Giải pháp về nâng cao vai trò của những ngƣời tham gia tố tụng

Một phần của tài liệu Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 83)

trợ kiểm sát việc TTPL trong tố tụng hình sự. Để nâng cao chất lƣợng kiểm sát việc TTPL trong tố tụng hình sự, cần biết cách sử dụng và phát huy hiệu quả của các thiết chế này. Ở đây, chúng tôi đƣa ra một số giải pháp về phát huy vai trò giám sát của những ngƣời tham gia tố tụng, các cơ quan thông tấn báo chí, cụ thể nhƣ sau:

3.3.1 Giải pháp về nâng cao vai trò của những ngƣời tham gia tố tụng tố tụng

3.3.1.1 Giải pháp về nâng cao vai trò của luật sư

Hầu hết các giai đoạn trong tố tụng hình sự đều rất cần sự tham gia và giám sát của luật sƣ đối việc thực hiện pháp luật của Điều tra viên, Kiểm sát viên, Hội đồng xét xử... Luật sƣ là một trong những kênh phát hiện và chuyển giao các thông tin về vi phạm pháp luật trong tố tụng hình sự cho Viện kiểm sát. Nếu luật sƣ đƣợc tham gia lấy lời khai ngƣời bị tạm giữ, hỏi cung bị can, khám nghiệm hiện trƣờng và các hoạt động điều tra khác, đƣợc tham gia bào chữa tại phiên tòa... một cách thật sự, những vi phạm pháp luật trong các hoạt động tố tụng này sẽ đƣợc hạn chế một cách đáng kể. Xuất phát từ chức năng, vị trí tố tụng đặc biệt của luật sƣ - ngƣời thực hiện một trong ba chức năng cơ bản của tố tụng hình sự (chức năng bào chữa) - hành nghề độc lập và ở vị thế đối trọng với Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát, vì vậy, hoạt động giám sát do luật sƣ thực hiện mang tính độc lập, khách quan và trong một số trƣờng hợp, hiệu quả hơn hoạt động của kiểm sát việc TTPL do Viện kiểm sát thực hiện.

Mặt khác, Viện kiểm sát là cơ quan kiểm sát việc TTPL của các chủ thể còn lại trong tố tụng hình sự, do đó, phải có một chủ thể đối trọng với Viện kiểm sát để kiểm sát chính việc TTPL của Viện kiểm sát. Trong một chừng mực nhất định, có thể coi chủ thể đó chính là luật sƣ. Ví dụ, trong vụ án Võ

Tuyết Bình giết ngƣời, cƣớp tài sản tại ngõ chợ Khâm Thiên, Hà Nội tháng 2 năm 2005, chính luật sƣ đã phát hiện ra sai sót của VKSND thành phố Hà Nội khi quyết định khởi tố bị can ngày 06/02/2005 nhƣng thời điểm này trong cáo trạng của Viện kiểm sát lại đƣợc chuyển thành ngày 21/2/2005.

Theo chúng tôi, để đảm bảo tính hợp pháp của hoạt động tƣ pháp, không chỉ cần có sự tham gia nhiều hơn, thƣờng xuyên hơn của đội ngũ luật sƣ, không chỉ cần kêu gọi tinh thần đấu tranh của luật sƣ, vấn đề cơ bản là phải tạo cho luật sƣ vị trí bình đẳng thực sự trong tranh tụng và tiếng nói của luật sƣ thật sự đƣợc coi trọng. Cũng cần thấy rằng, tiếng nói của luật sƣ chỉ thật sự đƣợc coi trọng khi luật sƣ đƣợc hành nghề trong một môi trƣờng tố tụng tranh tụng thật sự. Chừng nào sự tồn tại của luật sƣ chỉ để minh họa cho tính dân chủ của hoạt động tố tụng, thì chừng đó, ý kiến của luật sƣ nói chung và vai trò của luật sƣ trong giám sát việc TTPL còn chƣa đƣợc tôn trọng.

3.3.1.2 Giải pháp về nâng cao vai trò của những người tham gia tố tụng khác

Vụ án Kiểm sát viên Nguyễn Pha Lê, VKSND quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh “quên” 23 hồ sơ vụ án, nếu không có sự tố giác của một ngƣời bị hại trong số 23 vụ án bị “bỏ quên” thì vụ việc vi phạm nghiêm trọng pháp luật tố tụng này khó có khả năng bị phát hiện. Ví dụ này cho thấy ngƣời tham gia tố tụng có vai trò rất lớn trong việc giám sát và phát hiện vi phạm pháp luật trong tố tụng hình sự.

Về lý thuyết, những ngƣời tham gia tố tụng (nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân) vừa là đối tƣợng của hoạt động kiểm sát việc TTPL, vừa là ngƣời giám sát việc TTPL của cơ quan tiến hành tố tụng. Nếu ngƣời tham gia tố tụng phát hiện thấy có các vi phạm pháp luật của những cơ quan này, họ sẽ tố cáo, khiếu nại và hợp tác với Viện kiểm sát. Bởi vì, Viện kiểm sát không những phải tiếp nhận và giải quyết khiếu nại tố cáo mà theo

quy định của pháp luật, còn là chủ thể có trách nhiệm kiểm sát việc giải quyết khiếu nại tố cáo của các chủ thể khác, thậm chí có thẩm quyền giải quyết cuối cùng.

Tuy nhiên, hầu hết những ngƣời tham gia tố tụng đều trong trạng thái bị động, ít hiểu biết pháp luật, lại có tâm lý sợ cơ quan công quyền nên rất khó khăn trong việc phát hiện và tố giác vi phạm pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng và ngƣời tiến hành tố tụng. Có thể làm rõ thực tế này qua hai nguyên nhân cơ bản sau:

Nguyên nhân thứ nhất, ngƣời tham gia tố tụng nói riêng và ngƣời dân nói chung do mặt bằng dân trí và ý thức pháp luật còn tƣơng đối thấp, trong đó, nhiều ngƣời còn chƣa hiểu đƣợc những khái niệm cơ bản của pháp luật, những quyền và nghĩa vụ khi tham gia tố tụng. Do vậy, cùng với tâm lý căng thẳng khi tham gia tố tụng, ngƣời dân khó có thể nhận biết hoạt động tố tụng đƣợc thực hiện nhƣ thế nào, theo quy trình gì, các yêu cầu của từng quy trình là gì. Từ đó, việc phát hiện ra các vi phạm pháp luật trong các quy trình tố tụng đó là rất khó khăn.

Về nguyên nhân thứ hai, ngƣời dân không dám sử dụng các quyền thể hiện việc giám sát của mình. Ở đây, chúng tôi không bàn tới cơ chế để ngƣời dân sử dụng quyền của mình, bởi vì, các nhà làm luật đã thiết kế hẳn một chế định riêng về khiếu nại, tố cáo trong Chƣơng 35 BLTTHS cùng các văn bản có liên quan để ngƣời dân phát hiện và tố giác sai phạm, khiếu nại các quyết định và hành vi của cơ quan tiến hành tố tụng gây thiệt hại cho lợi ích của họ. Điểm mấu chốt ở chỗ, trong nhiều trƣờng hợp, ngƣời dân không dám thực hiện quyền mà pháp luật đã trao cho họ: những ngƣời vi phạm pháp luật lại chính là những ngƣời tiến hành tố tụng đang nắm giữ vận mệnh pháp lý của họ. Một nguyên nhân khác khiến ngƣời tham gia tố tụng không phát huy đƣợc vai trò của họ trong việc phát hiện và tố giác vi phạm của cơ quan tiến hành tố

tụng, đó là tâm lý ngại kiện tụng: “con kiến mày kiện củ khoai”, “đƣợc vạ thì má đã sƣng” tồn tại trong ý thức hệ của ngƣời dân Việt Nam từ rất lâu trong quá khứ còn lƣu lại. Hơn nữa, ngƣời dân Việt Nam (mà phần đông dân số là ngƣời nông dân) thích ứng xử và giải quyết công việc trên cơ sở tình cảm chứ không trên cơ sở pháp luật. Tâm lý này đã kéo dài trong nhiều thế kỉ nay, là rào cản không nhỏ cho việc giải quyết mọi tranh chấp, mọi vi phạm pháp luật trên cơ sở pháp luật nói riêng và xây dựng một xã hội hiện đại, một Nhà nƣớc pháp quyền nói chung.

Vì thế, tạo ra cơ chế dân chủ hơn, thiết thực hơn để ngƣời tham gia tố tụng phát huy đƣợc vai trò kiểm tra, giám sát hoạt động tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự của của cơ quan tiến hành tố tụng và ngƣời tiến hành tố tụng là một vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện.

Một phần của tài liệu Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)