Xuất hoàn thiện các quy định về khám nghiệm hiện trƣờng

Một phần của tài liệu Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 72)

Để góp phần giải quyết một cách triệt để những vấn đề phát sinh từ thực tiễn khám nghiệm hiện trƣờng và kiểm sát khám nghiệm hiện trƣờng, ở góc độ kiểm sát việc TTPL đối với hoạt động khám nghiệm, không chỉ cần có những giải pháp về việc nâng cao ý thức và trình độ khám nghiệm hiện trƣờng cho Kiểm sát viên, trang bị phƣơng tiện, cơ sở vật chất cho hoạt động kiểm sát khám nghiệm. Chúng tôi nhận thấy phải điều chỉnh những quy định của pháp luật, trƣớc hết cần luật hóa những ngƣời có thẩm quyền khám nghiệm hiện trƣờng trong lực lƣợng Bộ đội biên phòng, Kiểm lâm, Cảnh sát biển, các cơ quan khác của lực lƣợng Cảnh sát trong công an nhân dân đƣợc giao tiến hành một số hoạt động điều tra, các cơ quan khác của lực lƣợng An ninh trong công an nhân dân đƣợc giao tiến hành một số hoạt động điều tra, các cơ quan khác trong Quân đội nhân dân đƣợc giao tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định tại các Điều 19, 21, 22, 23, 24, 25 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự. Bởi vì, những ngƣời này không phải là Điều tra viên trong khi Điều 150 BLTTHS quy định chỉ duy nhất Điều tra viên mới có quyền tiến hành khám nghiệm hiện trƣờng.

Liên quan vấn đề thẩm quyền khám nhiệm hiện trƣờng, từ những nội dung đã phân tích ở Chƣơng II, theo chúng tôi, trong những vụ án phức tạp, cũng nên quy định theo hƣớng Điều tra viên là ngƣời tổ chức và chịu trách nhiệm cuối cùng về hoạt động khám nghiệm. Sẽ là hợp lý hơn nếu ghi nhận vai trò tổ chức khám nghiệm (tổ chức khám nghiệm bao gồm các hoạt động nghiệp vụ cụ thể nhƣ: đề xuất việc lập Hội đồng khám nghiệm, kiểm tra hoạt động bảo vệ hiện trƣờng, lập biên bản khám nghiệm hiện trƣờng…) và chịu trách nhiệm cuối cùng đối với kết quả khám nghiệm của Điều tra viên.

Mặt khác, xuất phát từ thực tiễn khám nghiệm hiện trƣờng và kiểm sát khám nghiệm hiện trƣờng, theo chúng tôi cần chỉnh sửa quy định mang tính định nghĩa hiện trƣờng quy định tại khoản 1 Điều 149 BLTTHS “... nơi xảy ra, nơi phát hiện tội phạm” thành “nơi xảy ra, nơi phát hiện vụ việc mang tính hình sự”. Bởi vì, nhiều trƣờng hợp phải qua khám nghiệm và các hoạt động điều tra khác mới xác định hiện trƣờng một vụ việc mang tính hình sự có phải là hiện trƣờng một vụ phạm tội hay không. Ví dụ: những vụ hiện trƣờng có ngƣời chết, phải qua quá trình khám nghiệm, thu thập những thông tin... mới có thể kết luận đƣợc nạn nhân chết do án mạng hay do tự sát, tai nạn hay bệnh lý... Do vậy, nếu chỉ chọn lựa địa điểm chắc chắn là “nơi xảy ra, nơi phát hiện tội phạm” để khám nghiệm thì sẽ không phù hợp với thực tiễn, dẫn đến tình trạng bỏ lọt tội phạm, bỏ sót các chứng cứ quan trọng của vụ án và không đáp ứng đƣợc các yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm.

Một phần của tài liệu Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)