Xuất về việc điều chỉnh chức năng, vị trí của cơ quan Viện kiểm sát trong bộ máy Nhà nƣớc

Một phần của tài liệu Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 94)

kiểm sát trong bộ máy Nhà nƣớc

Trong phần này, chúng tôi đề xuất một số giải pháp về việc điều chỉnh chức năng, vị trí cơ quan Viện kiểm sát trong bộ máy Nhà nƣớc. Đây là những giải pháp lớn, mang tính tổng thể, dài hạn về việc chuyển đổi Viện kiểm sát thành Viện công tố. Những nội dung đƣợc đề cập dƣới đây cũng ít nhiều đƣợc nêu ra trong các Nghị quyết, văn kiện của Đảng về cải cách tƣ pháp. Vì thế, trên cơ sở các luận cứ của mình, chúng tôi sẽ đƣa ra những phân tích và đề xuất góp phần làm rõ các vấn đề đƣợc nêu ra trong những Nghị quyết, văn kiện đó.

Để làm rõ cơ sở của đề xuất về điều chỉnh chức năng của Viện kiểm sát - chuyển Viện kiểm sát thành Viện công tố, cần làm rõ sự cần thiết của việc coi kiểm sát việc TTPL là một trong hai chức năng của Viện kiểm sát trong tố tụng hình sự, làm rõ mối quan hệ giữa nội dung kiểm sát việc TTPL và nội dung THQCT.

Trƣớc hết, trong lĩnh vực pháp luật tố tụng dân sự, theo Bộ luật tố tụng dân sự 2004, Viện kiểm sát hầu nhƣ không tham gia hoặc tham gia không đáng kể vào quá trình giải quyết các vụ án dân sự - lao động - kinh tế, hành chính, các loại việc dân sự và tiến tới chỉ tham gia với tƣ cách ngƣời bảo vệ quyền lợi của Nhà nƣớc nếu các quyền lợi đó bị xâm hại; trong thủ tục tuyên

bố phá sản doanh nghiệp và thủ tục giải quyết các vụ đình công, sự tham gia của Viện kiểm sát cũng là không đáng kể.

Trong tố tụng hình sự, chúng tôi muốn xem xét sự cần thiết của việc coi kiểm sát việc TTPL là một trong hai chức năng của Viện kiểm sát trên hai phƣơng diện: phƣơng diện lý luận, với các quy định cụ thể của pháp luật thực định, kiểm sát việc TTPL có tồn tại với tƣ cách là một chức năng thật sự của Viện kiểm sát hay không; phƣơng diện thực tiễn, Viện kiểm sát có làm tốt công tác kiểm sát việc TTPL để tiếp duy trì nó với tƣ cách là một chức năng của Viện kiểm sát hay không.

Ở phƣơng diện lý luận, các phân tích trong Chƣơng I cho thấy: kiểm sát việc TTPL trong tố tụng hình sự khó có thể coi là một chức năng độc lập của Viện kiểm sát. Ở phƣơng diện thực tiễn, từ các phân tích ở Chƣơng II, có thể nói tố tụng hình sự là một trong những lĩnh vực có nhiều vi phạm pháp luật hiện nay và nhiệm vụ kiểm sát nó không đƣợc Viện kiểm sát thực hiện một cách thực sự thành công. Kết quả kém thuyết phục của kiểm sát việc TTPL là một trong những điều kiện để tình trạng “chạy án, chạy tội” và các vi phạm pháp luật tố tụng khác ngày càng gia tăng. Nếu Viện kiểm sát làm tốt vai trò kiểm sát, những vi phạm trong lĩnh vực tƣ pháp hình sự khó xảy ra và nếu có xảy ra, sẽ không ở mức độ nghiêm trọng nhƣ hiện nay. Trong lĩnh vực tố tụng, bên cạnh hiện tƣợng chạy án, chạy tội, đó là hiện tƣợng oan sai. Chủ tịch nƣớc Trần Đức Lƣơng, Trƣởng ban chỉ đạo cải cách tƣ pháp đã chỉ rõ: “Để xảy ra những trƣờng hợp khởi tố, truy tố oan trƣớc hết thuộc về trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân. Chúng ta phải nhìn nhận vấn đề này thật sâu sắc, phải hiểu với nỗi đau, nỗi khổ của ngƣời bị oan...”. [57]

Nhƣ vậy, việc “áp dụng những biện pháp do BLTTHS quy định để loại trừ việc vi phạm pháp luật của những cơ quan hoặc cá nhân” tham gia vào quá trình tố tụng hình sự nhƣ quy định tại Điều 23 BLTTHS không thực sự đem

lại các kết quả nhƣ mong đợi. Thực tiễn hoạt động kiểm sát việc TTPL của Viện kiểm sát đã không đáp ứng đƣợc những kì vọng về pháp chế trong tố tụng hình sự và cần thiết có sự cải tổ về chức năng và vị trí pháp lý của cơ quan này.

Với việc bỏ hoạt động kiểm sát xét xử, bỏ hoạt động kiểm sát việc TTPL của những ngƣời tham gia tố tụng thì hoạt động kiểm sát việc TTPL trong tố tụng hình sự chỉ còn là kiểm sát các hoạt động tƣ pháp và các hoạt động tƣ pháp này cũng chỉ giới hạn trong phạm vi giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Theo chúng tôi, đây là bƣớc thứ nhất trong lộ trình chuyển đổi Viện kiểm sát thành Viện công tố trong chiến lƣợc cải cách tƣ pháp 2006 - 2020.

Những phân tích tại Chƣơng II cũng cho thấy, chỉ những hoạt động điều tra nào Viện kiểm sát có quyền phê chuẩn, không phê chuẩn hay huỷ bỏ thì Viện kiểm sát mới thể hiện đƣợc vị thế của mình đối với Cơ quan điều tra. Những quyền của Viện kiểm sát yêu cầu khắc phục vi phạm, yêu cầu xử lý ngƣời vi phạm... do không có biện pháp bảo đảm, chế tài kèm theo nên dù có yêu cầu nhƣng không đƣợc thực hiện thì hoạt động kiểm sát việc TTPL cũng chỉ dừng lại ở đó. “Những biện pháp do BLTTHS quy định” không đủ mạnh “để loại trừ việc vi phạm pháp luật” nhƣ Điều 23 BLTTHS mong đợi. Theo cách diễn giải của nhiều ngƣời, “quyền” gắn liền với “lực”, khi Viện kiểm sát có quyền năng thực sự đối với hoạt động điều tra thì những quyền năng cụ thể khi giám sát điều tra mới đủ sức mạnh để buộc đối tƣợng có hành vi vi phạm phải chấm dứt hoặc khắc phục ngay các hành vi vi phạm đó.

Chính vì vậy, chuyển Viện kiểm sát thành Viện công tố và chuyển Cơ quan điều tra về cho Viện kiểm sát, nói cách khác, Viện kiểm sát sẽ thực hiện chức năng điều tra tố tụng, điều tra dự thẩm, cùng với việc tạo ra một cơ chế tranh tụng thật sự dân chủ - mới là những giải pháp triệt để cho các bất cập mà chúng tôi đã phân tích ở trên và cũng là những giải pháp cho hầu hết các

bất cập của tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay. Đây là bƣớc tiếp theo và là bƣớc khó khăn nhất, quan trọng nhất trong tiến trình cải cách tƣ pháp ở nƣớc ta.

Việc đặt Viện kiểm sát với tƣ cách là một trong bốn hệ thống cơ quan Nhà nƣớc nhƣ hiện nay chỉ phù hợp khi chức năng chủ yếu của Viện kiểm sát là thực hiện quyền kiểm sát trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội (kiểm sát chung) nhằm đảm bảo việc TTPL của tất cả các chủ thể trên mọi phƣơng diện của đời sống xã hội. Hiện nay, sau thời điểm sửa đổi Hiến pháp 1992 năm 2002, chức năng kiểm sát “chung” của Viện kiểm sát đã mất đi (chỉ còn kiểm sát các hoạt động tƣ pháp), do vậy, không cần thiết phải duy trì một bộ máy cồng kềnh, một vị trí pháp lý tƣơng đƣơng các cơ quan lập pháp, hành pháp, tƣ pháp nhƣ trƣớc.

Về vị trí của hệ thống cơ quan công tố sau này, chúng tôi tán thành với quan điểm của Ban Nội chính Trung ƣơng trong Đề án cải cách tƣ pháp 2006 - 2020, theo đó, đổi Viện kiểm sát thành Viện công tố với chỉ một chức năng duy nhất là chức năng THQCT. Tuy nhiên, Viện công tố trở thành một cơ quan trực thuộc Chính phủ hay một hệ thống cơ quan Nhà nƣớc độc lập là một quyết định còn cần phải dựa trên cơ sở các bƣớc khảo sát, các luận chứng khoa học trong những công trình nghiên cứu sau này.

KẾT LUẬN

Phát hiện và loại trừ vi phạm pháp luật trong tố tụng hình sự là một đòi hỏi khách quan của tất cả các quốc gia tiến bộ, các nền văn minh trên thế giới. Vì vậy, kiểm sát việc TTPL trong tố tụng hình sự có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trong Chƣơng I, luận văn làm rõ một số vấn đề lý luận liên quan đến kiểm sát việc TTPL trong tố tụng hình sự. Luận văn đã chứng minh rằng, tuỳ thuộc các điều kiện chính trị, lịch sử, pháp lý khác nhau mà mỗi quốc gia lựa chọn một mô hình riêng để giám sát, kiểm sát việc TTPL, phát hiện và loại trừ những vi phạm pháp luật trong tố tụng hình sự. Trong Chƣơng II, luận văn đã chỉ ra những hiệu quả nhất định mà mô hình kiểm sát việc TTPL trong tố tụng hình sự kiểu Việt Nam mang lại. Tuy nhiên, trong những năm vừa qua, hoạt động kiểm sát việc TTPL trong tố tụng hình sự chƣa thực sự đáp ứng đƣợc những yêu cầu mà xã hội đặt ra. Những vi phạm pháp luật của Cơ quan điều tra trong các hoạt động điều tra, thu thập chứng cứ, quyền và lợi ích hợp pháp của những ngƣời tham gia tố tụng chƣa đƣợc bảo đảm đúng mức, sự tha hoá, biến chất của một bộ phận không nhỏ những ngƣời tiến hành tố tụng... là những ví dụ sinh động minh chứng cho tính hình thức và kém hiệu quả của chức năng này. Thực trạng trên bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, có nguyên nhân từ các quy định cụ thể của pháp luật, có nguyên nhân từ nhận thức, thói quen và phƣơng pháp làm việc của bản thân các Kiểm sát viên, có nguyên nhân từ cách tổ chức công việc của ngành kiểm sát và đặc biệt là từ vấn đề thể chế - chức năng - vai trò - vị trí của Viện kiểm sát trong bộ máy Nhà nƣớc nói chung và trong tố tụng hình sự nói riêng. Những nguyên nhân này đã đƣợc Chƣơng II, Chƣơng III của luận văn làm sáng tỏ nhằm đƣa ra các giải pháp, đề xuất về hoàn thiện quy định của pháp luật, về nhận thức, thói quen làm việc, về phát huy vai trò của các thiết chế hỗ trợ kiểm sát việc TTPL... một cách có căn cứ và mang tính thuyết phục.

Một phần của tài liệu Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)