Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Hội đồng xét xử trong quá trình điều khiển phiên toà

Một phần của tài liệu Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 60)

quá trình điều khiển phiên toà

Các hoạt động kiểm sát việc TTPL của Hội đồng xét xử trong phần thủ tục bắt đầu phiên toà mà Kiểm sát viên phải thực hiện nhƣ kiểm sát việc đọc quyết định đƣa vụ án ra xét xử; kiểm tra căn cƣớc của những ngƣời tham gia tố tụng, giải thích quyền và nghĩa vụ của họ tại phiên toà... Kiểm sát viên nếu không chủ động phát hiện ra các trƣờng hợp phải hoãn phiên toà, việc hoãn phiên toà do những ngƣời khác yêu cầu hoặc Hội đồng xét xử chủ động hoãn, phải kiểm sát việc hoãn phiên toà...

Một vấn đề đƣợc nhiều ngƣời nhắc đến hiện nay là sự “sáng tạo” của phần đông Toà án có quá nhiều án hiện nay - khi đƣa ra và thực hiện một lý thuyết về “phiên toà gộp”. Do số lƣợng án quá nhiều, lại phải đảm bảo thời

hạn xét xử, Hội đồng xét xử gộp luôn những ngƣời tham gia tố tụng của các vụ án khác nhau đƣợc lên lịch xử trong cùng ngày, cùng buổi để kiểm tra căn cƣớc, giải thích luôn quyền và nghĩa vụ để đến khi xử vụ án đó, có thể bỏ qua phần thủ tục bắt đầu phiên toà và đi ngay vào phần xét hỏi. Viện kiểm sát hoàn toàn biết đây là vi phạm thủ tục tố tụng nhƣng nếu đặt vào vị trí của lãnh đạo các Toà án và Thẩm phán, họ hiểu và có quá ít sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải chấp nhận thực tế nhƣ vậy.

Cũng giống nhƣ thủ tục bắt đầu phiên toà, thủ tục xét hỏi, tranh luận, tuyên án đều do Hội đồng xét xử điều khiển. Kiểm sát viên phải kiểm sát việc điều khiển phiên toà để không xảy ra những vi phạm nhƣ không đảm bảo đúng trình tự xét hỏi, công bố lời khai tại Cơ quan điều tra không thuộc các trƣờng hợp quy định tại khoản 2 Điều 208 BLTTHS, vi phạm về cách khiển phần tranh luận...

Ở đây, chúng tôi muốn đề cập tới một khía cạnh khác của thực tiễn hoạt động kiểm sát xét xử: đó là ranh giới quyền lực giữa Toà án và Viện kiểm sát tại phiên toà. Hội đồng xét xử có vai trò tối cao trong việc điều khiển phiên toà, Kiểm sát viên có quyền kiểm sát hoạt động xét xử, phát hiện các vi phạm tố tụng tại phiên toà cũng nhƣ quyền yêu cầu Hội đồng xét xử chấm dứt hoặc khắc phục các vi phạm đó. Tuy nhiên, nếu Hội đồng xét xử không thực hiện các yêu cầu của Kiểm sát viên thì Kiểm sát viên vẫn phải chấp nhận, bởi vì, Kiểm sát viên cũng chỉ là một thành phần tham gia phiên toà và chịu sự điều khiển chung của Hội đồng xét xử tại phiên toà. Ví dụ: tại rất nhiều phiên toà, Hội đồng xét xử cắt ngang, không cho Kiểm sát viên tiếp tục việc xét hỏi vì “các nội dung Viện kiểm sát định hỏi đã đƣợc Hội đồng xét xử làm rõ” trong khi không phải nhƣ vậy. Nếu cố tình không chấp nhận việc cắt ngang của Hội đồng xét xử thì chính Kiểm sát viên trong trƣờng hợp trên sẽ trở thành ngƣời chống lại sự điều khiển của Hội đồng xét xử, trở thành ngƣời vi phạm pháp luật.

Nếu Hội đồng xét xử không thực hiện các yêu cầu của Kiểm sát viên thì ngay lúc đó, Kiểm sát viên cũng không thể làm gì để chấm dứt hoặc khắc phục vi phạm. Vì thế, nhiều ngƣời cho rằng, tại phiên toà vai trò kiểm sát và các quyền năng kiểm sát của Kiểm sát viên cũng không khác gì với vai trò kiểm sát và các quyền năng kiểm sát của những ngƣời tham gia tố tụng. Ví dụ: luật sƣ cũng có thể yêu cầu Hội đồng xét xử quay lại phần xét hỏi để làm rõ một số tình tiết nhƣng nếu Hội đồng xét xử không thực hiện, luật sƣ cũng phải chấp nhận.

Trong thực tiễn kiểm sát, các Kiểm sát viên có xu hƣớng rơi vào một trong hai thái cực: hoặc không nhận thức đƣợc vai trò tối cao của Hội đồng xét xử, tự cho mình vị thế ngang hàng Hội đồng xét xử hoặc thụ động quá mức trƣớc các vi phạm phát sinh tại phiên toà.

Tại phiên toà, Kiểm sát viên vừa có trách nhiệm THQCT, bảo vệ sự buộc tội, vừa có trách nhiệm kiểm sát việc TTPL của những ngƣời tiến hành và tham gia tố tụng. Kiểm sát việc TTPL trong việc xét xử đã khẳng định vị trí rất quan trọng của Viện kiểm sát tại phiên toà. Tuy nhiên, có rất nhiều Kiểm sát viên không nhận thức đƣợc vai trò của Hội đồng xét xử mà còn làm thay phần việc điều khiển phiên toà của Hội đồng xét xử. Có Kiểm sát viên không cho bị cáo khai khi bị cáo muốn trình bày những vấn đề mà Kiểm sát viên cho là quanh co chối tội, vu khống Cơ quan điều tra bức cung, dùng nhục hình hoặc đổ vấy cho đồng phạm, thậm chí, còn mạt sát, quát nạt bị cáo, ngƣời làm chứng. Nhiều Kiểm sát viên còn sử dụng quyền kiểm sát việc TTPL của những ngƣời tham gia tố tụng nhƣ một chiếc “lá chắn” che dấu trình độ nghiệp vụ yếu kém của mình hoặc để nâng cao vị thế khi tranh luận. Ví dụ: khi đối đáp với ngƣời bào chữa, để bác bỏ quan điểm của luật sƣ, Kiểm sát viên nhắc nhở, nhận xét thái độ của luật sƣ thay vì trực tiếp đáp lại quan điểm của luật sƣ mà Kiểm sát viên không thể bác bỏ đƣợc.

Cách hiểu không đúng về vai trò kiểm sát xét xử của Viện kiểm sát đã dẫn đến những hiện tƣợng nhầm lẫn nghiêm trọng. Ví dụ điển hình của vấn đề này là sự kiện tháng 1 năm 1997, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Tây Ninh thành lập đoàn kiểm tra hoạt động của Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh và các Tòa án nhân dân cấp huyện của tỉnh Tây Ninh về việc các Tòa án này áp dụng án treo khi xét xử.[47] Một ví dụ sinh động khác về sự nhầm lẫn vai trò tố tụng của Viện kiểm sát là cách xuất hiện tại phiên toà của Kiểm sát viên. Theo nội quy phiên toà thì chỉ có Hội đồng xét xử khi vào phòng nghị án thì mọi ngƣời phải đứng dậy chào. Tuy vậy, rất ít khi Kiểm sát viên xuất hiện trƣớc Hội đồng xét xử mà vào cùng với Hội đồng xét xử để đƣợc mọi ngƣời đứng dậy chào và không phải chào Hội đồng xét xử. Việc làm này tuy không ảnh hƣởng gì đến kết quả xét xử, nhƣng về mặt tâm lý, làm cho ngƣời dự xử lầm tƣởng Kiểm sát viên cũng là một thành viên của tập thể xét xử, đồng thời, tạo ra sự tƣơng phản về vị trí tố tụng giữa bị cáo và ngƣời bào chữa cho họ với ngƣời buộc tội và xét xử họ. Đây là cách làm của rất nhiều Kiểm sát viên trong rất nhiều phiên toà, tuy không phải chủ trƣơng của Viện kiểm sát, nhƣng trong một thời gian dài, lãnh đạo Viện kiểm sát không kịp thời chấn chỉnh. Do vậy, hiện tƣợng này vẫn còn diễn ra phổ biến tại các phiên toà, kể cả sau khi mở rộng tranh tụng trở thành một xu thế của tố tụng hình sự. Thậm chí, có ý kiến cho rằng, cùng với hiện tƣợng Hội đồng xét xử quyết định hình phạt y nhƣ Viện kiểm sát đề xuất trong lời luận tội, cùng với hiện tƣợng bản án đƣợc viết ra chỉ sau một vài phút nghị án với nội dung giống hệt lời luận tội mà Kiểm sát viên vừa đọc, cách xuất hiện trên của Kiểm sát viên tại phiên toà đã tạo ra hình ảnh Kiểm sát viên và Hội đồng xét xử là một, kiểm sát xét xử chỉ là hình thức vì xét xử chỉ là “sự tung hứng” giữa “kẻ tung” là Kiểm sát viên và “ngƣời hứng” là Hội đồng xét xử. Hình ảnh này góp phần củng cố tâm lý sợ pháp luật, sợ pháp đình vốn đã tồn tại lâu dài trong ý thức hệ của đa số ngƣời dân Việt Nam.

Hiện nay, khi đánh giá một cách toàn diện hoạt động xét xử của Toà án, có thể nhận thấy một thực trạng vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng nhƣng diễn ra phổ biến trên thực tế và có một phần lớn trách nhiệm của Viện kiểm sát: đó là thực tế việc thực hiện nguyên tắc khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ TTPL.

Chế độ báo cáo án - duyệt án của ngành Toà án, mục đích của chế độ báo cáo án - duyệt án không chỉ dừng lại ở việc chỉ đạo các vấn đề liên quan đến quản lý hành chính của một phiên toà (bố trí cảnh sát tƣ pháp, lịch phòng xử, tham dự của báo chí…). Chế độ báo cáo án - duyệt án đƣợc thực hiện để Chánh án, Phó Chánh án, Chánh toà, Phó Chánh toà chỉ đạo cả về việc xác định tội danh, điều khoản của BLHS, loại, mức hình phạt… Sự chỉ đạo này là cần thiết chỉ trong một số trƣờng hợp nhất định, khi trình độ của Thẩm phán quá yếu kém (chủ yếu ở một số Tòa án vùng sâu, vùng xa). Tuy nhiên, khi ngƣời mới chỉ nghe báo cáo đã phải đƣa ra một quyết định mà chƣa nghiên cứu kỹ hồ sơ, chƣa xét xử tại phiên toà thì quyết định đƣợc đƣa ra đó khó có thể phù hợp với sự thật khách quan của vụ án. Đồng thời, chế độ báo cáo án - duyệt án tạo ra cho Thẩm phán tâm lý ỉ lại vào cấp trên và thói quen không chịu trách nhiệm cá nhân. Quan trọng hơn cả, điều này đã thủ tiêu nguyên tắc độc lập xét xử, thủ tiêu ý nghĩa của việc điều tra công khai tại phiên toà và các yếu tố tranh tụng của tố tụng hình sự.

Về phía Viện kiểm sát, một trong các mục tiêu của kiểm sát xét xử là đảm bảo việc thực hiện nguyên tắc cơ bản của giai đoạn xét xử, đó là “khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”. Vậy nhƣng kiểm sát tại phiên toà chỉ là kiểm sát phần nổi của tảng băng, còn việc thực tế Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân có độc lập và chỉ TTPL hay không, có đủ điều kiện đề độc lập và chỉ TTPL hay không, lại không thể hiện tại phòng xử án mà lại diễn ra trong phòng duyệt án và phòng nghị án. Viện kiểm sát không đƣợc và không thể “bƣớc chân” vào những phòng này. Và

nhƣ thế, cái cần phải kiểm sát thì lại không đƣợc kiểm sát và không thể kiểm sát. Nếu kiểm sát “lấn sân” thì chính Viện kiểm sát lại có thể vi phạm nguyên tắc độc lập xét xử.

Sự tồn tại của chế độ họp liên ngành kiểm sát - toà án trƣớc khi mở phiên toà, vay thời hạn tố tụng của nhau qua hình thức trả hồ sơ để điều tra bổ sung, cho mƣợn hồ sơ để bổ sung, hợp thức hóa chứng cứ, ở một khía cạnh nào đó, cũng là hình thức thể hiện sự đồng tình của Viện kiểm sát với những vi phạm nguyên tắc độc lập xét xử.

Một phần của tài liệu Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)