quan hệ với nhau

về chức năng, nộidung va có thể liền kềhoặc dãn cách

người nghe nhận biếtđược lượt lời đó dànhcho người nghe

Vd: An đã nằm xuống gốiđầu lên đùi chị, mi mắt sắpsửa rơi xuống, còn dặnvới:

- Tàu đến chị đánhthức em dậy nhé

Vd: cậu con rón rén đi ra cửakhông may bắt gặp bố, liềnnói:

Trang 21

- Con: dạ….dạ….bố chocon….

- Bố: ở nhà! Không điđâu hết

Đơn vị tạo

cơ sở

- Lượt lời: là sản phẩm

ngôn ngữ mà ngườigiao tiếp nói trongmột lần nói liên tục,mỗi lượt lời có thể cómột hay nhiều phátngôn có mối quan hệvới nhau về chức năng

và nội dung

- Phát ngôn là đơn vị

nhỏ nhất của hộithoại là một câu cụthể trong thực tiễngiao tiếp

- Sự tương tác: thể hiện

ở chỗ các nhân vật ảnhhưởng lẫn nhau, tácđộng qua lại lẫn nhaulàm cho hội thoại biếnđổi

- Sự tự hòa phối: là sự

phối hợp sự tự hòa phốicủa từng nhân vật Nóicách khác, sự liên hòaphối là sự phối hợp củangười nói người nghetrong quá trình trao đápsao cho phù hợp vớitình hình diễn biến củacuộc thoại

Trang 22

Cô tôi trả lời thật nhẹnhàng:

- Các bà không biếtnhưng nhà nước lại rấtbiết

( Nguyễn Khải _ Một người

Hà Nội)

1.3.1.2 Các nguyên tắc hội thoại

Nguyên tắc đầu tiên là tôn trọng thể diện của người đối thoại Ôngcha ta thường nói: “lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừalòng nhau” hay “nói ngọt lọt đên xương” Khi nói năng hành động phảicân nhắc lựa chọn cho phù hợp “ uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”, đặcbiệt phải chú ý đến ngôi thứ, địa vị của người đối thoại để xưng hô chophù hợp Nguyên tắc chung là: quan hệ trên dưới tôn kính, quan hệ chacon chí hiếu, quan hệ vợ chồng ân tình, quan hệ anh em thuận hoà, quan

hệ bạn bè tinh nghĩa Trong giao tiếp hằng ngày, người lịch sự bao giờcũng nói năng nhẹ nhàng, từ tốn Một người đã phát ngôn những lời nóiđúng mực, hoà nhã thì sẽ được đáp lại bởi sự tôn trọng của người khác.Trong giao tiếp tránh tình trạng nói không tôn trọng người khác, có thểgây nên hậu quả xấu

Nguyên tắc cộng tác cũng rất quan trọng Nguyên tắc cộng tác hộithoại do Grice đề ra năm1967 Nguyên tắc được phát biểu tổng quát nhưsau: “ Hãy làm cho phần đóng góp của anh (vào cuộc thoại) đúng như nóđược đòi hỏi ở giai đoạn (của cuộc hội thoại) mà nó xuất hiện phù hợp

Trang 23

đích hay phương hướng của cuộc hội thoại mà anh đã chấp nhận thamgia vào.” [41] Nguyên tắc cộng tác hội thoại bao gồm:

- Phương châm về lượng: Hãy làm cho phần đóng góp của anh cólượng tin đúng như đòi hỏi của đích của hội thoại

- Phương châm về chất: Hãy cố gắng làm cho phần đóng góp củaanh là đúng

- Phương châm cách thức: Hãy tránh lối nói tối nghĩa, mập mờ,mơ

hồ về nghĩa Hãy nói ngắn gọn, có trật tự

Nguyên tắc khiêm tốn cũng trở thành thói quen đẹp trong hội thoạicủa người Việt Khi hội thoại, người nói và người nghe đều không baogiờ biểu lộ sự tự mãn về những gì mình có, mình biết, nhờ vậy dễ tạođược sự đồng cảm và mối quan hệ thân thiện với người khác trong giaotiếp,nên kết giao được với nhiều người Khiêm tốn thể hiện khả năng tựchủ cao, kiểm soát bản thân tốt, chiến thắng “cái tôi” Khiêm tốn giúp tanhìn nhận bản thân đúng đắn, ý thức được “Nhân vô thập toàn”, không

ảo tưởng để bị cuốn theo những tham vọng cá nhân Khiêm tốn làphương thức tốt nhất giúp ta tránh xa thói kiêu căng, tự mãn

Ví dụ 9: Không ít những trường hợp khi yêu nhau các chàng trai thường dùng mọi cách để có được người mình yêu, kể cả việc che dấu thân phận, nói dối đối phương…còn sau khi đạt được mục đích rồi thì hậu quả ra sao cũng được Chàng trai trong bài ca dao dưới đây không phải là người như vậy Mở đầu cuộc giao tiếp, chàng trai đã thành thật bày tỏ cùng cô gái hoàn cảnh khó khăn của mình Điều này cho thấy chàng trai không chỉ là người thành thật, khiêm tốn:

“- Anh đây thật khó không giàu

Trang 24

Có lời nói trước kẻo sau em phàn nàn”

Trước lời nói chân thật của chàng trai, cô gái đã nói những lời chí tình chí lí, thể hiện sự tôn trọng thể diện chàng trai cũng như sự thấu hiểu tình cảnh của chàng Cô gái nói nhiều là vì muốn chàng trai hiểu được lòng mình chứ nàng đâu có ý muốn lên lớp chàng trai hay muốn thể hiện

vị thế giao tiếp của mình:

“– Khó khăn ta kiếm ta ăn

Giàu người cửa ván, ngỏ ngăn mặc người

Khó khăn đắp đổi lần hồi

Giàu người đâu dễ được ngồi mà ăn”.

1.4 QUAN HỆ LIÊN CÁ NHÂN CHI PHỐI ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN CÁC YẾU TỐ NGÔN NGỮ TRONG PHÁT NGÔN, DIỄN NGÔN

1.4.1 Khái niệm quan hệ liên cá nhân

Trong cuộc giao tiếp, các nhân vật giao tiếp ngoài quan hệ vai giaotiếp ra còn có một quan hệ khác cũng không kém phần quan trọng làquan hệ liên cá nhân Quan hệ này sẽ giúp cho cuộc giao tiếp được tiếnhành thuận lợi theo chiều hướng tốt hay xấu, thậm chí thất bại Quan hệliên cá nhân là “quan hệ so sánh xét trong tương quan xã hội, hiểu biết,tình cảm giữa các nhân vật giao tiếp với nhau” [30] Khi giao tiếp, cácnhân vật giao tiếp sẽ xác lập vị thế giao tiếp cao thấp khác nhau tùy vàođịa vị xã hội Địa vị xã hội có thể do nhiều yếu tố quyết định như: tuổitác, chức quyền, nghề nghiệp, trình độ hiểu biết, kinh nghiệm sống, giaicấp, đồng hoặc khác cảnh ngộ, giàu hoặc nghèo, xa hay gần thân hoặcsơ,…

Để giao tiếp có hiệu quả thì các nhân vật giao tiếp phải hiểu biết lẫnnhau về các mặt sau:

Trang 25

- Hiểu biết về vị thế: Vị thế ở đây được hiểu là vị thế xã hội và vịthế giao tiếp Nói đến vị thế xã hội là nói các nhân vật giao tiếp ở vị trínào trong xã hội Cao hay thấp? Trên hay dưới? Bình đẳng hay khôngbình đẳng? Vị thế xã hội được quy định bởi tuổi tác, chức vụ, nghềnghiệp, giai cấp, Nói đến vị thế giao tiếp của nhân vật giao tiếp tức làxem các nhân vật giao tiếp ở vào thế chủ động hay bị động trong điềuhành hoạt động giao tiếp Nhìn chung vị thế xã hội và vị thế giao tiếpkhông phải lúc nào cũng đồng nhất Không phải cứ người ở vị thế cao lànắm quyền chủ động trong giao tiếp và ngược lại

- Hiểu biết về mức độ thân cận (quan hệ thân sơ) : mức độ thân cận

có thể tỉ lệ thuận với mức độ hiểu biết về nhau của những người thamgia giao tiếp nhưng không nhất thiết là đã hiểu nhau thì sẽ thân nhau (cókhi kẻ thù lại hiểu nhau rất kĩ) Trong tiến trình giao tiếp, mức độ thân sơ

có thể thay đổi (kéo gần lại hay càng giãn xa hơn) Mức độ gần gũi haykhoảng cách trong giao tiếp bao gồm hai khía cạnh: một, về phương diệnvật lý, ở nhiều nơi, gặp nhau, người ta thường ôm nhau và hôn má nhau(hoặc hai hoặc bốn cái, tùy nền văn hóa); hai, về phương diện tâm lý, nóđược thể hiện rõ nhất là qua cách xưng hô với việc dùng hay không dùngdanh xưng và việc gọi tên hoặc gọi họ của người mình đang đối thoại.Hai khía cạnh này không phải lúc nào cũng song hành với nhau Ví dụ,

so với nhiều người Tây phương khác, người Úc thường giữ khoảng cáchvật lý khi gặp gỡ (ít ôm và hôn má nhau), nhưng lại rất gần gũi nhautrong cách xưng hô (ngay cả giới lãnh đạo cao nhất nước cũng đề nghịngười khác gọi mình bằng tên thay vì tên họ)

- Hiểu biết về trình độ tri thức (tri thức cuộc sống và tri thức khoahọc) Trong một cuộc giao tiếp, các nhân vật tham gia giao tiếp phải xâydựng các hình ảnh tinh thần về nhau như đặc điểm, trạng thái năng lực,

Trang 26

vị thế, trình độ tri thức, quan hệ thân sơ, Những yếu tố thuộc về quan

hệ liên cá nhân này chi phối nhiều đến việc lựa chọn đề tài, nội dunggiao tiếp, phương tiện giao tiếp,

Quan hệ liên cá nhân được thể hiện ở sơ đồ sau [32]:

Power (quyền lực)

Solidarity (thân hữu) Distance (khoảng cách)

Ở sơ đồ trên, ta thấy quan hệ liên cá nhân bao gồm quan hệ theochiều ngang và quan hệ theo chiều dọc giữa các nhân vật giao tiếp ĐỗHữu Châu gọi mối quan hệ theo chiều ngang là trục khoảng cách haytrục thân cận và mối quan hệ theo chiều dọc là trục quyền uy hay trục vịthế xã hội

– Trục quyền uy: khi giao tiếp các nhân vật giao tiếp sẽ xác lập vịthế giao tiếp cao thấp khác nhau tùy vào địa vị xã hội Mà địa vị xã hội

có thể do: tuổi tác, nghề nghiệp, trình độ hiểu biết, kinh nghiệm sống…

mà có Người ở vị thế giao tiếp cao có quyền quyết định nội dung giaotiếp Chẳng hạn, một cô giáo trẻ khi giảng dạy cho một lớp bồi dưỡng,mặc dù học trò là những người lớn tuổi hơn nhưng cô vẫn có vị thế giaotiếp cao hơn, vị thế đó do trình độ hiểu biết mà có được

– Trục khoảng cách: trục này có hai cực là thân tình và xa lạ vớinhững mức độ khác nhau Khi giao tiếp các nhân vật giao tiếp có thể gầngũi mà cũng có thể xa cách nhau Và khoảng cách đó có thể được rútngắn hay kéo xa ra trong quá trình giao tiếp Vì hai cực trên trục thân cậnđối xứng nhau nên thông thường trong quá trình giao tiếp nếu người nóidịch gần lại người nghe thì người nghe cũng dịch lại gần người nói (trừtrường hợp có người không cộng tác) và ngược lại

Trang 27

Ví dụ 10: Để hiểu rõ những vấn đề trên chúng tôi xin chỉ ra quan

hệ liên cá nhân trong một bài viết ca dao đối đáp quen thuộc, được nhiều người yêu mến Đó là bài viết ca dao “Trèo lên cây bưởi hái hoa” Quan hệ liên nhân của cô gái và chàng trai ở đây là người yêu cũ, trong đó: cô gái đã lấy chồng, chàng trai thì vẫn cô đơn với sự đau khổ trong tình duyên nhưng bất lực, chỉ biết gặp người thương để giải bày tâm sự luyến tiếc cao độ của mình Ở đây quan hệ liên nhân của họ khá đặc biệt Tuy không có sai khác về vị thế quyền lực song có sự khác biệt

về khoảng cách thân hữu Họ vừa thân quen lại vừa ở trạng thái xa cách Vì đã từng yêu nhau nên chàng trai gọi cô gái là “em” Cô gái cũng gọi chàng trai là “anh” và thể hiện sự đồng cảm với tình yêu Song

vì giờ cô gái đã lấy chồng, khoảng cách tình cảm của họ bị kéo dài (nếu không muốn nói là kết thúc), họ đành coi nhau là những người xa lạ Chàng trai chỉ biết nhắc lại những kỉ niệm gắn bó với tình yêu của hai người cùng với những lời trần tình, nuối tiếc khôn nguôi của mình Còn

cô gái trách móc về sự thiếu chủ động và chậm trễ của chàng trai đồng thời nàng cũng bày tỏ cảnh ngộ của mình hiện giờ Như vậy trong cuộc giao tiếp này mối quan hệ giữa các nhân vật làm nên một tình cảnh giao tiếp éo le, đau buồn Chàng trai và cô gái đều thấu hiểu được tâm tư, tình cảm của nhau cũng như hiểu được cảnh ngộ trái ngang hiện giờ để

cả hai cùng có được cái nhìn cảm thông, chia sẻ cho nhau trước sự đổ

vỡ không mong muốn Nội dung bài như vừa thương cảm cho tình yêu châm trễ, vừa khuyên chúng ta phải tích cực, chủ động trong tình yêu của bản thân mình, đừng để nó mất mới tiếc nuối Mỗi con người trong tình yêu đã tự tìm thấy bài học qua bài ca dao này Đó là mục đích tác động của quan hệ liên cá nhân giúp ta hiểu đươc nôi dung giao tiếp của mỗi cuộc hội thoại

Trang 28

Ví dụ 11: Trong bài thơ “Tôi yêu em”, nhà thơ Puskin đã gọi người ông từng yêu là “em” và xưng “tôi” Điều này cũng cho thấy vai giao tiếp đặc biệt của nhà thơ với cô gái Nhà thơ đứng ở vị trí người thầm yêu nhưng không được cô gái đáp lại Quan hệ liên nhân của nhà thơ với cô gái vừa muốn gần lại vừa xa Cách gọi “em” muốn kéo gần, nhưng cách xưng “tôi” lại như làm quan hệ hai người xa cách.

Xuất phát từ sự tương tác, nhất là tương tác về vai giao tiếp, có thểnhận thấy ít nhất là có hai nhóm khác nhau Nhóm thứ nhất, xuất phát từnhững hành động hoàn toàn có tính chất tự nguyện từ phía S, thường dễtạo ra không khí giao tiếp cởi mở, chan hoà, và đặc điểm dễ thấy là thểdiện và vị thế giao tiếp của người nói, người nghe được đề cao Nói cáchkhác, tự bản chất nhóm này đã hàm chứa sự lịch sự, được cả cộng đồngđánh giá cao theo hướng tích cực Thậm chí trong một số trường hợp,chúng có khi được coi là những nhân tố dùng để cứu vãn hoặc bù đắp thểdiện khi có sự bất hoà, có thể kể như cảm ơn, mời, xin lỗi Nhóm thứhai, về bản chất là đi ngược với nhóm thứ nhất Chúng dễ đụng chạmđến lợi ích, lãnh địa, thể diện của người khác, kết quả thường dẫn đếnkhông khí tương tác không được tự nhiên, nếu không khéo léo có thểdẫn đến sự xung đột, mâu thuẫn, thậm chí dẫn đến những cuộc tương tácbất thành

Dựa vào các điều trên, ta có thể xây dựng bảng sau [56]

( chú thích:

VTGT – M: vị thế giao tiếp mạnh;

VTGT – Y: vị thế giao tiếp yếu;

VTGT – NB: vị thế giao tiếp ngang bằng;

CT: chủ động trong cuộc thoại;

MT: mở thoại;

Trang 29

MT (+): chủ động trong mở thoại; MT (-): bị động trong mở thoại; DT: duy trì, dẫn dắt cuộc thoại;

Trang 30

1.4.2 Sự chi phối của quan hệ liên cá nhân

Theo Đinh Trọng Lạc, ta đặc biệt coi trọng vai và quan hệ vai của

những người tham gia giao tiếp ông xem nó là nhân tố quan trọng nhất

có tác dụng quyết định đến việc lựa chọn các yếu tố ngôn ngữ trong giaotiếp Ngoài ra Đinh Trọng Lạc còn xem xét hoàn cảnh theo nghi thức vàhoàn cảnh không theo nghi thức trong mối quan hệ với nhân tố vừa nêutrên (vai và quan hệ vai) Tác giả này cho rằng quan hệ cùng vai có cảhoàn cảnh theo nghi thức và hoàn cảnh không theo nghi thức và đây lànhân tố thứ hai có ảnh hưởng nhiều đến việc lựa chọn ngôn ngữ tronggiao tiếp sau cùng là mục đích thực tiễn trong giao tiếp Đây là những

Trang 31

nhân tố quyết định có tác dụng tốt trong việc rèn luyện sử dụng ngônngữ theo phong cách Mỗi người trong những trường hợp giao tiếp khácnhau phải luôn luôn tự hỏi mình: Nói, viết đây là với tư cách gì, trongquan hệ thế nào với ai, giao tiếp theo nghi thức hay không theo nghithức, nhằm mục đích gì.

Quả thực, quan hệ liên cá nhân của người phát ngôn luôn chi phối

và để lại dấu ấn trong ngôn ngữ giao tiếp Giao tiếp chịu sự chi phối rất

lớn của quan hệ liên cá nhân, đặc biệt là trong tiếng Việt Quan hệ liên cá

nhân chi phối về nhiều mặt như: tiến trình giao tiếp, nội dung và hìnhthức của diễn ngôn Việc lựa chọn các yếu tố ngôn ngữ cho phù hợp vớiquan hệ liên nhân sẽ góp phần thành công trong mỗi cuộc giao tiếp Quagiao tiếp, người nghe nhận biết được người nói đã xác định quan hệ vịthế và quan hệ thân cận giữa hai người như thế nào Việc phát ngôn đòihỏi hai yêu cầu là lời nói phải đúng vai xã hội ( tức cương vị của mộtngười, những yêu cầu, những mong đợi của xã hội đối với cương vị đó )

và lời nói phải phù hợp với trình độ của người nghe Đây là hai yêu cầucần thiết trong giao tiếp Chính bởi quan hệ liên cá nhân chi phối mạnhcách giao tiếp cho nên các nhân vật giao tiếp cũng thường thay đổi cáchhội thoại để thử nghiệm hoặc bày tỏ ý muốn thay đổi quan hệ liên cánhân

Ví dụ 11: Trong “Hội nghị Diên Hồng” (Lê Vân) [10;14], vua

đứng ở vị trí cao nhất nên luôn nói giọng đĩnh đạc, chậm rãi, từ ngữ trang trọng, xưng “ta”: “Nước Đại Việt ta tuy là nước nhỏ ở phương Nam nhưng luôn bị nước ngoài nhòm ngó Từ cổ xưa tới giờ thật chưa

có giặc nào mạnh và hung hãn như ngày nay Chúng sẽ kéo sang năm mươi vạn quân…Vậy nên liệu tính sao đây?” Các bô lão ở vị trí người

Trang 32

dân sẽ nói với nhà vua một cách cung kính, xưng với nhà vua là “bệ hạ”, câu từ có dạ thưa: “Xin bệ hạ cho đánh!”, “Thưa chỉ có đánh!” Điều này thể hiện rõ nhất trong việc xưng hô Trong các ngôn ngữ

như Tiếng Việt sử dụng từ xưng hô là một chiến lược thiết lập quan hệliên cá nhân trong hội thoại Xưng hô là những đơn vị từ, ngữ dùng đểchỉ vai người nói và vai người nghe trong hoạt động giao tiếp Trong đóxưng là người nói dùng phương tiện ngôn ngữ để chỉ mình trong giaotiếp Còn hô là người nói dùng ngôn ngữ để gọi người thứ hai trong hoạtđộng giao tiếp Cách sử dụng từ xưng hô “không đơn thuần chỉ dùng đểngười nói hoặc người nghe với tư cách là hai chủ thể của hoạt động giaotiếp ngôn ngữ mà còn được dùng để biểu thị mối tương quan vị thế giữa

họ và thái độ của họ đối với nhau” [27;34] Trong giao tiếp phải tùy theotuổi tác, địa vị, mức độ tình cảm, hoàn cảnh giao tiếp mà người nói chọnlựa phương tiện để xưng và phương tiện để gọi người đối thoại cho thíchhợp Đó chính là sự tương ứng xưng hô: xưng thế nào thì hô thế ấy.Xưng hô là vấn đề rất quan trọng trong giao tiếp bằng ngôn ngữ Trongsuốt cuộc giao tiếp, xưng hô có tác dụng định hướng, duy trì cuộc giaotiếp

Ví dụ 13: khi nhân vật trữ tình xưng “thiếp” gọi “chàng” thì trong

một số trường hợp người con gái chủ động mong muốn gắn bó lâu dài – Trầu vàng, cau trắng, chay vàng

Cơi trầu bịt bạc thiếp mời chàng ăn.

– Trầu này trầu mẹ trầu cha

Hay là trầu bạn đưa ta hỡi nàng.

“Thiếp” ở phát ngôn thứ nhất là lời tự xưng của người con gái,

“chàng” là lời người con gái hô gọi người con trai Còn “nàng” ở phát ngôn thứ hai là lời hô gọi cô gái của chàng trai Qua cách xưng hô

Trang 33

“thiếp- chàng” của cô gái , ta thấy mối quan hệ tình cảm giữa họ là thân thiết khắng khít Nàng đã xem mình như một người yêu, người vợ của chàng trai “Qua cách xưng hô “thiếp- chàng” của cô gái , ta thấy mối quan hệ tình cảm giữa họ là thân thiết khắng khít Nàng đã xem mình như một người yêu, người vợ của chàng trai Những bài viết ca dao có sử dụng cặp từ xưng hô “chàng- nàng/ thiếp” đều là những bài

ca dao bày tỏ tình yêu hoặc khẳng định tình yêu đã có Cho nên cặp từ xưng hô này biểu thị mối quan hệ khắng khít, gần gũi giữa các nhân vật giao tiếp” [51;59].

Ví dụ 14: một đứa bé đang trong tuổi tập nói, thường nói sẽ gọi

“mẹ”, hoặc “bà” đầu tiên Nó thể hiện quan hệ liên nhân giữa đứa bé

và bà, mẹ là quan hệ ruột thịt Dù lời gọi “mẹ”, “bà” cất lên rất đơn giản song thực sự nó làm mối quan hệ tình cảm giữa đứa bé với mẹ và

bà trở nên gắn bó khăng khít vô cùng Mẹ hoặc bà đứa bé nghe thấy tiếng gọi ấy cũng vô cùng hạnh phúc Song cũng có trường hợp, người giúp việc thay thế hoàn toàn việc trông nom bé nên đứa bé lại không gọi

“mẹ” đầu tiên mà gọi “bác” hoặc “chị”,…(chỉ người giúp việc) Từ hô gọi đầu tiên của đứa bé rõ ràng thể hiện tình cảm gắn bó gần gũi hơn với người giúp việc.

Giao tiếp của người Việt thường tăng cường các mối quan hệ liênnhân Nó thể hiện qua việc người Việt bao giờ cũng chú trọng đến cáchxưng hô Bởi lẽ xưng hô có thể được coi là một yếu tố để đánh giá khảnăng ứng xử và trình độ văn hóa của một người Chúng ta không có hệthống đại từ nhân xưng chuyên biệt (kiểu “I” để chỉ ngôi thứ nhất số ít;

“we”, ngôi thứ nhất số nhiều; “you” cho ngôi thứ hai,…) mà có đại từchỉ cụ thể mối quan hệ thân tộc, chức vụ,…để làm đại từ tạm thời; các

Trang 34

đại từ tạm thời này thay đổi theo từng quan hệ, thậm chí, tình cảm củangười phát ngôn

Ví dụ 16: tương đương với chữ “I” trong tiếng Anh, ngoài chữ

“tôi” (và tao, ta, tớ, mình) tương đối phổ biến nhưng chỉ được dùng với một số điều kiện nhất định, chúng ta còn có: anh, em, bác, chú, cô, dì, v.v (tùy theo quan hệ với người nghe) Tương đương với chữ “you”, chúng ta có: anh, chị, em, ba, mẹ, chú, bác, cô, dì, ông, bà, v.v (tùy theo quan hệ với người nói) Tương đương với chữ “he” hay ‘she”, để chỉ ngôi thứ ba số ít, chúng ta thường dùng từ chỉ thân tộc + nó (ba nó,

mẹ nó, chị nó, anh nó); hoặc + ta/ấy (ông ta/ấy, bà ta/ấy, anh ta/ấy, chị ta/ấy, v.v )

Từ xuất phát điểm đó, cách xưng hô trong tiếng Việt nặng tính đẳngcấp, bao gồm ba khía cạnh chính: vai vế trong gia đình, tuổi tác và chức

vụ trong xã hội Hệ thống danh từ chỉ thân tộc tiếng Việt phân biệt nặng

nề về phái tính và tuổi tác Về phái tính: số lượng từ vựng chỉ phái nam

-và bên nội - nhiều hơn phái nữ -và bên ngoại Ví dụ, với phái nam, chúng

ta có “bác” và “chú”, nhưng với phái nữ, chúng ta chỉ có một từ “cô” chỉ

cả chị lẫn em của bố/ba/cha; với bên nội, chúng ta phân biệt anh hay emcủa bố/ba/cha; nhưng với bên ngoại, anh hay em chỉ có một chữ: “cậu”(cho phái nam) và “dì” (cho phái nữ) Về vai vế và tuổi tác cùng cha mẹ,nhưng lớn hơn chúng ta, chúng ta phân biệt “anh” và “chị”, nhưng nhỏhơn chúng ta thì chỉ có một từ: “em”; ở bậc ngang hàng với cha mẹ,chúng ta có “bác”, “chú”, “cô”, “cậu” và “dì”, nhưng dưới đó thì chỉ có

“con” và ‘cháu” (bao gồm cả cháu ruột, grandchildren, lẫn cháu họ,niece hay nephew) Ngoài hệ thống danh từ chỉ thân tộc, người ViệtNam cũng dùng hệ thống danh từ chỉ chức danh hay chức vụ để xưng hô

Trang 35

(thầy/cô/giáo sư/bác sĩ/tiến sĩ, v.v ): Bản thân các từ này đều có tínhđẳng cấp.

Song bên cạnh đó, quan hệ liên nhân trong giao tiếp của người Việtcũng làm cho xưng hô phải làm sao đảm bảo được tính tự nhiên, chânthành, lịch sự và có văn hóa Có thể nói, trong sự tương tác, qua cáchxưng hô dựa trên quan hệ thân tộc và chức vụ cũng như chức danh,người Việt Nam vừa gần gũi lại vừa xa cách Thông qua cách xưng hô

mà tình cảm và mối quan hệ của những người tham gia giao tiếp đượcthể hiện khá rõ nét

Ví dụ 17: Chẳng hạn, người Việt hay sử dụng cách xưng hộ trong

gia đình như: bà, cháu, con, anh, chị, để gọi những người xa lạ ngoài

xã hội để tạo sự gần gũi trong sự giao tiếp, một sự gần gũi được hiện hình ngay trong ngôn ngữ Hai người hoàn toàn xa lạ với nhau, lần đầu tiên gặp nhau, gọi nhau là anh / em, hay chị / em, hay bác / cháu tự dưng có cảm giác thân thuộc

Ví dụ 18: Hay trong trường hợp câu ca dao sau::

“- Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng

Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?

– Đan sàng thiếp cũng xin vâng

Tre vừa đủ lá, non chăng hỡi chàng?”

“Anh” ở phát ngôn thứ nhất là lời tự xưng của người nói, “nàng” là lời

hô gọi của người nói đối với người nghe Như vậy người nói trong phát ngôn này là người con trai còn người nghe là người con gái Chàng trai

đã xưng hô một cách rất thân mật, trang nhã “anh – nàng” để kín đáo bày tỏ tình cảm cùng cô gái Ở phát ngôn thứ hai, “thiếp” là lời tự xưng của người con gái, “chàng” là lời người con gái hô gọi người con trai Cặp từ xưng hô “chàng- thiếp” chỉ thường dùng khi người vợ xưng hô

Trang 36

với chồng hoặc người con gái xưng hô với người yêu Trong hoàn cảnh này, qua cách xưng hô “thiếp- chàng” cô gái tế nhị chấp nhận lời cầu hôn, tự xem mình như người vợ tương lai của chàng trai.

Người Việt cũng có thể phá vỡ quan hệ liên nhân Người ViệtNam, nói chung, thường thích sự gần gũi ở cả hai phương diện vật lý lẫntâm lý Về vật lý, họ thích vỗ vai, choàng vai hay bá cổ nhau (trừ vớingười khác phái); và về tâm lý, thích dùng những từ chỉ quan hệ thân tộc(anh./chị/em/chú/bác/cô )

Ví dụ 19: Chẳng hạn khi đi phỏng vấn, một người trẻ tuổi vẫn có

thể gọi một người lớn tuổi bằng anh (chị) và xưng em để tạo khoảng cách gần gũi, tôn trọng

Ví dụ 20: Qua khảo sát vị thế giao tiếp giữa các nhân vật giao tiếp trong ca dao tình yêu [51;61], ta thấy thường không nhắc tới vấn đề giai cấp, dù rằng giữa cô gái và chàng trai có thể tồn tại sự ngăn cản của giai tầng xã hội Họ không có sự phân biệt vị thế cao thấp giữa các nhân vật giao tiếp Mặc dù lúc đầu vị thế đó có sự chênh lệch do giàu – nghèo, sang – hèn giữa các nhân vật giao tiếp nhưng qua thương lượng (giao tiếp) khoảng cách này có thể được rút ngắn Cho nên đối với những cuộc giao tiếp trong ca dao tình yêu thì vị thế giao tiếp trên trục quyền lực có thể thay đổi trong quá trình giao tiếp, có thể qua thương lượng mà thay đổi vị thế Nó phá vỡ nguyên tắc mà Đỗ Hữu Châu đã nêu ra về quan hệ liên cá nhân giữa các nhân vật giao tiếp Đó là sự phá

vỡ quan hệ liên nhân ở khía cạnh quyền lực Rõ ràng, tầng lớp bình dân sáng tạo ra ca dao với mong muốn tạo sự bình đẳng trong quan hệ giữa người với người Vì những lẽ đó mà không thấy vấn đề giai cấp trong ca dao tình yêu

Trang 37

TIỂU KẾT CHƯƠNG I

Giao tiếp là một hoạt động diễn ra khi ít nhất có hai nhân vật cùngluân phiên sử dụng cùng một hệ thống tín hiệu ngôn ngữ để trao đổi vớinhau những nhận thức, những tình cảm và những ý muốn của mìnhnhằm đạt đến một mục đích nào đó Trong giao tiếp, người Việt luôn tôntrọng tôn ti, thứ bậc trong giao tiếp; tìm cách ứng xử khéo léo, khiêmnhường, đúng mực, lễ phép giao tiếp theo phương châm “hòa đồng”, lấy

sự “dĩ hòa vi quý” làm mục tiêu chủ yếu trong mỗi cuộc giao tiếp Vìthế, người Việt rất chú trọng quan hệ liên cá nhân trong giao tiếp Đây làquan hệ so sánh xét trong tương quan xã hội, hiểu biết, tình cảm giữa cácnhân vật giao tiếp với nhau Trong giao tiếp, mỗi cá nhân tham giathường khác nhau về quan hệ quyền lực, hiểu biết và khoảng cách xãhội chi phối và để lại dấu ấn trong ngôn ngữ giao tiếp Giao tiếp chịu sựchi phối rất lớn của quan hệ liên cá nhân, đặc biệt là trong hành động xinlỗi và cảm ơn Việc lựa chọn các yếu tố ngôn ngữ cho phù hợp với quan

hệ liên nhân sẽ góp phần thành công trong mỗi cuộc giao tiếp Để tìmhiểu ảnh hưởng của quan hệ liên cá nhân với hành động xin lỗi và cảmơn; chúng ta sẽ cùng bước vào chương 2

Trang 38

CHƯƠNG 2 QUAN HỆ QUYỀN LỰC VÀ KHOẢNG CÁCH XÃ HỘI CHI PHỐI ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN CÁC YẾU TỐ NGÔN NGỮ

TRONG HÀNH ĐỘNG XIN LỖI

2.1 QUAN HỆ QUYỀN LỰC CHI PHỐI ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG CÁC YẾU TỐ NGÔN NGỮ TRONG HÀNH ĐỘNG XIN LỖI

2.1.1 Thế nào là quan hệ quyền lực?

Quan hệ quyền lực là vị thế giao tiếp cao thấp khác nhau tùy vàođịa vị, tuổi tác, nghề nghiệp, trình độ hiểu biết, kinh nghiệm sống… màcác nhân vật giao tiếp có Mỗi nền văn hoá có một hệ thống giá trị vănhóa riêng, trong đó giá trị văn hóa- quyền lực cần phải được đề cập khinghiên cứu về ứng xử ngôn ngữ trong ngữ cảnh giao tiếp văn hóa Theogiáo sư Geert Hofstede (1991) thuộc trường Đại học Limburg tạiMaastricht, Hà Lan, sự phân cấp quyền lực chỉ ra mức độ phân bố vàchấp nhận quyền lực theo định chế trong các tổ chức có thứ bậc như: giađình (bố mẹ và con cái), trường học (thầy và trò), nơi làm việc (chủ vàthợ), các hình thức tổ chức chính trị tập trung hoặc phân chia quyềnlực….[22;3] Người ở vị thế giao tiếp cao có quyền quyết định nội dunggiao tiếp

Trang 39

Biểu hiện quyền lực, quyền uy của người bề trên trong giao tiếp là

sự xác định vị trí bề trên, làm người đối thoại vị nể Hoặc đó là sự huyđộng các nguồn lực ngôn từ của các chủ thể giao tiếp nhằm tạo nhữngảnh hưởng đến đối tượng giao tiếp, cụ thể là gây ra sự tác động, thay đổi,biến chuyển, chỉ đạo… hành động hay thái độ của đối tượng giao tiếp.Nhằm thiết lập một tương quan quyền lực phù hợp với vị trí của mình,người tham gia hội thoại phải tiến hành lựa chọn các thành phần của lờinói thích hợp để xây dựng chiến thuật giao tiếp, hướng tới một mục tiêugiao tiếp nhất định

Quan hệ quyền lực thường biểu hiện ở một số phương diện sau:

- Quan hệ về giới

Dù rằng xã hội đang khuyến khích sự bình đẳng giới song xã hộiViệt cũng như nhiều nước khác vẫn tồn tại quan niệm “trọng nam khinhnữ” Ở nước ta, do phái nữ cũng có tư tưởng nhún nhường nên tronghoàn cảnh giao tiếp thường nữ giới sẽ xưng “em”, gọi người đàn ông là

“anh”, dù người đàn ông có ít tuổi hơn Điều đó thể hiện sự tôn trọng củaphái nữ với nam nhưng đồng thời cũng cho thấy vị thế nam cao hơn nữ.Người phụ nữ qua điều này không phải thể hiện sự lép vế mà thể hiệnnét đẹp nhẹ nhàng, vị tha, bao dung, tế nhị vốn đặc trưng của phụ nữ

- Quan hệ về địa vị, thứ bậc

Địa vị, thứ bậc trong xã hội cũng là phương diện của quyền lực.Những người ở địa vị cao chắc chắn có quyền lực cao hơn Những ngườinày thường giữ chức vụ cao hơn, là lãnh đạo của người đối thoại Hoặc

họ cũng có thể có đời sống vật chất giàu có hơn Ngay cả việc học hànhcũng ảnh hưởng tới địa vị Người có học hàm, học vị cao thường đượckính nể hơn Trong gia đình, thứ bậc thể hiện ở sự sắp xếp tôn ti, trật tự

Trang 40

trong dòng họ, trong nhà Một người đã già nhưng theo thứ bậc vẫn làcháu họ của một đứa bé thì vẫn phải có thái độ tôn trọng đứa bé.

- Quan hệ tuổi tác

Nếu các mặt trên đều bình đẳng thì ta hay xét tới tuổi tác để quyếtđịnh việc xưng hô và thái độ Những người tuổi cao sẽ được kính trọnghơn Tuổi càng cao càng được kính trọng Người lớn tuổi hơn đươngnhiên sẽ phải có cách cư xử chững chạc, bao dung, biết bảo vệ, dạy bảongười ít tuổi hơn Người ít tuổi sẽ thể hiện sự kính trọng bằng cách ănnói lễ phép, có thưa gửi và sự nhún nhường

Hoặc cũng có thể tìm hiểu quan hệ quyền lực ở phương diện giađình và xã hội:

- Quan hệ quyền lực trong giao tiếp gia đình: có thể phân chiathành ba loại tương quan chủ yếu căn cứ vào nguồn gốc của quyền lực-

vị trí của nhân vật giao tiếp trong tổ chức gia đình, họ tộc: Giao tiếp vớingười trên quyền (Con với bố, mẹ; cháu với ông, bà, chú, bác ), giaotiếp với người bằng quyền (vợ và chồng), giao tiếp với người dưới quyền(bố, mẹ với con; ông, bà với cháu…)

- Quan hệ quyền lực trong giao tiếp xã hội: bao gồm quan hệ trongcông việc (sếp với nhân viên, chủ và người làm công, người làm lâu năm

và người mới,…); quan hệ tuổi tác (người già với người trẻ); quan hệ vậtchất (người giàu với người nghèo);…Ở đó cũng xuất hiện giao tiếp vớingười trên quyền (nhân viên với sếp ), giao tiếp với người bằng quyền(đồng nghiệp với nhau), giao tiếp với người dưới quyền (sếp với nhânviên)

Quan hệ quyền lực trong giao tiếp của người Việt mang đặc trưng

là ứng xử theo tôn ti Nó tạo thành các lễ tiết, nghi thức giao tiếp tronggia đình và xã hội, nhất là trong các gia đình xưa, lễ giáo được xem như

Ngày đăng: 05/03/2016, 13:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
16. Thu Bồn, Những đám mây màu cánh vạc, NXB Văn học, 2005 17. Đỗ Hữu Châu – Đại cương ngôn ngữ học, tập 2,“Ngữ dụng học”,NXB Giáo dục, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ dụng học
Nhà XB: NXB Văn học
37. Bùi Trọng Ngoãn. 2007. “Chiến lược giao tiếp của Bá Kiến trong truyện Chí Phèo của NamCao”. Ngữ học trẻ diễn đàn học tập và nghiên cứu. 414 – 417 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược giao tiếp của Bá Kiến trong truyện Chí Phèo của NamCao”. "Ngữ học trẻ diễn đàn học tập và nghiên cứu
44.Trần Thị Thanh. 2001. “Vẻ đẹp của ngôn ngữ văn chương qua tác phẩm Chí Phèo – Nam Cao”. Tạp chí ngôn ngữ (12): 17 – 19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vẻ đẹp của ngôn ngữ văn chương qua tác phẩm Chí Phèo – Nam Cao”. "Tạp chí ngôn ngữ
47. Tạ Văn Thông. 2004. “Ngôn ngữ nhân vật trong mối kì duyên Chí Phèo – Thị Nở”. Tạp chí ngôn ngữ 105 (17): 16 – 19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ nhân vật trong mối kì duyên Chí Phèo – Thị Nở”. "Tạp chí ngôn ngữ
48. Tạ Văn Thông. 2006. “Ngôn từ “cậu Vàng” trong truyện Lão Hạc”. Tạp chí ngôn ngữ và đời sống 123 + 124 (1 + 2): 43 – 46 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn từ “cậu Vàng” trong truyện Lão Hạc”. "Tạp chí ngôn ngữ và đời sống
1. Nguyễn Nhật Ánh, Kính vạn hoa, NXB Văn học, 2000 Khác
2. Bộ Giáo dục và đào tạo, SGK Ngữ văn 6 tập 1, NXB Giáo dục, 2015 Khác
3. Bộ Giáo dục và đào tạo, SGK Ngữ văn 6 tập 2, NXB Giáo dục, 2015 Khác
4. Bộ Giáo dục và đào tạo, SGK Ngữ văn 7 tập 1, NXB Giáo dục, 2015 Khác
5. Bộ Giáo dục và đào tạo, SGK Ngữ văn 7 tập 2, NXB Giáo dục, 2015 Khác
6. Bộ Giáo dục và đào tạo, SGK Ngữ văn 8 tập 1, NXB Giáo dục, 2015 Khác
7. Bộ Giáo dục và đào tạo, SGK Ngữ văn 8 tập 2, NXB Giáo dục, 2015 Khác
8. Bộ Giáo dục và đào tạo, SGK Ngữ văn 9 tập 1, NXB Giáo dục, 2015 Khác
9. Bộ Giáo dục và đào tạo, SGK Ngữ văn 9 tập 2, NXB Giáo dục, 2015 Khác
10.Bộ Giáo dục và đào tạo, SGK Ngữ văn 10 tập 1, NXB Giáo dục, 2015 Khác
11. Bộ Giáo dục và đào tạo, SGK Ngữ văn 10 tập 2, NXB Giáo dục, 2015 Khác
12. Bộ Giáo dục và đào tạo, SGK Ngữ văn 11 tập 1, NXB Giáo dục, 2015 Khác
13.Bộ Giáo dục và đào tạo, SGK Ngữ văn 11 tập 2, NXB Giáo dục, 2015 Khác
14.Bộ Giáo dục và đào tạo, SGK Ngữ văn 12 tập 1, NXB Giáo dục, 2015 Khác
15.Bộ Giáo dục và đào tạo, SGK Ngữ văn 12 tập 2, NXB Giáo dục, 2015 Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w