Kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố

Một phần của tài liệu Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 42)

kiến nghị khởi tố

Tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố là các cơ sở quan trọng và chủ yếu để xác định dấu hiệu của tội phạm. Tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố chính là những kênh thông tin về tội phạm đƣợc công dân, cơ quan, tổ chức, phƣơng tiện thông tin đại chúng truyền tải tới các cơ quan bảo vệ pháp luật nhằm giúp các cơ quan này nhanh chóng phát hiện, ngăn chặn và xử lý tội phạm. Chính vì vậy, BLTTHS 1988 và BLTTHS 2003 đều quy định tƣơng đối cụ thể trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm do cá nhân, tổ chức và kiến nghị khởi tố do các cơ quan Nhà nƣớc chuyển đến. Đối với Viện kiểm sát, theo Điều 103 BLTTHS, sau khi đã tiếp nhận, “Viện kiểm sát phải chuyển ngay các tin báo, tố giác, kiến nghị khởi tố kèm theo các tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền” và “kiểm sát việc giải quyết của Cơ quan điều tra đối với tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố”. Viện kiểm sát không có trách nhiệm trực tiếp xác minh các tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; chỉ có “Cơ quan điều tra trong phạm vi trách nhiệm của mình phải kiểm tra xác minh nguồn tin và quyết định việc khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự”. Để đảm bảo “phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội”, BLTTHS quy định rất chặt chẽ về thời hạn kiểm tra xác minh tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố: 20 ngày

trong các trƣờng hợp thông thƣờng hoặc 2 tháng trong trƣờng hợp có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh ở nhiều địa điểm.

Khi thực hiện kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, Viện kiểm sát phải làm rõ các nội dung sau:

- Cơ quan điều tra có thực hiện hoạt động kiểm tra, xác minh nguồn tin không?

- Cơ quan điều tra có đảm bảo tính hợp pháp của các hoạt động kiểm tra, xác minh nguồn tin không?

- Cơ quan điều tra có đảm bảo thời hạn kiểm tra xác minh nguồn tin để ra quyết định khởi tố vụ án hình sự hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự không?

Muốn làm rõ ba nội dung trên, Viện kiểm sát phải nắm đƣợc việc Cơ quan điều tra có tiếp nhận tin báo, tố giác, kiến nghị khởi tố hay không. Tuy nhiên, BLTTHS không quy định Viện kiểm sát có trách nhiệm kiểm sát việc tiếp nhận tin báo, tố giác, kiến nghị khởi tố của Cơ quan điều tra. Kênh nhận biết việc tiếp nhận nguồn tin của Cơ quan điều tra chính là từ hoạt động tiếp nhận và chuyển giao các tin báo, tố giác, kiến nghị khởi tố mà Viện kiểm sát đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra và hoạt động kiểm tra sổ tiếp nhận tin báo, tố giác, kiến nghị khởi tố (sổ trực ban) của Cơ quan điều tra. Theo số liệu thăm dò xã hội học, 105/120 số cán bộ kiểm sát và Kiểm sát viên đƣợc hỏi cho rằng Viện kiểm sát nắm bắt thông tin qua kiểm tra thƣờng kì sổ tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm của Cơ quan điều tra. Những ý kiến còn lại cho rằng Viện kiểm sát còn nắm bắt thông tin về tội phạm qua các kênh thông tin khác nhƣ trực tiếp tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm hoặc nghe báo cáo về tình hình tội phạm của Cơ quan điều tra.

Về kênh nhận biết thông tin thứ nhất (trực tiếp tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm, kiến nghị khởi tố), thực tế các báo cáo tổng kết công tác của

ngành kiểm sát hằng năm cho thấy, Viện kiểm sát không nắm đƣợc các thống kê số lƣợng tin báo, tố giác mà Viện kiểm sát đã tiếp nhận, lại càng không có các con số thống kê số lƣợng tin báo, tố giác mà Cơ quan điều tra đã tiếp nhận. Tuy nhiên, số lƣợng tin báo, tố giác, kiến nghị khởi tố trực tiếp chuyển tới Cơ quan điều tra lớn hơn rất nhiều số lƣợng tin báo, tố giác, kiến nghị khởi tố trực tiếp chuyển tới Viện Kiểm sát. Bởi vì, trong tỷ lệ nguồn tin về tội phạm, số lƣợng tin báo, tố giác nhiều hơn nhiều lần số lƣợng kiến nghị khởi tố. Tin báo, tố giác về tội phạm chủ yếu do quần chúng nhân dân cung cấp. Trong sự lựa chọn cơ quan công an hay Viện kiểm sát để thông tin về tội phạm, ngƣời dân sẽ lựa chọn cơ quan công an nhiều hơn vì: thứ nhất, Viện kiểm sát cũng chỉ là một khâu trung gian - phải chuyển lại thông tin cho Cơ quan điều tra; thứ hai, Cơ quan điều tra có một mạng lƣới phối hợp - tiếp nhận thông tin về tội phạm trong cùng hệ thống là cơ quan công an các cấp, trong khi ngƣời cung cấp thông tin phải lựa chọn chủ thể tiếp nhận thông tin có khả năng đảm bảo đƣợc tính nhanh chóng, kịp thời của hoạt động phát hiện và ngăn chặn tội phạm.

Kênh nhận biết việc tiếp nhận thông tin thứ hai là kiểm tra thƣờng kì sổ tiếp nhận tin báo, tố giác, kiến nghị khởi tố của Cơ quan điều tra. Ở một số Cơ quan điều tra, tồn tại hiện tƣợng cố tình không xử lý về hình sự các trƣờng hợp cần phải khởi tố. Do vậy, để hợp thức hóa, không phải ra Quyết định không khởi tố vụ án sau này, Cơ quan điều tra sẽ không đƣa các tin báo, tố giác đó vào trong sổ tiếp nhận. Một hậu quả pháp lý kéo theo là, nếu Cơ quan điều tra không khởi tố vụ án - không ra Quyết định không khởi tố vụ án thì Viện kiểm sát không có thông tin để yêu cầu khởi tố và không sử dụng đƣợc quyền hủy bỏ Quyết định không khởi tố vụ án để tự ra Quyết định khởi tố vụ án theo quy định tại khoản 1 Điều 104 BLHS.

Ngoài ra, một số Cơ quan điều tra còn thoái thác, tránh né khi Viện kiểm sát thực hiện việc kiểm tra thƣờng kì nhƣ viện lý do công tác không có

mặt tại trụ sở vào những ngày đã có trong lịch kiểm tra của Viện kiểm sát... Vậy là, những tin báo, tố giác, kiến nghị khởi tố mà cá nhân, cơ quan, tổ chức trực tiếp chuyển đến Cơ quan điều tra, nếu Cơ quan điều tra không hợp tác thì Viện kiểm sát rất khó biết cũng nhƣ rất khó kiểm sát việc giải quyết các thông tin đó. Do vậy, việc không quy định trách nhiệm kiểm sát của Viện kiểm sát đối với hoạt động tiếp nhận tin báo, tố giác tội phạm đã tạo ra một lỗ hổng rất lớn ngay ở “đầu vào” của tố tụng hình sự. Việc làm rõ Cơ quan điều tra có thực hiện hoạt động kiểm tra xác minh nguồn tin không và Cơ quan điều tra có đảm bảo tính hợp pháp của các hoạt động kiểm tra, xác minh nguồn tin không, là điều không đơn giản trên thực tế.

Vì không kiểm sát đƣợc chính xác việc tiếp nhận tin báo, tố giác của Cơ quan điều tra nên Viện kiểm sát rất khó xác định đƣợc thời hạn kiểm tra, xác minh tin báo, tố giác có đảm bảo không, khi tiếp nhận có ghi vào sổ tiếp nhận không, có ghi đúng ngày tiếp nhận không. Điều này dẫn đến hiện tƣợng ở một vài địa phƣơng, dù có tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm thì Cơ quan điều tra cũng không làm hết trách nhiệm kiểm tra, xác minh hoặc không ra quyết định khởi tố vụ án hình sự hay quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Ví dụ: vụ Nguyễn Văn Cầm ở thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành, tỉnh Long An phạm tội Hiếp dâm ngày 13/7/2004, Cơ quan điều tra tiếp nhận tố giác nhƣng không kịp thời xác minh xử lý nên đã để Nguyễn Văn Cầm bỏ trốn khỏi nơi cƣ trú, đến 19/10/2004 mới khởi tố vụ án.[55] Những sai phạm, tiêu cực nhƣ ví dụ trên vì thế cũng không đƣợc phát hiện và xử lý. Đây là một trong những kẻ hở của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay cũng nhƣ một rào cản đối với hoạt động kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của Viện kiểm sát trên thực tế.

Một phần của tài liệu Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)