báo chí
Các cơ quan thông tấn, báo chí có ảnh hƣởng rất quan trọng trong việc đảm bảo tính hợp pháp của hoạt động tố tụng hình sự. Do vậy, khi nghiên cứu một cách toàn diện về tính hiệu quả của các thiết chế bổ trợ cho kiểm sát việc TTPL trong tố tụng hình sự, không thể không đề cập vai trò của các cơ quan thông tấn, báo chí. Ở các nƣớc phát triển, báo chí đƣợc xác định là loại “quyền lực thứ tƣ” trong xã hội, là “công cụ giám sát chính quyền”, quyền lực của báo chí chính là quyền lực của công luận, dƣ luận xã hội. Tuy nhiên, ở Việt Nam, đối với pháp luật, báo chí thƣờng chỉ đƣợc quan niệm là một kênh tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật hoặc phƣơng tiện đăng lệnh truy nã, tìm ngƣời nhà, tung tích của nạn nhân, chủ sở hữu tài sản...
Trên thực tế, xuất phát từ vị trí độc lập và đặc thù của hoạt động báo chí, trong nhiều trƣờng hợp, báo chí đã thực hiện hoạt động kiểm sát việc TTPL trong tố tụng hình sự một cách hiệu quả và nhanh chóng hơn hẳn các
cơ quan chức năng, đặc biệt trong những vụ án “mờ” mà Cơ quan điều tra - Viện kiểm sát có dấu hiệu bao che cho nhau và Viện kiểm sát không hoàn thành chức năng kiểm sát việc TTPL của mình. Nhiều tờ báo đã góp phần đáng kể vào việc phát hiện vi phạm trong tố tụng hình sự mà Viện kiểm sát chƣa phát hiện ra và có tác động mạnh mẽ đến quyết tâm loại trừ các vi phạm pháp luật này của Viện kiểm sát. Báo chí chính là sự thể hiện hoạt động giám sát của xã hội, của mọi ngƣời dân đối với hoạt động tƣ pháp. Vấn đề này đặc biệt có ý nghĩa trong điều kiện nƣớc ta - khi tính minh bạch của hoạt động tố tụng chƣa thật sự đƣợc bảo đảm. Tuy nhiên, những lợi ích mà báo chí mang lại cho kiểm sát việc TTPL trong tố tụng hình sự vẫn chƣa đƣợc Viện kiểm sát nói riêng và các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung nhìn nhận một cách nghiêm túc và toàn diện. Hiện nay, do không muốn công khai vụ án và các hoạt động giải quyết vụ án, nhiều Viện kiểm sát khƣớc từ cung cấp thông tin cho báo chí, thậm chí có hành vi vi phạm luật báo chí. Chỉ trong trƣờng hợp muốn tuyên truyền, giáo dục pháp luật hoặc muốn phổ biến thành tích, Viện kiểm sát mới cởi mở với báo chí.
Do không nhận thức đầy đủ về sự tham gia của báo chí vào hoạt động kiểm sát việcTTPL trong tố tụng hình sự, chúng ta chƣa tìm ra cơ chế để phát huy vai trò của báo chí, thậm chí còn hạn chế báo chí, hạn chế việc sử dụng quyền lực của công luận đối với quá trình giải quyết vụ án hình sự và xử lí những cá nhân vi phạm pháp luật trong quá trình đó. Nhiều vấn đề liên quan đến mối quan hệ báo chí - cơ quan tố tụng chƣa đƣợc pháp luật tố tụng điều chỉnh, đó là thiếu các quy định mang tính nguyên tắc về trách nhiệm cung cấp thông tin cho báo chí, phạm vi và thời điểm cơ quan tiến hành tố tụng cung cấp thông tin. Ở nhiều quốc gia trên thế giới, pháp luật tố tụng hình sự quy định trách nhiệm tổ chức họp báo, ra thông cáo báo chí của cơ quan tiến hành tố tụng, quy định cụ thể về trách nhiệm cá nhân của ngƣời công bố thông tin.
Rõ ràng, pháp luật tố tụng Việt Nam cần quy định trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng đối với báo chí để sử dụng vai trò của báo chí trong việc hỗ trợ hoạt động kiểm sát việc TTPL trong tố tụng hình sự, góp phần bảo đảm tính hợp pháp của hoạt động tố tụng, khai thác sức mạnh của báo chí trong cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm.