Ngay từ khi triết học Mác đang trong quá trình hình thành và phát triển, nhiều nhà triết học tư sản cho rằng, C.Mác đã "mượn" quy luật phủ định của phủ định của Hêghen để "đỡ cho tương
Trang 1NHÂN VĂN - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Trang 2VIỆN TRIẾT HỌC
VŨ THỊ KIỀU PHƯƠNG
PHỦ ĐỊNH BIỆN CHỨNG
VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN
Chuyên ngành : Chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử
Mã số : 5.01.02
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS,TS Phạm Văn Đức
HÀ NỘI - 2003
Trang 3CHƯƠNG 1: Nhận thức về phủ định biện chứng trong lịch sử triết học
phương Tây 7
1.1 Những tư tưởng sơ khai về phủ định và biện chứng của sự
phủ định trong triết học Hy Lạp cổ đại 8 1.2 Phủ định biện chứng với tư cách là một phạm trù - công cụ
trong triết học Hờghen 14 1.3 Tư tưởng của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin về phủ
định biện chứng 20 CHƯƠNG 2: Vai trò của phủ định biện chứng đối với sự phát triển 33
2.1 Vai trò của phủ định biện chứng đối với sự phát triển trong
tự nhiên 38 2.2 Vai trò của phủ định biện chứng đối với sự phát triển trong
xã hội 45 2.3 Vai trò của phủ định biện chứng đối với sự phát triển trong
tư duy 56 KẾT LUẬN 67 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN VĂN 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Vào cuối thập kỷ 80 và đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX vừa qua, trong hệ thống xã hội chủ nghĩa đã diễn ra những biến động mạnh, có ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại của hệ thống Đó là sự kiện cải tổ, cải cách diễn ra lần lượt ở các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa Khi làn sóng cải tổ, cải cách đó tạm lắng xuống thì hệ thống xã hội chủ nghĩa với tư cách là một tồn tại tương quan với hệ thống tư bản chủ nghĩa đã tan rã Đánh dấu sự kiện này là việc Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết bị chia nhỏ thành các nước cộng hoà với những định hướng phát triển khác nhau, là việc các nước Đông
Âu từ bỏ con đường phát triển xã hội chủ nghĩa và quay trở lại với con đường phát triển tư bản chủ nghĩa
Cho đến nay, trên thế giới còn lại rất ít nước vẫn kiên trì con đường phát triển xã hội chủ nghĩa, điển hình là Trung Quốc và Việt Nam Một trong những khó khăn lớn đối với các nước này khi không còn hệ thống xã hội chủ nghĩa là vừa phải tự lực xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa phải tổng kết thực tiễn
để không ngừng bổ sung và phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về
sự phát triển nói chung, về sự phát triển trong xã hội nói riêng Trong lý luận
đó, một vấn đề rất cần được trở lại làm sáng tỏ là: phải chăng sự tồn tại của
hình thái kinh tế – xã hội tư bản chủ nghĩa là vĩnh cửu, nó không tự phủ định
sự tồn tại của nó? Do đó, phải chăng hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa không ra đời từ những mâu thuẫn lòng hình thái kinh tế – xã hội tư bản
chủ nghĩa và phủ định một cách biện chứng hình thái kinh tế – xã hội tư bản
chủ nghĩa Nhất là đối với những quốc gia có định hướng phát triển xã hội chủ nghĩa nhưng lại chưa trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa thì sự phát triển "rút ngắn" lên chủ nghĩa xã hội sẽ được thực hiện bằng cách nào và các
Trang 5quốc gia đó sẽ phủ định như thế nào đối với giai đoạn phát triển tư bản chủ
nghĩa? Nói một cách khác, đó chính là vấn đề mối quan hệ biện chứng giữa phủ định và phát triển
Trong khi đó, tình hình khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội hiện thực là một cơ hội tốt cho các thế lực chống chủ nghĩa cộng sản, chống chủ nghĩa Mác – Lênin công kích lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về sự phát triển nói chung, về sự phát triển trong xã hội nói riêng Trong đó, phải kể đến sự phủ nhận của giới triết học tư sản đối với quy luật phủ định của phủ định trong
phép biện chứng duy vật và hạt nhân của quy luật này là sự phủ định biện chứng Ngay từ khi triết học Mác đang trong quá trình hình thành và phát
triển, nhiều nhà triết học tư sản cho rằng, C.Mác đã "mượn" quy luật phủ định của phủ định của Hêghen để "đỡ cho tương lai lọt ra khỏi lòng của quá khứ",
để chứng minh cho tính hợp lý của sự ra đời và tồn tại tất yếu của chủ nghĩa cộng sản chứ đó không phải là một quy luật khách quan của sự vận động trong tự nhiên, trong xã hội và trong tư duy
Xuất phát từ tình hình lý luận và thực tiễn trên, chúng tôi chọn vấn đề
"Phủ định biện chứng và vai trò của nó đối với sự phát triển" làm đề tài luận
văn của mình Ngoài ra, việc chúng tôi chọn thực hiện đề tài luận văn này còn
là nhằm góp phần vào việc luận chứng cơ sở khoa học của định hướng "phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng
tư bản chủ nghĩa, nhưng kế thừa, tiếp thu (do chúng tôi nhấn mạnh -
V.T.K.P.) những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt là về khoa học và công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại"[14, tr.84] mà Đảng ta đã khẳng định tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (năm 2001)
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Trang 6Ở Liên Xô trước đây, trong một thời gian dài (từ cuối những năm 30 đến giữa những năm 60 của thế kỷ XX), quy luật phủ định của phủ định và những nội dung quan trọng của quy luật này đã bị bỏ rơi trong những nghiên cứu về phép biện chứng duy vật Điều này có thể thấy rõ trong những bài viết
về tình hình nghiên cứu chủ nghĩa duy vật biện chứng như: Những vấn đề của chủ nghĩa duy vật biện chứng trong các tác phẩm của các nhà triết học Liên
Xô của N.G.Alécxeép và Ê.G.Iudin [1]; Cách mạng tháng 10 và việc nghiên cứu những vấn đề duy vật biện chứng ở Liên Xô của tác giả Lê Hữu Tầng [71] Trong Những vấn đề của phương pháp nhận thức khoa học Phần thứ III: Phương diện nhận thức của các quy luật cơ bản của phép biện chứng Ý nghĩa của quy luật phủ định của phủ định trong nhận thức khoa học [21], Iu.A.Giơđanốp đã chỉ
ra căn nguyên của sự kiện trên là do quy luật phủ định của phủ định đã "bị phủ định" theo biện pháp hành chính trong một thời gian dài ở Liên Xô Cũng trong cuốn sách đó, Iu.A.Giơđanốp đã vận dụng lý luận mácxít về quy luật phủ định của phủ định và phủ định biện chứng vào lĩnh vực hoá học nhằm chỉ ra vai trò của phủ định biện chứng đối với sự tiến triển của khoa học hoá học
Những phần viết của I.X.Narxki trong Lịch sử phép biện chứng, tập III, Phép biện chứng cổ điển Đức [79] và của D.M.Ôrútgiép trong Lịch sử phép biện chứng, tập IV, Phép biện chứng mácxít [80] là những nghiên cứu khá sâu và có hệ
thống đối với những tư tưởng của các nhà kinh điển như G.V.Ph.Hêghen, C.Mác
và Ph.Ăngghen về biện chứng của sự phủ định và vai trò của nó đối với sự phát triển Còn lại, phần lớn lý luận về phủ định biện chứng và vai trò của nó đối với sự phát triển là những phần viết trong các sách mang tính chất giáo khoa triết học,
dưới hình thức những nguyên lý ngắn gọn nhưng cơ bản, như trong: Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng của A.M.Bôgôútđinốp [6]; Nguyên lý triết học mácxít Phần thứ nhất: Chủ nghĩa duy vật biện chứng do F.V.Côngstăngtinốp
chủ biên [11]; v.v Ngoài ra, chúng ta có thể tìm thấy những phần viết liên quan
Trang 7đến đề tài trong một số chuyên khảo về phép biện chứng duy vật, ví dụ trong: Bàn
về mối liên hệ lẫn nhau của các phạm trù trong triết học mácxít của A.P.Séptulin [65]; Phương pháp nhận thức biện chứng của A.Séptulin [66]; v.v
Ở Trung Quốc, những nghiên cứu của tác giả Lý Tân Sinh trong Tính phổ biến khách quan và ý nghĩa về phương pháp luận của quy luật phủ định của phủ định [67] và trong Vị trí và quan hệ của phủ định và mâu thuẫn trong phép biện chứng [68] là những nghiên cứu trực tiếp về phủ định biện chứng
và vai trò của nó đối với sự phát triển Trong đó, tác giả đã trình bày một cách tóm tắt lịch sử vấn đề quy luật phủ định của phủ định trong phép biện chứng
Còn ở Việt Nam, lý luận về phủ định biện chứng và vai trò của nó đối với sự phát triển chủ yếu được trình bày khái quát dưới dạng nguyên lý cơ bản trong các giáo trình, các sách giáo khoa triết học Trong số đó, trước hết
chúng ta phải kể đến Giáo trình triết học Mác - Lênin của Hội đồng Trung
ương chỉ đạo biên soạn giáo trình Quốc gia các bộ môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh [31] Trên Tạp chí triết học cũng đã có một số bài nghiên cứu trực tiếp bàn đến quy luật phủ định của phủ định, trong đó phân tích khá sâu quan điểm của triết học duy vật biện chứng về phủ định biện chứng và vai trò của quy luật phủ định của phủ định với tư cách là quy
luật vạch ra khuynh hướng của sự phát triển Đó là các bài: Bàn về tính phổ biến và ý nghĩa thực tiễn của quy luật phủ định của phủ định của tác giả Ngô Thành Dương [12]; Một số vấn đề về quy luật phủ định của phủ định của tác
giả Hồ Văn Thông [73] Ngoài ra, chúng ta còn có thể kể đến bài nghiên cứu
Mấy suy nghĩ về tư tưởng phủ định biện chứng đối với những quan hệ sở hữu
và tư tưởng cổ truyền của C.Mác và Ph.Ăngghen của tác giả Trần Văn Khánh
[36]; trong đó, phủ định biện chứng được xem như một phương thức tất yếu của quá trình cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản
Trang 8Còn về sách, ở nước ta mới chỉ có cuốn Sự phát triển biện chứng từ thấp đến cao của tác giả Phúc Khánh [35] Trong đó, những vấn đề xung
quanh phủ định biện chứng và vai trò của nó đối với sự phát triển được trình bày một cách khá căn bản nhưng dưới hình thức phổ thông theo chủ định của tác giả Đến nay, ở nước ta chưa có luận văn, luận án nào nghiên cứu trực tiếp
đề tài phủ định biện chứng và vai trò của nó đối với sự phát triển ngoài một số luận văn, luận án khai thác ý nghĩa thực tiễn của đặc trưng kế thừa của phủ
định biện chứng, chẳng hạn như luận văn của tác giả Mai Thị Quý: Vấn đề kế thừa giá trị truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hoá [62]; v.v
Tóm lại, những nghiên cứu trên chủ yếu mới đề cập quan điểm của các tác gia kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin về phủ định biện chứng, tuy đã chỉ ra những đặc điểm và đặc trưng cơ bản của phủ định biện chứng nhưng còn nhiều vấn đề trong đó chưa được làm rõ, chẳng hạn như: đặc trưng kế thừa biểu hiện trong xã hội như thế nào, v.v , nhất là khi những đặc trưng đó tác động trực tiếp đến sự phát triển
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận văn là góp phần làm sáng tỏ những đặc điểm, đặc trưng cơ bản của phủ định biện chứng và vai trò của những đặc điểm, đặc trưng đó đối với sự phát triển
Để đạt được mục đích như trên, luận văn phải thực hiện những nhiệm
vụ sau:
- Thứ nhất, trình bày một số tư tưởng tiêu biểu trong lịch sử triết học
phương Tây về phủ định biện chứng để làm rõ những đặc điểm, đặc trưng cơ bản của phủ định biện chứng
- Thứ hai, khảo cứu một số biểu hiện điển hình của phủ định biện
chứng trong tự nhiên, trong xã hội và trong tư duy để góp phần làm rõ vai trò của phủ định biện chứng đối với sự phát triển
Trang 94 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ
nghĩa Mác – Lênin về phủ định biện chứng và vai trò của nó đối với sự phát triển; các luận điểm, tư tưởng của các triết gia tiêu biểu trong lịch sử triết học phương Tây; quan điểm của Đảng ta về định hướng phát triển, về sự kế thừa
và tiếp thu các giá trị nhân loại Luận văn tham khảo và tiếp thu một cách tối
đa những kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng một cách kết hợp các
phương pháp lôgíc và lịch sử, phân tích và tổng hợp, đặc biệt là phương pháp
so sánh
5 Đóng góp mới của luận văn
Luận văn góp phần làm sáng tỏ những đặc trưng cơ bản của phủ định biện chứng trong vai trò dẫn đến sự phát triển
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu
và giảng dạy triết học Mác - Lênin, nhất là đối với những vấn đề về sự vận động và phát triển
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có hai chương, sáu tiết
Trang 10CHƯƠNG 1 NHẬN THỨC VỀ PHỦ ĐỊNH BIỆN CHỨNG TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY
Phủ định biện chứng trước hết là sự phủ định, nhưng không phải là tất
cả những sự phủ định mà chúng ta vẫn bắt gặp thường ngày Phủ định biện chứng là sự tự phủ định diễn ra do những mâu thuẫn bên trong sự vật, hiện tượng quy định Vì vậy, khi các nhà triết học Hy Lạp cổ đại phát hiện ra và trình bày dưới dạng rất sơ khai và mộc mạc một trong những quy luật biện chứng của sự vận động và phát triển là quy luật mâu thuẫn thì cũng là lúc họ
đã vô tình đưa ra những tư tưởng rất sơ khai về phủ định và biện chứng của sự phủ định Song, nhà triết học vẫn được xem là người đầu tiên trong lịch sử đã đưa ra những tư tưởng rõ ràng về phủ định biện chứng là Hêghen Hêghen không những đã đưa ra những tư tưởng rõ ràng về phủ định biện chứng mà còn vận dụng nhận thức đó vào thực hiện những mục đích triết học của ông Tuy nhiên, tư tưởng về phủ định biện chứng của Hêghen còn nhiều hạn chế
do tính chất duy tâm của triết học Hêghen nói chung Những hạn chế đó đã được khắc phục một cách xuất sắc trong "chủ nghĩa duy vật hiện đại" của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin
Để góp phần vào việc làm rõ lịch sử phát triển của nhận thức về phủ định biện chứng, làm rõ những đặc điểm và đặc trưng cơ bản của phủ định biện chứng, chúng tôi khảo cứu một số tư tưởng tiêu biểu của những nhà triết học mà chúng tôi đã đề cập ở trên Tuy nhiên, cũng cần phải nói thêm rằng, không chỉ có các nhà triết học phương Tây mới phản ánh và đưa ra những tư
Trang 11tưởng sâu sắc về phủ định biện chứng Từ thời cổ đại, các nhà triết học phương Đông cũng đã có những tư tưởng đặc sắc về sự phủ định này Ngay trong lịch sử triết học phương Tây, những tư tưởng khá sâu sắc về biện chứng của sự phủ định cũng không ít, chẳng hạn như những tư tưởng I.Cantơ hay những tư tưởng của một số trường phái triết học phương Tây hiện đại, v.v Tuy nhiên, để có thể hiểu được một cách sâu sắc tất cả những tư tưởng đó thì cần có một công trình khảo cứu riêng
1.1 Những tư tưởng sơ khai về phủ định và biện chứng của sự phủ định trong triết học Hy Lạp cổ đại
Hầu hết các nhà triết học Hy Lạp cổ đại là các nhà "biện chứng tự phát, bẩm sinh" [49, tr.34] Trong lịch sử, các nhà triết học phương Tây luôn có sự trở lại với triết học Hy Lạp cổ đại mỗi khi cần tìm cội nguồn của một tư tưởng triết học nào đó, hoặc là để tìm ý tưởng triết học nào đó Bởi vì, trong quá trình phác hoạ bức tranh về một thế giới không ngừng vận động và biến đổi, các nhà triết học Hy Lạp cổ đại đã có nhiều phỏng đoán thiên tài khiến các thế
hệ sau phải kinh ngạc Do vậy, có không ít người cho rằng, hầu hết các vấn đề triết học (theo chúng tôi, đó là những vấn đề triết học cổ điển) đã được đặt ra trong triết học Hy Lạp cổ đại Tính ngây thơ, chất phác và mộc mạc trong tư tưởng của các nhà triết học Hy Lạp cổ đại không hề làm giảm sự đóng góp của những tư tưởng biện chứng đó vào quá trình phát triển của văn hoá tư duy nhân loại
Một trong những thành tựu nổi bật của triết học Hy Lạp cổ đại là những phỏng đoán về mâu thuẫn và quy luật mâu thuẫn – một trong những quy luật biện chứng của sự vận động, biến đổi và phát triển Như ở trên chúng tôi đã
đề cập, trong những phỏng đoán của triết học Hy Lạp cổ đại về mâu thuẫn và
sự vận động của quy luật mâu thuẫn đã hàm chứa những phỏng đoán về phủ định và biện chứng của sự phủ định Ngay việc các nhà triết học Hy Lạp cổ
Trang 12đại chỉ xem phủ định như là khâu cuối cùng của quá trình mâu thuẫn và diễn
ra khi mặt đối lập này xoá bỏ, huỷ diệt mặt đối lập kia cũng đã gợi mở chiều hướng cho các nhà triết học biện chứng sau này suy nghĩ về nguồn gốc xuất hiện của phủ định Nếu theo những phỏng đoán của các nhà triết học Hy Lạp
cổ đại về mâu thuẫn và phủ định thì chúng ta có thể nói rằng, phủ định ra đời
từ cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập, giải quyết mâu thuẫn giữa các mặt đối lập, góp phần thúc đẩy sự vật, hiện tượng chuyển động từ một trạng thái này sang một trạng thái khác Nói một cách khác, sự phủ định đó là một sự tự phủ định Ngay cả trong những tư tưởng có tính duy tâm và thần bí của một
số triết gia Hy Lạp cổ đại về phép biện chứng của khái niệm (điển hình là tư tưởng của Platôn, của Plôtin và của Prôcơlơ), mỗi khái niệm tự phủ định sự tồn tại của nó do những yếu tố đối lập bên trong nó quy định
Mặt khác, các nhà triết học Hy Lạp cổ đại luôn nhận thức mâu thuẫn
trong mối liên hệ với sự sinh thành Cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập trong
mâu thuẫn khiến cho sự vật, hiện tượng cũ mất đi, nhưng không phải là sự vật, hiện tượng đó mất đi hoàn toàn Bởi vì, các nhà triết học Hy Lạp cổ đại luôn chú ý đến khởi nguyên và sự tồn tại của khởi nguyên trong cấu tạo và trong quá trình vận động và biến đổi của sự vật, hiện tượng Mặc dù các nhà triết học Hy Lạp cổ đại quan niệm khác nhau về hình thức của khởi nguyên nhưng lại có sự tương đồng về các đặc tính của khởi nguyên, một trong số đó
là tính không biến mất hoàn toàn của khởi nguyên trong suốt quá trình vận động và biến đổi của sự vật, hiện tượng Do đó, khi sự tự phủ định diễn ra thì
sự mất đi của sự vật, hiện tượng không đồng nghĩa với việc sự vật, hiện tượng
đó đã bị xoá bỏ hoàn toàn
Trong những tư tưởng triết học Hy Lạp cổ đại về sự sinh thành, về mối quan hệ giữa phủ định và sự sinh thành, trước hết chúng ta phải kể đến những
tư tưởng của Hêraclít Hêraclít là một trong số ít những nhà triết học thời cổ
Trang 13đại khiến các thế hệ sau phải "kinh ngạc" về khả năng trực quan và những phỏng đoán thiên tài của ông Những tư tưởng triết học của ông về cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập đã hàm chứa quan niệm về nguồn gốc của phủ định Đó là, phủ định ra đời trong cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập Phủ định chính là sự huỷ diệt, sự diệt vong của sự vật, hiện tượng cũ, nhưng là sự
tự huỷ diệt, tự diệt vong Sự tự huỷ diệt, tự diệt vong đó không khiến cho sự vật, hiện tượng biến mất hoàn toàn mà chỉ là sự kết thúc một chu kỳ vận động
và biến đổi để chuyển hoá sang một chu kỳ vận động và biến đổi mới Học thuyết về "dòng chảy", về "logos" không chỉ là những tư tưởng của Hêraclít
về các mặt đối lập và cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập mà còn là những tư tưởng của ông về sự thống nhất giữa cái khẳng định và cái phủ định trong quá trình vận động và biến đổi của sự vật, hiện tượng Đó là mối quan hệ gắn bó giữa tồn tại và không tồn tại trong mọi sự vật, hiện tượng, kể cả trong con người: "… chúng ta vừa tồn tại vừa không tồn tại" Trong những tư tưởng của Hêraclít về mối quan hệ giữa các mặt đối lập và sự xuất hiện của phủ định không có vai trò của đấng siêu nhiên
Tư tưởng của Hêraclít về sự sinh thành hay sự biến đổi tuyệt đối cho
thấy rằng, chính mối quan hệ giữa sự vật và "cái khác của nó" là nguồn gốc
của sự ra đời một cái mới Đó là một cái mới có nguồn gốc từ trong lòng cái
cũ, hay là trong sự tồn tại của cái cũ đã bao chứa sự tồn tại của cái sẽ thay thế
nó, phủ định nó Vấn đề này thể hiện rõ nhất trong quan niệm của Hêraclít về
sự hòa điệu, đó là: "sự sinh thành, sự biến đổi tuyệt đối, - không phải sự sinh thành cái khác, lúc này thì cái này, lúc sau thì cái khác Cái bản chất tức là mỗi sự vật khác, mỗi sự vật đặc thù là khác với một sự vật khác, - không phải
khác một cách trừu tượng với bất cứ cái khác nào, mà với cái khác của nó;
mỗi sự vật chỉ tồn tại trong chừng mực trong khái niệm của nó bao hàm cái khác của nó"[trích theo 40, tr.278],
Trang 14Cũng là về quá trình chuyển hoá và sinh thành nhưng ở những tư tưởng của Platôn lại có một lớp vỏ duy tâm khách quan và thần bí, bởi vì Platôn chỉ bàn đến sự chuyển hoá và sinh thành của ý niệm tồn tại một cách độc lập với con người Platôn cho rằng, trong một ý niệm luôn tồn tại các tương phản, chẳng hạn như "cái đơn nhất" và "cái nhiều" trong "ý niệm tồn tại", "sống" và
"chết" trong "ý niệm linh hồn" [xem 61], v.v Các tương phản đấu tranh lẫn nhau nhưng chúng không huỷ diệt nhau hoàn toàn và chính điều đó khiến cho giữa các giai đoạn trong quá trình chuyển hoá có một mối liên hệ với nhau, khiến cho sự sinh thành của một ý niệm mới bao giờ cũng diễn ra trên cơ sở của một ý niệm đã có Trong những tư tưởng triết học của Platôn, Hêghen chú
ý đến việc "Platôn vận dụng phép biện chứng để chỉ ra rằng mọi khái niệm chắc chắn là có tính hữu hạn" [24, tr.218] Bởi vì, một khái niệm "có tính hữu hạn" tất yếu sẽ tự phủ định hoặc bị diệt vong bởi sự ra đời của một khái niệm mới, điều đó khiến cho sự vận động của khái niệm là một quá trình không ngừng
Trong triết học Hy Lạp cổ đại, những tư tưởng của trường phái triết học nguỵ biện về mối quan hệ giữa mặt khẳng định và mặt phủ định, nhất là những nghiên cứu của trường phái này về phương diện phủ định vốn có ở trong quá trình tư duy đã có nhiều ý nghĩa tích cực trong cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa giáo điều Đặc biệt là, trong quá trình đó, họ đã phát hiện
ra tính mâu thuẫn của tư duy Song đối với họ, đó không phải là điểm xuất phát cho việc tìm kiếm chân lý mà chỉ là sự chứng minh cho tính không thể đạt tới chân lý [xem 78, tr.195] Căn nguyên của vấn đề là do trường phái này
đã tuyệt đối hoá phương diện phủ định và dừng lại ở đấy, coi đó là kết quả cuối cùng của quá trình vận động của tư duy Theo Hêghen, vì dừng lại ở phương diện phủ định nên triết học nguỵ biện chỉ đạt đến những nhận thức về phủ định trừu tượng, chính là sự phủ định hoàn toàn Triết học nguỵ biện đã
Trang 15không chỉ ra được vòng khâu tiếp sau mà phủ định trừu tượng phải tiến tới, đó
là vòng khâu từ cái phủ định tới cái khẳng định, thể hiện sự thống nhất giữa cái phủ định và cái khẳng định [xem 78, tr.196]
Trong triết học Hy Lạp cổ đại, mối quan hệ giữa phủ định và chân lý còn thể hiện trong sự hình thành thái độ như thế nào đối với những tư tưởng triết học quá khứ Về vấn đề này phải kể đến Arixtốt với việc ông "nhấn mạnh
sự cần thiết phải phân tích toàn diện quan điểm đã được nêu ra", dù trước ông,
có thể Platôn "là người đầu tiên đã hình thành nguyên tắc tiếp cận có phê phán đối với triết học quá khứ" [xem 9, tr.29] Bởi vì, phải đến thời kỳ Arixtốt, triết học Hy Lạp cổ đại mới đạt được những thành tựu nhất định về nội dung tư tưởng và về trình độ khái quát lý luận Chỉ trên những điều kiện như thế, Arixtốt mới có thể hình thành những quan niệm về lịch sử triết học Theo Arixtốt, các học thuyết triết học hiện tại có mối liên hệ gắn bó với các học thuyết triết học quá khứ Vì vậy, các nhà triết học thời sau trong khi xem xét tư tưởng của các nhà triết học thời trước nên có một thái độ đúng đắn trong phê phán và bác bỏ các tư tưởng đó Arixtốt cho rằng, đối với các học thuyết triết học quá khứ, chúng ta "không cần phải bác bỏ tất cả mọi điều" mà chỉ cần "bác bỏ những cách chứng minh sai lầm, nếu chúng dựa vào những nguyên lý", vì trong những nghiên cứu của những người đi trước có những vấn đề rất có ích cho triết học hiện tại [2, tr.20] Chẳng hạn, Arixtốt cho rằng:
"không những đối với các bậc tiền bối mà chúng ta có thể tán thành ý kiến của họ mà cả đối với các bậc tiền bối đã phát biểu một cách hời hợt" cũng "đã nói ra một điều gì đó, đã chuẩn bị cho chúng ta năng lực nhận thức nhờ sự rèn luyện trước của mình… Chúng ta tiếp thu một số học thuyết từ họ, số khác là nguyên nhân làm xuất hiện các học thuyết ấy" [trích theo 9, tr.39] Đồng thời, Arixtốt đã bộc lộ những quan niệm của ông về con đường tiến triển của triết học Con đường này dựa trên sự kế thừa, tiếp thu có phê phán của các nhà
Trang 16triết học sau đối với tư tưởng của các nhà triết học tiền bối Có thể nói, những
tư tưởng về lịch sử triết học của Platôn, của Arixtốt chính là những nét phác hoạ đầu tiên về sự phủ định biện chứng trong tư duy
Song, theo M.A.Đưnníc, hình thức ban đầu của phạm trù phủ định xuất
hiện trong triết học của Êpiquya [xem 78, tr.306] Phạm trù này được Êpiquya xây dựng dựa trên học thuyết về nguyên tử với tư tưởng về sự đi chệch của nguyên tử là một tất yếu Khi vận dụng phạm trù này vào giải thích những vấn
đề xã hội, Êpiquya cho rằng, sự vi phạm "quy luật của số phận" là hình thức thể hiện mới của "sự đi chệch tự do", nó biểu hiện cho sự không phục tùng số phận nghiệt ngã Điều đó được thực hiện bởi sự kết hợp giữa các hành vi tự
do của con người và các điều kiện sinh hoạt đã thoả thuận của xã hội Về mặt
xã hội, tư tưởng trên là sự phản kháng trật tự xã hội thống trị, phản kháng những giáo điều Còn về mặt triết học, tư tưởng trên chỉ ra vai trò của phủ
định trong sự hình thành cái mới: để hình thành cái mới thì cần phải chống lại, phải phá bỏ cái cũ
Trong triết học Hy Lạp cổ đại cũng đã có những tư tưởng khá rõ về phủ định của phủ định, đúng hơn là những tư tưởng về vai trò của tam đoạn thức
đối với sự phát triển của khái niệm Vấn đề này được thể hiện trong triết học
tư biện của phái Platôn mới Plôtin - người sáng lập ra phái Platôn mới - cho rằng, phép biện chứng là học thuyết về các đặc tính chung của sự vật, về các mặt đối lập và các khái niệm phổ biến (các phạm trù) Trong triết học Plôtin, cái duy nhất là phạm trù cơ bản Phép biện chứng do Plôtin xây dựng thực chất là quá trình cái duy nhất trải qua các dạng thức của nó rồi lại trở về chính
nó Phép biện chứng này nói về sự tự nhận thức của cái duy nhất Quá trình tam đoạn thức của cái duy nhất bộc lộ rõ hơn trong học thuyết của Prôcơlơ -
là học trò của Plôtin Với quá trình này, Prôcơlơ đã giải thích một cách tư biện sự phát triển của khái niệm Theo ông, quá trình này bắt đầu từ cái duy
Trang 17nhất tuyệt đối – nghĩa là loại trừ mọi tính khác biệt, do vậy nó phủ định mọi tính quy định của phạm trù; tiếp đó, cái duy nhất chuyển sang giai đoạn sinh
ra tính khác biệt và nội dung phong phú của các phạm trù; và giai đoạn thứ ba
là sự trở lại của cái duy nhất nhưng là cái duy nhất tuyệt đối, tất yếu đòi hỏi phải áp dụng toàn bộ nội dung phong phú của những tính quy định của phạm trù vào nó [xem 78, tr.323-324] Tuy nhiên, trong triết học Prôcơlơ, con đường của tam đoạn thức có tính chất siêu hình và gắn với chủ nghĩa thần bí cực đoan [xem 78, tr.323] Mặc dù vậy, Prôcơlơ đã chỉ ra được vai trò của phủ định trong lôgíc phát triển của khái niệm
Như vậy, biện chứng của sự phủ định diễn ra một cách phổ biến, tất yếu
và khách quan đã được các nhà triết học Hy Lạp cổ đại nhận thức một cách không tự giác Thông qua nhận thức về mâu thuẫn và cuộc đấu tranh giữa các
mặt đối lập, họ đã phát hiện ra vai trò giải quyết mâu thuẫn và thúc đẩy quá trình sinh thành của phủ định Theo tư tưởng của các nhà triết học Hy Lạp cổ đại, có thể nói, nhận thức về phủ định và biện chứng của sự phủ định trong
triết học Hy Lạp cổ đại mới chỉ là những phỏng đoán nhưng có ý nghĩa gợi
mở rất giá trị cho các nhà triết học biện chứng sau này hình thành nên phạm
trù phủ định biện chứng Chẳng hạn, Hêghen đã dành sự chú ý đặc biệt đến những tư tưởng triết học Hy Lạp cổ đại về vai trò của phủ định trong cách thức phát triển của khái niệm
1.2 Phủ định biện chứng với tư cách là một phạm trù - công cụ trong triết học Hêghen
G.Ph.V.Hêghen (1770-1831) là nhà triết học người Đức Ông là một trong những nhà triết học vĩ đại của nhân loại Gia đình Hêghen theo đạo Tin lành, bản thân ông đã theo học khoa Thần học của trường đại học Tübingen (từ năm 1788) Ông đã tốt nghiệp xuất sắc về Thần học và Ngôn ngữ học Đặc
Trang 18điểm này trong tiểu sử của Hêghen có thể là một trong những yếu tố làm nên tính thần bí và duy tâm trong triết học của ông
Mục đích triết học của Hêghen là xây dựng một loại lôgíc mới để mô tả
sự vận động biện chứng của tư duy (quá trình tư duy phản tư) Trong triết học Hêghen, sự vận động biện chứng của tư duy biểu hiện qua sự vận động biện chứng của khái niệm, bởi vì ông quan niệm rằng, mỗi khái niệm thể hiện một trình độ phản tư của tư duy Những tư tưởng triết học của Hêghen đã tạo nên một dấu ấn sâu đậm trong kho tàng văn hoá tư duy của nhân loại và có ảnh hưởng lớn đến rất nhiều các thế hệ triết học về sau
Trong triết học Hêghen, "tư duy" là một khái niệm quan trọng và phức tạp Theo quan niệm của Hêghen, tư duy không chỉ là một dạng năng lực của con người mà còn là một thực thể Mối quan hệ đồng nhất giữa tư duy và tồn tại là xuất phát điểm của toàn bộ hệ thống triết học Hêghen Tuy Hêghen trình bày về loại lôgíc mới rất trừu tượng, tư biện và thần bí nhưng dưới lớp vỏ đó
là một thành tựu đặc sắc của tư duy nhân loại - phép biện chứng duy tâm khách quan Phép biện chứng này được Hêghen xây dựng và trình bày chủ
yếu trong Hiện tượng học của tinh thần (1807) trong Bách khoa toàn thư các khoa học triết học (1818) và nhất là trong Khoa học Lôgíc (1812-1816) Cấu
thành phép biện chứng duy tâm khách quan của Hêghen là một hệ thống các phạm trù, trong đó không thể không kể đến phạm trù phủ định biện chứng
(tiếng Đức là: aufheben) Trong triết học Hêghen, phủ định biện chứng là một phạm trù – công cụ Hêghen đã sử dụng phạm trù này để xây dựng loại lôgíc
mới và các kết cấu trong hệ thống triết học của ông
Trong lịch sử triết học cổ điển Đức, sự ra đời của phạm trù phủ định trong triết học Hêghen là kết quả của sự tiếp nối một truyền thống được khởi nguồn từ I.Cantơ - là người rất có ảnh hưởng tới Phíchtơ, Senlinh và Hêghen I.Cantơ đã mở đầu truyền thống này bằng phép biện chứng của các antinomi;
Trang 19trong đó, mỗi antinomi là một mâu thuẫn biện chứng của hai phạm trù đối lập nhau Đó là mâu thuẫn dẫn đến sự hình thành phạm trù thứ ba với tư cách là
sự thống nhất của hai phạm trù đối lập Theo Hêghen, tuy Cantơ đã dừng lại với kết quả phủ định trong phép biện chứng nhưng thành tựu to lớn nhất của triết học phê phán của Cantơ là đã chú ý tới sự vận động biện chứng của tư duy, đã đánh vào chủ nghĩa giáo điều, bất động của siêu hình học duy lý [xem
24, tr.158-159] Việc Hêghen tiếp nối truyền thống này thể hiện khá rõ trong
Bách khoa toàn thư các khoa học triết học [xem 85]
Trong triết học Hêghen, phạm trù phủ định biện chứng được hình thành
từ những tư tưởng của ông về mối quan hệ biện chứng giữa «sự quy định khẳng định» và «sự quy định phủ định» Mối quan hệ biện chứng này được xây dựng trên cơ sở xuất phát điểm của triết học Hêghen là sự thống nhất (và cũng là sự đồng nhất) Sự thống nhất trong triết học Hêghen không phải là một thể thống nhất chết Với vai trò là «căn cứ», nó là «một thể thống nhất sống» [xem 40, tr.149] «Một thể thống nhất sống» là một thể thống nhất hàm chứa mâu thuẫn biện chứng giữa «sự quy định khẳng định» và «sự quy định phủ định» cùng sự tự chuyển hóa của chúng Sự tự chuyển hoá này khiến cho
"thể thống nhất sống" bị phá vỡ Khi đó, «sự quy định phủ định» vốn tồn tại
"một cách che giấu" trong «sự quy định khẳng định» sẽ chuyển sang sự "tồn tại tự nó", tức là «sự quy định phủ định» sẽ trở thành một «sự quy định khẳng định» mới trong một thể thống nhất mới của quá trình "tư duy đang phản tư"
Mối quan hệ biện chứng giữa «sự quy định khẳng định» và «sự quy định phủ định» cũng là cơ chế hoạt động của hệ thống bộ ba (còn được gọi là tam đoạn thức) Hêghen trình bày phép biện chứng của sự phủ định qua cơ chế bộ ba ở nhiều nơi trong hệ thống triết học của ông Hệ thống bộ ba gồm
có chính đề, phản đề và hợp đề Trong đó, chính đề là «sự quy định khẳng
Trang 20định» còn phản đề là «sự quy định phủ định» nhưng giữa những sự quy định này không có sự phân biệt tuyệt đối Trong quá trình tư duy phản tư, phản đề luôn có khuynh hướng phủ định chính đề – là cái khẳng định đầu tiên, tối sơ -
để tự chuyển hoá thành một chính đề mới và hình thành nên một tương quan khẳng định - phủ định mới Đây là một quá trình liên tục Trong mối quan hệ
biện chứng giữa chính đề và phản đề, thứ nhất, chính đề mới hoàn thành một
chu trình của sự thống nhất (hay là một vòng khâu biện chứng) và là hợp đề
của chính đề và phản đề đầu tiên; thứ hai, sở dĩ phản đề có thể phủ định được
chính đề vì phản đề là tương quan tồn tại của chính đề đó và là sự tồn tại dưới
dạng "che giấu" của chính đề mới; và thứ ba, sẽ không thể có một sự thống
nhất mới, sẽ không thể có một sự phát triển (lôgíc) tiếp theo của khái niệm và tinh thần tuyệt đối nếu như phản đề phủ định chính đề dẫn đến một thể thống
nhất chết, tức là một thể thống nhất không có khả năng tự phủ định sự tồn tại
hiện có của nó, không có khả năng vượt quá nó, để tiến lên một trạng thái tồn tại mới có một trình độ phát triển cao hơn
Hợp đề với tính cách là sự thống nhất của chính đề và phản đề phải bao chứa đồng thời trong nó sự tương đồng và sự khác biệt của chính đề và phản
đề Bao chứa ở đây có nghĩa là hoà hợp, hợp nhất chứ không phải là sắp đặt cùng nhau như một tổng số Vì vậy, thể thống nhất mới (khái niệm mới) sẽ có một trình độ mới và cao hơn về chất so với thể thống nhất cũ (khái niệm cũ) Theo Hêghen, hệ thống bộ ba là một kết cấu liên tục do hợp đề không phải là
«một cái thứ ba yên tĩnh» [trích theo 40, tr.250] và mỗi sự thống nhất chỉ là kết quả của một vòng khâu biện chứng khẳng định - phủ định, hoàn thành một giai đoạn phát triển Tư tưởng của Hêghen về một kết cấu liên tục đã bộc lộ khá rõ tính cách mạng trong quan niệm của ông về sự phát triển, về mối liên
hệ giữa các sự thống nhất (hay các giai đoạn phát triển), đồng thời cũng cho thấy phần nào quan niệm của ông về cách thức và khuynh hướng của sự phát triển Trong tư tưởng của Hêghen về mối quan hệ biện chứng chính đề – phản
Trang 21đề, sự phủ định của phản đề với chính đề phải là một sự phủ định biện chứng Chỉ sự phủ định biện chứng mới có khả năng dẫn đến «một thể thống nhất sống», vì chính đề không bị phản đề tiêu diệt trong sự phủ định đó
Trong vấn đề sự thống nhất, những ưu và khuyết điểm của triết học Hêghen được bộc lộ đầy đủ nhất Với việc đặt ra và giải quyết vấn đề mối quan hệ biện chứng giữa khẳng định và phủ định, vấn đề hệ thống bộ ba và sự thống nhất, Hêghen đã cho thấy những tư tưởng có tính cách mạng của ông về biện chứng của sự phủ định và vai trò của nó trong cách thức phát triển của khái niệm Song, hạn chế của Hêghen là ở chỗ, ông chỉ quan tâm đến sự phát triển của tinh thần và cho rằng, sự phát triển của tinh thần tuyệt đối hay sự tha hoá của tinh thần tuyệt đối sẽ quy định tất cả những sự phát triển còn lại Tính
cách mạng của Hêghen so với các bậc tiền bối của ông là ở cách thức của sự phát triển mà ông tìm ra Tuy nhiên, trong thực tế, Hêghen luôn tuyệt đối hoá
mức độ thứ ba của tinh thần tuyệt đối Vì vậy, phương pháp triết học tiến bộ
và cách mạng dựa trên phép biện chứng của sự phủ định của Hêghen - phá vỡ tính hoàn thiện, tuyệt đích của chân lý tuyệt đối – khi bị ông đưa vào phục vụ
hệ thống triết học duy tâm (khách quan) lại trở thành một phương pháp hướng
về quá khứ, phủ nhận sự phát triển có tính cách mạng trong hiện tại và tương lai Chẳng hạn, Hêghen viết: "… mỗi bước tiến lên trong sự vận động tiệm tiến, mỗi quy định tiếp theo, khi xa cái bắt đầu vô định cũng đồng thời là một
bước quay trở lại gần cái bắt đầu ấy, thành thử cái gì lúc đầu có thể xuất hiện
như là hai vật khác nhau, … về thực chất chỉ là một và cùng một sự vật" [trích theo 40, tr.251] Do đó, người ta thường cho rằng, phép biện chứng của Hêghen là một vòng tròn khép kín
Tuy hệ thống triết học của Hêghen là thần bí, tư biện và trừu tượng, tuy Hêghen đã sử dụng phương pháp triết học có tính cách mạng của ông để xây
Trang 22dựng nên một hệ thống triết học bảo thủ nhưng không ai có thể phủ nhận được rằng, Hêghen là một nhà biện chứng thiên tài Người ta có thể thấy khá
rõ điều đó qua nội dung và ý nghĩa của phạm trù aufheben (hay vẫn được gọi
là phạm trù phủ định biện chứng) trong triết học Hêghen Do mục đích và ý nghĩa của phạm trù này trong triết học Hêghen nên không ít người đã xem nó
là một phạm trù – công cụ Thậm chí, I.X.Narxki còn cho rằng, nó là một trong các phạm trù – công cụ quan trọng nhất của lôgíc học Hêghen [xem 79,
tr.389] V.I.Lênin khi tóm tắt Khoa học lôgíc đã ghi lại thực chất nội dung của
phạm trù này như sau:
Aufheben = ein Ende machen
= erhalten ( Aufbewahrenzugleich ) [40, tr.115]
Trong đó, aufheben vừa có nghĩa là bảo tồn, giữ gìn, duy trì (erhalten) vừa có nghĩa là bãi bỏ, thủ tiêu, kết thúc [xem 59, tr.130] Cả hai nghĩa này
đều đồng thời tồn tại trong phạm trù phủ định biện chứng Nói cách khác, chúng là hai mặt không tách rời của phạm trù đó Theo Hêghen, phạm trù này vạch ra cách thức lôgíc của những sự thống nhất, cũng như cách thức để từ sự thống nhất cũ, thấp tiến lên sự thống nhất mới, cao hơn Đồng thời, nó vạch ra mối liên hệ giữa những sự thống nhất trong quá trình phát triển của tư duy
Trong sự vận động biện chứng của tư duy, chức năng của phạm trù – công cụ aufheben không chỉ là xoá bỏ sự xung đột (mâu thuẫn) giữa «sự quy định khẳng định» và «sự quy định phủ định» hoặc là bảo tồn (giữ gìn) những yếu tố chân lý trong «sự quy định khẳng định» và «sự quy định phủ định» mà còn là chuyển hoá sự xung đột đó sang, tiến lên một trình độ chân lý mới, cao hơn Phủ định trong triết học biện chứng của Hêghen không chỉ là sự phủ định
có bảo tồn và giữ lại nguyên vẹn những yếu tố chân lý trong cái bị phủ định
mà nó còn là một sự lọc bỏ những yếu tố không còn giá trị, đồng thời cải tạo
Trang 23và nâng cao những yếu tố đã được giữ lại Trong nội hàm phạm trù aufheben,
sự phủ định (negation, verneinung) chỉ là một yếu tố thành phần Cho nên, phạm trù phủ định trong lôgíc biện chứng của Hêghen có nội dung khác căn bản với phạm trù phủ định trong lôgíc «hình thức thuần tuý của nhận thức»
mà Hêghen phê phán Do đó, chúng ta không thể đồng nhất yếu tố phủ định trong phạm trù aufheben với sự «phủ định lôgíc - hình thức»
Trong hệ thống triết học của Hêghen, trong bất cứ vấn đề nào có sự phát triển (lôgíc) thì ở đó có sự tác động của phạm trù – công cụ aufheben
như cái quyết định cấu trúc của tất cả các phát triển Những tư tưởng của
Hêghen về mối quan hệ biện chứng giữa triết học và lịch sử triết học cũng thể hiện rõ mối quan hệ giữa phép biện chứng của sự phủ định và sự phát triển, nhất là trong những tư tưởng của Hêghen về nguyên tắc lịch sử Đó là, dù cho
có những khác biệt về chất giữa các thang bậc đi lên thì trong mối liên hệ qua lại và sự thống nhất của các hệ thống triết học vẫn "không có một hệ thống triết học nào bị bác bỏ" mà càng ngày chúng ta càng tiến gần hơn tới các giai đoạn phát triển văn hoá tinh thần cao hơn, do đó trong các học thuyết ngày càng có nhiều hơn các nội dung quý báu cần phải được giữ gìn cho các thời
kỳ phát triển sau Bởi vì, theo Hêghen, các hệ thống triết học chỉ là những giai đoạn thể hiện ra của tinh thần tuyệt đối
Phép biện chứng của sự phủ định đáp ứng được mục đích của triết học Hêghen là xây dựng một phương pháp riêng cho triết học, là xây dựng một loại lôgíc mới thể hiện được sự vận động biện chứng của tư duy, nhận thức được chân lý tuyệt đối Do đó, Hêghen đã vận dụng phép biện chứng ấy vào xây dựng hệ thống triết học của ông nhưng lại lược bỏ tính cách mạng của nó Hơn nữa, mặc dù phạm trù phủ định biện chứng (aufheben) trong triết học Hêghen đã vạch ra được cách thức lôgíc và khuynh hướng của sự vận động, biến đổi và phát triển, đã chỉ ra được mối liên hệ lôgíc – lịch sử của sự phát triển nhưng lại mang một "lớp vỏ thần bí" duy tâm khách quan, bởi nó chỉ mô
tả sự vận động biện chứng của tinh thần, của khái niệm
Trang 24Tuy nhiên, đúng như nhận định của C.Mác và Ph.Ăngghen, chúng ta không nên dừng lại ở bộ khung toà nhà triết học (hay hệ thống triết học) của Hêghen để chỉ thấy mặt hạn chế, bảo thủ, phản động mà phải đi sâu vào bên trong bộ khung đó để có thể thấy được những đóng góp triết học to lớn của Hêghen Về vấn đề này, C.Mác viết như sau: "Tính chất thần bí mà phép biện chứng đã mắc phải ở trong tay Hêghen tuyệt nhiên không ngăn cản Hêghen trở thành người đầu tiên trình bày một cách bao quát và có ý thức những hình thái vận động chung của phép biện chứng ấy Ở Hêghen, phép biện chứng bị lộn ngược đầu xuống đất Chỉ cần dựng nó lại là sẽ phát hiện được cái hạt nhân hợp lý của nó ở đằng sau lớp vỏ thần bí" [52, tr.35] Trong quá trình xây dựng "chủ nghĩa duy vật hiện đại", C.Mác và Ph.Ăngghen đã thực hiện nhiệm
vụ triết học đó Cũng như vậy, V.I.Lênin cho rằng, trong những tư tưởng của Hêghen về phép biện chứng của khái niệm đã hàm chứa những phỏng đoán về biện chứng của thế giới khách quan
1.3 Tư tưởng của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin về phủ định biện chứng
C.Mác và Ph.Ăngghen coi việc "cải tạo" phép biện chứng duy tâm khách quan của Hêghen, "dựng" nó lại và xây dựng một phép biện chứng mới (chính là phép biện chứng duy vật) là một nhiệm vụ triết học quan trọng của các ông Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ triết học này, các ông đã kế thừa, tiếp thu có phê phán phép biện chứng duy tâm của Hêghen, đã tìm ra những quy luật cơ bản chi phối sự vận động và phát triển của lịch sử - là lĩnh vực mà các bậc tiền bối của các ông vẫn tư duy về nó hoặc là duy tâm, hoặc là không tưởng, siêu hình V.I.Lênin, người kế tục xuất sắc sự nghiệp của C.Mác và Ph.Ăngghen, cũng luôn xem việc phát triển phép biện chứng duy vật do C.Mác và Ph.Ăngghen xây dựng là một trong những nhiệm vụ triết học quan trọng nhất của ông Trong phép biện chứng duy vật, các quy luật và các phạm trù không còn mang "lớp vỏ thần bí" như trong phép biện chứng duy tâm
Trang 25khách quan của Hêghen mà đã thể hiện rõ sự thống nhất giữa hình thức duy vật và nội dung biện chứng
Nguồn gốc duy vật của các quy luật và các phạm trù được C.Mác và Ph.Ăngghen chỉ ra và khẳng định trong những luận điểm mang tính chất nguyên lý của "chủ nghĩa duy vật hiện đại" như: "… hiển nhiên là những quá trình tự nhiên và lịch sử … được phản ánh trong bộ não tư duy và hiện lại trong đó", do vậy, người ta không thể đưa những quy luật biện chứng từ bên ngoài vào giới tự nhiên mà phải "phát hiện ra chúng trong giới tự nhiên và rút chúng ra từ trong giới tự nhiên"[49, tr.25] Hay là, "biện chứng gọi là chủ quan, tức là tư duy biện chứng, thì chỉ là phản ánh sự chi phối, trong toàn bộ giới tự nhiên, của sự vận động thông qua những mặt đối lập, tức là những mặt, thông qua sự đấu tranh thường xuyên của chúng và sự chuyển hoá cuối cùng của chúng từ mặt đối lập này thành mặt đối lập kia…"[49, tr.694], v.v Theo những tư tưởng đó, rõ ràng là, phạm trù phủ định là sản phẩm của tư duy, là kết quả nhận thức thế giới khách quan của con người Nội dung của phạm trù phủ định là sự phản ánh, là hình ảnh của sự phủ định diễn ra trong tự nhiên và trong lịch sử Không phải nội dung sự phủ định trong tư duy quy định nội dung sự phủ định diễn ra một cách phổ biến, tất yếu và khách quan trong tự nhiên và trong lịch sử Trái lại, chính nội dung sự phủ định trong tự nhiên và trong lịch sử sẽ quy định nội dung sự phủ định trong tư duy
Về phạm trù phủ định trong triết học duy vật biện chứng, trước hết
chúng ta phải kể đến luận điểm sau của Ph.Ăngghen: "Phủ định, trong phép biện chứng, không phải chỉ có ý nghĩa giản đơn là nói: không, hoặc giả là tuyên bố rằng một sự vật không tồn tại, hay phá huỷ sự vật ấy theo một cách nào đó" (do chúng tôi nhấn mạnh – V.T.K.P.) [49, tr.201] Về một phương
diện nhất định, luận điểm trên là một định nghĩa của triết học duy vật biện chứng về phủ định biện chứng với tư cách là một phạm trù triết học Ph.Ăngghen đã định nghĩa phủ định "trong phép biện chứng" bằng cách đưa
Trang 26ra nội dung của một loại phủ định khác đối ngược với phủ định "trong phép biện chứng" Xét theo nội dung, đó chính là sự phủ định hoàn toàn, tuyệt đối một cách siêu hình Đó là loại phủ định không căn cứ vào quá trình phát triển
hiện thực của sự vật, hiện tượng mà chỉ là "một ý kiến từ ngoài áp đặt vào"
quá trình đó [xem 49, tr.845] Cho nên, sự phủ định này không có khả năng dẫn đến bất kỳ một sự phát triển nào Từ đó, Ph.Ăngghen đã chỉ rõ những đặc điểm của phủ định "trong phép biện chứng", hay là "sự phủ định trong đó có
sự phát triển" Đó là loại phủ định căn cứ vào quá trình phát triển hiện thực của sự vật, hiện tượng Cho nên, "đối với mỗi sự vật cũng như đối với mỗi loại quan niệm, khái niệm" nó "đều có phương thức phủ định riêng biệt"
Ph.Ăngghen nói về phương thức phủ định như sau: "Không những tôi phải phủ định, mà còn phải xoá bỏ sự phủ định ấy một lần nữa Cho nên phải thiết lập sự phủ định thứ nhất như thế nào cho sự phủ định thứ hai vẫn sẽ còn hay
có thể có được" (do chúng tôi nhấn mạnh – V.T.K.P.) [49, tr.201]
Theo sự diễn giải trên của Ph.Ăngghen, chúng ta có thể rút ra một kết
luận sau: phương thức phủ định gồm có hai bước là phủ định và phủ định của
phủ định đó Trong đó, bước phủ định thứ hai (phủ định của phủ định) diễn ra trên cơ sở kết quả của bước phủ định thứ nhất, căn cứ vào kết quả của bước phủ định thứ nhất Nếu như bước phủ định thứ nhất diễn ra khiến cho sự vật, hiện tượng bị diệt vong, bị xoá bỏ hoàn toàn thì bước phủ định thứ hai sẽ không thể diễn ra Nói một cách khác, để cho bước phủ định thứ hai có thể diễn ra và để cho sự vật, hiện tượng có thể tiếp tục quá trình vận động của nó thì bước phủ định thứ nhất không thể là sự phủ định sạch trơn hay sự phủ định hoàn toàn một cách siêu hình mà phải là sự phủ định biện chứng, tức là sự phủ định có bảo tồn Điều đó cũng có nghĩa là, giữa kết quả của bước phủ định thứ nhất với kết quả của bước phủ định thứ hai có một mối quan hệ khăng khít Theo chúng tôi, mối quan hệ này được hình thành do bước phủ
Trang 27định thứ nhất đã để lại một kết quả nhất định khiến cho bước phủ định thứ hai
có thể diễn ra trên cơ sở kế thừa kết quả đó Chính sự kế thừa này sẽ khiến cho sự phủ định không dẫn đến sự diệt vong mà dẫn đến sự phát triển
Tất nhiên, đó chỉ là những suy luận của chúng tôi từ những luận điểm của Ph.Ăngghen chứ Ph.Ăngghen không nói rõ về sự kế thừa, càng chưa nói
rõ về những vấn đề của sự kế thừa như: cái gì sẽ quyết định yếu tố này được
kế thừa còn yếu tố khác thì không, yếu tố được kế thừa sẽ được giữ nguyên
hay là sẽ được biến đổi ra sao Tuy nhiên, trong khi bàn về Phép biện chứng Phủ định của phủ định, Ph.Ăngghen đã đưa ra một luận điểm có ý nghĩa
phương pháp luận cho những vấn đề trên như sau: "phương thức phủ định … trước hết là do tính chất chung của quá trình, hai là do tính chất riêng của quá trình quyết định" [49, tr.201] Luận điểm này chỉ ra rằng, chính quá trình phát triển hiện thực của sự vật, hiện tượng sẽ quyết định yếu tố nào trong mỗi giai đoạn phát triển (của sự vật, hiện tượng đó) sẽ bị loại bỏ, yếu tố nào sẽ được giữ lại một cách nguyên vẹn hoặc là sẽ được biến đổi đi Vì vậy, kết quả ở mỗi giai đoạn phát triển, ở mỗi sự phát triển sẽ phải khác nhau Do đó, theo chúng tôi, khi Ph.Ăngghen nói đến việc chủ thể ("tôi") phủ định và xoá bỏ sự phủ định hay là việc chủ thể thiết lập các bước phủ định không có nghĩa là Ph.Ăngghen cho rằng, chủ thể có thể tuỳ tiện thực hiện các bước phủ định mà
có lẽ ông chỉ bàn đến khía cạnh chủ thể có thể và cần phải thực hiện các bước phủ định như thế nào để cho sự tác động của chủ thể đến quá trình phát triển hiện thực của sự vật, hiện tượng phù hợp với các quy luật vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng
Từ những luận điểm trên của Ph.Ăngghen, chúng ta cũng có thể làm rõ một số vấn đề xung quanh mối quan hệ giữa phủ định biện chứng và phủ định của phủ định Trong mối quan hệ đó, bước phủ định thứ nhất phải là sự phủ định biện chứng để cho bước phủ định thứ hai có thể diễn ra Nhưng vấn đề là
Trang 28ở chỗ, ngay cả bước phủ định thứ hai cũng là sự phủ định biện chứng bởi vì
sự phủ định này diễn ra trên cơ sở kế thừa những kết quả của sự phủ định trước, khiến cho quá trình vận động của sự vật, hiện tượng vừa liên tục vừa có
sự phát triển Vì vậy, theo chúng tôi, sự phủ định biện chứng chính là hạt nhân của quy luật phủ định của phủ định Tuy nhiên, không phải quá trình
vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng nào cũng giống nhau (về cả nội dung lẫn hình thức), do đó không phải sự vật, hiện tượng nào cũng nhất thiết phải trải qua hai bước phủ định cụ thể mà mỗi loại có một "phương thức phủ
định riêng biệt của nó" Trong Chống Đuyrinh, Ph.Ăngghen đã nói rõ về vấn
đề này và đưa ra một số ví dụ điển hình để chứng minh cho điều đó [xem 49, tr.186-202] Vấn đề phủ định của phủ định và tính quy luật của nó đã được Hêghen khái quát một cách đặc sắc nhưng mang tính chất duy tâm Trái lại,
sự khái quát của "chủ nghĩa duy vật biện chứng" căn cứ vào quá trình phát triển hiện thực của sự vật, hiện tượng và nhấn mạnh đến điều kiện khách quan này
Khi bàn đến tư tưởng của Ph.Ăngghen về phép biện chứng của sự phủ định, chúng ta cũng cần phải kể đến những phác thảo của Ph.Ăngghen trong những tài liệu ông chuẩn bị cho việc viết Chống Đuyrinh Trong những tài
liệu đó, Ph.Ăngghen chia phủ định làm hai loại: "sự phủ định chân chính" và
"sự phủ định xấu, không có kết quả" "Sự phủ định xấu, không có kết quả"
chính là sự phủ định "thuần tuý chủ quan, cá nhân", là "một ý kiến từ ngoài áp
đặt vào" quá trình phát triển, như ở trên chúng tôi đã đề cập Cũng như vậy,
"sự phủ định chân chính" là sự phủ định có kết quả, "là sự phủ định trong đó
có sự phát triển" Điều đáng lưu ý là ở chỗ, Ph.Ăngghen đã chỉ ra nguồn gốc cùng vai trò "là động lực" và vạch ra khuynh hướng của sự phát triển của "sự phủ định chân chính" Ph.Ăngghen viết: "Sự phủ định chân chính - phủ định
tự nhiên, phủ định lịch sử và phủ định biện chứng - đúng là động lực (xét về
Trang 29mặt hình thức) của mọi sự phát triển: sự phân ra thành những đối lập, sự đấu tranh và việc giải quyết những đối lập đó, đồng thời (phần nào trong lịch sử, còn trong tư duy thì hoàn toàn), trên cơ sở kinh nghiệm đã thu được, lại đi tới một điểm xuất phát ban đầu, nhưng ở một trình độ cao hơn" [49, tr.845] Theo
nhận định này của Ph.Ăngghen, "sự phủ định chân chính" rõ ràng là một sự tự phủ định Nó là sự phủ định có tính tất yếu và khách quan Bởi vì, nó ra đời từ
mâu thuẫn giữa những đối lập, nó giải quyết cuộc đấu tranh giữa những đối lập đó khiến cho sự vật, hiện tượng vận động từ trạng thái này sang trạng thái khác Trong đó, trạng thái sau có trình độ phát triển cao hơn trạng thái trước, trong trình độ phát triển của trạng thái sau bao hàm trình độ phát triển của trạng thái trước với tư cách là điểm xuất phát
Nhận định trên của Ph.Ăngghen về "sự phủ định chân chính" cũng đồng thời là tư tưởng của ông về phủ định biện chứng Bởi vì, "sự phủ định chân chính" gồm có phủ định tự nhiên, phủ định lịch sử và phủ định biện chứng Nếu căn cứ vào những đặc điểm chung của ba loại phủ định này (như Ph.Ăngghen đã chỉ ra) thì chúng ta hoàn toàn có thể khẳng định rằng, cả ba loại đó đều là sự phủ định biện chứng Đó là sự phủ định biện chứng diễn ra trong tự nhiên, sự phủ định biện chứng diễn ra trong xã hội và sự phủ định biện chứng diễn ra trong tư duy Theo chúng tôi, sự phân chia này của Ph.Ăngghen có thể liên quan đến vấn đề biện chứng khách quan, biện chứng chủ quan và mối quan hệ giữa chúng Ngoài ra, chúng ta cũng cần tính đến sự chú ý của Ph.Ăngghen đối với sự tác động có ý thức của chủ thể Nếu trở lại với luận điểm của Ph.Ăngghen về phủ định "trong phép biện chứng" như chúng tôi đã đề cập ở trên thì có thể nói rằng, sự phân chia đó của Ph.Ăngghen căn cứ vào mức độ tác động có ý thức của chủ thể vào các quá trình phát triển hiện thực trong tự nhiên, trong xã hội và trong tư duy Trong
đó, rõ ràng là, Ph.Ăngghen rất chú ý đến sự phủ định trong tư duy
Trang 30Sự phủ định trong tƣ duy cũng là vấn đề mà V.I.Lênin rất quan tâm Bởi vì, nó liên quan đến những vấn đề của lý luận nhận thức nhƣ chân lý, biện
chứng của quá trình nhận thức, v.v Trong Bút ký triết học, V.I.Lênin đã phân
biệt khá rõ phủ định siêu hình và phủ định biện chứng trong tƣ duy Chẳng hạn, V.I.Lênin viết: "Không phải sự phủ định sạch trơn, không phải sự phủ
định không suy nghĩ, không phải sự phủ định hoài nghi, không phải sự do dự,
cũng không phải sự nghi ngờ là cái đặc trƣng và cái bản chất trong phép biện chứng, - dĩ nhiên, phép biện chứng bao hàm trong nó nhân tố phủ định, và thậm chí với tính cách là nhân tố quan trọng nhất của nó, - không, mà là sự phủ định coi nhƣ là vòng khâu của liên hệ, vòng khâu của sự phát triển, với sự duy trì cái khẳng định, tức là không có một sự do dự nào, không có một sự chiết trung nào" [40, tr.245] Trong luận điểm này, V.I Lênin đã chỉ ra một trong những đặc trƣng rất cơ bản của phủ định trong phép biện chứng Đó là, phủ định trong phép biện chứng là sự phủ định có khẳng định chứ không phải
là sự phủ định sạch trơn và không hàm chứa bất kỳ một sự khẳng định nào nhƣ sự phủ định trong phép siêu hình Chính mối quan hệ biện chứng giữa phủ định và khẳng định đã làm nên mối liên hệ giữa các giai đoạn phát triển Đây là một sự khác biệt căn bản của phủ định trong phép biện chứng với phủ định trong phép siêu hình
Bên cạnh đó, V.I.Lênin còn chỉ ra rằng, "phép biện chứng nói chung là
sự phủ định luận đề thứ nhất, là sự thay thế nó bởi luận đề thứ hai (là sự
chuyển hoá từ cái thứ nhất sang cái thứ hai, là sự chỉ rõ mối liên hệ giữa cái thứ nhất và cái thứ hai etc.) " [40, tr.245] Nghĩa là, trong lĩnh vực tƣ duy, chủ thể nhận thức nhất thiết phải chú ý đến sự khác nhau, mối liên hệ và sự chuyển hoá của những luận đề "từ khẳng định đến phủ định, - từ sự phủ định đến "sự thống nhất" với cái bị khẳng định" [40, tr.246] Nói một cách khác, chủ thể nhận thức phải chú ý đến, phải nhận thức đƣợc sự khác nhau, mối liên
Trang 31hệ và sự chuyển hoá bên trong của các khái niệm (những luận đoán, những luận đề) để có thể thấy được sự phát triển trong tư duy
Cũng theo những tư tưởng của V.I.Lênin về phủ định trong phép biện chứng nói chung và trong phép biện chứng của tư duy nói riêng, phủ định biện chứng và phủ định của phủ định có mối quan hệ chặt chẽ nhưng không đồng nhất Phủ định biện chứng là yếu tố căn bản và cần thiết cho quá trình phủ định của phủ định Còn phủ định của phủ định là một quá trình vận động bao gồm một số những phủ định biện chứng Trong mối quan hệ này, V.I.Lênin nhấn mạnh đến "sự lặp lại, ở giai đoạn cao, của một số đặc trưng, đặc tính, etc của giai đoạn thấp" và "sự quay trở lại dường như với cái cũ" [40, tr.240] Bởi vì, chính đặc tính "lặp lại" trong phủ định biện chứng sẽ làm nên mối liên hệ kế thừa có phát triển giữa các giai đoạn phủ định của phủ định
Tư tưởng của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin về phủ định biện chứng cũng được hình thành rõ trong những nghiên cứu của các ông về sự vận động biện chứng của xã hội Trong đó, các ông tập trung làm rõ sự vận động biện chứng hay sự tồn tại, biến đổi và tiêu vong có tính lịch sử – tự nhiên của hình thái kinh tế – xã hội tư bản chủ nghĩa Các ông chỉ ra rằng, sự vận động và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa sẽ dẫn nó
đến chỗ tự phủ định sự tồn tại của nó, như tất cả các phương thức sản xuất
trước nó trong lịch sử, để cho một phương thức sản xuất mới có nguồn gốc từ những mâu thuẫn trong lòng nó ra đời Yếu tố gây ra sự tự phủ định của mỗi phương thức sản xuất trong lịch sử là trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Nói đúng hơn, yếu tố đó là mâu thuẫn giữa trình độ phát triển của lực lượng sản xuất với hình thức của nó là quan hệ sản xuất Điều đó có nghĩa là,
sự phủ định thúc đẩy lịch sử của xã hội diễn ra thông qua hoạt động của con
Trang 32người nhưng hoàn toàn không theo chủ quan của con người mà là một hoạt động có tính khách quan
Từ những nghiên cứu về sự vận động và phát triển trong xã hội tư bản chủ nghĩa, C.Mác đã rút ra một luận điểm về phép biện chứng của sự phủ định trong xã hội như sau: "trong quan niệm tích cực về cái hiện đang tồn tại, phép biện chứng đồng thời cũng bao hàm cả quan niệm về sự phủ định cái hiện đang tồn tại đó, về sự diệt vong tất yếu của nó; vì mỗi hình thái đã hình thành đều được phép biện chứng xét ở trong sự vận động " [52, tr.35-36] Nghĩa là, bên trong "cái hiện đang tồn tại" luôn hàm chứa cái phủ định nó – là cái khiến cho nó tất yếu bị tiêu vong Đây là một trong những luận điểm quan trọng của phép biện chứng duy vật về mối quan hệ giữa khẳng định và phủ định Luận điểm trên cũng thể hiện sự khác biệt căn bản giữa phép biện chứng duy vật với phép biện chứng duy tâm khách quan của Hêghen trong vấn đề mối quan hệ giữa phủ định và phát triển Đó là, nếu như phép biện chứng của Hêghen có mục đích cuối cùng là hướng tới tinh thần tuyệt đối và là một vòng tròn khép kín thì, trái lại, "C.Mác nói chung không thừa nhận bất kỳ cấp độ tuyệt đối nào trong sự phát triển, chỉ có sự phủ định biện chứng đối với mỗi mức độ đã đạt được, mỗi "hình thức đã được thực hiện" là tuyệt đối mà thôi" [xem 80, tr.334]
Theo các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác – Lênin, trên cơ sở nhận thức được tính quy luật của sự phủ định trong lịch sử, nhân loại hoàn toàn có thể tạo ra được những sự phát triển rút ngắn trong lịch sử của mình Trong đó, điều kiện tiên quyết của sự phát triển rút ngắn là sự kế thừa (gồm cả tiếp nhận
và biến đổi) tổng thể các lực lượng sản xuất mà nhân loại đã tạo ra được ở mỗi giai đoạn phát triển lịch sử Về sự phát triển "rút ngắn" trong xã hội, trong "chính sách kinh tế mới", V.I.Lênin đã yêu cầu những người mácxít cần phải có sự nhìn nhận đúng đắn đối với phương thức sản xuất tư bản chủ
Trang 33nghĩa, cần phải thấy được giá trị của những thành quả mà phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã tạo ra được trong lịch sử của nó và cũng là trong lịch
sử của nhân loại V.I.Lênin phê phán và đấu tranh kiên quyết chống lại thái độ phủ định siêu hình phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa của "những người cộng sản cánh tả" Đó là sự phủ định không thấy được, không đánh giá đúng những thành tựu tiến bộ mà phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã tạo ra được, nhất là đối với những thành tựu khoa học và công nghệ mà nhân loại đã tạo ra được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa
Trước đó, C.Mác và Ph.Ăngghen đã nhiều lần chỉ ra và phê phán
những sự phủ định siêu hình như vậy Chẳng hạn, trong Chống Đuyrinh,
Ph.Ăngghen đã phê phán sự phủ định siêu hình của "chủ nghĩa xã hội cũ" đối với phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa Sự phủ định đó chỉ biết phê phán
mà không thể giải thích được sự tồn tại của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa cũng như những hậu quả mà phương thức sản xuất đó gây ra Đó là sự phủ định không có sự khẳng định Cho nên, "chủ nghĩa xã hội cũ" "chỉ có thể tuyên bố một cách giản đơn là phương thức sản xuất đó xấu" Theo Ph.Ăngghen, để có thể phủ định được phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa thì, trước hết, cần phải "giải thích sự tất yếu xuất hiện phương thức sản xuất
tư bản chủ nghĩa trong mối liên hệ lịch sử của nó và tính tất yếu của nó đối với một thời kỳ lịch sử nhất định, và do đó cả sự tất yếu phải tiêu vong của nó nữa" [49, tr.44]
Từ những tư tưởng trên đây của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin về phủ định biện chứng, "sự phủ định chân chính" và phủ định siêu hình, cũng như về mối quan hệ giữa phủ định biện chứng và phủ định của phủ định, chúng ta có thể khẳng định rằng, "chủ nghĩa duy vật hiện đại" đã có những đóng góp rất đáng kể vào quá trình nhân loại nhận thức về phủ định Đặc biệt
Trang 34là, "chủ nghĩa duy vật hiện đại" đã vận dụng phép biện chứng của sự phủ định
để giải thích được một cách duy vật sự vận động và phát triển trong xã hội
Qua việc tìm hiểu những quan điểm khác nhau về phủ định và phép biện chứng của sự phủ định trong lịch sử triết học như trên đã trình bày, có
thể thấy rằng, phủ định biện chứng là một hiện tượng có tính quy luật Điều
đó có nghĩa là, phủ định biện chứng là một hiện tượng diễn ra phổ biến, tất yếu và khách quan Những đặc điểm đó của phủ định biện chứng được phản
ánh rõ trong tư tưởng của các nhà triết học Hy Lạp cổ đại, của Hêghen và của
các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác – Lênin Tất cả các nhà triết học đó đều nhận thức phủ định trong mối quan hệ với nhận thức mâu thuẫn Nói đúng hơn là,
từ nhận thức mâu thuẫn họ đã đi đến nhận thức phủ định Cho nên, dù có nhận thức phủ định một cách tự phát hay tự giác và đứng trên lập trường duy vật hay lập trường duy tâm, thì họ cũng đều thấy được rằng, nguồn gốc của phủ định là từ cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập Hơn nữa, họ còn nhận ra rằng, mối quan hệ khăng khít giữa phủ định và mâu thuẫn được biểu hiện ở chỗ, phủ định giải quyết cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập Vì vậy, có thể nói, đặc điểm đầu tiên và nổi bật của phủ định là tính khách quan Xét về mặt nguồn gốc, phủ định xuất hiện tự nó và là một hoạt động tự thân Vì gắn bó, liên hệ chặt chẽ với mâu thuẫn như vậy nên phủ định cũng mang các đặc tính giống mâu thuẫn là phổ biến và tất yếu Trong tư tưởng của Hêghen và của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin, phủ định không chỉ là hoạt động tự
nó mà còn là điều kiện của sự phát triển, tạo ra tiền đề cho sự phát triển Bởi
vì, trong sự phủ định luôn hàm chứa sự khẳng định, tức là luôn hàm chứa sự giữ lại, sự bảo tồn một số đặc tính, đặc điểm của cái cũ Đó chính là phép biện chứng của sự phủ định trong triết học Hêghen mà C.Mác đã chỉ ra và kế thừa
Qua tư tưởng về phủ định của các nhà triết học biện chứng nêu trên, có thể nói, trong phép biện chứng nói chung, tức là dù phép biện chứng mang
Trang 35tính duy tâm khách quan như trong triết học Hêghen hay mang tính duy vật như trong "chủ nghĩa duy vật hiện đại", phủ định luôn gắn liền với sự vận động và phát triển Mối quan hệ này thể hiện ở vị trí và vai trò có tính phổ
biến và tất yếu của phủ định trong sự vận động và phát triển Do đó, phủ định trong phép biện chứng không phải là những sự phủ định trong đời sống thường ngày (như là sự bác bỏ một cái gì đó, v.v ), cũng không phải là tất cả mọi sự tự phủ định Phép biện chứng chỉ quan tâm và tập trung vào những sự
phủ định nằm trong mối liên hệ với quá trình vận động, biến đổi, phát triển và tiêu vong Tức là, phép biện chứng chỉ xét đến những sự phủ định bên trong các quá trình lịch sử - tự nhiên Cho nên, phủ định trong phép biện chứng
không chỉ là sự tự phủ định (sự phủ định tự nó) Tính tự phủ định chỉ là điều kiện cần Điều kiện đủ của phủ định trong phép biện chứng là mối liên hệ khăng khít của nó với sự vận động và phát triển Vì vậy, phủ định trong phép
biện chứng không chỉ khác một cách căn bản với phủ định trong phép siêu hình mà còn khác với những sự phủ định và tự phủ định thường thấy Để phân biệt phủ định trong phép biện chứng với những sự phủ định khác đó, trong lịch sử phép biện chứng đã hình thành khái niệm phủ định biện chứng
Hêghen đã xây dựng nền móng cho khái niệm phủ định biện chứng, kế tiếp là các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác – Lênin Trong đó, Hêghen không những đã vạch ra khá rõ nội hàm của khái niệm này mà còn biến nó thành một phạm trù – công cụ để thực hiện các mục đích triết học của ông Trong tư tưởng của các ông, các thuộc tính lọc bỏ và kế thừa (có cải tạo, biến đổi và nâng cao) của phủ định biện chứng được bộc lộ khá rõ Có thể nói, đó chính
là những đặc trưng cơ bản của phủ định biện chứng Chính những đặc trưng này đã làm nên phép biện chứng của sự phủ định, làm nên vai trò của phủ định đối với sự vận động và phát triển Tuy nhiên, trong triết học Hêghen, đó chỉ là sự vận động và phát triển của khái niệm, của tinh thần tuyệt đối
Trang 36Theo tư tưởng của Hêghen và của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin về phép biện chứng của sự phủ định, vì phủ định tạo ra tiền đề cho sự phát triển nên nó hình thành mối liên hệ giữa các giai đoạn phát triển, giữa cái
cũ và cái mới Bên cạnh đó, các ông đều cho rằng, không phải tất cả những yếu tố trong cái cũ đều được kế thừa và được kế thừa một cách nguyên vẹn vào trong cái mới mà sẽ có những yếu tố bị lọc bỏ đi hoặc là một phần, hoặc
là toàn bộ để cái mới không lặp lại một cách nguyên vẹn cái cũ và có thể tiến lên một trình độ phát triển cao hơn cái cũ Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định rằng, sự kế thừa này bị quy định bởi quá trình phát triển hiện thực của sự vật, hiện tượng (cùng những quy luật vận động và phát triển của chúng) Còn trong việc chủ thể nhận thức phép biện chứng của sự phủ định để vận dụng thì lại khác Ngoài những điều kiện khách quan, hoạt động
đó còn bị quy định bởi những yếu tố thuộc về chủ quan, chẳng hạn như nhu cầu và lợi ích của chủ thể hoạt động
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Có thể nói, trong sự tiến triển của tư duy lý luận nhân loại, những đặc tính của phủ định biện chứng – một hiện tượng có tính quy luật – ngày càng được phản ánh rõ hơn, đầy đủ hơn và sâu sắc hơn Trong quá trình phản ánh
đó, các nhà triết học sau luôn có một sự kế thừa nhất định đối với những phát hiện, những thành tựu tư duy của các nhà triết học trước
Từ việc phân tích những tư tưởng về phủ định nói chung và phủ định biện chứng nói riêng của một số nhà triết học tiêu biểu trong lịch sử, chúng ta
có thể cho rằng, phủ định biện chứng là sự tự phủ định có bảo tồn và giữ gìn, qua đó nó hình thành mối liên hệ giữa các giai đoạn phát triển (của sự vật, hiện tượng và tư tưởng) Các đặc tính (đặc điểm) cơ bản của phủ định biện chứng là phổ biến, tất yếu và khách quan Các đặc trưng cơ bản của phủ định biện chứng là lọc bỏ, kế thừa có cải tạo, biến đổi và nâng cao Khái niệm phủ
định biện chứng cùng những vấn đề về phủ định trong phép biện chứng như
Trang 37đã nêu ở trên sẽ là cơ sở, là căn cứ để chúng tôi khảo cứu vai trò của phủ định biện chứng đối với sự phát triển trong chương tiếp theo
CHƯƠNG 2 VAI TRÒ CỦA PHỦ ĐỊNH BIỆN CHỨNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN
Khuynh hướng của sự phát triển do quy luật phủ định của phủ định vạch ra là đường "xoáy trôn ốc" từ thấp đến cao, là cái mới ra đời thay thế cái cũ trên cơ sở cái cũ Tuy nhiên, phát triển không phải lúc nào cũng đồng
nhất với sự vận động đi lên, với tiến bộ và tiến hoá Trong thực tế, sự phát triển gồm có cả bước tiến lên lẫn bước thụt lùi, cả tiến bộ lẫn thoái bộ, cả tiến hoá lẫn thoái hoá Sự phát triển cũng không phải là một con đường thẳng tắp
vì đôi khi nó có những bước quanh co, thụt lùi tạm thời Song, theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, quy luật phủ định của phủ định sẽ không thể là quy luật vạch ra khuynh hướng của sự phát triển nếu như không
có hạt nhân của nó là sự phủ định biện chứng
Trang 38Về vai trò hạt nhân của sự phủ định biện chứng trong quy luật phủ định của phủ định, hay là về mối quan hệ khăng khít giữa phủ định của phủ định và phủ định biện chứng, chúng tôi đã phần nào làm rõ khi phân tích những luận điểm của Ph.Ăngghen về phủ định "trong phép biện chứng" Ở đây, chúng tôi
sẽ tập trung làm rõ hơn vai trò của phủ định biện chứng với tƣ cách là phương thức dẫn đến sự phát triển, tức là làm rõ phương thức dẫn đến sự ra đời của cái mới trên cơ sở cái cũ, nhưng trong cái mới sẽ có những trình độ phát triển cao hơn những trình độ phát triển mà cái cũ đã đạt được
Trong mối quan hệ giữa phủ định và phát triển, quá trình cái cũ tự phủ định nó để cho cái mới ra đời và quá trình cái mới phủ định cái cũ để khẳng
định sự tồn tại của nó không phải là những quá trình đơn giản và nhanh
chóng Những quá trình này diễn ra tuỳ thuộc vào những điều kiện lịch sử -
cụ thể, hay là tuỳ thuộc vào quá trình phát triển hiện thực của cả cái cũ lẫn cái mới Những điều kiện đó sẽ quyết định quá trình tự phủ định của cái cũ và
khẳng định của cái mới là lâu dài hay mau chóng, là phức tạp hay đơn giản Quan điểm duy vật biện chứng về phủ định đặc biệt nhấn mạnh đến những điều kiện khách quan này
Khi nói phủ định biện chứng là phương thức dẫn đến sự phát triển,
chúng tôi cho rằng, cần phải nhấn mạnh đến đặc trƣng quan trọng nhất của
phủ định biện chứng là đặc trƣng kế thừa và những yếu tố của nó, bởi vì kế thừa không chỉ là cốt lõi của phương thức phủ định biện chứng mà còn trực tiếp làm nên sự phát triển
Trước hết, chúng tôi nói đến mối quan hệ giữa sự kế thừa và sự tự phủ
định của cái cũ Khi cuộc đấu tranh giữa những mặt đối lập bên trong sự vật, hiện tƣợng phát triển đến mức phá vỡ sự tồn tại của nó thì sẽ có hai khả năng xảy ra: hoặc là sự vật, hiện tƣợng này sẽ bị diệt vong; hoặc là nó sẽ tiếp tục quá trình vận động và phát triển bằng cách chuyển sang một hình thái vận
Trang 39động mới, một giai đoạn vận động và phát triển mới, đôi khi trở thành một sự vật, hiện tượng mới khác hẳn sự vật, hiện tượng cũ Trong khả năng thứ nhất,
sự tự phủ định không những không tạo ra, không để lại một tiền đề nào mà còn khiến cho quá trình vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng bị đứt đoạn, còn sự vật, hiện tượng đó bị diệt vong Nếu đối chiếu với nội dung của khái niệm phủ định biện chứng như đã nêu ra ở trên thì có thể nói rằng, sự tự phủ định này không phải là sự phủ định biện chứng Tuy nhiên, sự tự phủ định này lại diễn ra khá phổ biến trong tự nhiên Chẳng hạn, khi cơ thể một (loài) sinh vật nào đó không kịp thích nghi hoặc là không thích nghi được trước những thay đổi lớn và đột ngột của môi trường tự nhiên thì (loài) sinh vật đó sẽ tự diệt vong Hay là, cái chết một cách tự nhiên của con người cũng vậy Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, "sự chết" - với tư cách là "sự phủ định sự sống" - "không phải là một sự kiện đột ngột và trong khoảnh khắc, mà là một quá trình rất dài" Bởi vì, "trong mỗi giây lát, bất kỳ một vật hữu cơ nào cũng vừa là bản thân nó, vừa không phải là bản thân nó; trong mỗi giây lát, nó tiêu hoá những chất mà nó nhận được từ ngoài vào và bài tiết những chất khác ra khỏi nó; trong mỗi giây lát, một số tế bào trong cơ thể của nó chết đi và những tế bào khác được hình thành…"[49, tr.37-38] Điều đó có nghĩa là, cái chết một cách tự nhiên của con người không đồng nhất với "sự chết" - là "một nhân tố quan trọng của sự sống" "Sự chết" mới là
sự phủ định biện chứng, còn cái chết một cách tự nhiên chỉ là một sự tự phủ định Có thể nói, những sự tự phủ định kiểu này là một vấn đề khá phức tạp
và khó có thể làm sáng tỏ chỉ thông qua một vài dẫn chứng như trên Song, theo như ở trên chúng tôi đã nêu, không phải tất cả mọi sự tự phủ định đều là đối tượng của phép biện chứng, trong đó có những sự tự phủ định kiểu này
Trong khả năng thứ hai, sự tự phủ định là sự phủ định "có kết quả" Nó không khiến cho sự vật, hiện tượng cũ bị diệt vong hay biến mất hoàn toàn
Trang 40Nó là một sự phủ định có giữ lại, có bảo tồn Với kết quả đó, sự vật, hiện tượng cũ không còn nguyên vẹn nữa nhưng cũng chưa hẳn đã chuyển hoá sang thành sự vật, hiện tượng mới Trong sự phủ định "có kết quả", đồng thời
với sự giữ lại một số yếu tố nhất định là sự loại bỏ hoàn toàn (sạch trơn) một
số yếu tố khác Đó là những yếu tố đã trở nên lạc hậu, tiêu cực và không còn phù hợp với sự tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tƣợng mới Vì vậy, trong
sự phủ định biện chứng, đồng thời với sự kế thừa và phát triển, tức là sự khẳng định những yếu tố phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh mới còn có sự loại trừ và lọc bỏ, tức là sự phủ định sạch trơn một số yếu tố không còn phù
hợp với những điều kiện và hoàn cảnh mới đó Đó chính là vai trò của sự phủ định hoàn toàn (sự phủ định sạch trơn) một cách biện chứng đối với sự phát
triển Vì vậy, có thể nói, sự phủ định hoàn toàn (sự phủ định sạch trơn) một cách biện chứng khác một cách căn bản với sự phủ định hoàn toàn (sự phủ
định sạch trơn) một cách siêu hình Do đó, không phải sự phủ định hoàn toàn (sự phủ định sạch trơn) nào cũng đồng nhất với sự phủ định siêu hình, thuộc
về sự phủ định siêu hình – là sự phủ định không dẫn đến sự phát triển
Những yếu tố đƣợc giữ lại, đƣợc bảo tồn sau sự tự phủ định của cái cũ chính là tiền đề cho cái mới ra đời Cái mới chỉ có thể ra đời trên cơ sở tiếp thu, tiếp nhận những yếu tố đó, cải tạo và biến đổi chúng Bởi vì, xét đến cùng, không có một cái mới nào tồn tại tự nó, tức là không có bất kỳ một mối liên hệ nào với cái cũ Trái lại, cái mới chỉ là cái mới khi có cái cũ, trên cơ sở cái cũ và so với cái cũ Do vậy, sự phủ định "có kết quả" hay sự phủ định có giữ lại, có bảo tồn là một điều kiện đảm bảo cho tính liên tục, tính quá trình của sự vận động và phát triển Thông qua đó, phủ định biện chứng thể hiện
vai trò hình thành những mối liên hệ giữa các giai đoạn phát triển Chẳng
hạn, trong lĩnh vực tƣ duy, sự phủ định có giữ lại, có bảo tồn có vai trò quan