sơ thẩm
Đối tƣợng của kiểm sát sau khi thúc phiên toà là các biên bản phiên toà, bản án, quyết định sơ thẩm chƣa có hiệu lực pháp luật, việc giao các văn bản nói trên, hoạt động áp dụng, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn sau khi kết thúc phiên tòa và các hoạt động khác của Toà án. Kiểm sát các hoạt động của Tòa án sau khi kết thúc phiên toà sơ thẩm là một nội dung gần nhƣ bị bỏ ngỏ hiện nay. 38/120 ý kiến đƣợc hỏi về thực tiễn xét xử thƣờng gặp phải khó khăn gì đã trả lời: việc kiểm sát sau phiên tòa ít đƣợc thực hiện và sẽ là phá vỡ thông lệ đó nếu tích cực kiểm sát sau phiên tòa hoặc do sau phiên tòa là hết giờ làm việc nên rất khó kiểm sát?!
Theo quy định tại Điều 24 Quy chế tạm thời về thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự thì hoạt động kiểm tra biên bản phiên toà của Kiểm sát viên là cần thiết và bắt buộc. Yêu cầu đối với Kiểm sát viên là phải đối chiếu, so sánh biên bản phiên toà với những gì đã diễn ra trong quá trình xét xử đƣợc Kiểm sát viên ghi chép lại, từ đó xác định những nội dung xét hỏi, luận tội, bào chữa, bị cáo nói lời sau cùng, nhận định của bản án, việc áp dụng điều luật... đã đƣợc phản ánh đầy đủ, chính xác, khách quan, trung thực vào biên bản phiên toà hay chƣa.
Tuy nhiên, qua khảo sát hơn 400 hồ sơ hình sự lƣu giữ tại Học viện Tƣ pháp hiện nay, chúng tôi nhận thấy nhiều biên bản phiên toà chỉ đƣợc Thƣ ký Toà án ghi chép một cách sơ sài, không ghi hết những ngƣời tham gia tố tụng với tƣ cách gì, ai có mặt, ai vắng mặt, vắng mặt có lý do hay không có lý do, Toà án có giải thích đủ các quyền và nghĩa vụ tố tụng cho những ngƣời tham gia tố tụng hay không; có nhiều vụ án có đông ngƣời tham gia tố tụng nhƣng Thƣ ký Tòa án không ghi rõ hỏi ai, ai trả lời mà chỉ ghi hỏi đáp tràn lan từ đầu đến cuối, làm cho ngƣời xem biên bản phiên toà không hiểu đƣợc nội dung của việc xét hỏi tại phiên toà. Nhiều biên bản phiên toà không ghi đƣợc tóm tắt ý kiến của Kiểm sát viên và các ý kiến hỏi đáp của luật sƣ, của bị cáo, ngƣời bị hại và những ngƣời tham gia tố tụng khác khi tranh luận tại phiên toà. Phần quyết định của bản án đƣợc tuyên công khai tại phiên toà nhƣng không ghi đƣợc tóm tắt tại phiên toà mà thƣờng là sau khi xét xử xong, Thƣ ký Tòa án lấy bản thảo bản án chuẩn bị trƣớc phiên toà để ghi chép lại nguyên văn nên có trƣờng hợp biên bản phiên toà không ghi đúng nhƣ bản án đã tuyên tại phiên toà.
Trên thực tế, rất nhiều Kiểm sát viên không chú trọng việc kiểm sát biên bản phiên toà, không chủ động yêu cầu Toà án cho xem biên bản phiên toà. Bên cạnh đó, nhiều Kiểm sát viên khi phát hiện thấy Thƣ ký Toà án ghi biên bản còn thiếu hay có sai sót, nhầm lẫn, lại không kiên quyết yêu cầu sửa chữa, bổ sung. Điều này lâu dần tạo thành thói quen “không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau” giữa Toà án với Viện kiểm sát. Và, Viện kiểm sát không còn thực hiện hoạt động kiểm sát xét xử với tƣ cách là một nghĩa vụ pháp lý của mình nữa.
Mặt khác, với điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị cho hoạt động tố tụng hiện nay, phƣơng tiện ghi lại biên bản phiên toà ở nƣớc ta hầu nhƣ chỉ dƣới hình thức văn bản. Trong khi đó, ở nhiều nƣớc, việc sử dụng máy ghi âm, ghi hình tại phiên toà đã trở thành điều phổ biến để diễn biến phiên toà
đƣợc phản ánh lại một cách trung thực nhất, khách quan nhất chứ không phải qua lăng kính của Thƣ kí Toà án nhƣ hiện nay.
Cũng tƣơng tự nhƣ vậy đối với hoạt động kiểm sát bản án, quyết định sơ thẩm. Qua nghiên cứu các hồ sơ có đƣợc, chúng tôi nhận thấy các bản án sơ thẩm còn tồn tại những lỗi khá phổ biến mà nếu Viện kiểm sát thực hiện tốt hơn công tác kiểm sát thì sẽ không xảy ra tình trạng những lỗi này bị lặp lại quá nhiều lần nhƣ vậy. Đó là các lỗi: nhiều bản án trong phần ghi nội dung của vụ án chép lại gần nhƣ y nguyên nội dung cáo trạng của Viện kiểm sát; phần ghi lý lịch của bị cáo nhiều bản án chƣa thể hiện rõ bị cáo đã đƣợc xoá án tích hay chƣa; khi giải quyết vấn đề dân sự, nhiều bản án chỉ ghi căn cứ áp dụng trong Bộ luật dân sự mà không chỉ ra các điều luật cụ thể; các sai sót, nhầm lẫn trong quá trình đánh máy, số, ngày của bản án, họ tên ngƣời tiến hành tố tụng, ngƣời tham gia tố tụng, thậm chí nhầm cả khung, khoản, điều luật áp dụng, nhầm lẫn, cộng trừ sai số liệu tính toán...
Về hoạt động kiểm sát các công việc của Toà án sau khi kết thúc phiên toà sơ thẩm nhƣ việc giao bản án, các quyết định của Toà án cho bị cáo, ngƣời bào chữa, thông báo bằng văn bản cho chính quyền xã, phƣờng, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi bị cáo cƣ trú hoặc làm việc, niêm yết tại trụ sở chính quyền xã, phƣờng, thị trấn nơi cƣ trú hoặc nơi làm việc cuối cùng của bị cáo nếu xử vắng mặt bị cáo, cấp trích lục bản án hoặc bản sao bản án nếu ngƣời bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, ngƣời có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc ngƣời đại diện hợp pháp của họ yêu cầu… Các công việc này hầu nhƣ cũng không đƣợc kiểm sát vì Viện kiểm sát không thể đủ các điều kiện về thời gian và nhân sự để thực hiện việc kiểm sát.
Hoạt động áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với các bị cáo, cụ thể là trong các trƣờng hợp phải trả tự do ngay cho bị cáo, nhiều Viện kiểm sát cũng bỏ mặc cho Toà án thực hiện mà không có sự kiểm sát. Nguyên nhân của vấn đề này cũng không phải là do vƣớng từ quy định của pháp luật mà từ nhận
thức không đầy đủ của Kiểm sát viên về trách nhiệm kiểm sát và từ những vấn đề hành chính tƣ pháp mà chúng tôi đã từng đề cập. Các cơ quan tiến hành tố tụng đƣợc tổ chức hoạt động theo chế độ hành chính, giờ hành chính. Khi kết thúc phiên toà và tuyên trả tự do cho bị cáo, thông thƣờng thời điểm này là cuối giờ hành chính. Trong những trƣờng hợp nhƣ vậy, sau khi kết thúc phiên toà, Kiểm sát viên rời phòng xử và cũng đã hết giờ làm việc, khi đó kiểm sát xem bị cáo có đƣợc trả tự do thật sự hay không trở thành một công việc ngoài giờ, làm cũng đƣợc và không làm cũng đƣợc.