cách giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho Kiểm sát viên
Một trong những nguyên nhân ảnh hƣởng tới chất lƣợng công tác kiểm sát việc TTPL của ngành kiểm sát trong thời gian vừa qua là vấn đề nhận
thức, thói quen và phƣơng pháp làm việc. Biểu hiện cụ thể của tình trạng này là thái độ làm việc thụ động của một bộ phận không nhỏ Kiểm sát viên trong quá trình giải quyết vụ án. Tình trạng kiểm sát “nguội” - kiểm sát trên hồ sơ, biên bản, tài liệu... diễn ra tƣơng đối phổ biến. Kiểm sát trên hồ sơ, biên bản, tài liệu... không đòi hỏi nhiều công sức, Kiểm sát viên không phải xuống hiện trƣờng dự khám nghiệm, không phải vào Trại tạm giam, Nhà tạm giữ dự hỏi cung... Hồ sơ, biên bản, tài liệu là những văn bản ghi lại diễn biến hoạt động điều tra lại chủ yếu do Cơ quan điều tra lập ra. Vì vậy, việc kiểm sát các văn bản này chỉ là kiểm sát sự tái hiện hoạt động điều tra qua tƣờng thuật chủ quan của Điều tra viên. Nhiều hoạt động điều tra mang tính mấu chốt đối với quá trình chứng minh tội phạm lại không đƣợc Kiểm sát viên trực tiếp kiểm sát. Theo cách nói của bà Võ Thị Kim Hồng, Viện trƣởng Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, “những vụ án đặc biệt quan trọng thì kiểm sát chặt chẽ từ giai đoạn điều tra, những vụ án còn lại thƣờng rất ít kiểm sát” [36]. Do đó, Kiểm sát viên không thể biết tƣờng tận hoạt động điều tra đó đã diễn biến nhƣ thế nào? Có thực sự đạt đƣợc các kết quả điều tra nhƣ thể hiện trong biên bản, tài liệu không? Có vi phạm tố tụng trong quá trình điều tra không? BLTTHS 2003 không quy định Kiểm sát viên phải kiểm sát trực tiếp mọi hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra, chúng tôi cũng không cho rằng Viện kiểm sát phải kiểm sát trực tiếp tất cả các hoạt động điều tra. Kiểm sát trực tiếp tất cả các hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra là yêu cầu không cần thiết, không khả thi, vƣợt quá điều kiện về nhân lực và vật lực của Viện kiểm sát. Nhƣ vậy, điều cốt yếu là Kiểm sát viên phải nhận thức đƣợc hoạt động điều tra nào là quan trọng để trực tiếp thực hiện việc kiểm sát. Thay đổi nhận thức, phƣơng pháp làm việc của Kiểm sát viên chính là một trong những giải pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lƣợng kiểm sát các hoạt động điều tra ban đầu cũng nhƣ các hoạt động điều tra tiếp theo trong tố tụng hình sự.
Nói một cách khái quát, để nâng cao chất lƣợng hoạt động kiểm sát việc TTPL trong tố tụng hình sự nói chung và trong giai đoạn điều tra nói riêng, Viện kiểm sát cần có những cải cách nhất định. Tuy nhiên, cải cách trƣớc hết thuộc về vấn đề nhận thức, vấn đề thói quen và phƣơng pháp làm việc của Kiểm sát viên. Nếu Kiểm sát viên không thay đổi những nhận thức, thói quen làm việc nhƣ đã chỉ ra thì dù pháp luật có quy định chi tiết đến đâu, trao quyền lực cho Viện kiểm sát và Kiểm sát viên nhiều đến đâu cũng không tạo ra đƣợc những chuyển biến mang tính bƣớc ngoặt. Cải cách nhiều khi không phải chỉ là những vấn đề vĩ mô nhƣ cải cách thể chế hay cải cách pháp luật mà nhiều khi chỉ là thay đổi lề lối và cách làm việc. Cách làm việc thụ động, thói quen ỉ lại của nhiều Kiểm sát viên khi kiểm sát các hoạt động tố tụng đã không những không giúp cho quá trình giải quyết vụ án thêm nhanh chóng, chính xác, khách quan, mà ngƣợc lại, còn cản trở quá trình này, gây lãng phí về thời gian, tài chính và tạo ra nhiều kẽ hở cho những hiện tƣợng tiêu cực.
Về ý thức trách nhiệm và phẩm chất đạo đức của Kiểm sát viên, đúng nhƣ Nghị quyết 08-NQ/TW nhận xét khái quát về công tác cán bộ của các cơ quan tƣ pháp:
…Phần lớn cán bộ làm công tác tƣ pháp giữ vững phẩm chất chính trị, có tinh thần trách nhiệm và hoàn thành nhiệm vụ... một bộ phận tiêu cực, thiếu trách nhiệm, thiếu bản lĩnh, sa sút về phẩm chất đạo đức. Đây là vấn đề nghiêm trọng làm ảnh hƣởng tới kỷ cƣơng, pháp luật, giảm hiệu lực của bộ máy Nhà nƣớc. [2]
Trong thời gian qua, nổi lên hàng loạt các vụ việc, vụ án mà ngƣời bị cáo buộc là các Kiểm sát viên, thậm chí các lãnh đạo của một số Viện kiểm sát nhƣ vụ Kiểm sát viên tỉnh Cà Mau Phan Anh Dũng có hành vi sàm sỡ với luật sự; vụ Kiểm sát viên NTP, Phó Viện trƣởng Viện kiểm sát tỉnh Bình
Dƣơng bị bắt quả tang mua dâm tại khách sạn; vụ án Kiểm sát viên quận Hoàn Kiếm, Hà Nội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; vụ án Kiểm sát viên Nguyễn Pha Lê quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh “quên” 23 hồ sơ vụ án với tổng cộng 39 bị can; đặc biệt vụ án Năm Cam với sự tham gia của một số lãnh đạo cấp cao trong ngành kiểm sát. Từ thực tế trên, chúng tôi cho rằng, có hai vấn đề cần xem xét lại: thứ nhất, đó là cách giáo dục ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp cho Kiểm sát viên, thứ hai, đó là vấn đề chế độ, chính sách đối với Kiểm sát viên để họ giữ gìn đƣợc ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của bản thân.
Về cách giáo dục ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp cho Kiểm sát viên, có thể nói, từ khi thành lập tới nay, ngành kiểm sát luôn luôn chú trọng việc bồi dƣỡng phẩm chất chính trị, đạo đức cho Kiểm sát viên và các cán bộ của ngành. Tuy nhiên, điều cần bàn ở đây là phƣơng pháp giáo dục, phƣơng pháp tác động tới tâm lý, thái độ làm việc của Kiểm sát viên. Theo chúng tôi, nếu chỉ bằng phƣơng pháp tuyên truyền, vận động mà Viện kiểm sát vẫn thực hiện, sẽ không thực sự giải quyết đƣợc bản chất của vấn đề. Thƣờng xuyên sàng lọc, xử lí nghiêm minh các trƣờng hợp vi phạm phải đƣợc coi là một trong những cách tốt nhất để giáo dục ý thức trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp cho Kiểm sát viên. Nếu không, chúng ta sẽ không kiểm soát đƣợc quá trình tha hóa của cán bộ công chức Nhà nƣớc và không chặn đứng đƣợc hiện tƣợng “maphia hóa” cơ quan bảo vệ pháp luật mà vụ án Năm Cam ở thành phố Hồ Chí Minh là một bài học xƣơng máu. Nhƣ vậy, việc thƣờng xuyên sàng lọc, rà soát đội ngũ Kiểm sát viên nhằm loại bỏ những Kiểm sát viên kém về trình độ và yếu về đạo đức là hết sức cần thiết. Điều này đòi hỏi ngành kiểm sát phải có những chính sách về vấn đề cán bộ mang tính chất cách mạng, thể hiện tinh thần kiên quyết dám thẳng nhìn vào sự thật và dám làm trong sạch bộ máy. Chính Chủ tịch nƣớc Trần Đức Lƣơng tại Hội nghị
triển khai công tác năm 2005 của ngành kiểm sát nhân dân khai mạc ngày 10/1/2005, tại Hà Nội đã chỉ rõ:
Ngành kiểm sát cần tăng cƣờng công tác kiểm tra, kịp thời phát hiện những yếu kém trong công tác kiểm sát để tìm biện pháp khắc phục, đồng thời kiên quyết xử lý những cán bộ vi phạm phẩm chất, đạo đức, lối sống để xây dựng ngành kiểm sát nhân dân trong sạch vững mạnh, củng cố niềm tin của nhân dân đối với các cơ quan tƣ pháp. [57]
Bên cạnh chế độ kỷ luật nghiêm khắc nếu có vi phạm, cần có chế độ đãi ngộ thỏa đáng với Kiểm sát viên. Mức lƣơng và trợ cấp của Kiểm sát viên hiện nay không thể hiện sự ƣu đãi thật sự đáng kể nào của Nhà nƣớc đối với nghề nghiệp của họ. Về cách giáo dục, rèn luyện đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp cho Kiểm sát viên, chúng tôi cho rằng, chỉ bằng phƣơng pháp tuyên truyền giáo dục, mở các lớp bồi dƣỡng, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử của ngành nhƣ Viện kiểm sát vẫn đang thực hiện là chƣa đủ. Cái gốc của việc giáo dục, rèn luyện đạo đức, trách nhiệm cho Kiểm sát viên nói riêng và công chức Nhà nƣớc nói chung là làm sao để họ “không thể tham nhũng, không muốn tham nhũng và không cần tham nhũng”. Muốn vậy, cần có chế độ đãi ngộ thỏa đáng về tài chính đối với Kiểm sát viên, tăng thu nhập cho Kiểm sát viên phải đƣợc coi là một giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ Kiểm sát viên. Theo cách nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh, “nghĩ cho cùng, vấn đề tƣ pháp cũng nhƣ mọi vấn đề khác ở đời và làm ngƣời”. Giải quyết những vấn đề tƣ pháp, cái cốt yếu nhất, vẫn là giải quyết vấn đề “ở đời và làm ngƣời” của những cá nhân trong bộ máy tƣ pháp, làm công tác tƣ pháp.