QUAN HỆ QUYỀN LỰC CHI PHỐI ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG CÁC

Một phần của tài liệu Quan hệ liên cá nhân chi phối hành động xin lỗi, cảm ơn trong một số tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại (Trang 39 - 65)

CÁC YẾU TỐ NGÔN NGỮ TRONG HÀNH ĐỘNG XIN LỖI

2.1.1 Thế nào là quan hệ quyền lực?

Quan hệ quyền lực là vị thế giao tiếp cao thấp khác nhau tùy vào địa vị, tuổi tác, nghề nghiệp, trình độ hiểu biết, kinh nghiệm sống… mà các nhân vật giao tiếp có. Mỗi nền văn hoá có một hệ thống giá trị văn hóa riêng, trong đó giá trị văn hóa- quyền lực cần phải được đề cập khi nghiên cứu về ứng xử ngôn ngữ trong ngữ cảnh giao tiếp văn hóa. Theo giáo sư Geert Hofstede (1991) thuộc trường Đại học Limburg tại Maastricht, Hà Lan, sự phân cấp quyền lực chỉ ra mức độ phân bố và chấp nhận quyền lực theo định chế trong các tổ chức có thứ bậc như: gia đình (bố mẹ và con cái), trường học (thầy và trò), nơi làm việc (chủ và thợ), các hình thức tổ chức chính trị tập trung hoặc phân chia quyền lực….[22;3]. Người ở vị thế giao tiếp cao có quyền quyết định nội dung giao tiếp.

Biểu hiện quyền lực, quyền uy của người bề trên trong giao tiếp là sự xác định vị trí bề trên, làm người đối thoại vị nể. Hoặc đó là sự huy động các nguồn lực ngôn từ của các chủ thể giao tiếp nhằm tạo những ảnh hưởng đến đối tượng giao tiếp, cụ thể là gây ra sự tác động, thay đổi, biến chuyển, chỉ đạo… hành động hay thái độ của đối tượng giao tiếp. Nhằm thiết lập một tương quan quyền lực phù hợp với vị trí của mình, người tham gia hội thoại phải tiến hành lựa chọn các thành phần của lời nói thích hợp để xây dựng chiến thuật giao tiếp, hướng tới một mục tiêu giao tiếp nhất định.

Quan hệ quyền lực thường biểu hiện ở một số phương diện sau: - Quan hệ về giới

Dù rằng xã hội đang khuyến khích sự bình đẳng giới song xã hội Việt cũng như nhiều nước khác vẫn tồn tại quan niệm “trọng nam khinh nữ”. Ở nước ta, do phái nữ cũng có tư tưởng nhún nhường nên trong hoàn cảnh giao tiếp thường nữ giới sẽ xưng “em”, gọi người đàn ông là “anh”, dù người đàn ông có ít tuổi hơn. Điều đó thể hiện sự tôn trọng của phái nữ với nam nhưng đồng thời cũng cho thấy vị thế nam cao hơn nữ. Người phụ nữ qua điều này không phải thể hiện sự lép vế mà thể hiện nét đẹp nhẹ nhàng, vị tha, bao dung, tế nhị vốn đặc trưng của phụ nữ. - Quan hệ về địa vị, thứ bậc

Địa vị, thứ bậc trong xã hội cũng là phương diện của quyền lực. Những người ở địa vị cao chắc chắn có quyền lực cao hơn. Những người này thường giữ chức vụ cao hơn, là lãnh đạo của người đối thoại. Hoặc họ cũng có thể có đời sống vật chất giàu có hơn. Ngay cả việc học hành cũng ảnh hưởng tới địa vị. Người có học hàm, học vị cao thường được kính nể hơn. Trong gia đình, thứ bậc thể hiện ở sự sắp xếp tôn ti, trật tự

trong dòng họ, trong nhà. Một người đã già nhưng theo thứ bậc vẫn là cháu họ của một đứa bé thì vẫn phải có thái độ tôn trọng đứa bé.

- Quan hệ tuổi tác

Nếu các mặt trên đều bình đẳng thì ta hay xét tới tuổi tác để quyết định việc xưng hô và thái độ. Những người tuổi cao sẽ được kính trọng hơn. Tuổi càng cao càng được kính trọng. Người lớn tuổi hơn đương nhiên sẽ phải có cách cư xử chững chạc, bao dung, biết bảo vệ, dạy bảo người ít tuổi hơn. Người ít tuổi sẽ thể hiện sự kính trọng bằng cách ăn nói lễ phép, có thưa gửi và sự nhún nhường.

Hoặc cũng có thể tìm hiểu quan hệ quyền lực ở phương diện gia đình và xã hội:

- Quan hệ quyền lực trong giao tiếp gia đình: có thể phân chia thành ba loại tương quan chủ yếu căn cứ vào nguồn gốc của quyền lực- vị trí của nhân vật giao tiếp trong tổ chức gia đình, họ tộc: Giao tiếp với người trên quyền (Con với bố, mẹ; cháu với ông, bà, chú, bác...), giao tiếp với người bằng quyền (vợ và chồng), giao tiếp với người dưới quyền (bố, mẹ với con; ông, bà với cháu…).

- Quan hệ quyền lực trong giao tiếp xã hội: bao gồm quan hệ trong công việc (sếp với nhân viên, chủ và người làm công, người làm lâu năm và người mới,…); quan hệ tuổi tác (người già với người trẻ); quan hệ vật chất (người giàu với người nghèo);…Ở đó cũng xuất hiện giao tiếp với người trên quyền (nhân viên với sếp...), giao tiếp với người bằng quyền (đồng nghiệp với nhau), giao tiếp với người dưới quyền (sếp với nhân viên).

Quan hệ quyền lực trong giao tiếp của người Việt mang đặc trưng là ứng xử theo tôn ti. Nó tạo thành các lễ tiết, nghi thức giao tiếp trong gia đình và xã hội, nhất là trong các gia đình xưa, lễ giáo được xem như

một nghi thức truyền thống. Người ta coi đó là nét đẹp ứng xử. Như khi ăn, thường thì người bề dưới phải mời người bề trên theo nghi thức từ cao xuống thấp. Đó là một nét văn hoá biểu hiện tính tôn ti trật tự, phép tắc của gia đình. Kính trọng người cao tuổi cũng là một nét đẹp văn hóa ứng xử của người Việt. Người trẻ gặp người già phải chào hỏi trước, có thái độ kính cẩn, nhún nhường trước người lớn tuổi hơn. Chính vì thế, nếp sống của các gia đình xưa chuẩn mực, có quy tắc. Con cái phải biết vâng lời cha mẹ, người ít tuổi phải lễ độ, khiêm tốn tự hạ mình trong ứng xử và nói năng với người nhiều tuổi hơn. Ngoài ra, trong một số trường hợp đặc biệt, cũng có thể nhận ra một số biểu hiện khác về quyền ưu tiên này trong ứng xử của người, biệt đãi dành cho những đối tượng đặc biệt như: "Nhất có râu, nhì bầu bụng" (nghĩa là ưu tiên cho người có địa vị xã hội hoặc người mang thai).

2.1.2 Quan hệ quyền lực chi phối đến việc sử dụng các yếu tố ngôn ngữ trong hành động xin lỗi

2.1.2.1 Thế nào là hành động xin lỗi?

Cũng như các hành động ngôn ngữ khác, hành động xin lỗi hầu như xuất hiện trong tất cả các ngôn ngữ nhưng hình thức biểu hiện không giống nhau. Tùy theo góc nhìn mà các nhà ngôn ngữ học đã có cách tiếp cận khác nhau, nghiên cứu hành động xin lỗi trong hội thoại và đã thu được các kết quả rất đáng khích lệ. Leech, Brow và Levinson cho rằng hành động xin lỗi gắn với chiến lược lịch sự âm tính tức là chiến lược lịch sự tôn trọng. J.Holmes nghiên cứu về hành động xin lỗi của người Anh, người Newzealand gắn với binh diện lịch sự của nam giới và nữ giới [49]. Tuy nhiên các nghiên cứu đều thống nhất ở chỗ nhận thấy bản chất của hành động xin lỗi là người nói thực hiện việc qua ngôn từ, mong người giao tiếp thứ lỗi, khiến người nghe thấy hài lòng.

Như vậy, hành động xin lỗi nhằm hai mục đích chính như sau

- Xin lượng thứ vì đã biết lỗi: Nó thể hiện thái độ biết ơn và hối lỗi của người nói với người đối diện, hướng tới nhu cầu thể diện của mỗi người tiếp nhận và có ý muốn sửa lại cho đúng một sự vi phạm mà người xin lỗi biểu lộ trách nhiệm, và như vậy sẽ tái thiết lên một sự cân bằng giữa người xin lỗi và người tiếp nhận. Nói cách khác, xin lỗi là hành vi xin được lượng thứ vì đã biết lỗi, chẳng hạn: Tôi xin lỗi, tôi đã sai rồi.

- Tạo tính lịch sự: xin phép làm gì đó,mở đầu cho một lời nói... Xin lỗi còn được dùng với chức năng đưa đẩy nhằm làm tăng tính lịch sự trong lời, là công thức xã giao dùng để mở đầu lời nói khi có việc hỏi người lạ hoặc làm phiền người khác. Ví dụ: Xin lỗi anh có bật lửa không?( Xin lỗi là hành động xin phép làm gì đó, do cảm phiền tới người khác thường dùng để mở đầu cho một lời nói). Một lời xin lỗi có thể thay thế trong trường hợp từ chối khéo mà không làm mất lòng người khác. Đôi khi trong lòng không thích nhưng không tiện từ chối thẳng thửng thì xin lỗi là một cách biểu đạt hiệu quả mang ý nghĩa vạn bất đắc dĩ phải như vậy, mong được thông cảm. Ví dụ: Xin lỗi tôi bận rồi!

Hành động xin lỗi trong giao tiếp thường thể hiện phép lịch sự cá nhân của mỗi người, vì thế lời xin lỗi là một nhân tố quan trọng trong giao tiếp xã hội. Nó không chỉ chi phối đến quá trình giao tiếp mà còn tác động hiệu quả của cuộc giao tiếp. Xin lỗi trong tiếng Việt là một vấn đề thuộc về nhận thức xã hội trong hoạt dộng giao tiếp để đáng giá là lịch sự hay bất lịch sự của mỗi cá nhân trong mỗi cuộc tương tác. Nó bao giờ cũng mang trong mình những nét đặc trưng văn hóa, gắn với chuẩn mực giao tiếp trong xã hội. Xin lỗi hướng tới sự tôn trọng người khác và qua đó mà tôn trọng chính mình.

2.1.2.2 Các điều kiện để hình thành và nhận diện hành động xin lỗi

Theo tác giả Đỗ Thị Kim Liên, điều kiện hình thành và thực hiện hành động xin lỗi bao gồm [41]:

- Sự trải nghiệm của người nói: Người nói đã có hành động hay biểu hiện gì đó ở thời điểm hiện tại hoặc trong quá khứ đối với người nghe, mà theo suy nghĩ của người nói là không tốt đối với người nghe, gây thất thiệt hoặc tổn thương tình cảm đối với người nghe.

- Nội dung và hiệu lực đối với người nghe: Người nói đưa ra nội dung là để tỏ thái độ biết ơn hoặc hối lỗi về biểu hiện đó của mình đối với người nghe, hiệu lực là muốn người nghe tha thứ cho hành động hay biểu hiện không tốt đó.

- Thái độ và sự phản ứng của người nghe: Người nghe có thể chấp nhận hoặc không nhưng bị giằng buộc trong quan hệ với người nói.

Có thể phân hành động xin lỗi theo nhiều cách:

Cách 1 là phân thành hai nhóm cơ bản: Nhóm hành động xin lỗi gián tiếp và hành động xin lỗi trực tiếp.

- Hành động xin lỗi trực tiếp

Hành động xin lỗi trực tiếp là một hành vi ứng xử ngôn ngữ mà người xin lỗi đã sử dụng các cách thức xin lỗi khác nhau làm phương tiện giao tiếp để sửa lại cho đúng một sự vi phạm và tái thiết sự cân bằng giữa mình và người bị phạm lỗi. Lời xin lỗi ở đây được sử dụng nhằm mục đích xin lỗi.

Ví dụ 1: Chẳng hạn, một chàng trai khi biết mình phạm lỗi với cô gái, chàng trai đó nói:

Lời xin lỗi ở dạng này có một số hình thức diễn đạt tiêu biểu: + Diễn đạt bằng câu tối giản với động từ hành vi: "Xin lỗi".

+ Diễn đạt bằng: Xin lỗi + Đối tượng xin lỗi là bổ ngữ. Ví dụ: Xin lỗi em.

+ Diễn đạt bằng: Người xin lỗi làm chủ ngữ + Xin lỗi. Ví dụ: Anh xin lỗi.

+ Diễn đạt bằng một câu đầy đủ: Chủ ngữ + xin lỗi +bổ ngữ. dụ: Anh xin lỗi em.

+ Diễn đạt bằng câu xin lỗi + câu đích thỉnh cầu tha thứ hoặc giải thích cho sự phạm lỗi. Ví dụ: Anh xin lỗi em. Anh mong em tha thứ.

+ Để thể hiện tính lịch sự trong giao tiếp, lời xin lỗi có thể sử dụng các tình thái từ: ạ, nhé,nhá....Ví dụ: Em xin lỗi anh nhé!

Đặc điểm nổi bật của lời xin lỗi trực tiếp là phải có mặt động từ hành vi xin lỗi. Người xin lỗi sử dụng câu đầy đủ ( chủ ngữ + xin lỗi + bổ ngữ) với những từ ngữ xưng hô thích hợp và tình thái từ mang sắc thái kính trọng sẽ làm gia tăng sự tôn trọng thể diện của người được xin lỗi.

- Hành động xin lỗi gián tiếp

Nhóm này được tạo ra theo nhiều cách khác nhau dựa vào các quy tắc ngữ dụng. Cách nói gián tiếp được thể hiện rất phong phú và đa dạng trong tiếng Việt. Một trong những cách nói hàm ẩn được thể hiện sinh động qua lời xin lỗi của người Việt. Qua khảo sát thực tế sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày và trong các tác phẩm văn học, lời xin lỗi biểu hiện qua cách nói hàm ẩn ở một số dạn như sau:

Lời xin lỗi được diễn đạt bằng lời hứa về tính chịu đựng, không lặp lại hành động sai trái đã xảy ra.

Ví dụ 2: Chẳng hạn: Anh hứa từ nay anh sẽ không tái phạm nữa.

Ví dụ nêu trên cho phép chúng ta hiểu rằng anh phạm lỗi và hiện giờ anh muốn xin lỗi em.

Cách phân chia thứ hai là phân theo mục đích sử dụng. Cụ thể, hành động xin lỗi sẽ có hai nhóm: nhóm có mục đích xin lỗi và nhóm có mục đích khác.

- Nhóm có mục đích xin lỗi:

Hành vi phạm lỗi trong trường hợp này là mục đích chính. Người nói có lỗi với người nghe và phải xin lỗi. Nó được diễn tả bằng các từ: xin lỗi, hối hận, ân hận, rất tiếc... trong nội dung thông báo của phát ngôn. Chủ đề phát ngôn thường đảm nhận vai trò chủ ngữ trong câu và thông báo trong phát ngôn chính là nội dung phạm lỗi.

Ví dụ 3: Tôi thật sự rất hối hận về những việc làm của mình.

Các kết hợp từ: Thật sự ân hận, rất tiếc, chỉ trót dại....đồng nghĩa với từ xin lỗi trong bối cảnh vừa nêu và từ xin lỗi có thể thay thế các kết hợp từ đó trong phát ngôn trên mà nội dung cơ bản là không thay đổi.

- Nhóm có mục đích khác:

Hành động xin lỗi ở đây chỉ là để giữ phép lịch sự, chứ người nói chưa chắc đã mắc lỗi. Người xin lỗi tạo ra lời xin lỗi mang tính chất rào đón, có tính chất không xâm phạm đến lãnh địa tự do cá nhân thậm chí cả lòng tự trọng của người được xin lỗi. Đây là cách nói lịch sự. Lời xin lỗi ở dạng này, người Việt thường hay sử dụng những quán ngữ để rào đón cho nội dung xin lỗi trong phát ngôn như: Hỏi khí không phải, nói vô phé...

Sự rào đón cho hành vi phạm lỗi trong nội dung phát ngôn còn được thể hiện qua động từ ngữ vi "xin lỗi" được đặt ở đầu phát ngôn. Cấu trúc thông thường của lời xin lỗi dạng này là

Xin lỗi + Câu có nội dung phạm lỗi

Ví dụ 5: Chẳng hạn, một người muốn hỏi giờ liền nói: Xin lỗi, anh cho tôi hỏi mấy giờ rồi.

Trong phát ngôn trên, động từ “xin lỗi” có tác dụng rào đón cho hành vi làm phiền người khác.

Về cấu trúc hành động xin lỗi, qua khảo sát, chúng tôi thấy giống như hành động cầu khiến, cấu trúc của hành động xin lỗi trực tiếp, những phát ngôn thường có hai phần: Thành phần cốt lõi và thành phần điều biến lực ngôn trung. Ở đây, có điểm đáng lưu ý là hành động gián tiếp quá đa dạng nên không thể khảo sát được. Chúng tôi chỉ đi vào tìm hiểu hành động xin lỗi trực tiếp. Thành phần cốt lõi là mệnh đề chính, đơn vị độc lập với các thành phần khác biểu thị đích ngôn trung, làm thành bản chất hành động xin lỗi. Các thành phần điều biến lực ngôn trung là những yếu tố ngôn ngữ kèm theo hoặc xuất hiện trước/sau mệnh đề chính. Chúng không thay đổi nội dung mệnh đề nhưng khiến cho lực ngôn trung tăng cường hoặc làm yếu đi bằng những điều chỉnh cú pháp hoặc từ pháp. Xem xét một số thành phần điều biến lực ngôn trung thuộc các cấp độ ngôn ngữ khác nhau trong các ví dụ sau:

- Mình xin lỗi bạn nhé!

- Nói gì đi em! Anh biết mình có lỗi rồi! Anh hứa không tái phạm nữa!

Ở ví dụ (1), thành phần điều biến nội bộ thuộc cấp độ từ, nằm ngay trong phát ngôn có chứa mệnh đề chính: Tiểu từ tình thái “nhé” làm giảm mức độ áp đặt của lời nói. Còn ở ví dụ (2), thành phần điều biến

ngoại vi thuộc cấp độ câu, nằm sau phát ngôn chứa mệnh đề chính: Hành động phụ thuộc “giải thích” có tác dụng tăng cường, bổ trợ lực ngôn

Một phần của tài liệu Quan hệ liên cá nhân chi phối hành động xin lỗi, cảm ơn trong một số tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại (Trang 39 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w