Một số đề xuất về việc điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, bộ máy của cơ quan Viện kiểm sát trong chiến lƣợc cải cách tƣ pháp từ năm

Một phần của tài liệu Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 88)

của cơ quan Viện kiểm sát trong chiến lƣợc cải cách tƣ pháp từ năm 2006 đến năm 2020

Nghị quyết 08/NQ-CT ngày 2/1/2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tƣ pháp trong thời gian tới, đề án Chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đƣợc Bộ Chính trị thông qua tháng 3 năm 2005, các dự thảo văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X... đã đƣa ra những định hƣớng cơ bản về cải cách hệ thống cơ quan tƣ pháp và hệ thống pháp luật từ nay đến năm 2020. Đề án chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020 xác định Viện kiểm sát sẽ trở thành Viện Công tố, thuộc Chính phủ và trực tiếp chỉ đạo hoạt động điều tra. Dự thảo đề cƣơng báo cáo chính trị tại Đại hội X của Đảng hoạch định yêu cầu nghiên cứu thành lập Viện công tố và thực hiện cơ chế công tố chỉ đạo, chỉ huy điều tra. Nhƣ vậy, Viện kiểm sát sẽ chỉ còn lại chức năng thực hành quyền công tố, không còn chức năng kiểm sát các hoạt động tƣ pháp và không còn ở vị trí một trong bốn hệ thống cơ quan Nhà nƣớc nhƣ hiện nay. Định hƣớng cải cách này đã đặt ra việc phải nhìn nhận lại bản chất và vai trò của kiểm sát việc TTPL trong tố tụng hình sự cũng nhƣ việc kiếm tìm các cách thức để kiểm soát đƣợc hoạt động tố tụng, phát hiện và loại trừ các vi phạm pháp luật phát sinh từ hoạt động này. Với cách đặt vấn đề nhƣ vậy, trong phần cuối cùng của luận văn, chúng tôi sẽ đƣa ra một số phác thảo, đề xuất về việc tổ chức lại chức năng, nhiệm vụ, bộ máy của cơ quan Viện kiểm sát với những luận chứng cho các đề xuất đó của mình.

Trong một thời gian dài, rất nhiều ngƣời quan niệm nếu coi kiểm sát việc TTPL là một chức năng cơ bản của Viện kiểm sát và Viện kiểm sát - cơ quan đƣợc lấy tên theo chức năng hoạt động, đƣợc tổ chức thành một trong bốn hệ thống cơ quan Nhà nƣớc, đƣợc độc lập với các cơ quan hành pháp và cơ quan tƣ pháp - có nghĩa là sẽ đảm bảo đƣợc pháp chế XHCN và đảm bảo mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đều TTPL. Tuy nhiên, việc bỏ chức năng “kiểm sát chung” của Viện kiểm sát trƣớc đây đƣợc coi là một chứng minh cho sự cần thiết phải xem lại quan niệm này. Sau khi bỏ chức năng “kiểm sát chung”, mọi hoạt động của xã hội vẫn vận hành nhƣ bình thƣờng và còn theo chiều hƣớng phát triển hơn. Nhƣ chúng tôi đã đề cập trong phần khảo cứu các mô hình tổ chức thực hiện hoạt động THQCT và kiểm sát việc TTPL ở một số nƣớc trên thế giới, có thể thấy rất ít quốc gia thành lập một hệ thống cơ quan Viện kiểm sát có vị trí pháp lý đặc biệt nhƣ ở Việt Nam và cũng hầu nhƣ không có quốc gia nào coi chức năng kiểm sát các hoạt động tƣ pháp cùng với chức năng THQCT là một trong hai chức năng hiến định của cơ quan Viện kiểm sát nhƣ ở Việt Nam. Và, cũng không có các số liệu nào có thể chứng minh vì chúng ta đi theo mô hình cơ quan Viện kiểm sát và mô hình tổ chức bộ máy Nhà nƣớc nhƣ vậy mà việc tuân thủ pháp luật đƣợc đảm bảo hơn, việc giải quyết vụ án hình sự đƣợc nhanh chóng hơn, hiệu quả hơn, khách quan hơn các quốc gia khác. Về chức năng, nhiệm vụ, bộ máy của cơ quan Viện kiểm sát, từ góc nhìn của hoạt động kiểm sát việc TTPL trong tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay, chúng tôi cho rằng có ba vấn đề cơ bản cần phải nhìn nhận lại: 1, duy trì hoạt động kiểm sát việc TTPL trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự; 2, duy trì hoạt động kiểm sát việc TTPL của những ngƣời tham gia tố tụng; từ đó, 3, xác định lại vị trí của hệ thống cơ quan Viện kiểm sát trong bộ máy Nhà nƣớc.

Một phần của tài liệu Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 88)