Kiểm sát xét xử phúc thẩm

Một phần của tài liệu Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 68)

Xét xử phúc thẩm là việc Toà án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chƣa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị. Kiểm sát viên thực hiện hoạt động kiểm sát xét xử trong đó có kiểm sát xét xử phúc thẩm, bao gồm kiểm sát phạm vi, thời hạn xét xử phúc thẩm, kiểm sát việc áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ các biện pháp ngăn chặn, kiểm sát các căn cứ huỷ án để điều tra lại, để xét xử lại, kiểm sát việc sửa án, giữ nguyên án sơ thẩm...

Việc hoãn phiên toà phúc thẩm xảy ra khá nhiều trên thực tế nhiều khi không phải do sự vắng mặt của Kiểm sát viên, những ngƣời tiến hành tố tụng hay những ngƣời đƣợc triệu tập đến phiên toà vắng mặt có lý do chính đáng nhƣ theo quy định tại Điều 245 BLTTHS. Lý do hoãn phiên toà có thể do Hội đồng xét xử gặp khó khăn trong việc đánh giá chứng cứ, do vậy, phải hoãn phiên toà để nghiên cứu thêm (tăng cứu) hoặc xin ý kiến cấp trên. Điều này cũng cho thấy sự bị động và quan hệ lệ thuộc rất lớn về chuyên môn của Toà cấp dƣới đối với Toà cấp trên, thể hiện sự không rõ ràng giữa yếu tố hành chính và yếu tố tố tụng trong quan hệ giữa Toà án các cấp. Việc hoãn phiên toà trong những trƣờng hợp nhƣ trên hoàn toàn có thể khắc phục đƣợc nếu các cơ quan tiến hành tố tụng có sự chuẩn bị kỹ hơn, đầy đủ hơn trƣớc khi mở phiên toà. Một biểu hiện khác của quan hệ nhập nhằng giữa Toà án các cấp là việc áp dụng quy định huỷ bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án để điều tra

lại hoặc xét xử lại. Việc huỷ án đồng nghĩa với trách nhiệm hành chính hết sức nặng nề của Thẩm phán xử sơ thẩm có án bị huỷ, do đó, Hội đồng xét xử phúc thẩm “không nỡ” huỷ án mà chỉ hoãn phiên toà để tăng cứu và bổ sung chứng cứ. Việc hoãn phiên toà trong tất cả những trƣờng hợp nhƣ vậy đã kéo dài quá trình giải quyết vụ án, gây lãng phí thời gian, tài chính của Cơ quan tiến hành tố tụng, ngƣời tiến hành tố tụng và tiến độ xét xử các vụ án khác. Từ góc độ kiểm sát việc TTPL, Viện kiểm sát cũng không thể có một giải pháp hữu hiệu nào nhằm góp phần loại trừ những vi phạm pháp luật kể trên.

Một vấn đề khác từ thực tiễn kiểm sát xét xử phúc thẩm, đó là tình trạng “bất lực” của Viện kiểm sát đối với kết quả các hoạt động yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm khắc phục những vi phạm thủ tục tố tụng của Tòa cấp sơ thẩm. Phát hiện các vi phạm thủ tục tố tụng hình sự trong giai đoạn xét xử sơ thẩm, về nguyên tắc, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị, kháng nghị. Tuy nhiên, đối với quyền kiến nghị, nếu Viện kiểm sát kiến nghị nhƣng Tòa án không thực hiện thì Viện kiểm sát cũng không thể có biện pháp nào bắt buộc Tòa án phải thực hiện. Do đó, Viện kiểm sát phải sử dụng một loại quyền khác có trọng lƣợng hơn, đó là quyền kháng nghị. Vậy nhƣng, kháng nghị lại chỉ dành cho những vi phạm tố tụng ở mức độ tƣơng đối nghiêm trọng. Vả lại, nếu kháng nghị này lại không đƣợc Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận thì những lần kháng nghị tiếp theo (nếu gặp các căn cứ kháng nghị tƣơng tự nhƣ vậy) khó có thể tiếp tục đƣợc đặt ra. Do đó, kiểm sát xét xử phúc thẩm không thật sự đem lại những hiệu quả trong việc khắc phục các vi phạm pháp luật trong thực tiễn các hoạt động tố tụng hiện nay.

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)