Xuất về việc không tiếp tục duy trì hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự

Một phần của tài liệu Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 90)

tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự

Chúng tôi đồng ý với rất nhiều quan điểm hiện nay cho rằng, không nên cho phép Viện kiểm sát kiểm sát cả việc TTPL trong hoạt động xét xử của Toà án. Chúng ta đang hƣớng tới việc xây dựng một mô hình tố tụng theo hƣớng mở rộng tranh tụng với một trong những yêu cầu cơ bản của tranh tụng là bảo đảm vị trí tối thƣợng của Toà án và bảo đảm vị trí bình đẳng giữa các bên buộc tội và gỡ tội. Vị trí tối thƣợng của Toà án mà cụ thể là của Hội đồng xét xử tại phiên tòa đòi hỏi chỉ có Hội đồng xét xử là ngƣời điều khiển, điều hành phiên toà, không cho phép bất kì ai đƣợc can thiệp vào việc xét xử. Với quyền kiểm sát cả hoạt động xét xử của Viện kiểm sát, ranh giới quyền lực giữa Toà án và Viện kiểm sát mà chúng tôi đã từng đề cập không đƣợc trả về đúng vị trí. Tuy nhiên, điều chúng tôi muốn nhấn mạnh ở đây là vị thế của Viện kiểm sát trong quan hệ tranh tụng với bên bị buộc tội. Sẽ không thể có sự tranh luận bình đẳng thực sự giữa bên buộc tội và bên gỡ tội nếu bên buộc tội có một vị thế “siêu quyền lực” nhƣ Viện kiểm sát hiện nay. Tất nhiên, chúng tôi cũng đồng ý với quan điểm cho rằng, “bình đẳng” giữa bên buộc tội và bên bào chữa phải hiểu theo nghĩa bình đẳng về mặt tố tụng, tức là cả hai bên đều đƣợc giành cho những quyền tố tụng và các phƣơng tiện tố tụng ngang nhau chứ không có nghĩa hai bên đều có quyền và nghĩa vụ nhƣ nhau.

Khi tranh luận về vấn đề này, một câu hỏi thƣờng đƣợc đặt ra là: nếu không có sự kiểm sát của Viện kiểm sát thì ai sẽ phát hiện và yêu cầu khắc phục các sai sót của Toà án? Những vi phạm tố tụng của Toà án nhƣ vƣợt quá thời hạn chuẩn bị xét xử, thành phần Hội đồng xét xử không đúng quy định, bản án tuyên trái pháp luật… nếu nhƣ không có sự phát hiện và yêu cầu khắc phục của Viện kiểm sát thì hoạt động xét xử sẽ nhƣ thế nào? Để trả lời câu hỏi về sự cần thiết hay không cần thiết của hoạt động kiểm sát xét xử một cách

thuyết phục, theo chúng tôi, cần phải xem xét vấn đề trên một số bình diện sau:

Thứ nhất, bản thân hoạt động xét xử của Tòa án, hoạt động xét xử là một hoạt động điều tra công khai. Tuy những công việc chuẩn bị cho hoạt động xét xử không diễn ra công khai nhƣng những diễn biến và kết quả của hoạt động này đều đƣợc thể hiện tại phiên toà. Ví dụ: thành phần Hội đồng xét xử không có một giáo viên hoặc cán bộ Đoàn thanh niên trong vụ án mà bị cáo là ngƣời chƣa thành niên phạm tội, Toà không triệu tập ngƣời làm chứng quan trọng… đây là sản phẩm của hoạt động chuẩn bị xét xử. Để giải quyết các vi phạm này, không phải chỉ có Kiểm sát viên mà cả những ngƣời tham gia tố tụng đều có quyền đề nghị thay đổi, bổ sung. Điều này xuất phát từ quyền tố tụng cơ bản mà pháp luật ghi nhận cho các bên tham gia gia vào quá trình giải quyết vụ án nói chung và quá trình điều tra tại phiên toà nói riêng. Cũng xuất phát từ tính công khai của hoạt động xét xử, những vi phạm trong quá trình điều khiển phiên toà nhƣ không giải thích quyền và nghĩa vụ cho bị cáo, ngƣời bị hại, không quay trở lại phần xét hỏi khi xuất hiện những vấn đề cần phải làm rõ qua xét hỏi… dễ bị phát hiện và yêu cầu xử lí hơn hẳn những vi phạm pháp luật xảy ra trong quá trình điều tra, truy tố trƣớc phiên toà. Do dễ bị phát hiện và dễ bị xử lý, những vi phạm nói trên thƣờng đƣợc các Thẩm phán rèn luyện và rút kinh nghiệm cho hoạt động xét xử lần sau. Vì vậy, số lƣợng vi phạm pháp luật trong giai đoạn xét xử không quá nhiều và ít lặp lại trong quá trình hành nghề của Thẩm phán.

Thứ hai, đối với bản thân Kiểm sát viên THQCT tại phiên tòa, bỏ nhiệm vụ, quyền hạn kiểm sát việc TTPL trong giai đoạn xét xử cũng giúp cho Kiểm sát viên tập trung hơn vào hoạt động THQCT, tranh luận để bảo vệ cáo trạng. Thực tế tố tụng hiện nay cho thấy, Kiểm sát viên cần đƣợc tập trung hơn vào hoạt động THQCT tại phiên tòa. Các vụ án lớn, vụ án có nhiều bị cáo, bị cáo phạm nhiều tội, vụ án có nhiều ngƣời bào chữa, nhiều ngƣời

bảo vệ quyền lợi của những ngƣời tham gia tố tụng khác lại càng đòi hỏi Kiểm sát viên phải hoàn toàn tập trung vào việc tranh luận. Đặc biệt, những vụ án mà số lƣợng luật sƣ đông, trong khi số lƣợng Kiểm sát viên chỉ có từ một đến hai ngƣời, việc Kiểm sát viên vừa phải THQCT, vừa phải kiểm sát xét xử là không khả thi và không đem lại hiệu quả mong muốn.

Thứ ba, tìm kiếm cơ chế giám sát xét xử khác thay thế hoạt động kiểm sát xét xử của Viện kiểm sát, ví dụ: đổi mới cơ chế giám đốc xét xử của Toà cấp trên đối với Toà cấp dƣới, đổi mới cơ chế xử lý đối với các hiện tƣợng vi phạm. Ngoài ra, để kiểm sát xét xử nói riêng và kiểm sát các hoạt động tƣ pháp nói chung, Đề án chiến lƣợc cải cách tƣ pháp nƣớc ta giai đoạn 2006 – 2020 đề xuất việc thành lập cơ quan giám sát các hoạt động tƣ pháp thuộc Quốc hội. Cơ quan này đƣợc thành lập nhằm hiện thực hóa quyền giám sát tối cao của Quốc hội trong lĩnh vực tƣ pháp.

Thứ tƣ, mô hình nào cũng có những mặt tích cực và hạn chế nhất định. Mô hình Viện kiểm sát không có quyền kiểm sát xét xử cũng có những hạn chế của nó, điều quan trọng là phải biết lựa chọn áp dụng mô hình nào cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh. Sau những phân tích về ƣu nhƣợc điểm của việc bỏ quy định về quyền kiểm sát xét xử của Viện kiểm sát, những phân tích về yêu cầu, đòi hỏi của xu thế mở rộng, hội nhập quốc tế trong lĩnh vực pháp luật, chúng tôi cho rằng, cần thiết phải bỏ quy định về quyền kiểm sát việc TTPL của Viện kiểm sát trong việc xét xử vụ án hình sự.

Một phần của tài liệu Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)